1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

101 567 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Hệ thống thuế Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới đó là tự khai, tự nộp thuế.Đây là cơ chế mà theo đó đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 1

im

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

-

ĐẶNG DUY THANH HƯƠNG

NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.34.02.01

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

-

ĐẶNG DUY THANH HƯƠNG

NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC ẢNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử

dụng trong đề tài được thu thập có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân ở trường và ở cục thuế Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các tập thể, cá nhân đã giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này

- Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Ngọc Ảnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

- Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại học Tài chính Marketing, Khoa Sau Đại Học và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

- Tôi xin chân thành cảm ơn Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi và một số các anh chị trong cục thuế đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho đề tài

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng với khả năng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được

sự thông cảm và ý kiến đóng góp từ Quý Thầy (Cô) cũng như các độc giả quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn và tôi có thể nâng cao hơn nữa về kiến thức chuyên môn này

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện luận văn

Đặng Duy Thanh Hương

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM TẠ ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

LỜI MỞ ĐẦU x

1.1 Tính cấp thiết của đề tài x

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài xi

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xv

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu xv

1.5 Phương pháp nghiên cứu xv

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài xv

1.7 Bố cục của nghiên cứu xvi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP 1

1.1 Lý thuyết về tuân thủ thuế 1

1.1.1 Khái niệm tuân thủ thuế 1

1.1.2 Hành vi không tuân thủ thuế 3

1.1.3 Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 5

1.1.3.1 Các yếu tố về kinh tế 5

1.1.3.2 Các yếu tố về chính sách thuế 7

1.1.3.3 Các yếu tố thuộc về cơ quan thuế 8

1.1.3.4 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 9

1.1.3.5 Các yếu tố xã hội 12

1.1.4 Các chỉ tiêu đo lường mức độ tuân thủ thuế 12

1.2 Quản lý thu thuế của nhà nước nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 14

1.2.1 Quản lý thu thuế theo cơ chế tự khai tự nộp 14

1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp 17

Trang 6

1.3 Kinh nghiệm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại một số quốc gia

trên thế giới 18

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới 18

1.3.2 Bài học về nâng cao sự tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp cho tỉnh Quảng Ngãi 21

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 24

2.1 Đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi 24

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2014 24

2.2 Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2014 30

2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 30

2.2.2 Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 32

2.2.2.1 Tình hình chung về thu ngân sách nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 32

2.2.2.2 Tuân thủ về đăng ký thuế 45

2.2.2.3 Tuân thủ về kê khai thuế 46

2.2.2.4 Tuân thủ về nộp thuế 53

2.3 Đánh giá tình hình tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 57

2.3.1 Những mặt đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế 57

2.3.3 Nguyên nhân 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 61

3.1 Định hướng, chiến lược về quản lý thuế nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 61

3.2 Giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 64

3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế 65

Trang 7

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng đồng bộ, công bằng, rõ ràng

và ổn định 65

3.2.1.2 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho toàn ngành thuế 66

3.2.1.3 Cải cách, hiện đại hóa thủ tục hành chính bằng ứng dụng công nghệ thông tin 68

3.2.1.4 Nâng cao hiệu quả chi tiêu công 69

3.2.2 Giải pháp đối với công tác quản lý thuế 70

3.2.2.1 Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ 70

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế 74

3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra 74

3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thuế và thu nợ thuế 75

3.2.3 Một số giải pháp khác 76

3.2.3.1 Tăng cường xử lý vi phạm đảm bảo đủ sức răn đe 76

3.2.3.2 Tăng cường chính sách khen thưởng để khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ thuế 77

3.2.3.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 77

3.2.3.4 Tăng cường giáo dục kiến thức thuế nhằm cải thiện nhận thức của DN 78

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 -

Bảng 2.6 Tỷ lệ thực hiện số thu theo từng loại hình doanh nghiệp so với

dự toán trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

39

Bảng 2.7 Tỷ lệ thực hiện thu thuế theo từng loại hình doanh nghiệp so với

cùng kỳ năm trước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

43

Bảng 2.8 Tỷ trọng số thu thuế theo từng loại hình doanh nghiệp trong tổng

số thu thuế từ khu vực doanh nghiệp

43

Bảng 2.9 Tổng hợp công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (65) 49

Bảng 2.10 Tổng hợp công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 50 Bảng 2.11 Tình hình nợ thuế đối với khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh Quảng Ngãi

54

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2014 28

Biểu đồ 2.2 Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn

Trang 10

: Doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài : Địa phương

: Đơn vị tính : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

: Giá trị gia tăng : Cơ quan thuế Singapore (Inland Revenue Authority of Singapore

: Hội đồng doanh thu nội địa Malaysia (Inland Revenue Board

of Malaysia) : Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (Internal Revenue Service) : Khu công nghiệp

: Khu kinh tế : Nhà máy lọc dầu : Người nộp thuế : Ngân sách nhà nước

Trang 11

: Ủy ban nhân dân

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện như là “sản phẩm” tất yếu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ thống bộ máy Nhà nước Thuế được coi là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống

bộ máy Nhà nước Có thể thấy rằng thuế là công cụ quan trọng và là nguồn thu chủ yếu đối với mọi quốc gia Đối với Việt Nam, thuế chiếm khoảng 90% trong tổng thu của ngân sách nhà nước Vì vậy, thuế luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung

và Việt Nam nói riêng

Có một thách thức lớn mà mọi quốc gia đều phải đối mặt trong công tác quản lý thuế đó là làm thế nào hạn chế thất thoát nguồn thu và nâng cao mức độ tuân thủ thuế Việc tuân thủ thuế rõ ràng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến nguồn thu quốc gia Có thể nói mọi quốc gia đều theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa tuân thủ thuế

Hệ thống thuế Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới đó là tự khai, tự nộp thuế.Đây là cơ chế mà theo đó đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ để tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, tự kê khai và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật Theo cơ chế này, đối tượng nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai và cơ quan thuế không can thiệp vào Tuy nhiên, cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và sẽ có biện pháp xử lý thích hợp nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế

Có thể hiểu rằng, cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro

Việc áp dụng cơ chế này là một trong những đổi mới quan trọng của hệ thống thuế Việt Nam và nó đã thể hiện được nhiều ưu điểm, đặc biệt nếu trong điều kiện ý thức tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế tốt Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng nộp thuế không phải lúc nào cũng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, việc kê khai

