Bên cạnh đó cuốn sách “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương” của Vũ Dương Ninh chủ biên Nxb Chính trị quốc gia – 2004, khái quát quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1 PGS TS Nguyễn Văn Lịch
2 TS Đỗ Thị Hạnh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2008
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trong thực Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC
DẪN LUẬN 1
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Nguồn tài liệu 7
6 Những đóng góp của luận án 8
7 Bố cục luận án 9
Chương 1 QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1976 1.1 Quan hệ giữa chính phủ Thái Lan thời kỳ ông Priđi Phanômyông với Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh 11
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam,Thái Lan trước năm 1946 11
1.1.2 Chính phủ Priđi Phanômyông năm 1946 và quan hệ Thái Lan – Việt Nam thời gian này 14
1.1.2.1 Thành lập cơ quan đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh tại Băng Cốc năm 1946 14
1.1.2.2 Chính phủ Priđi Phanômyông giúp đỡ các phong trào cứu nước Việt Nam, Lào và Campuchia 18
1.1.2.3 Giúp đỡ dân tản cư Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 21
1.2 Vấn đề Thái Lan tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại năm 1950 25
1.2.1 Hoàn cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ Chiến tranh lạnh 25
Trang 51.2.2 Sự phân hoá trong chính phủ Thái Lan xung quanh việc công nhận
chính phủ Bảo Đại 30 1.2.2.1 Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ nhất về vấn đề công
nhận chính phủ Bảo Đại 30 1.2.2.2 Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ hai về vấn đề công nhận
chính phủ Bảo Đại 32 1.2.2.3 Hội nghị Hồi đồng bộ trưởng lần thứ ba về vấn đề công nhận
chính phủ Bảo Đại và tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại ngày 28-2-1950 34 1.3 Khái quát quan hệ giữa Thái Lan với Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa những năm 1950-1975 38 1.3.1 Chính phủ Thống chế P Phibun Sôngkham đã chấm dứt vai trò cơ
quan đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 40 1.3.2 Chính sách của chính phủ Thái Lan trong những năm 1950 đến năm
1975 đối với người Việt Nam tản cư 41 1.3.3 Thái Lan với cuộc chiến tranh Việt Nam(1967-1973) 47 TIỂU KẾT 54
Chương 2 QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1989 2.1 Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Thái Lan – Việt Nam ngày 6-8-1976 56 2.1.1 Hoàn cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á sau thất bại của Mỹ ở
Đông Dương năm 1975……… 56 2.1.2 Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Việt Nam và
Thái Lan 57 2.1.2.1 Về phía Việt Nam 57 2.1.2.2 Về phía Thái Lan 64
Trang 62.1.3 Quá trình đàm phán đi đến thiết lập quan hệ ngoại giao 68
2.1.3.1.Cuộc đám phán đầu tiên thời kỳ ông Khứcrít Pramốt 68 2.1.3.2.Thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan – Việt Nam tại
thủ đô Hà Nội 71 2.1.3.3 Một số vấn đề trong cuộc đàm phán ngày 3-6 tháng 8 năm
1976 75 2.2 Quan hệ Thái Lan – Việt Nam năm 1976 đến năm 1978 78 2.2.1 Khái quát quan hệ Thái Lan – Việt Nam thời kỳ chính phủ ông
Thanin Krayvichiên 78 2.2.2 Việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam thời
kỳ chính phủ Đại tướng Kriêngsac Chamanan 81 2.3 Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1979 đến năm 1989 90 2.3.1 Việt Nam đưa quân vào Campuchia 91
2.3.1.1 Yếu tố dẫn đến Việt Nam đưa quân vào Campuchia từ tháng
12-1978 đến tháng 9-1989 91 2.3.2 Chính sách của Thái Lan thời kỳ Đại tướng Prêm Tinsulanôn đối với
Việt Nam sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia 101 2.3.3 Hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau khi đưa quân vào Campuchia
108 2.3.4 Ảnh hưởng của “Vấn đề Campuchia “ đối với quan hệ Thái Lan –
Việt Nam ……… 115 2.3.4.1 Thái Lan thi hành chính sách làm bạn với các nước 115 2.3.4.2 Quan điểm của lãnh đạo và nhân dân Thái Lan đối với Việt
Nam 119 TIỂU KẾT 133
Trang 7Chương 3 QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2004
3.1 Sự thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1986 136
3.1.1 Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Aâu và chính sách đối ngoại của Việt Nam 136
3.1.2 Những nhân tố tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1986 140
3.2 Quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1989-2004158 3.2.1 Chính sách đối ngoại của Chính phủ Thái Lan đối với Việt Nam dưới thời chính phủ Đại tướng Chatchai Chunhavăn (từ tháng 8-1988 đến tháng 2-1991) 158
3.2.2 Chính phủ Anan Panyarasun ( tháng 2-1991 đến tháng 9-1992) 165
3.2.3 Chính phủ ông Xuôn Licphay lần thứ 1 (tháng 9-1992 đến tháng 6-1995) 170
3.2.4 Chính phủ Banhan Silapaacha (tháng 7-1995 đến tháng 9-1996)177 3.2.5 Chính phủ Đại tướng Chavalit Yôngchayyut (tháng 11-1996 đến tháng 11-1997) 180
3.2.6 Chính phủ ông Xuôn Licphay lần thứ 2 (tháng 1997 đến tháng 11-2000) 182
3.2.7 Chính phủ Taksin Shinawatra lần thứ 1 (tháng 2-2001 đến năm 2004) 186
3.3 Quan hệ Thái Lan – Việt Nam về ngư nghiệp và tổ chức quy chế đường biển ; giải quyết vùng chồng lấn trên biển Thái Lan – Việt Nam ; vấn đề Việt kiều ở Thái Lan 193
3.3.1 Vấn đề ngư nghiệp và tổ chức quy chế đường biển 193
3.3.2.Vấn đề vùng chồng lấn trong vịnh Thái Lan 197
3.3.3 Vấn đề Việt kiều ở Thái Lan 199
Trang 83.4 Quan hệ kinh tế Thái Lan - Việt Nam 206
3.4.1 Quan hệ thương mại 206
3.4.2 Quan hệ đầu tư 209
3.5 Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong khuôn khổ giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và du lịch 211
TIỂU KẾT 216
KẾT LUẬN 220
TÀI LIỆU THAM KHẢO 230 PHỤ LỤC
Trang 9DẪN LUẬN
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Về vị trí địa lý, Thái Lan và Việt Nam không có chung biên giới đất liền,
bị tách riêng biệt bởi Lào và Campuchia Tuy nhiên, cả hai cùng nằm trong vùng Đông Nam Á, nơi gần nhất chỉ cách nhau vài kilômét đường biển, hơn nữa, giữa hai nước lại có những đường giao thông tự nhiên tương đối thuận lợi như sông Mêkông và đường biển ven bờ Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để mối quan hệ giữa hai nước được hình thành từ khá sớm
Ngay khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ cuối thế kỉ XIX, nhiều đoàn thể yêu nước của Việt Nam đã lựa chọn Thái Lan là nơi hoạt động chính trị, mua vũ khí hoặc tập hợp dân Việt Nam cư trú tại Thái Lan quay về chống lại Pháp, trong số đó có đoàn thể của Hồ Chí Minh Khi Hồ Chí Minh tuyên bố Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 sự kiện này, một mặt đưa đến bước ngoặt lớn, vĩ đại và vẻ vang cho sự nghiệp đấu tranh vì tự do, độc lập, của dân tộc Việt Nam, mặt khác, vì một số nguyên do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại
bị cô lập về ngoại giao, chính lúc đó Việt Nam được chính phủ Thái Lan do ông Priđi Phanômyông lãnh đạo cho phép đặt cơ quan đại diện, hoạt động chính trị - ngoại giao tự do ở Băng Cốc vào năm 1946 Trong bối cảnh ấy có thể nói Thái Lan là cửa ngõ đầu tiên để Việt Nam đi ra thế giới
Vào năm 1950, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước bị chấm dứt ngay sau khi Thái Lan ngã hẳn sang lập trường thân Mỹ dưới thời chính phủ P Phibun Sôngkham (1948-1957), tuyên bố công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại vào ngày 28 -2-1950 do Pháp ủng hộ Một số nhóm trong Hội đồng Bộ trưởng Thái Lan phản đối chính sách của chính phủ P Phibun Sôngkham, trong số đó ông Pốt Sarasin, Bộ trưởng Bộ ngoại giao đã xin từ chức vì không đồng ý với việc làm
Trang 10của Thủ tướng P Phibun Sôngkham Vì thế, trong hơn 26 năm sau đó 1976), quan hệ giữa hai nước luôn căng thẳng, thậm chí có lúc thù địch mà một phần nguyên nhân còn do hoàn cảnh Chiến tranh lạnh gây ra