Trang 13

và nộp thuế cho ngân sách nhà nước không phải lúc nào cũng được thực hiện chính xác

và đúng quy định của pháp luật thuế Và điều này dẫn đến cơ chế tự khai tự nộp không phát huy được hiệu quả

Có thể nói muốn xây dựng một hệ thống thuế hiện đại thì phải đảm bảo được nguyên tắc quản lý thuế cơ bản đó là phát huy tối đa sự tự giác tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế Vấn đề đặt ra là thực trạng tuân thủ thuế hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, và muốn quản lý tốt thì tất yếu cơ quan thuế phải nắm được tình hình tuân thủ cũng như xác định được các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế, từ đó đưa ra phương thức quản lý thuế với những giải pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế được chính thức triển khai tại Việt Nam trên diện rộng

từ ngày 1/7/2007, từ đó đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về việc nâng cao sự tuân thủ thuế cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế và đưa ra những giải pháp cho vấn đề này, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tôi chọn đề tài: “NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ với mong muốn tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp - là đối tượng mang lại nguồn thu thuế khá lớn trong tổng số thu thuế của ngân sách nhà nước, từ

đó góp phần cải thiện mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Một số nghiên cứu ở trong nước về vấn đề tuân thủ thuế:

 Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân

Nghiên cứu trình bày 6 nhóm yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Tác giả tiến hành điều tra ý kiến của doanh nghiệp về sự tuân

Trang 14

thủ thuế và quản lý thu thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thông qua phát 650 phiếu điều tra đến các doanh nghiệp (thu về được 269 phiếu), đối tượng điều tra là nhân viên kế toán của các doanh nghiệp Đây là nghiên cứu định tính nên chưa ước lượng một cách chính xác mức độ tác động của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhằm tăng cường tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: hoàn thiện lập dự toán thu thuế đối với DN, giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyên truyền hỗ trợ, giải pháp hoàn thiện quản lý đăng ký,

kê khai và nộp thuế, giải pháp hoàn thiện thanh tra và kiểm tra thuế, giải pháp hoàn thiện hoạt động cưỡng chế thu nợ và hình phạt về thuế, giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế

 Đặng Thị Bạch Vân (2014), Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 16 (26), trang 59 - 63

Nghiên cứu đưa ra nhóm yếu tố tác động đến tuân thủ thuế: (1) nhóm các yếu tố mang tính chất kinh tế (mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt); (2) nhóm nhân tố mang tính chất tâm lý - xã hội (nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế)

Tác giả đã tóm tắt một cách sơ lược các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế, mang lại cái nhìn tổng quát về vấn đề này

 Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011), Chuyên đề nghiên cứu: Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam

Nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và giám sát tuân thủ thuế Nghiên cứu đánh giá việc giám sát tuân thủ thuế ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam, từ đó xây dựng các quan điểm, định hướng trong việc thiết lập cơ chế giám sát tính tuân thủ thuế một cách hiệu quả ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thực hiện Nghiên cứu đã chỉ

ra được 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế: (1) nhóm yếu tố về tình hình kinh tế,

xã hội; (2) nhóm yếu tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng;

Trang 15

(3) nhóm yếu tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế; (4) nhóm yếu tố xuất phát từ bản thân người nộp thuế; (5) các yếu tố khác

Nghiên cứu đưa ra bốn nhóm giải pháp tăng cường giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam gồm: các giải pháp tăng cường giám sát tuân thủ của người nộp thuế từ phía cơ quan quản lý thuế, giải pháp tăng cường giám sát tính tuân thủ thuế của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các giải pháp từ các cơ quan khác, các giải pháp bổ trợ

Tuân thủ thuế là một chủ đề luôn được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận với những khía cạnh khác nhau Sau đây là một số nghiên cứu về tuân thủ thuế trên thế giới:

 OECD (2010), Understanding and influencing taxpayers' compliance behaviour

Nghiên cứu này cho thấy rằng sự hiểu biết về hành vi của người nộp thuế sẽ đặt cơ quan thuế ở một vị trí mạnh mẽ hơn để thiết kế và thực hiện các chiến lược tuân thủ hiệu quả, góp phần vào sự bền vững của hệ thống thuế Nghiên cứu đưa ra 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: (1) sự ngăn chặn; (2) các quy tắc chuẩn mực, (3) cơ hội, (4) sự công bằng; (5) các yếu tố kinh tế và (6) các yếu tố tương tác

 Keith Walsh (2011), Understanding Taxpayer Behaviour - New Opportunities for Tax Administration, The Economic and Social Review, Vol 43, No 3, Autumn, 2012, pp 451 – 475

K Walsh đã tổng hợp và phân tích 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như sau:

- Sự ngăn chặn (deterrence): tính chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật, tinh thần mẫn cán và liêm chính của cán bộ thuế và sự trợ giúp hữu hiệu của hệ thống thông tin là ba nhân tố thuộc nhóm thứ nhất có thể góp phần ngăn chặn người nộp thuế trong việc vi phạm pháp luật thuế

Trang 16

- Chuẩn mực đạo đức (norms (both personal and social)): Tinh thần đề cao việc tuân thủ pháp luật và tinh thần trách nhiệm của công dân và của cộng đồng xã hội là hai nhân tố trong nhóm thứ hai có tác động đến hành vi tuân thủ thuế

- Công bằng và niềm tin (fairness and trust (in the tax administration)): Niềm tin của người nộp thuế vào sự đối xử công bằng đối với mọi đối tượng nộp thuế của hệ thống thuế có tác động đến hành vi tuân thủ thuế

- Sự phức tạp của hệ thống thuế (complexity of the tax system): Nếu chính phủ làm giảm tính phức tạp của hệ thống thuế sẽ dẫn đến sự cải thiện trong hành vi của người nộp thuế Cách để làm cho việc thực hiện tuân thủ dễ dàng hơn bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản trong khi tuyên truyền và cần có các hình thức đơn giản hóa các quy định thuế

- Vai trò của chính phủ và môi trường kinh tế mở (the role of government and the broader economic environment): Tăng trưởng GDP, công ăn việc làm và hành động

cụ thể hữu hiệu của chính phủ có tác động đến hành vi tuân thủ thuế vì người nộp thuế lạc quan vào tương lai cũng như tin rằng chính phủ sử dụng thuế đúng như nhân dân mong đợi