(1950-Ngày 2-7-1976, đất nước Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước Một tháng sau (ngày 6-8-1976) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Kể từ đó quan hệ toàn diện của hai nước trải qua nhiều giai đọan thăng trầm, có lúc tốt đẹp, nhưng cũng vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn, nhất là vào cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, trong đó nổi lên vấn đề Campuchia Cái gọi là "Vấn đề Campuchia" không phải vấn đề mâu thuẫn trực tiếp giữa Việt Nam và Thái Lan, mà là một vấn đề khá phức tạp bởi liên quan đến nhiều nước, nhiều thế lực trong và ngoài khu vực Đây là vấn đề khá hấp dẫn mà chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc để làm sáng tỏ thêm, hoặc ít nhất cũng giải quyết những câu hỏi cơ bản như : tầm quan trọng của “vấn đề Campuchia” đối với hai bên ; “Vấn đề Campuchia” có ảnh hưởng như thế nào đối với quan hệ Thái Lan – Việt Nam…Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc những vấn đề này - cả trong và ngoài nước Việt Nam
Từ cuối những năm 1980 trở đi là thời kỳ hai bên cố gắng giải quyết những hậu quả do cái gọi là “vấn đề Campuchia” để lại nhằm tiến tới bình thường hoá và phát triển quan hệ mọi mặt do lợi ích của hai nước Nhìn chung quan hệ song phương giữa Thái Lan và Việt Nam thời kỳ này phát triển tốt, song, yêu cầu khoa học cũng đặt ra việc xem xét từng giai đoạn cụ thể của mối quan hệ , tương ứng với chính sách của từng nhiệm kỳ chính phủ của Thái Lan, kể từ chính phủ Chatchai Chunhavăn (1988-1991) đến chính phủ Taksin Shinawatra(2001-2004)
Trang 11Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 trở đi tuy đã được đề cập ít nhiều trong một số công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung chưa được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, thậm chí chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác tư liệu phía Thái Lan Như đã biết, quan hệ quốc tế không bao giờ diễn ra một chiều nhưng trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam, chiều thứ hai hầu như chưa được công trình nghiên cứu nào đề cập đến đầy đủ, chính xác Mặt khác, các công trình đã có cho thấy các nhà nghiên cứu đều đề cập đến quan hệ Thái Lan -Việt Nam hoặc Việt Nam -Thái Lan từ những năm 1990 trở đi, trong khi đó thiếu sự hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ này giai đoạn từ năm 1990 trở về trước
Xuất phát từ những lý do và cách đặt vấn đề như trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề "Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 - 2004" làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã biết, Thái Lan và Việt Nam là hai nước nhỏ, nhưng luôn có vị trí nhất định trong chiến lược của các nước lớn, thường chịu tác động của mối quan hệ căng thẳng hay hoà hoãn giữa các nước lớn, nhất là các siêu cường như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc v.v… Vì vậy, vấn đề quan hệ Thái Lan – Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các học giả cả trong nước Việt Nam lẫn Thái Lan Những công trình này là một nguồn tư liệu tham khảo, đối chứng, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng khi chúng tôi thực hiện đề tài này
Ở Thái Lan đã xuất bản cuốn sách của Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam với tên đề tài “Nguồn gốc của sự phát triển quan hệ Thái Lan - Việt Nam năm 1976 -2000” (Nxb Viện Châu Á học ĐH Chulalôngkon và Đại sứ quán tại thủ đô Hà Nội, 2007, dịch từ cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan năm 1976-2000, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội, 2007) Ngoài ra có thể kể đến
Trang 12dưới đây những công trình của Thanyathip Sriphana cho thấy sự quan tâm đặc biệt của tác giả này đến việc tìm hiểu mối quan hệ Thái Lan-Việt Nam
1 "Quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong vòng 50 năm" (Tài liệu Xêmina của Viện Châu Á học – Chulalôngkon, 1995), trình bày tổng quát quan hệ Việt Nam -Thái Lan từ năm 1945-1995
2 "Quan hệ Thái Lan - Việt Nam sau cải cách kinh tế Việt Nam" (Viện Châu Á học - Chulalôngkon, 1998), nhấn mạnh quan hệ Thái Lan và Việt Nam về mặt chính trị và kinh tế ở tầm song phương sau năm 1986 trở đi (kết thúc cuối những năm 1990)
3 "Việt kiều ở Thái Lan với quan hệ Thái Lan - Việt Nam (Nxb Châu Á học, Chulalôngkon, 2005)…
Bên cạnh đó còn có một số công trình kể cả luận văn có liên quan rải rác đến nội dung của đề tài như: "Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam thập kỷ hiện tại và phương hướng hợp tác trong tương lai" (bao gồm các tài liệu Xêmina chuyên môn nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan và CHXHCN Việt Nam ngày 6-8-1996 – do Đại học Thămmasat và Bộ ngoại giao Thái Lan tổ chức) "Thái Lan với các nước láng giềng Đông Dương" của Khachătphay Burutpat (Nxb Prepittaya, Băng Cốc, 1988) "Sự thay đổi về chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội đại biểu lần thứ VI (1986)" của Chơtkiệt Atthakon (Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị ĐH Thămmasat – 1993) "Chính trị nội bộ của Thái Lan với việc thi hành chính sách kinh tế của Thái Lan với Việt Nam năm 1988-1997" của Naparat Phiravatthanakoon (Luận văn thạc sĩ ĐH Chulalôngkon, 2001) "Việc điều chỉnh chính sách ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam" của Somporn Buasak (Luận văn thạc sĩ khoa ngoại giao ĐH Chulalôngkon, 1987)… Tất cả những nguồn
Trang 13tài liệu trên rất cần thiết giúp chúng tôi có cái nhìn cơ bản và sâu sắc hơn đến vấn đề mà đề tài quan tâm
Trong các tài liệu ở Việt Nam có thể thấy cuốn sách “Quan hệ Việt Thái Lan năm 1976-2000” (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội-2007) của Hoàng Khắc Nam là một công trình phản ánh khá sâu sắc những quan điểm của học giả Việt Nam về quan hệ Việt Nam-Thái Lan Tuy nhiên cuốn sách này chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ từ sau năm 1976 là thời điểm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và dừng lại ở thời điểm năm 2000
NamNgoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Tương Lai
-“Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội- 2001), khái quát về quan hệ chính trị, ngoại giao và nhấn mạnh quan hệ kinh tế, trong đó có thương mại và đầu tư Mặc dù công trình cũng góp phần giúp chúng tôi hiểu biết về quan hệ Việt Nam – Thái Lan thời kỳ mới nhưng công trình này cũng chưa làm sáng tỏ thêm nhiều những yếu tố đối ngoại và đối nội của Việt Nam và Thái Lan đưa đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai bên Bên cạnh đó cuốn sách “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương” của Vũ Dương Ninh (chủ biên) (Nxb Chính trị quốc gia – 2004), khái quát quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có một phần viết về quan hệ Việt Nam – Thái Lan (của tác giả Hoàng Khắc Nam ) nhưng chưa tập trung đề cập đến vấn đề mà luận án quan tâm Cuốn sách của Lưu Văn Lợi "Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995 (tập II) Ngoại giao Việt Nam 1975-1995" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội -1998), trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1995, trong đó đề cập đến vấn đề Campuchia, việc điều chỉnh các quan hệ Việt -Trung , quan hệ Việt – Mỹ, việc Việt Nam hội nhập khu vực và chính sách cải cách kinh tế (đổi mới)…, cung cấp cho chúng tôi sự hiểu
Trang 14biết về những yếu tố đưa đến việc Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay
Đặc biệt có giá trị là những tài liệu liên quan trực tiếp đến đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam, các “Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX)” của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia – 2005)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – ASEAN nói chung và quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1945 đến năm 2004, nói riêng ở Việt Nam cho thấy còn ít và khá hạn chế trong việc sử dụng những nguồn tư liệu gốc, nhất là những tư liệu thời kỳ chiến tranh (những năm 1940,1950, 1960, 1970 và đầu những năm 1980) Vì vậy, chúng tôi chủ yếu khai thác dạng tài liệu này ở Thái Lan, đặc biệt là giai đoạn đầu những năm 1980 trở về trước để nhằm giải quyết những khoảng trống khoa học về quan hệ Thái Lan – Việt Nam mà đề tài giới hạn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Như tên đề tài của luận án đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2004 trên tất cả mọi phương diện Để làm rõ những vấn đề về lịch sử quan hệ hai quốc gia này, tất nhiên không thể tách rời việc nghiên cứu bối cảnh lịch sử của thế giới nói chung và Châu Á nói riêng trong giai đoạn lịch sử mà luận án đặt ra và xem đó là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến mối quan hệ