 Palil, M.R and Mustapha, A.F (2011), Determinants of Tax Compliance

in Asia: A case of Malaysia, European Journal of Social Sciences, Vol 24

tự khai tự nộp Từ một cuộc khảo sát 1.073 người trả lời, kết quả cho thấy rằng kiến thức thuế có một tác động đáng kể vào việc tuân thủ thuế mặc dù mức độ kiến thức thuế giữa các người trả lời là khác nhau Các kết quả cũng chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi xác suất bị kiểm tra, nhận thức về chi tiêu chính phủ, hình phạt, áp lực tài chính cá nhân, và ảnh hưởng của các nhóm tham chiếu Các kết quả của nghiên cứu này

Trang 17

có thể cung cấp tài liệu cho những nhà hoạch định chính sách về cách thức mà các yếu tố tác động đến sự tuân thủ Nghiên cứu cũng cho những nhà quản lý thuế thấy được tầm quan trọng của kiến thức thuế trong việc hỗ trợ thiết kế các chương trình giáo dục về thuế, đơn giản hóa hệ thống thuế và phát triển một sự hiểu biết rộng hơn về hành vi của người nộp thuế

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Phân tích và đánh giá thực trạng sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

đó

- Đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu Nghiên cứu còn sử dụng phương pháp

so sánh, đối chiếu và tổng hợp

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn Đề tài phân tích thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp, đánh giá mặt đạt được cũng như những hạn chế và đưa ra nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ

thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trang 18

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, hy vọng đề tài sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho cơ quan thuế để góp phần giúp công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao hơn

1.7 Bố cục của nghiên cứu

Đề tài có kết cấu 3 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi

Chương 3: Giải pháp nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Lý thuyết về tuân thủ thuế

1.1.1 Khái niệm tuân thủ thuế

Theo James, Simon và Alley, Clinton (2004): “Định nghĩa tuân thủ thuế theo cách

đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế (NNT) chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế” Vậy nghĩa vụ thuế bao gồm những nội dung gì, quy định về nghĩa vụ thuế theo OECD (2004) như sau: “Nghĩa vụ thuế của một NNT có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế (CQT) khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ chính

mà NNT hầu hết phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào “Sự tuân thủ” về cơ bản là liên quan đến mức độ mà NNT đáp ứng các nghĩa vụ này Nghĩa vụ thuế bao gồm: Đăng ký thuế; Nộp tờ khai và các thông tin cần thiết về hồ sơ thuế đúng thời hạn; Báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp lưu giữ hồ sơ); Nộp thuế đúng hạn.”

Nhìn chung, nghĩa vụ thuế bao gồm những nội dung cơ bản sau: kê khai thuế, nộp

tờ khai, kê khai thông tin, nộp thuế Có thể khái quát rằng tuân thủ thuế là làm đúng theo những điều quy định trong luật thuế

Tuy nhiên, khái niệm tuân thủ thuế được khá nhiều nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện James và Alley (2004) đặt

ra câu hỏi: "Liệu “sự tuân thủ" là đề cập đến hành vi tự nguyện hay bắt buộc” và lập luận rằng: “Nếu NNT "tuân thủ" chỉ vì sự đe dọa hoặc các biện pháp cưỡng chế hoặc do cả hai, thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thuế thu được đạt 100% so với dự toán Thay vào đó, có thể nói rằng công tác quản lý thuế đạt được thành công khi NNT tự nguyện tuân thủ mà không cần đến các hình thức kiểm tra, thanh tra, nhắc nhở hoặc áp dụng các biện pháp xử lý, chế tài khác.”

Trang 20

Cũng theo hướng nghiên cứu tuân thủ thuế tự nguyện, có rất nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về tuân thủ thuế

Trong bài nghiên cứu của hai tác giả Mohd Rizal Palil và Ahmad Fariq Mustapha (2011) tập hợp nhiều định nghĩa về tuân thủ thuế như sau: “Ý nghĩa chính xác của việc tuân thủ thuế đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Ví dụ, Andreoni, Erard, và

Feinstein (1998) cho rằng sự tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng tuân theo

pháp luật thuế của NNT để có được sự cân bằng cho nền kinh tế của một quốc gia

Kirchler (2007) nhận định ra một định nghĩa đơn giản hơn, trong đó tuân thủ thuế được

xác định là thuật ngữ trung lập nhất để miêu tả sự sẵn lòng nộp tiền thuế của NNT Một

định nghĩa rộng hơn về tuân thủ thuế, được xác định vào năm 1978 bởi Song và Yarbrough rằng do hoạt động của hệ thống thuế ở Hoa Kỳ chủ yếu được dựa trên cơ chế

tự khai tự nộp và sự tuân thủ tự nguyện, tuân thủ thuế cần được xác định như là khả năng

và sự sẵn lòng để thực hiện theo pháp luật thuế của NNT được xác định bởi các yếu tố đạo đức, môi trường pháp lý và các yếu tố tình huống khác tại một thời gian và không gian cụ thể Tương tự như vậy, việc tuân thủ thuế cũng được xác định bởi một số CQT

rằng đó là khả năng và sự sẵn lòng của NNT thực hiện theo pháp luật thuế, kê khai chính

xác thu nhập hàng năm và nộp đủ tiền thuế đúng hạn (IRS, 2009; ATO, 2009; IRB,

2009)

Alm (1991), Jackson và Milliron (1986) định nghĩa tuân thủ thuế là báo cáo tất cả

thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh hoặc phán quyết của tòa án Theo một định nghĩa khác, tuân thủ thuế

là hành động của một người nộp tờ khai thuế, khai báo chính xác tất cả thu nhập chịu

thuế, và chi trả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không cần phải chờ đợi động thái tiếp theo từ cơ quan có thẩm quyền (Singh, 2003).”

Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) định nghĩa: “sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (DN) là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.”

Trang 21

Có thể thấy rằng theo quan điểm truyền thống, quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thuyết rằng hầu hết các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) đều không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của CQT hoặc có sự tác động của lợi ích kinh tế Tuy nhiên, quan điểm nghiên cứu hiện nay đã chuyển qua cách tiếp cận tuân thủ thuế theo hướng tuân thủ tự nguyện Và Việt Nam hiện nay cũng đang áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế - đây là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng

là sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT Vì vậy, đề tài cũng tập trung tiếp cận khái niệm

tuân thủ thuế theo hướng tuân thủ tự nguyện

Có thể hiểu tuân thủ thuế chính là sự sẵn lòng thực hiện đầy đủ và đúng thời

hạn nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế của ĐTNT Cần nhấn mạnh ở

đây rằng nếu NNT kê khai và thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng thanh toán trễ hạn quy định thì cũng không phải là tuân thủ thuế đúng nghĩa Do vậy có thể nói khái niệm

tuân thủ thuế được thể hiện qua ba yếu tố: tính đầy đủ, tính tự nguyện và đúng thời gian

Và khi sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT được nâng cao, rõ ràng chính sách pháp luật thuế được coi là có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mong muốn Suy cho cùng, tính hợp

lý hay hiện đại của một chính sách thuế, tính hiệu quả của công tác quản lý thuế thể hiện rất rõ ở thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của NNT

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về tuân thủ thuế, cần xem xét đến hành vi không tuân thủ Sau đây, đề tài sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này

1.1.2 Hành vi không tuân thủ thuế

Như đã trình bày ở phần trên, theo OECD (2004) có bốn loại nghĩa vụ chính mà NNT phải thực hiện và sự tuân thủ thuế là mức độ mà DN đáp ứng những nghĩa vụ này

Và “nếu NNT không đáp ứng được một trong những nghĩa vụ bất kỳ nói trên thì có thể

được coi là không tuân thủ Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác nhau rõ rệt.”

(OECD, 2004)

Theo Jackson và Milliron (1986); Kesselman (1994); Kasipillai và Jabbar (2003)

“không tuân thủ thuế là việc không sẵn lòng tuân thủ pháp luật về thuế và/hoặc kê khai thu nhập không chính xác, kê khai sai các khoản giảm trừ, miễn giảm thuế và/hoặc không

Trang 22

thanh toán chính xác số tiền thuế phải nộp, nộp thuế trễ thời gian quy định.” (Mohd Rizal Palil và Ahmad Fariq Mustapha, 2011)

Theo quan điểm của Simon James và Clinton Alley (2004), hành vi không tuân thủ thuế bao gồm hành vi không tuân thủ không dự tính và không tuân thủ dự tính

Hành vi không tuân thủ không dự tính: “nhiều NNT sẵn lòng hợp tác tuân thủ thuế nhưng lại không thực hiện được vì một số lý do như họ không hoàn thành được chính xác

tờ khai thuế, hoặc họ không ý thức được, hoặc hiểu sai các quy định của hệ thống thuế, hoặc vì một lý do nào khác tương tự.” (Simon James và Clinton Alley, 2004)

Hành vi không tuân thủ dự tính: gồm tránh thuế và trốn thuế Tránh thuế là hành vi vận dụng sự am hiểu về luật thuế để từ đó lợi dụng khe hở của luật và vận dụng tốt những

kỹ thuật thuế và kế toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng mà không trái với quy định pháp luật Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thuế (không khai, khai giảm hoặc khai sai nghĩa vụ đóng thuế) nhằm không phải nộp thuế, hoặc làm giảm số tiền thuế phải nộp và trì hoãn việc nộp thuế Hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, theo Richard M.Brid, Oliver Oldman: “khó mà phân địch rạch ròi giữa hành vi tránh thuế (avoidance) - hay việc dùng luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế - và hành vi trốn thuế (evasion) - tức sự vi phạm pháp luật Thêm vào đó, người ta thường khó mà quyết định được liệu các biện pháp chế tài nên được áp dụng ở đâu dọc theo chuỗi liên tục của những hành vi tránh thuế và trốn thuế”

Hình 1.1: Hành vi không tuân thủ thuế

KHÔNG TUÂN THỦ KHÔNG DỰ TÍNH

KHÔNG TUÂN THỦ THUẾ

KHÔNG TUÂN THỦ

DỰ TÍNH

TRỐN THUẾ TRÁNH THUẾ

Trang 23

Tuy nhiên, bất kỳ hành vi không tuân thủ thuế nào (dự tính hay không dự tính, tránh thuế hay trốn thuế) đều có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của công tác quản lý thuế Mà như chúng ta đã biết, một trong những mục tiêu cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng không tuân thủ Để đạt được mục tiêu này, về phía CQT cần phân tích để nắm được các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT nhằm đánh giá mức độ tuân thủ thuế,

từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế

1.1.3 Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu sự tuân thủ thuế của DN đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới thực hiện khá nhiều Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), những lý thuyết về quyết định tuân thủ thuế của các nghiên cứu trên thế giới thường giả thiết rằng NNT là cá nhân Tuy nhiên trong một DN, thực tế cá nhân là những chủ sở hữu DN, là người quyết định phạm vi, mức độ tuân thủ thuế của DN đó Vì vậy, những nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của cá nhân NNT vẫn hợp lý khi sử dụng để phân tích sự tuân thủ thuế của DN

Vấn đề đặt ra là tại sao NNT tuân thủ hoặc không tuân thủ và tại sao NNT lại tuân thủ ở một cấp độ nào đó Muốn nâng cao tính tuân thủ của NNT thì cần phải hiểu tính tuân thủ bị tác động bởi những yếu tố nào và mức độ tác động của những yếu tố này ra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế Có thể nói rằng, hành vi tuân thủ của NNT không phải là một yếu tố độc lập, bất biến mà, nó chịu tác động của các yếu tố

từ môi trường hoạt động và các yếu tố từ bản thân NNT

Trong phạm vi đề tài này, xem xét NNT là DN và tổng kết trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy một số nhóm yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ thuế của DN như sau:

1.1.3.1 Các yếu tố về kinh tế

Nhóm này bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, chính sách chính phủ… Đây là các yếu tố vĩ mô nên ảnh hưởng đến tính tuân thủ của tất

cả các nhóm NNT trong đó có DN

Trang 24

 Lãi suất

Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009): “Lãi suất thị trường và lãi suất ngân hàng là yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ, trì hoãn hay không tuân thủ thuế Trong trường hợp lãi suất tăng, một ĐTNT có tinh thần và đạo đức thuế tồi sẽ có khả năng trì hoãn việc nộp thuế; hoặc tuân thủ nhưng không tự nguyện; hoặc có khả năng trốn thuế hay tránh thuế Vì vậy lãi suất thị trường thường được các nhà phân tích theo cách tiếp cận kinh tế lấy làm cơ sở cho việc thiết lập các hình phạt đối với ĐTNT khi họ không tuân thủ.”