Đặc biệt, luận án của chúng tôi dành sự tập trung chú ý nhiều việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Thái Lan với Việt Nam và của Việt Nam với Thái Lan Việc xác định này là xuất phát từ đặc thù của quan hệ Thái Lan – Việt Nam, cho thấy, trong toàn bộ lịch sử mối quan hệ , các quan hệ chính trị, ngoại giao luôn là mặt quan trọng, nổi trội, thậm chí là duy nhất của quan hệ Thái Lan
Trang 15– Việt Nam trong một số những thời điểm đặc biệt Do đó, trong khi xem xét quan hệ này trên tất cả mọi phương diện, luận án dành sự quan tâm chú ý nhiều nhất vào quan hệ chính trị, ngoại giao và một phần dành cho tổng quát quan hệ kinh tế và sự hợp tác về chuyên môn
Về thời gian, tuy luận án xác định phạm vi nghiên cứu là từ năm 1976, là năm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, kết thúc năm 2004 tức là thời kỳ lãnh đạo của chính phủ Thái Lan Taksin Shinawatra (năm 2001 – 2004), nhưng chúng tôi quan niệm rằng để hiểu được toàn bộ vấn đề mà luận án đặt ra không thể không đề cập đến quan hệ Thái Lan – Việt Nam giai đoạn năm 1945 –
1976, chủ yếu thông qua tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia Thái Lan
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, cụ thể là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, thống kê và phương pháp liên ngành cũng được sử dụng để xử lý nguồn tài liệu và giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra
5 Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Ở Việt Nam, như chúng ta đã biết những tài liệu nghiên cứu chi tiết về quan hệ Thái Lan – Việt Nam còn khá hạn chế, nhất là tài liệu đầu những năm
1980 trở về trước Chúng tôi cố gắng khai thác trên các báo, tạp chí ở các thư viện như : thư viện Khoa học tổng hợp, thư viện Khoa học xã hội và nhân văn tại
TP Hồ Chí Minh nhưng lượng tư liệu này không nhiều, thậm chí chúng tôi cũng đã cố gắng tham khảo và khai thác tối đa tư liệu từ các bài viết trong một số cuốn sách nghiên cứu về quan hệ Việt Nam-Thái Lan và quan hệ Việt Nam – ASEAN Các tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ đầu những
Trang 16năm 1980 trở đi chủ yếu được tham khảo từ các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), đây là những tư liệu rất quí giá trong việc tìm hiểu chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dựa vào các tài liệu trên mạng internet, trong đó chủ yếu là các trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam v.v…
Ở Thái Lan, chủ yếu chúng tôi khai thác rất nhiều nguồn tài liệu lữu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia Thái Lan, bao gồm tài liệu Bộ Ngoại giao ký hiệu K.T (ก.ต), Bộ Nội vụ ký hiệu (1) M.T (ม.ท) Phủ Thủ tướng ký hiệu S.R (ส.ร) và ký hiệu (3) S.R (ส.ร) và các loại báo xuất bản trong những năm 1950 – 1980 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng những phát biểu, tuyên bố liên quan đến chủ trương, chính sách của các Thủ tướng Thái Lan trước Quốc hội về đối ngoại có liên quan đến Việt Nam và Đông Dương Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn một số Việt kiều Thái Lan để làm rõ thêm một số vấn đề mà luận án giải quyết, nhất là ở những giai đoạn mà tư liệu thành văn ít, như năm 1946
6 Những đóng góp của luận án
Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu sâu về quan hệ Thái Lan – Việt Nam thông qua nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm lưu trữ quốc gia Thái Lan, do đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết về ý kiến và quan điểm của dân Thái Lan nói chung và lãnh đạo Thái Lan nói riêng về lịch sử quan hệ Thái Lan – Việt Nam
Qua nghiên cứu, luận án cũng góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề có tính quy luật chung: Trong quan hệ quốc tế, không nhất thiết các nước, các dân tộc có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, hệ tư tưởng khác nhau thì tất yếu sẽ xung đột, thậm chí phải đối đầu trên chiến trường Mặt khác, các nước nhỏ như Thái Lan và Việt Nam tất yếu có
vị trí nhất định trong chiến lược của nước lớn, luôn chịu sức ép của các nước lớn này
Trang 17nên không đủ khả năng hoạch định đường lối chủ trương chính sách đối ngoại hoàn toàn độc lập mà phải tính đến những tương quan lực lượng với các nước lớn, siêu cường Vì vậy, sự đối đầu giữa Thái Lan – Việt Nam một thời gian dài chủ yếu là do yếu tố đối ngoại, trong đó có sự chi phối bởi những thế lực từ các nước lớn Do vậy, việc khép lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai, nhằm xây dựng hòa bình trong khu vực là một điều cần thiết và hoàn toàn phù hợp trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN nói chung và nhất là Việt Nam – Thái Lan nói riêng
Quan hệ Thái Lan – Việt Nam từ năm 1976 đến 2004 là một giai đoạn khá mới và phức tạp đối với các nhà nghiên cứu của cả hai nước, do vậy, những tư liệu của luận án còn có thể sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Đông Nam Á hiện đại nói riêng, đồng thời cũng có thể phục vụ cho nhu cầu tham khảo của bạn đọc quan tâm tới quan hệ Thái Lan – Việt Nam
7 Bố cục luận án
Ngoài phần dẫn luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm
ba chương gồm:
Chương1: QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1976 Trong chương này, luận án phản ánh mối quan hệ hơn 30 năm (1945 – 1976) của hai dân tộc Thái Lan – Việt Nam với những diễn biến hết sức thăng trầm, có lúc tốt đẹp, có lúc gặp khó khăn do nhiều yếu tố khác nhau Luận án sẽ phân tích những nhân tố đưa đến việc chính phủ Thái Lan quyết định công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại do Pháp ủng hộ mà không công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa của Hồ Chí Minh và nhìn nhận vai trò rất quan trọng của động thái, bởi vì quyết định đó khiến cho Việt Nam Dân chủ cộng hoà và chính phủ Thái Lan thời kỳ kế tiếp hoàn toàn không có quan hệ với nhau (từ năm
1950 – 1975) Một vấn đề rất quan trọng nữa được đề cập trong chương 1 này là
Trang 18quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, phân tích những nguyên nhân đưa đến việc Thái Lan tham chiến tại Việt Nam
Chương 2: QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1989
Chương này nhằm giải quyết những vấn đề: nhân tố nào đưa đến việc Thái Lan và Việt Nam chủ trương thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhau; Quan hệ Thái Lan – Việt Nam xung quanh “ vấn đề Campuchia”
Chương 3: QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2004
Đây được coi là thời kỳ mới của quan hệ giữa hai nước Các vấn đề mà luân án tập trung làm rõ bao gồm : Quan hệ thời kỳ này có những gì nổi bật khác biệt với thời kỳ trước; quan hệ chính trị, ngoại giao của hai nước diễn ra như thế nào trong thời gian này; các quan hệ này mang tính hợp tác trong kinh tế, thương mại, đầu tư đã được thiết lập và phát triển ra sao
Phần kết luận, chúng tôi khái quát lại những luận điểm chính mà luận án đã trình bày, khái quát những đặc điểm nổi bật của mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam, đồng thời nêu lên một số những bài học kinh nghiệm rút ra từ hai phía trong quan hệ Thái Lan – Việt Nam nhằm góp phần cho sự phát triển ngày càng tốt đẹp, hiệu quả hơn của quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong hiện tại và tương lai
Trang 19Chương 1
QUAN HỆ THÁI LAN – VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 - 1976
1.1 Quan hệ giữa chính phủ Thái Lan thời kỳ ông Priđi Phanômyông1 với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh
1.1.1.Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, Thái Lan trước năm 1946
Nước Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858, từ năm 1884 trở thành thuộc địa của Pháp cho đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai Từ tháng 9-1940 phát xít Nhật chiếm Việt Nam, ngày 9 - 3 - 1945, Nhật lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương [26,tr.16] trong khoảng thời gian ngắn đến tháng 8-1945 Việc chiếm đóng Việt Nam của nước ngoài kể cả Pháp và Nhật làm cho nhân dân cực kỳ đau khổ, khốn cùng Trong lịch sử đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân nhiều lần nhân dân Việt Nam yêu nước đã cầm vũ khí đứng lên chống các đội quân xâm lược, chiếm đóng Pháp, Nhật