 Lạm phát

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011), nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ

lệ lạm phát được kiềm chế sẽ có tác động tích cực đến tính tuân thủ thuế và ngược lại, sẽ

có tác động bất lợi đến tính tuân thủ thuế của DN Lạm phát cao ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ thuế khi nó tác động đến mức sinh lợi của các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) Do đó lạm phát quá cao sẽ cản trở hành vi tuân thủ thuế của DN Ngược lại, lạm phát ổn định ở mức hợp lý kích thích SXKD và tác động đến sự tuân thủ thuế thông qua hiệu ứng thu nhập

 Hiệu quả chi tiêu công

Chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý cụ thể như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội phục vụ cho toàn dân và duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước

DN nộp thuế vào NSNN do đó cũng rất quan tâm đến vấn đề nhà nước sử dụng nguồn thu vào chi tiêu công như thế nào

“Nhận thức của DN về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu này sẽ tác động đến sự tuân thủ thuế Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đầu tư công phi hiệu quả sẽ là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ tích cực” (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009)

James Alm và các cộng sự (1992) nghiên cứu kết luận: “khi NNT nhận thấy những lợi ích từ những hàng hóa công được đầu tư bằng tiền thuế của họ thì sẽ làm cho tuân thủ thuế tăng lên”

Trang 25

1.1.3.2 Các yếu tố về chính sách thuế

 Tính đồng bộ, rõ ràng, đơn giản của chính sách thuế

Hệ thống chính sách thuế gồm các sắc thuế được ban hành dưới hình thức luật, pháp lệnh Mỗi sắc thuế có phạm vị điều tiết và vai trò khác nhau trong nền kinh tế nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm phát huy tác dụng điều tiết nền kinh tế vĩ mô Hệ thống chính sách thuế nói riêng và hệ thống luật pháp nói chung là yếu tố tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Do đó hệ thống chính sách thuế được coi là một yếu tố quan trọng có tác động đến sự tuân thủ thuế của DN Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và công bằng

là những tiền đề đầu tiên để đạt được sự tuân thủ cao từ DN Theo OECD (2004), “kết quả tuân thủ tốt bắt nguồn từ pháp luật tốt Luật pháp dễ hiểu và rõ ràng sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc để xây dựng chương trình tuân thủ hành chính và quản lý rủi ro tuân thủ Luật khó hiểu hoặc không rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho DN gia tăng hành vi không tuân thủ pháp luật” Clotfelter (1983) cũng phát hiện sự phức tạp của hệ thống thuế có liên quan với việc không tuân thủ

Nhìn chung, đối với hệ thống thuế áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, DN với những trình độ hiểu biết về thuế khác nhau, việc đơn giản hóa các quy định, chính sách về thuế

và công tác quản lý thuế có thể giúp DN hoàn thành chính xác tờ khai và các thủ tục thuế,

từ đó gia tăng tuân thủ thuế Hay nói một cách khác, hệ thống thuế càng phức tạp càng tác động tiêu cực đến sự tuân thủ thuế của DN

 Sự đơn giản của thủ tục hành chính thuế

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011), các thủ tục về thuế (thủ tục đăng

ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế,…) có tính ổn định, minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phí tuân thủ cho DN, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà Nếu thủ tục hành chính thuế quá rườm rà, phức tạp, khó thực hiện sẽ không khuyến khích DN tuân thủ tự giác, chi phí tuân thủ vì thế sẽ tăng lên

Trang 26

1.1.3.3 Các yếu tố thuộc về cơ quan thuế

 Tính cƣỡng chế hợp lý của quản lý thuế

Tính cưỡng chế hợp lý của CQT thể hiện qua tần suất kiểm tra, thanh tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế, các biện pháp cưỡng chế thuế, mức độ nghiêm khắc của hình phạt do trốn thuế

“Việc kiểm soát và cưỡng chế hợp lý của CQT sẽ đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật Ngoài yếu tố thanh tra, kiểm tra của CQT thì việc giám sát tuân thủ thuế nói chung cũng rất quan trọng, giám sát của xã hội, giám sát của các cơ quan dân cử đối với các hành vi không tuân thủ, qua đó phát hiện các trường hợp không tuân thủ và có các biện pháp xử lý phù hợp” (Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự, 2011)

Theo OECD (2004), “điều tra về tác động của những biện pháp ngăn ngừa, chẳng hạn như các hình phạt tài chính và đe dọa truy tố, cho thấy đây là các biện pháp khống chế về thời gian đối với hành vi tuân thủ của NNT Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tuân thủ muốn những người không tuân thủ bị trừng phạt”

Nghiên cứu của Fischer, Wartick và Mark (1992) cũng đã phát hiện rằng khi xác suất bị phát hiện gian lận tăng lên thì sẽ có tác động tích cực đối với việc tuân thủ thuế Theo kết luận của Allingham và Sandmo (1972): “Sự gia tăng trong xác xuất bị phát hiện

sẽ luôn dẫn tới một khoản thu nhập được khai báo lớn hơn”

 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ DN

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ DN thể hiện qua các hoạt động do CQT tổ chức như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tổ chức các buổi hội thảo giải đáp thắc mắc cho DN và phổ biến, hướng dẫn các văn bản, quy định mới về thuế, các chương trình tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện truyền thông… nhằm giúp cho DN nắm

rõ về nghĩa vụ thuế của mình cũng như cách thức kê khai nộp thuế đúng quy trình, từ đó nâng cao nhận thức về thuế cho các DN

Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thuế do CQT cung cấp sẽ giúp DN giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về quy định của luật thuế cũng như quy trình tuân thủ Những dịch vụ nghèo

Trang 27

nàn, khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho chi phí tuân thủ thuế cao, nhất là đối với các DN quy mô nhỏ và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản của trốn thuế” Có thể cho rằng công tác tuyên truyền hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho DN càng nhanh

độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần phục vụ nhân dân, đất nước sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế (Nguyễn

Thị Thanh Hoài và cộng sự, 2011)

1.1.3.4 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Nghiên cứu của OECD (2004), và các nghiên cứu khác về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam như Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng

sự (2011) cho thấy đặc điểm DN có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của DN Đặc điểm DN được thể hiện bởi một số thuộc tính tiêu biểu như kiến thức về thuế của DN, tình trạng tài chính của DN