Kể từ năm 1925 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tiền thân của các tổ chức cộng sản Việt Nam sau đó đã mở rộng cơ sở ra cả ba miền Việt Nam Ngoài việc mở rộng hội viên trong nước, Hội còn kết nạp vào hội những người Việt Nam cư trú tại Thái Lan và từ năm 1926 đã thành lập cơ sở của Hội tại làng Thăm tỉnh Phichít Trước khi mở rộng cơ sở đảng tại miền
1 Sau khi thay đổi nền thống trị năm 1932 chính phủ Thái Lan đa số là chính phủ quân sự ít có chính phủ dân sự Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai chính phủ dân sự giành được quyền hành pháp nhà nước kể từ ông Khuông Aphayvông lên làm Thủ tướng từ ngày 1 tháng 8 năm 1944 đến ngày 31 tháng 8 năm
1945, ông Thawi Bunýaket làm Thủ tướng từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 17 tháng 9 năm 1945, ông Sêni Pramốt làm Thủ tướng ngày 17 tháng 9 năm 1945 đến ngày 31 tháng 1 năm 1946 và ông Priđi Phanômyông lên làm Thủ tướng hai lần là giữa ngày 24 tháng 3 đến ngày 9 tháng 6 năm 1946 và ngày 11 tháng 6 đến ngày 23 tháng 8 năm 1946 Thời gian tiếp theo Luổng Thămrông Navasavạt làmThủ tướng đến xảy ra cuộc đảo chính trong ngày 8 tháng 11 năm 1947, 6 chính phủ trong 3 năm 3 tháng
Trang 20Bắc tỉnh Uđonthani, Sakônnakhon, và Nakhonphanôm, Hội đã ra báo Thân ái để tuyên truyền chủ trương của tổ chức này
Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau đó được đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) có vai trò rất quan trọng trong việc đưa đến nền độc lập của Việt Nam vào tháng 9-1945 Tháng 5-1941, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh và đến tháng 10 -1941 UyÛ ban trung ương Mặt trận Viêt Minh đã ra lời tuyên bố chủ trương và nguyên tắc của Mặt trận, nêu rõ mục đích của Việt Minh là tập hợp mọi tầng lớp, các đảng phái và nhân sĩ yêu nước cùng hợp tác đánh đuổi Nhật và Pháp để đưa Việt Nam giành được độc lập hoàn toàn
Khi Mỹ ném bom nguyên tử tại thành phố Hirôshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, cùng lúc đó Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam coi như an toàn khi Pháp chưa quay trở lại cai trị Việt Nam Các đảng phái chính trị đều tìm cơ hội giành quyền tuyên bố thành lập chính phủ mới nhưng Đảng Cộng Sản Đông Dương và Việt Minh đạt được thành quả cao nhất, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền từ giữa đến cuối tháng 8-1945 Ngày 25-8-1945 Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Ủy ban dân tộc giải phóng từ Tân Trào về đến Hà Nội Ngày 27 tháng 8 đã tổ chức cuộc họp Ủy ban dân tộc giải phóng, thành lập chính phủ mới gồm 15 bộ trưởng , trong đó Hồ Chí Minh là Chủ tịch Trong bối cảnh đó, vua Bảo Đại xin thoái vị ngày 28-8-
1945, chấm dứt nền quân chủ phong kiến Việt Nam, mở đầu nền cộng hòa cho dân tộc
Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đã công bố Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh làm chủ tịch kiêm
Trang 21Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhưng trong thời gian đó chưa có một nước nào công nhận chính phủ Hồ Chí Minh Cùng thời gian đó Pháp cũng không công nhận Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, tiếp tục coi Việt Nam là thuộc địa của Pháp Vì vậy trong năm 1946 Hồ Chí Minh đã đàm phán nhiều lần với Pháp về vấn đề Việt Nam nhưng không đạt kết quả, và cũng trong năm đó, Pháp quyết định dùng quân sự giải quyết vấn đề Việt Nam với chính phủ Hồ Chí Minh [30,tr.500]
Tình hình chính trị ở Thái Lan thời gian đó có sự thay đổi khi Thống chế P Phibun Sôngkham hết quyền hạn và phải xin từ chức Thủ tướng ngày 24-7-1944 [166,tr.102-103],[219,tr.29], sau đó người lãnh đạo dân sự phe Priđi Phanômyông đã nắm quyền điều hành đất nước một thời gian ngắn khoảng 3 năm 3 tháng [166,tr.137-141],[219,tr.27-28]
Khi Thống chế P Phibun Sôngkham hết quyền lực, trong số lãnh đạo thuộc Đảng nhân dân sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người nổi bật và nhận được sự ủng hộ lớn nhất, chính là ông Priđi Phanômyông vì lẽ ông là người lãnh đạo Thái tự do được sự đánh giá cao từ phía Đồng Minh [180,tr.231] Liên Xô, lãnh đạo phía cộng sản, cũng có đánh giá tốt về ông Priđi Phanômyông do việc ông bãi bỏ luật chống cộng sản năm 1946 Ở trong nước, ông Priđi Phanômyông được sự ủng hộ rất lớn của những người đã hợp tác thay đổi nền thống trị và đại biểu quốc hội miền Đông Bắc thường ủng hộ quốc hội Vì vậy khi Thống chế P Phibun Sôngkham hết quyền lực về chính trị, Priđi Phanômyông là người xứng đáng nhất bước lên làm người lãnh đạo chính trị thay Thống chế P Phibun Sôngkham Còn về chính sách ngoại giao, sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt, trong bối cảnh phong trào dân tộc chủ nghĩa trong các nước lân cận vẫn diễn ra các hoạt động để giành độc lập, ông Priđi Phanômyông đã ủng hộ các phong trào này trên cơ sở nhận định : trùng hợp với chính sách đấu tranh chống
Trang 22chủ nghĩa thực dân của Mỹ trong thời gian ấy, ông Priđi Phanômyông cũng muốn Thái Lan dẫn đầu các nước đang đấu tranh giành tự do trong khu vực Đông Nam
Á vì ông tin tưởng Xiêm (Thái Lan) là một trong các nước Châu Á độc lập, cùng thời gian Việt Nam, Campuchia và Lào là thuộc địa của Pháp, Myanmar, Malaysia, Singapo là thuộc địa của Anh, Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan Nước Thái Lan nên trở thành một trung tâm giúp đỡ các nước láng giềng đấu tranh giành độc lập và cùng giữ mối quan hệ với Pháp [177,tr.118] Chính vì thế , trong thời gian cầm quyền, ông Priđi Phanômyông đã ủng hộ phong trào dân tộc chủ nghĩa của các nước lân cận bằng cách làm cho Băng Cốc trở thành nơi cư trú và là trung tâm làm việc của đại diện các phong trào dân tộc chủ nghĩa
1.1.2 Chính phủ Priđi Phanômyông năm 1946 và quan hệ Thái Lan – Việt Nam trong thời gian này
1.1.2.1 Thành lập cơ quan đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Băng Cốc năm 1946
Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố gắng tìm kiếm liên minh để ủng hộ và công nhận nền độc lập của Việât Nam Cùng trong thời gian này, về phía chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của ông Priđi Phanômyông cũng đang triển khai chính sách đối ngoại hoà bình và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước láng giềng ở Châu
Á vốn trước đây là thuộc địa Chính sách này của ông Priđi Phanômyông được biểu hiện bằng các hoạt động ủng hộ các nước Đông Dương đấu tranh giành độc lập Đặc biệt, những người lãnh đạo phong trào đấu tranh ở Lào và Việt Nam lại có cùng quan điểm với người lãnh đạo Thái Lan trong việc chống Nhật Chính phủ Thái Lan hiểu được sự thống khổ của các quốc gia thuộc địa dưới áp bức của cường quốc [192], vì vậy khi Hồ Chí Minh gửi đại biểu tới làm việc tại Băng Cốc
Trang 23năm 1946 đã được sự chấp thuận nhanh chóng của chính phủ Thái Lan Điều này đã phản ánh một cách hết sức rõ ràng qua biên bản ghi nhớ của ông Thawi Swangpanyangkoon2:
… “Đoàn đại diện chính phủ Việt Nam này làm việc công khai đúng pháp luật và được gặp gỡ giới thông tin báo chí Thái Lan và nước ngoài Họ đã cung cấp thông tin và phát biểu trả lời rất tốt các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông
…” [211,tr.3]
Nội dung phát biểu của đoàn đại diện chính phủ Việt Nam đã cho thấy : chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của ông Priđi Phanômyông công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam phía Hồ Chí Minh (de facto) tuy rằng thời gian đó chưa có công nhận chính thức về ngoại giao, chưa có đại sứ quán
Đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phía Hồ Chí Minh đến Thái Lan công tác trong thời gian đó gồm có [211,tr.6] :
1 Ông Nguyễn Đức Quỳ là Trưởng đoàn đại diện chính phủ Hồ Chí Minh (chuyên gia tiếng Pháp), sau này là Thứ trưởng Bộ Văn hoá và Thông tin Việt Nam
2 Ông Lê Duy Lương - trước là giáo sư trường trung học của Pháp tại Viêng Chăn
3 Ông Nguyễn Khắc Lư giữ chức vụ Bí thư
4 Ông Đình Quang Thụy (tên thật là Tô Thúc Rịch) - chuyên gia tiếng Hán - có nhiệm vụ đọc báo tiếng Trung và theo dõi tình hình Trung Quốc
5 Ông Trần Văn Giàu, cựu chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam bộ
2 Thawi Swangpanyangkoon là Việt kiều lâu năm ở Thái Lan, tên Châu Kim Quới chuyên gia Việt học hiện nay là giáo sư đặc biệt dạy văn học Việt Nam tại Đại học Chulalôngkon, ngoài ra còn có thành tích viết bài in trên tạp chí Việt học Viện nghiên cứu Ngôn ngữ và văn hóa nhằm phát triển nông thôn, Đại học Mahidol
Trang 246 Ông Lê Hi (tên thật là Lã Vĩnh Lợi) giữ chức giám đốc cơ quan thông tin Việt Nam đầu tiên tại Băng Cốc
7 Ông Trần Văn Luân - Dược sỹ - sau này làm Tổng lãnh sự tại Myanmar Sau đó, tháng 3 năm 1948 chính phủ Hồ Chí Minh đã cử ông Hoàng Văn Hoan3 với cương vị đại diện đặc biệt đến Băng Cốc để điều hành công việc của đoàn đại diện nói trên [48,tr.383],[50,tr.33] Trước đây ông Hoàng Văn Hoan đã từng đến Thái Lan năm 1928, sau khi Hồ Chí Minh vào Thái Lan được ba tháng Ông Hoàng Văn Thái (dùng tên Nghĩa) đã cùng làm việc với Hồ Chí Minh tại Thái Lan [211,tr.7] Đoàn đại diện Việt Nam tại Thái Lan lúc này đã tiến hành một số công tác chính trị như [211,tr.6] :
• Liên lạc với nước ngoài - tập trung ở trụ sở tại số nhà 222 đường Bắc Sa Thon
• Báo cáo và thông tin (có trụ sở taiï số nhà 543, đường Silôm)
• Tổ chức thu mua lương thực (có trụ sở tại kênh Xẻn Xẹp)
• Triển khai công tác “người Việt Nam tản cư” - hoạt động tại tỉnh Uđonthani
Ngoài ra chúng tôi còn gặp và phỏng vấn một Việt Kiều, vốn là một thành viên trong đoàn đại diện Việt Nam năm 1946 Ông đã kể về công tác của đoàn đại điện trong thời gian đó như sau :
“Chúng tôi xuất bản bản tin tiếng Thái và tiếng Anh hàng ngày gửi cho Reuters để thông tin cho nhân dân thế giới biết Chúng tôi nghe tin tức của đài phát thanh trong rừng Thời gian đó Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, có vài phóng viên
3 Hoàng Văn Hoan là một trong những đại diện có chức vụ cao trong cơ quan Comintern, đến Thái Lan đầu tiên trong năm 1928 để phát triển Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (The Association of young Vietnamese Revolutionnary Comrades) và thành lập Đảng cộng sản Xiêm (The Siam Communist Party) trong năm 1930 Năm 1948, Hoàng Văn Hoan qua lại Thái Lan để đặt quan hệ giữa Đảng cộng sản Đông Dương với các nước Châu Á và xem xét tình trạng Thái Lan
Trang 25xin phỏng vấn Hồ Chí Minh, phải phỏng vấn qua cơ quan thông tin (cơ quan thông tin Việt Nam tại đường Silôm), tin phát đa số là tin quân du kích Việt Minh bắn máy bay rơi, tiêu diệt kẻ thù Pháp Phía đại sứ của Bảo Đại cũng đưa tin tương tự như vậy Mỗi bên đều thi nhau đưa tin…” [168]
Đoàn đại diện chính phủ Việt Nam (phía Hồ Chí Minh) tại Băng Cốc ngoài việc tiến hành những công tác có tính thường xuyên, còn sử dụng địa bàn Thái Lan làm cơ sở đấu tranh chính trị ngoại giao với Pháp Việc xuất bản bản tin bằng tiếng Thái đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng người Việt ở Thái Lan và sự ủng hộ và thông cảm của nhân dân Thái Lan
Một điều đáng chú ý là công tác quan hệ với nhân dân Việt Nam tản cư đã được thực hiện tại tỉnh Uđonthani, có thể là công tác chung với Hội đồng chí cách mạng người Việt Nam đã được tổ chức khoảng năm 1927 Đó cũng là thời điểm Hồ Chí Minh vào Thái Lan để tiến hành, mở rộng cơ sở đảng trong cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan Sau khi Hồ Chí Minh gửi đoàn đại diện chính phủ của mình vào làm việc tại Băng Cốc, năm 1946, tỉnh Uđonthani được xây dựng làm trung tâm chỉ huy lớn, nơi tập hợp đoàn kết giữa người Việt Nam cũ và người Việt Nam tản cư sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Vào năm 1946, những người dân Việt Nam tản cư trên đất Thái đã thành lập hội Việt Minh, có trụ sở chính tại tỉnh Uđonthani
Quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, xây dựng một số cơ quan chỉ huy, thành lập hội Việt Minh của phía Việt Nam – Hồ Chí Minh trên đất Thái là những cố gắng đáng ghi nhận về hoạt động của đoàn đại diện chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh tại Băng Cốc
Trang 261.1.2.2 Chính phủ Priđi Phanômyông giúp đỡ các phong trào cứu nước Việt Nam, Lào và Campuchia
Ngoài việc chính phủ Priđi Phanômyông có hành động công khai giúp đỡ các nước láng giềng trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho các nước thuộc địa, cho phép đoàn đại diện chính phủ Hồ Chí Minh thường trú tại Băng Cốc, Priđi Phanômyông còn giúp đỡ hoạt động phong trào cứu nước của các đoàn công tác ở Đông Dương Chính phủ Thái đã hỗ trợ trong việc chuyển giao vũ khí cho Việt Nam Số vũ khí này được đưa về Việt Nam trang bị cho lực lượng kháng chiến đánh Pháp Điều này được thể hiện qua ghi nhớ của ông Priđi Phanômyông:
“ Sau khi chấm dứt chiến tranh, những người yêu nước Việt Nam đến thương lượng xin vũ khí Tôi cũng chuẩn bị vũ khí của Thái tự do, một số giao cho Khun Luổng Xăngvon (Thiếu tướng hải quân Xăng von Suvănsíp) thanh tra quân đội bảo vệ đoàn tàu lửa đến biên giới Phatabong - thời gian đó thuộc nước Thái Lan Hồ Chí Minh đã gởi thư cám ơn về số vũ khí đã nhận được và ông cho biết đã thành lập được hai tiểu đoàn quân đội yêu nước, được đặt tên danh dự
“Quân Đội Xiêm” [175,tr.14]
Không chỉ ủng hộ vũ khí cho chính phủ Việt Nam – Hồ chí Minh kháng chiến, Priđi Phanômyông còn tích cực hỗ trợ cho nhiều hoạt động khác của Việt kiều yêu nước tại Thái Lan Tất cả các sự việc trên được Hoàng Văn Hoan viết trong hồi ký của mình: “…năm 1946 và năm 1947 Priđi Phanômyông đã ủng hộ chúng ta rất tốt và còn giúp đỡ dân Việt Nam (The oversea Vietnamese) tản cư vào Thái Lan, như bố trí nơi ăn, ở và cấp vũ khí…” [50,tr.273] Ông Priđi Phanômyông là người đề cao quan điểm cứu nước theo “chủ nghĩa dân tộc” của Hồ Chí Minh nên đối xử với Việt Nam và Việt kiều sinh sống tại Thái Lan trên
cơ sở hiểu biết và thông cảm, quan trọng là không phân biệt về hệ tư tưởng chính trị… Đây chính là lí do làm cho nhiều người yêu nước ở các nước Đông Dương,
Trang 27trong đó có Việt Nam, mặc dù đang đeo đuổi những quan điểm chính trị và tư tưởng khác nhau đã tị nạn vào nước Xiêm Trong số này có Nguyễn Ái Quốc, là một người vào Thái Lan nhiều lần Tên của ông ấy có nghĩa “Nguyễn yêu nước” Nguyễn Aùi Quốc vào Thái Lan cư trú một thời gian, sử dụng nhiều tên Chính Priđi Phanômyông đã bộc bạch: “Tôi rất thông cảm với những người yêu nước tị nạn, mọi người tôi biết, không chia rẽ lý tưởng, chính trị, mỗi người có quyền tự do chọn đường đi của mình”[176,tr.85]
Sự giúp đỡ của ông Priđi Phanômyông không hạn chế ở việc ủng hộ phong trào cứu nước mà còn giúp đỡ chính phủ Lào tự do thành lập chính phủ Lào lưu vong tại tỉnh Nongkhai Chính phủ trên bao gồm những nhân vật quan trọng như: Hoàng thân Phết Sarát, Hầu Tước Khămmaovilay, Hoàng thân Suvănphuma, Hoàng thân Suphanuvông, Thao Katài, Đônxalôlít, và Thao Unsananikon Sau đó Pháp biết được chính phủ Thái Lan cho số người này cư trú nên kêu gọi chính phủ Thái Lan gây áp lực và cho ở cách xa sông Mêkông và phải chuyển chính phủ lưu vong ra khỏi tỉnh Nongkhai - sau đó Thao Unsananikon đã liên lạc với các ông Tiêng Sirikhan, Thongin Phuripát, Thavinuđôn và Chămlong Đaorương Đa số các nhân vật chủ chốt của chính phủ Thái đều có cùng quan điểm: nên cho chính phủ Lào tự do (lưu vong) tự do hoạt động ở Băng Cốc Cũng từ đây, chính phủ lưu vong của Lào hoạt động bình thường ở Băng Cốc không có hoạt động nào chống đối Pháp nữa Chính phủ Lào tự do (lưu vong) đã được bố trí chỗ ở ba nơi: Nhà Xaydô ở gần nhà ga Hualămphông, nhà Khinhđôn ở khu vực Nam Sathon, và ở Thungmahamêc Sự giúp đỡ của chính phủ Thái Lan đối với chính phủ Lào tự do làm cho chính phủ Lào tự do có khả năng trang bị vũ khí; tiến hành mua vũ khí; có quyền tự do trong việc đi lại và quan hệ với nước ngoài, kể cả quan hệ với Mỹ với mong muốn Mỹ là trung gian thương lượng với Pháp trao độc lập cho Lào Tuy không
Trang 28đạt được kết quả như mong muốn, nhưng trong thời gian chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của ông Priđi Phanômyông, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chính phủ Lào có khả năng thực hiện các công việc chiến đấu giành độc lập [178,tr.139-144] Do vậy, sau khi Thống chế P Phibun Sôngkham trở lại giữ chức Thủ tướng lần thứ hai, Chính phủ này ra lệnh bãi bỏ chủ trương giúp đỡ chính phủ Lào (lưu vong) tự do, vào cuối năm 1949