 Kiến thức về thuế của DN

Mohamad Ali và cộng sự (2007) nghiên cứu kết luận: “Có một sự khác biệt đáng

kể trong hành vi tuân thủ thuế giữa những người có kiến thức về thuế và những người không có kiến thức về thuế” Palil và Mustapha (2011) cũng nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: “khi NNT có kiến thức thuế tốt hơn, thái độ đối với thuế sẽ là tích cực và điều này sẽ dần làm tăng tuân thủ và làm giảm xu hướng để trốn thuế” Nghiên cứu còn cho rằng việc phổ biến kiến thức thuế rộng rãi trong xã hội giúp ngăn ngừa trốn thuế trong cơ chế tợ khai tự nộp Việc giảng dạy luật thuế và kiến thức về thuế nên trở thành việc bắt

Trang 28

buộc trong trường phổ thông nhằm làm tăng sự tuân thủ tự nguyện Ngược lại, kiến thức

thuế nghèo nàn tương quan với thái độ tiêu cực đối với thuế

Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “nhiều DN có thể vui lòng tuân thủ nhưng họ không có khả năng làm như vậy vì họ không nhận thức được hoặc không hiểu phạm vi nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ Điều này sẽ làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê khai và thanh toán thuế, tăng chi phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ Tình trạng mù thông tin

và kiến thức cơ bản về hoạt động kế toán và lưu giữ sổ sách đặc biệt chiếm tỷ lệ khá cao ở các nước đang phát triển, điển hình đối với các DN vừa và nhỏ”

 Tình trạng tài chính của DN

Tình trạng tài chính có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của DN Khi đối diện với những căng thẳng về tài chính, DN sẽ phải cân nhắc ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu trước mắt như trả lương, trả nợ vay đến hạn… hơn là nghĩ đến việc thanh toán tiền thuế

Tình trạng tài chính của DN thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN Khi DN kinh doanh có lợi nhuận cao, DN thường chấp hành nhanh chóng nghĩa vụ thuế, nộp thuế đầy đủ đúng hạn, không còn bận tâm về nghĩa vụ thuế, tập trung phát triển hoạt động SXKD Ngược lại khi DN gặp khó khăn, DN phải dồn nguồn lực tập trung cải thiện tình hình, nguồn tài chính được ưu tiên hàng đầu sử dụng phục vụ SXKD, do đó nghĩa vụ thuế sẽ khó được hoàn thành đầy đủ, đúng hạn

Nghiên cứu của OECD (2004) cũng cùng quan điểm: “Rõ ràng có mối liên hệ giữa

số thuế nợ và hành vi tuân thủ Ví dụ, nếu một chủ DN có nghĩa vụ thuế có thể dễ dàng thanh toán thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ thuế lớn - đe dọa sự sống còn của DN - người chủ có thể tránh phải thanh toán toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo để làm giảm nghĩa vụ thuế” Nghĩa là nếu tình trạng tài chính DN không tốt, hay nói cách khác số thuế phải nộp tạo gánh nặng cho DN, thì sẽ làm giảm sự tuân thủ thuế của DN

 Nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế

Xét ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người ta cho rằng hệ thống thuế không công bằng; khi đó trốn thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn (Allingham và

Trang 29

Sandmo, 1972) Theo OECD (2004), “việc nhận thức được sự công bằng của một hệ thống thuế là quan trọng, đối với hành vi của NNT chịu ảnh hưởng bởi hai luồng nhận thức: là hệ thống đối xử không công bằng giữa những người khác nhau, và rằng chính phủ đang làm quá ít với nguồn ngân sách thu được”

Có thể nói công bằng là mối quan tâm hàng đầu của NNT Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, NNT tích cực tuân thủ thuế hơn

 Cảm nhận về rủi ro

Theo OECD (2004), “nếu một NNT có cơ hội không tuân thủ và nghĩ rằng rủi ro bị phát hiện là rất thấp, thì NNT đó có thể chấp nhận rủi ro này Điều này dẫn đến việc kê khai thấp đi một vài loại thu nhập nào đó Ví dụ, thu nhập từ tiền lương và tiền công thường là những khoản thu nhập mà CQT dễ dàng “nhìn thấy được” vì bên thứ ba báo cáo Tuy nhiên có những loại thu nhập khác có thể khó nhìn thấy được hơn và vì vậy sẽ được kê khai báo cáo một cách “sáng tạo” hơn” Allingham và Sandmo (1972) cũng đã tuyên bố rằng NNT sẽ luôn khai báo thu nhập một cách chính xác nếu xác suất phát hiện

là cao Do đó, có thể nói rằng sự cảm nhận rủi ro của NNT cũng là một yếu tố đáng nhắc đến trong việc tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT

Trang 30

1.1.3.5 Các yếu tố xã hội

 Chuẩn mực xã hội về tuân thủ thuế

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011), chuẩn mực xã hội là những tiêu chuẩn hành vi trong tuân thủ thuế do xã hội mong muốn và được chấp nhận chung của đại đa số người trong xã hội Trong cộng đồng đó, sự tuân thủ thuế sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng của xã hội lên nhận thức NNT rằng, hầu hết mọi người đều tuân thủ, chỉ một

số người không tuân thủ và hầu hết mọi người là những công dân tốt Sự tuân thủ sẽ hạn chế khi DN nhận thức rằng ít người có trách nhiệm công dân Sự đồng thuận về thuế của một đối tượng sẽ tác động lên chuẩn mực xã hội về sự tuân thủ thuế và tác động đến NNT khác

Theo OECD (2004), “nếu một người tin rằng sự không tuân thủ là điều phổ biến thì nhiều khả năng là bản thân họ cũng không tuân thủ Các nghiên cứu cho thấy rằng cách thức hiệu quả để giảm hành vi không tuân thủ là đảm bảo rằng các NNT hiểu đúng

về hành vi tuân thủ của những NNT khác”

Keith Walsh (2011) cho rằng: “Chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đến hành vi của NNT Nếu nhận thức được rằng trốn thuế là điều ít xảy ra và phần lớn mọi người đều tuân thủ sẽ làm cho NNT ít nghĩ đến việc trốn thuế”

 Vị thế và danh tiếng của DN trong xã hội

Vai trò của DN trong xã hội và những chuẩn mực hành vi của họ cũng rất quan trọng DN không chỉ tối ưu hóa hành vi một cách cô lập và ích kỷ (mặc dù điều này đúng trong một số trường hợp) mà còn bị tác động bởi dư luận tích cực từ xã hội do tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế và từ đó làm hình thành nên danh tiếng vị thế và vai trò của DN trong một cộng đồng xã hội Tiếp đó, danh tiếng vai trò của DN sẽ tác động đến tinh thần thuế của bản thân DN (James và Alley, 2004)