Không chỉ đối với Việt Nam và Lào, ông Priđi Phanômyông còn giúp đỡ phong trào Campuchia tự do bằng cách bố trí nơi ở cho ông Sơn Ngọc Thành -người lãnh đạo Campuchia tự do - và bố trí nghề nghiệp cho các vị trong phong trào Campuchia tự do [178,tr.145]
Bên cạnh ông Priđi Phanômyông, ông Tiêng Sirikhan cũng là người có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ phong trào cứu nước ở Đông Dương, nhất là đối với Lào và Việt Nam [164,tr.78-81]
Chủ trương ủng hộ phong trào cứu nước ở Đông Dương như đã nói, tuy sau này ông Priđi Phanômyông đã hết quyền vì trường hợp nhà vua Rama VIII băng hà, vẫn được sự ủng hộ và kế thừa của chính phủ do thiếu tướng hải quân Thavan Thamrôngnavasavat lãnh đạo Tháng 9 năm 1947 phái ủng hộ ông Priđi Phanômyông - nổi bật có hai đại biểu quốc hội “Isan” miền Đông Bắc và phong trào chủ nghĩa dân tộc Đông Dương - đã tập hợp thành lập Liên minh Đông Nam
Á (Union of Southeast Asia) do ông Tiêng Sirikhan (Đại biểu quốc hội tỉnh Sakônnakhon) làm chủ tịch; ông Thavin Uđon (Đại biểu quốc hội tỉnh Roiêt) làm phó chủ tịch - là người gần gũi với ông Tiêng Sirikhan; ông Trần Văn Kiên người Việt Nam đã từng giữ chức Ban điều hành lâm thời (Provisional Excutive Committee of Cochinchina); giáo sư Lê Hy, ủy viên phụ trách tài chính, kiêm Tổng thư ký của hội nghị liên minh Hoàng thân Suphanuvông tuy là một trong những người có sáng kiến thành lập hội nghị Liên Minh, nhưng ông chỉ hợp tác
Trang 29trong giai đoạn đầu, vì sau đó dính líu vào cuộc đảo chính tháng 11 năm 1947, nên không tham gia nữa [203,tr.60]
Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1947 không lâu, chính phủ Thái Lan đã có quyết định cho cán bộ quân đội kiểm tra nhà ở và thu vũ khí của đại biểu chính phủ Việt Nam-Hồ Chí Minh Việc này, do ủy ban đảo chính đã dựa vào mối quan hệ giữa đoàn đại biểu chính phủ Hồ Chí Minh với Thái tự do miền Đông Bắc của nhóm ông Priđi Phanômyông và cho rằng có thể nguy hiểm tới chính phủ mới [143]
Qúa trình hình thành và phát triển Liên minh Đông Nam Á (Union of southeast Asia) làm cho chúng ta thấy hình ảnh quan hệ hợp tác giữa các nhà chính trị của ba nước Thái Lan, Việt Nam, Lào Các nhà hoạt động chính trị ở Thái Lan từ miền Đông Bắc và ủy viên phong trào cách mạng Lào… đã có sự hợp tác hết sức chặt chẽ với các đại biểu chính phủ Hồ Chí Minh ở Băng Cốc (như ông Lê Hy thời gian đó giữ chức giám đốc cơ quan thông tin Việt Nam) Tiếc rằng, mối quan hệ này không được duy trì lâu bền vì sự biến đổi của tình hình chính trị ở Thái
1.1.2.3 Giúp đỡ dân tản cư Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Việc tản cư của người Việt Nam vào Thái Lan đã có từ thời kỳ Ayuthaya và cứ tiếp nối do nhiều nguyên nhân khác nhau, theo từng thời điểm Từ giữa năm những 1945-1946 chúng ta thấy việc tản cư của người Việt Nam với số lượng lớn hơn tất cả các đợt trước đây, khoảng 50.000 người [185] Người Việt Nam tản
cư vào Thái Lan - phía chính phủ Thái Lan gọi là “người Việt Nam tản cư” - đa số có quê hương ở miền Bắc Họ sang Lào, rồi từ Lào qua Thái Lan [150,tr.41-43] Việc người Việt Nam tản cư một cách đông đảo qua Thái trong giai đoạn này còn do sự đàn áp của Pháp và những người thân Pháp, vì Pháp muốn quay lại cai trị Đông Dương một lần nữa với sự ủng hộ của đồng minh Anh và Mỹ Vì vậy
Trang 30trong thời gian này người Việt Nam cư trú tại Lào và Campuchia (số ít) buộc phải
di cư sang Thái Lan để tránh sự đàn áp của thực dân Pháp Khi vào Thái Lan họ đã tỏa ra nhiều tỉnh của miền Đông Bắc – Thái Lan Theo nghiên cứu của ông Suvít Thíráxatvat về lịch sử Lào năm 1779 -1975 đã cho thấy hình ảnh đánh phá của Pháp ở Lào làm cho nhân dân phải trốn sang Thái Lan thời gian đó… “Ngày 21-3-1946 lính Pháp đánh lớn ở Thà khẹc, sử dụng vũ khí vượt trội hơn hẳn với máy bay Saphitphay, 4 chiếc thả bom và bắn hàng loạt làm cho nhân dân đang đi chợ bị thương và chết vài chục người, một số quân lính của Pháp, lính Ấn Độ đen, lính Lào có xe bọc thép, 2 tốp súng lớn, 2 tiểu đội, máy bay 7 chiếc Phía Lào đã chiến đấu dũng cảm, nhưng do vũ khí của Pháp hơn hẳn làm cho phía Lào kể cả quân đội và nhân dân chết khoảng 3.600 người Lính Pháp đã giết nhân dân một cách tàn bạo, lấy trẻ con bỏ vào bao đay vứt xuống sông Mêkông hoặc quẳng xuống giếng nước cho chết, bắt nhân dân đứng xếp hàng cách bờ sông Mêkông rồi bắn làm dòng sông Mêkông đầy xác người Quân đội của Lào không thể đánh được Pháp phải tản ra qua sông Mêkông vào bên bờ tỉnh Nakhonphanôm”… [213,tr.297]
Người viết cũng có dịp được phỏng vấn một người phụ nữ Việt Nam, bà đã ở trong bối cảnh đó và vui lòng kể về sự dã man của Pháp và sự độ lượng của chính phủ Thái Lan thời gian này “Tôi từ Thà khẹc trốn qua ở Nakhonphanôm Thời gian đó đói kém, quần áo không có mà mặc Mình qua đến đây, là phước rồi Pháp nó bắn xuống thuyền, người chết nhiều không thể quên được Phải tự cứu mình trước, không giúp người khác được Chính phủ Thái Lan thời gian ấy rất tốt, đã giúp đỡ và cho người chèo thuyền sang đón người Việt Nam xuống thuyền sang bờ Thái Lan Có nhiều người Thái bị bắn chết trong lúc họ đang giúp đỡ người Việt Nam tản cư, lánh nạn” [81]
Trang 31Sau năm 1945, mặc dù cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc, nhưng tình hình Đông Dương vẫn nằm trong trình trạng bất ổn Hàng loạt người Việt, Lào, Campuchia vẫn tản cư vào Thái Lan với số lượng lớn Thái độ của chính phủ Thái Lan đối với các nước láng giềng thời gian đó qua điện tín của Bộ Nội vụ Thái Lan tới chủ tịch tỉnh Nông khai, ngày 21-11-1945, viết rằng:
“Nên cho người tản cư Việt Nam, Lào, Campuchia tìm kiếm nơi lánh nạn tại Thái Lan để tránh sự đàn áp của Pháp Họ có thể được phép ở theo nguyện vọng, không nên lấy lệ phí người ngoại kiều, nhưng hoạt động của họ cần được giám sát” [37,tr.11] Ngoài ra Bộ Nội vụ Thái Lan còn đề nghị chính phủ Thái Lan có những chính sách ưu ái đối với người tản cư Đông Dương, thể hiện ởù điện tín cùng một công văn ghi như sau: “Người tản cư được ưu đãi chiếu cố cao nhất, họ được phép cư trú mọi nơi trong nước Thái Lan và có cơ hội trở thành công dân Thái Lan, có đất làm ăn sinh sống, được vay tiền làm vốn 1 triệu bạt, không bị quản lý chặt chẽ mà được tự do cư trú làm ăn tại khắp nơi” [37,tr.11] Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã ban hành một số qui định đối với người tản cư Đông Dương:
1 Được miễn lệ phí nhập cư vào Thái Lan
2 Gia hạn về đăng ký người ngoại kiều
3 Về nguyên tắc, được giúp đỡ nơi ăn, ở
4 Cho vay tiền
Do chính phủ Thái Lan không hạn chế nơi cư trú của người tản cư, họ được tự do cư trú, nên số người Việt Nam tản cư đi khắp các tỉnh (56 tỉnh) [152,tr.40] Trong thời gian này, người tản cư Việt Nam chiếm số lượng đông nhất (so với Lào và Campuchia), gần 50.000 người Ngoài ra Bộ Nội vụ Thái Lan còn chủ trương cho các tỉnh bố trí cán bộ chính quyền và công an chăm lo, quản lý người Việt Nam theo quyền hạn mà pháp luật quy định; đối xử với người Việt Nam với
Trang 32sự chiếu cố và thông cảm Đến thời kỳ ông Priđi Phanômyông làm Thủ tướng lần thứ hai (ông Priđi Phanômyông hai lần giữ chức Thủ tướng: lần thứ nhất từ ngày 24-3 đến 9-6-1946; lần thứ hai từ ngày 11-6 đến 23-8-1946) ông còn chủ trương cho từng gia đình người tản cư Việt Nam được nhận đất để sản xuất [50,tr.239] Ông Priđi Phanômyông còn giao nhiệm vụ cho ông Tiêng Sirikhan tiến hành giúp đỡ dân Việt Nam tản cư bằng cách hỗ trợ bằng tiền cho mỗi người trong năm đầu
3 triệu bạt, những năm tiếp theo mỗi năm 5 triệu bạt [180,tr.236]
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính phủ dân sự Thái Lan chủ trương giúp đỡ người dân tản cư Đông Dương - đa số là người Việt Nam - với tinh thần chiếu cố, giúp đỡ Nhưng qua khảo sát thực tế, số lượng người tản cư vào Thái Lan, cư trú dọc đường biên giới – vào năm 1947 – đã lên con số vạn Đây là hiện tượng không bình thường, nên chính quyền Thái Lan buộc phải thận trọng trong vấn đề giúp đỡ người tản cư theo quy luật nhân đạo và phải quản lý không cho người tản cư đi xâm chiếm nước khác vì không đúng với pháp luật giữa các nước và trái với nghị quyết Liên Hiệp quốc đề ra, mỗi nước phải thực hiện với nước láng giềng là người bạn tốt Nhưng với Thái Lan, việc chấp nhận cho người Đông Dương tản cư vào cư trú ở Thái Lan không chỉ là vấn đề trật tự trị an, cứu tế nhân đạo mà còn phải xử lý thật khéo léo, tế nhị để không ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị với Pháp
Quan hệ Thái Lan (thời kỳ ông Priđi Phanômyông) và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh) tuy thời gian ngắn nhưng đã để lại những dấu ấn hết sức tốt đẹp, thắm tình hữu nghị láng giềng Mối quan hệ tốt đẹp đó, một phần xuất phát từ những quan điểm tiến bộ của giới lãnh đạo Thái Lan đương thời, nhất là ông Priđi Phanômyông, mặt khác, còn là sự tương đồng, cảm thông một cách sâu sắc với số phận của các dân tộc, quốc gia lệ thuộc - diện tích không lớn, dân số không đông - bị chìm đắm trong vòng vây của các nước lớn, có
Trang 33tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự Khát vọng độc lập dân tộc là tiếng nói chung giữa Thái Lan và các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam Cho nên khi nhận thấy chính phủ Hồ Chí Minh bị cô lập về ngoại giao, chính phủ Priđi Phanômyông đã mạnh dạn cho phép chính phủ Việt Nam - Hồ Chí Minh đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc và công nhận Việt Nam - Hồ Chí Minh (de facto) Hơn thế nữa, chính phủ Priđi Phanômyông còn giúp đỡ phong trào cứu nước do Hồ Chí Minh lãnh đạo vào hoạt động chính trị tự do tại Thái Lan, giúp đỡ những người tản cư Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ hai vào cư trú tự do mọi nơi ở Thái Lan… bất chấp sự can thiệp của một số thế lực, có thể đe dọa tình hình
an ninh chính trị đất nước Thái Lan, nhất là từ phía Pháp và một số quốc gia thân Pháp với việc cho phép đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có thể nói Thái Lan là những cửa ngõ đầu tiên của Việt Nam đi ra thế giới
1.2.Vấn đề Thái Lan tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại năm 1950
1.2.1 Hoàn cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ Chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh (COLD WAR) thực chất là phản ánh tương quan và xung đột chính trị giữa các nước lớn sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Do sự bất đồng trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, thế giới chia làm hai phe rõ ràng, phe
tư bản do Mỹ lãnh đạo và phe các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo Hai cường quốc mỗi bên cùng đấu tranh và tìm cách hạn chế sự bành trướng thế lực của nhau bằng mọi hình thức
Trong những năm 1945-1948 Liên Xô đã mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước Đông Âu gồm 7 nước : Balan, Hungari, Nam Tư, Anbani, Bungari, Rumani và Cộng hòa Secslovakia Không có khả năng kìm hãm sự phát triển và mở rộng quyền hạn của Liên Xô, Mỹ bắt đầu dùng chủ trương khống chế kinh tế với Liên Xô [174,tr.23-24]
Trang 34Khi quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Đông Aâu tiến triển tốt đẹp, thì Liên Xô tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình ở vùng Trung Đông, cụ thể là đưa quân đội Liên Xô vào Iran Mặc dù không có khả năng chặn đứng sự bành trướng của Liên Xô, nhưng trong chừng mực của mình, Mỹ đã cố gắng kìm chế Liên Xô ở khu vực Trung Đông bằng phương pháp ngoại giao thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Qua diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Mỹ đã thành công trong việc buộc Liên Xô rút quân ra khỏi Iran
Tuy nhiên, không thể tiến hành các giải pháp hòa bình mãi trong khi Liên Xô liên tiếp mở rộng thế lực, những hoạt động được Mỹ nhận thức là trực tiếp đe dọa nền an ninh thế giới, nên Mỹ bắt đầu có chủ trương chống đối Liên Xô Chủ trương này xuất hiện - lần đầu tiên - khi Liên Xô cố gắng can thiệp vào Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ Mỹ đã công bố chủ trương “giúp thế giới tự do thoát khỏi sự
đe dọa và thống trị của cộng sản” và theo đó, tháng 3-1947, Tổng thống Truman đưa ra những “nguyên tắc Truman”, cùng với tuyên bố dùng kế hoạch Marshall (tháng 6-1947) với mục đích chính là giúp đỡ các nước Châu Âu thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh [212,tr.531-533] Về phía Liên Xô, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng đáp trả bằng cách thành lập cơ quan Cục Thông tin Quốc tế
“cominform” hay gọi là Cơ quan thông tin cộng sản (Communist information Bureau) vào tháng 9-1947 để phối hợp hoạt động với các nước đồng minh với Liên Xô ở Đông Âu, truyền bá chủ nghĩa cộng sản thay cơ quan “Comintern” đã được giải tán trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai (năm 1943) Từ đó (năm 1947) Chiến tranh lạnh mở rộng đến Pháp, công nhân từ các cơ sở bắt đầu phản đối và nghỉ việc, ảnh hưởng và làm thiệt hại nặng nền kinh tế của Pháp.Vì vậy chủ trương của Mỹ trong thời gian đó là giúp đỡ Pháp tận tình, cộng với sự giúp đỡ Ý và Úc, Tây Đức Để đáp trả, Liên Xô ủng hộ Đông Đức trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng Berlin vào những năm 1948-1949 [174,tr.24-26]
Trang 35Tiếp theo, năm 1949, Mỹ đã hợp tác với 15 nước Tây Âu thành lập cơ quan đồng minh về quân sự, cơ quan “North Atlantic” - sau này được gọi là Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - để khống chế việc mở rộng của chủ nghĩa cộng sản Kết quả là việc mở rộng quyền hạn và ảnh hưởng của Liên Xô tại Châu Âu đã bị hạn chế phần nào do sự hợp tác chống đối cả quân sự và kinh tế từ các nước Châu Âu do Mỹ cầm đầu Từ đó nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh ở Châu Âu bắt đầu dịu xuống [194,tr.140-141]
Tình hình Châu Á trong thời kỳ này cũng tạo nên sự bất lợi cho Mỹ và các nước chủ trương chống cộng sản Khi Đảng cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo, được sự giúp đỡ thường xuyên của Liên Xô đã giành quyền lãnh đạo ở Trung Quốc vào tháng 10-1949, làm cho Mỹ rất lúng túng, nhất là khi Liên Xô và Trung Quốc ký Hiệp ước hữu nghị Xô-Trung(1950)
Cùng với sự giúp đỡ về quân sự lẫn nhau giữa Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đầu năm 1950 Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác công nhận chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , ngày 14-2-1950 chính phủ Mao Trạch Đông bắt đầu giúp đỡ chính phủ Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp làm cho tình hình ở Đông Dương biến chuyển sâu sắc Đây cũng là lí do chính buộc Mỹ phải can thiệp và giúp đỡ Pháp ở Đông Dương Sự thay đổi thế chiến lược của thế giới cộng sản cho thấy ảnh hưởng của lực lượng này lan rộng từ Châu Âu đến Châu Á làm cho Mỹ phải thay đổi chủ trương đối với Đông Nam Á, khu vực mà cho đến trước năm 1949 Mỹ hầu như chưa mấy quan tâm Khi Mao Trạch Đông bắt đầu giúp đỡ phong trào Việt Minh chiến đấu chống thực dân Pháp đã khiến cho chính phủ Mỹ bị phê phán gay gắt “Đảng Cộng hoà (Republic), về thực hiện chủ trương chính trị đã sai lầm hoặc ít nhất không có chủ trương rõ ràng với Đông Nam Á.Vì vậy chính phủ Mỹ nhận thức rõ phải sửa đổi chủ trương đối ngoại trong khu vực Đông Nam Á”[141] Đầu tháng
Trang 361-1950 Tổng thống Truman quyết định gửi ông Philíp C.Jessup, đại sứ của Mỹ đến khảo sát tình hình các nước Viễn Đông nhằm đưa ra những giải pháp cho Mỹ có đối sách, chủ trương thực hiện tại Châu Á Báo cáo của đại sứ Philíp C.Jessup đã thảo luận và đề xuất với nhà chức trách Mỹ việc cần chịu trách nhiệm đối với các nước Viễn Đông về vấn đề thực hiện chủ trương khống chế cộng sản và vấn đề Hiệp ước hòa bình Mỹ- Nhật [144]
Trong quá trình khảo sát các nước Viễn Đông ông C.Jessup4 đã gặp đại tướng McArthur, người chỉ huy tối cao của Mỹ tại Nhật, Thống chế Tưởng Giới Thạch, người lãnh đạo Quốc Dân Đảng tại Đài Loan, nguyên nhà vua Bảo Đại cùng với ông Pignon, cao ủy của Pháp tại Đông Dương C.Jessup cũng gặp ông Malcom Mcdonald, toàn quyền nước Anh, chủ nhiệm Đông Nam A.Ù Trong thời gian đi kiểm tra tình hình, ngày 8-2-1950, ông Jessup thay mặt chính phủ Mỹ tuyên bố chính phủ Bảo Đại được coi là chính phủ Việt Nam tự do [141] Cùng với sự công nhận nói trên có tin rằng Mỹ sẽ viện trợ tiền giúp đỡ chính phủ Bảo Đại bằng ngân sách quốc hội phê chuẩn để giúp đỡ các nước Châu Á 75 triệu USD và chính phủ Mỹ còn đề nghị Pháp chủ trương với ba chính phủ ở Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia với cương vị là chính phủ độc lập thực tế, để ba chính phủ này nhận thức rằng đang chiến đấu với phong trào cộng sản Việt Minh với mục tiêu cuối cùng là giành tự do ở ba nước Đông Dương Ngoài ra Bộ Ngoại giao của Mỹ còn công bố là không để chính phủ Bảo Đại bị sụp đổ do tình hình nội bộ hoặc sự xúi dục khuyến khích của nước ngoài, ngụ ý là chính phủ Việt Nam - Hồ Chí Minh có Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ Đây là những động