1.1.4 Các chỉ tiêu đo lường mức độ tuân thủ thuế

Trong điều kiện áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế, thực hiện tổ chức quản lý thuế theo chức năng, đề cao vai trò tự giác của DN, hiện nay ở nhiều nước chủ yếu sử dụng các tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN dựa trên cơ sở mức

độ tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế của DN theo quy định của pháp luật thuế như:

Trang 31

mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, mức độ tuân thủ về khai thuế và mức độ tuân thủ trong nộp thuế, cụ thể:

 Tuân thủ trong việc đăng ký thuế: để đánh giá mức độ tuân thủ trong việc

đăng ký thuế, các chỉ số sau đây thường được sử dụng:

- Chỉ tiêu 1: Số DN vi phạm về thời gian đăng ký thuế Nếu chỉ tiêu này cao

chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng ký thuế chưa tốt

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ DN vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số DN phải

đăng ký thuế Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ trong việc đăng

ký thuế chưa tốt

 Tuân thủ về kê khai thuế: gồm tuân thủ về nộp tờ khai và tuân thủ trong kê

khai thuế

- Tuân thủ về nộp tờ khai: có thể được chia thành ba chỉ số khác nhau:

+ Chỉ tiêu 3: Tuân thủ trong nộp tờ khai của DN, được đo bằng tỷ lệ giữa số

tờ khai được nộp và số DN thực tế được đăng ký tại CQT Các tờ khai được nộp có thể bao gồm cả tờ khai nộp đúng hạn và tờ khai chậm nộp Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

+ Chỉ tiêu 4: Tuân thủ trong việc nộp tờ khai đúng hạn, được đo bằng tỷ lệ

giữa số tờ khai nộp đúng hạn trên tổng số tờ khai đã được nộp Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

+ Chỉ tiêu 5: Mức độ tuân thủ trong nộp tờ khai nói chung, là tỷ lệ giữa số tờ

khai đã nộp đúng hạn chia cho tổng số DN đã đăng ký Mức độ tuân thủ kê khai nói chung này được ước tính là kết quả của hai chỉ số 4 và 5 Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

- Tuân thủ trong kê khai thuế: Được hiểu là tỷ lệ giữa số thu nhập/doanh thu

kê khai với số thu nhập/doanh số được chờ đợi sẽ kê khai Hay có thể sử dụng

tỷ lệ số thuế truy thu/tổng số thuế phải nộp

 Tuân thủ trong nộp thuế: Nói đến mức độ tuân thủ trong nộp thuế là nói đến

việc nộp thuế đúng hạn, nộp đủ số thuế phải nộp

Trang 32

- Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ số DN nộp thuế đúng hạn trên tổng số DN Nếu chỉ tiêu này

cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

- Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ giữa số thuế được nộp đúng hạn trên tổng số thuế phải nộp

theo nghĩa vụ thuế của DN Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

- Chỉ tiêu 8: Tình hình nợ đọng: được xác định là tỷ lệ giữa số thuế nợ đọng so

với tổng số thuế phải nộp Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ mức độ tuân thủ thuế tốt hơn

1.2 Quản lý thu thuế của nhà nước nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh

nghiệp

1.2.1 Quản lý thu thuế theo cơ chế tự khai tự nộp

Khái niệm quản lý thu thuế đối với DN theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) như sau:

“quản lý thu thuế đối với DN là quá trình bảo đảm thực thi các chính sách thuế đối với

DN, thông qua quá trình tác động của CQT các cấp lên các DN nhằm đảm bảo sự tuân thủ thuế theo luật định một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường quản lý thu thuế luôn biến động”

Quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN là một nội dung quan trọng trong quản

lý thuế nói chung với những mục tiêu cơ bản sau: tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN; phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế thì trường như ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, điều tiết hoạt động SXKD; tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN một cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện; góp phần bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các DN trong nền kinh tế Trong đó, mục tiêu hàng đầu chính là tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của DN

Theo quan điểm truyền thống, DN là đối tượng cai trị của CQT, lúc này quản lý thuế mang bản chất mệnh lệnh và cưỡng chế Nhưng theo quan điểm mới hiện nay, quản

lý thu thuế theo cơ chế tự khai tự nộp, chiến lược quản lý thuế là quản lý sự tuân thủ của

DN Lúc này CQT phải coi DN là khách hàng, và tất cả những hoạt động của CQT để đảm bảo DN tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế phải được xem là các dịch vụ phục vụ khách hàng

Trang 33

Cơ chế tự khai tự nộp thuế đòi hỏi các DN phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là

do chính DN tự lập trên cơ sở SXKD của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của CQT DN phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật

Theo cơ chế này, DN hoàn toàn tự chủ trong thực hiện các khâu cơ bản của quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế và nộp thuế CQT không can thiệp vào quá trình này của DN mà hướng đến việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ giải đáp các vướng mắc mà các DN thường gặp trong quá trình kê khai nộp thuế để giúp DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Bên cạnh đó, CQT sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro, và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế CQT lúc này

có vai trò là cơ quan giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của DN

Điểm xuất phát của quản lý thu thuế là cần hiểu được sự tuân thủ thuế của DN CQT cần thấy rằng sự tuân thủ thuế của DN không chỉ là tuân thủ hay không tuân thủ mà

là sự tuân thủ diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau Do đó, CQT cần phân biệt đâu là nhóm tuân thủ và không tuân thủ và sự tuân thủ của từng nhóm DN diễn ra ở mức độ nào, để từ

đó có chiến lược quản lý phù hợp đối với từng nhóm DN

Trên thế giới đã có nhiều mô hình quản lý thuế theo phương thức giám sát sự tuân thủ Một trong các mô hình tiêu biểu là mô hình được đề xuất bởi Grabosky và Braithwaite năm 1986 và được CQT Australia áp dụng cuối những năm 1990 Đây là mô hình quản lý thuế xác lập trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ của DN Theo đó CQT áp dụng biện pháp ứng xử thống qua các phương pháp quản lý khác nhau với từng nhóm đối tượng để đạt hiệu quả quản lý cao nhất