4 Đầu tiên ông Jessup đến Nhật Bản, gặp, trao đổi ý kiến với đại tướng McArthur –Tư lệnh tối cao quân đội Đồng Minh - tại Tokyo 6-1-1950 Sau đó đã đi đảo Đài Loan và đến Hồngkong Ông đã đi thăm các nước theo ấn định như : Manila ngày 20-1-1950, tới Sài Gòn ngày 24-1-1950, tới Giacacta (Inđônêxia) ngày 29-01-1950, tới Singapo ngày 4-2-1950, tới Rangoon (Myanmar) ngày 7-2-1950 và tới Băng Cốc để cùng họp với các đại sứ My õở khu vực Viễn Đông ngày 10-2-1950
Trang 37thái đầu tiên đánh dấu việc Mỹ công khai dính líu đến chiến tranh Việt Nam, trước khi nhảy vào Việt Nam thay chân Pháp cuối năm 1954 [160,tr.193]
Theo quan điểm của Mỹ, chính phủ Bảo Đại được dựng lên đúng theo luật pháp vì được Pháp giao quyền, ngoài ra chính phủ Mỹ coi Bảo Đại là đại diện chủ nghĩa dân tộc thực sự của người Việt Nam Trong khi đó, Liên Xô công nhận chính phủ Hồ Chí Minh làø chính phủ hợp pháp vì đây là một chính phủ thực tế của Việt Nam là một chính phủ được thành lập theo đường lối dân chủ sau khi công bố Hiến pháp Việt Nam năm 1946 [140]
Công việc của ông Jessup trong thời gian thăm Thái Lan là làm Chủ tịch hội nghị trưởng đoàn đại sứ Mỹ vùng Viễn Đông tại Băng Cốc, khai mạc ngày 12-2-1950 Tham dự hội nghị này còn có ông W.Walton Butter Worth, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách khu vực Viễn Đông Do số lượng đại sứ Mỹ dự họp lần này đông gần 20 người (là đại sứ thường trực ở các nước khu vực Viễn Đông) nên cuộc hội nghị nói trên được sự quan tâm đặc biệt của các nước Hội nghị có tác động trực tiếp đến tình hình Á Đông, trong đó việc mở rộng thế lực của chủ nghĩa cộng sản là vấn đề quan trọng được hội nghị quan tâm đầu tiên Các đại biểu dự hội nghị đều đi đến thống nhất cho rằng thế lực cộng sản đã mở rộng và có ảnh hưởng lớn đến các nước Đông Nam Á Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày càng tăng cường giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vì vậy chính sách ngoại giao của Mỹ thời gian này phụ thuộc vào sự thành công hay không của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương [189] Ông Jessup đã gặp trao đổi ý kiến với Thống chế P Phibun Sôngkham – Thủ tướng chính phủ 5 và các lãnh đạo Thái Lan, đồng thời cố gắng
5 Sau cuộc đảo chính ngày 8-11-1947 dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Phin Sunhạwăn và Đại tá không quân Kat Katsôngkham là người phối hợp , thành lập Bộ chỉ huy đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của Luổng Thămrông Navasavạt thành công Đoàn đảo chính cho đảng Dân chủ (Prachathípạt) thành lập chính phủ lâm thời Sau cuộc tổng tuyển cử chính phủ mới được thành lập, phía đảo chính đã ép buộc
Trang 38ép Thái Lan công nhận chính phủ Bảo Đại Do Mỹ và Anh mới tuyên bố công nhận6 và tin rằng nếu Thái Lan hành động tương tự sẽ góp phần hạn chế sức mạnh của Việt Minh Ngoài ra ông Jessup còn nhấn mạnh sẽ ủng hộ và giúp đỡ về vũ khí và tài chính cho Thái Lan đầy đủ [91]
1.2.2 Sự phân hoá trong chính phủ Thái Lan xung quanh việc công nhận chính phủ Bảo Đại
Sau khi ông Jessup đại sứ của Mỹ đã bàn bạc với Thống chế P Phibun Sôngkham và một số lãnh đạo khác, đồng thời thúc ép Thái Lan công nhận chính phủ Bảo Đại để ủng hộ phe Mỹ, Pháp và Anh, Thống chế P Phibun Sôngkham đã đưa vấn đề nói trên vào hội nghị các bộ trưởng họp bàn căng thẳng đến ba lần: ngày 13-2-1950, ngày 20-2-1950, và ngày 27-2-1950
1.2.2.1 Hội nghị Hội đồng bộ trưởng lần thứ nhất về vấn đề công nhận chính phủ Bảo Đại
Hội đồng bộ trưởng đã khai mạc hội nghị thường kỳ tại trụ sở nội các ngày 13-2-1950.Vấn đề đưa ra thảo luận là vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình thế giới Riêng vấn đề công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam (Bảo Đại) hay chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Hồ Chí Minh) và vấn đề phòng chống nguy cơ cộng sản biên giới mọi nơi trong nước Thái Lan đã làm các bộ trưởng đấu tranh quyết liệt Trong chương trình đề phòng nguy cơ cộng sản xung quanh
Trang 39biên giới [100] Thống chế P Phibun Sôngkham mời Ủy ban quốc phòng trung ương tham dự Hội nghị Hội đồng bộ trưởng đặc biệt lần này Ủy ban quốc phòng trung ương gồm có trung tướng Phin Sunhạvăn, tư lệnh lục quân, trung tướng hải quân Sinthu Sôngkhamchai, tư lệnh hải quân và trung tướng không quân Khunrônnaphakat, tư lệnh không quân v.v… [115] Trước khi khai mạc hội nghị Thống chế P Phibun Sôngkham đã trình bày tình hình và nguy cơ cộng sản đang lấn vào Thái Lan, thỉnh cầu Ủy ban Quốc phòng trung ương phân tích với Hội đồng bộ trưởng về mối nguy này Do vậy, Hội nghị Hội đồng bộ trưởng đã quyết định, để bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của nước ngoài, chính phủ phải quyết định hợp tác với Mỹ và Anh để chống cộng sản [115]
Về vấn đề công nhận chính phủ Hồ Chí Minh hoặc chính phủ Bảo Đại, ông Phốt Sarasin - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thỉnh cầu trước hội nghị rằng chính phủ Anh và Mỹ đã tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại, Thái Lan sẽ giải quyết như thế nào là vấn đề lớn liên quan đến chính trị thế giới và xin ý kiến hội nghị Hội nghị Hội đồng chính phủ và 3 binh chủng đã thảo luận nhiều về vấn đề Hồ Chí Minh có phải là cộng sản hay không, vì thời gian này người Việt Nam cư trú ở Thái Lan phần lớn ủng hộ Hồ Chí Minh Nếu công nhận chính phủ Bảo Đại sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong nước Việc thảo luận vấn đề đưa đến những bất đồng lớn, chia làm hai phái Một phái do Thống chế P Phibun Sôngkham đại diện đề nghị nên công nhận chính phủ Bảo Đại, phái kia do ông Phốt Sarasin - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - cầm đầu đã phản đối và cho rằng: Thứ nhất, chính phủ Bảo Đại là chính phủ bù nhìn không có cơ sở thực tế và có thể đổ bất cứ lúc nào Thứ hai, Thái Lan là một nước độc lập, công nhận chính phủ Bảo Đại coi như Thái Lan theo Mỹ và Anh Về mặt ngoại giao có thể gây thiệt hại cho đất nước, vì đây là nguyên nhân có thể làm cho các nước cô lập Thái Lan, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong bối cảnh thế giới đang
Trang 40tồn tại sự đối đầu khốc liệt giữa hai cực Lí do cuối cùng mà những người giữ lập trường không công nhận chính phủ Bảo Đại là vì chính phủ này đứng về “phe tự
do chống cộng sản” [99]
Mặc dù có sự tranh luận rất quyết liệt, nhưng cuối cùng hội nghị đã ra nghị quyết: Chính quyền Thái Lan chính thức, sẵn sàng hợp tác tiêu diệt và đánh đuổi cộng sản cùng với Anh và Mỹ, nhưng vấn đề công nhận chính phủ Bảo Đại chưa xem xét trong thời gian này Khi nào Mỹ và Anh chính thức đề nghị Thái Lan công nhận chính phủ Bảo Đại , Hội đồng chính phủ sẽ mở hội nghị để bàn thảo một lần nữa Còn vấn đề đối xử với dân Đông Dương đến cư trú tại Thái Lan, chủ trương của chính phủ không thay đổi và tạo thuận lợi như cũ [91]
Tuy kết quả cuộc hội nghị lần này chưa quyết định chính phủ Thái Lan có công nhận chính phủ Bảo Đại hay không, nhưng thái độ của Thống chế P Phibun Sôngkham và đa số bộ trưởng cho thấy sẽ sẵn sàng công nhận chính phủ Bảo Đại ngay khi Mỹ và Anh đặt vấn đề này một lần nữa Thống chế P Phibun Sôngkham còn phát biểu cuối cùng trong hội nghị là nếu chính phủ công nhận chính phủ Bảo Đại thật sự, thì chính phủ sẵn sàng thay đổi chủ trương đối với dân tản cư Đông Dương ngay (ở đây ám chỉ người tản cư Việt Nam)
1.2.2.2 Hội nghị Hội đồng bộ trưởng lần thứ hai về vấn đề công nhận chính phủ Bảo Đại
Hội đồng bộ trưởng đã mở hội nghị tại trụ sở nội các lần thứ hai, ngày 2-1950, để thảo luận và quyết định vấn đề công nhận chính phủ Bảo Đại Trong hội nghị lần này Thủ tướng đã mời tướng lĩnh chỉ huy các binh chủng thuộc bộ Quốc phòng và Ủy viên Hội đồng quốc phòng (khoảng 67 người), trong đó có những nhân vật quan trọng như : Trung tướng Phin Sunhạvăn, tư lệnh lục quân, trung tướng hải quân Luổng Sôngkhamchai, tư lệnh hải quân, trung tướng không quân Khunrônnaphakat và một số cảnh sát cấp cao Hội nghị phân tích vấn đề