Mô hình này thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 34

Hình 1.2: Mô hình quản lý tuân thủ thuế

Nguồn: OECD (2004)

Theo đó, toàn bộ NNT được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên trái kim tự tháp Tương ứng với 4 nhóm NNT này là 4 nguyên tắc xử lý khác nhau của CQT Cụ thể là:

- Nếu hành vi của NNT là “sẵn sàng tuân thủ” thì nguyên tắc xử lý của CQT là

“tạo điều kiện thuận lợi” để NNT tuân thủ

- Nếu hành vi của NNT là “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ

- Nếu hành vi của NNT là “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện

Doanh

nghiệp

Chiến lƣợc tuân thủ Thái độ tuân thủ

Ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm

Áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật

Sẵn sàng tuân thủ

Cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công

Không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT quan tâm

Quyết định không tuân thủ

Chiến lược của CQT là tạo áp lực để giảm số NNT không tuân thủ

Trang 35

Mô hình quản lý tuân thủ thuế tập trung vào việc nghiên cứu hành vi tuân thủ của NNT và đề xuất nguyên tắc, phương pháp và biện pháp xử lý phù hợp nhằm tạo áp lực để giảm số NNT không tuân thủ

1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp

Nội dung quản lý thu thuế đối với DN là những hoạt động mà CQT các cấp phải thực hiện trong quá trình quản lý để đảm bảo sự tuân thủ thuế của DN Những nội dung chính trong công tác quản lý thu thuế đối với DN như sau:

 Quản lý đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế

Bao gồm việc nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế, cấp mã số thuế (MST) cho các

DN mới thành lập; nhận và kiểm tra các tờ khai và chứng từ nộp thuế, kiểm tra tính đầy

đủ và chính xác của các thông tin do DN ghi trên tờ khai; theo dõi, đôn đốc DN kê khai

và nộp thuế tự nguyện, đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định

- Tuyên truyền, khuyến khích: Phát triển các chương trình tuyên truyền phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng để giúp DN hiểu các nghĩa vụ và quyền lợi của họ; tổ chức khen thưởng các DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế

 Kiếm tra, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ thuế của DN nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vị gian lận về thuế, bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm minh

Kiểm tra thuế được thực hiện theo hai hình thức: kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở DN

Trang 36

Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật

về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính

 Cƣỡng chế thuế và xử lý vi phạm

Thực hiện các hình thức phạt và cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp DN có các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như:

- Phải đăng ký thuế nhưng không đăng ký thuế

- Không nộp tờ khai hoặc nộp không đúng hạn định

- Cố tình kê khai thuế sai, thấp hơn mức phải nộp theo luật định

- Không nộp thuế hoặc nộp không đúng hạn định

- Thay đổi địa điểm hoạt động, bỏ trốn, mất tích…

 Xử lý khiếu nại và tố cáo về thuế

Đây là những hoạt động đảm bảo dịch vụ khách hàng, nhằm thoả mãn nhu cầu của

DN Các hoạt động nhóm này bao gồm:

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo: nhận các đơn từ, phân tích hồ sơ và kết quả xử lý có liên quan đến khiếu nại, thu thập bằng chứng, tổ chức thẩm tra, phúc tra và

xử lý kết quả khiếu nại

- Điều tra, khởi tố DN

1.3 Kinh nghiệm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại một số quốc gia

trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của

doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới

 Kinh nghiệm của OECD

OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế

Trang 37

phát triển trên thế giới như Mỹ, Ca-na-đa và các nước Tây Âu Hiện nay, số thành viên OECD là 30 quốc gia Một số kinh nghiệm được đưa ra như sau:

 Kinh nghiệm về đăng ký thuế

Ở nhiều nước, mã số được sử dụng không chỉ duy nhất bởi CQT Ví dụ: Chi-lê, Đan Mạch, Hàn Quốc và Na-uy, số chứng minh nhân dân cũng được sử dụng làm mã số thuế thu nhập cá nhân Ở Canada và Mỹ, số an sinh xã hội được sử dụng cho thuế thu nhập cá nhân Ở Phần Lan và Thụy Điển, số an sinh xã hội được sử dụng cho thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cho cá nhân, số đăng ký kinh doanh sử dụng cho thuế thu nhập công ty và thuế giá trị gia tăng Bất kể cách nào, các CQT cũng đều sử dụng

số để quản lý và theo dõi NNT, phát hiện những trường hợp tiềm năng không tuân thủ pháp luật về thuế, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ và cho nhiều hoạt động quản lý khác

 Kinh nghiệm về quản lý thu thuế nợ đọng

Để ngăn ngừa và giải quyết nợ đọng thuế, các nước này đã làm như sau:

- Sử dụng mạnh công cụ cưỡng chế thuế hoặc phạt thuế

- Tăng cường nguồn lực cho các hoạt động thu nợ thuế (có 6 nước báo cáo rằng trên 10% nguồn lực toàn ngành thuế của họ dành cho các hoạt động thu nợ thuế)

- Chính sách xóa nợ thuế: Xóa nợ thuế với những khoản thuế khó thu hồi

- Phương pháp thanh toán hiện đại

Hiện nay, các CQT cũng đang khẩn trương đẩy mạnh tính hiệu quả của các hoạt động thu nợ thuế như phát triển các hình thức thanh toán mới: phone banking, internet banking, thanh toán qua thẻ trực tiếp và sử dụng rộng rãi hơn thẻ tín dụng; hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro (sử dụng mô hình đánh giá rủi ro để tính toán mức độ rủi ro trong mỗi trường hợp nợ thuế); xóa nợ với những điều kiện ràng buộc nhất định

 Kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT

Khi cung cấp các dịch vụ, CQT thường hướng đến việc sử dụng dịch vụ điện tử hiện đại Các hình thức dịch vụ điện tử được đưa ra bao gồm: điền hồ sơ điện tử, thanh toán nợ thuế điện tử, tiếp cận tài khoản của NNT qua mạng Những lợi ích chủ yếu của việc tăng cường sử dụng dịch vụ điện tử hiện đại là thu thuế nhanh hơn, tăng tính chính

Trang 38

xác của dữ liệu, loại bỏ những công việc chồng chéo, giảm thủ tục giấy tờ cho NNT, đẩy nhanh việc hoàn thuế, nắm bắt nhanh hơn dữ liệu của NNT Tuy nhiên, cũng có một vài vấn đề mà CQT cần quan tâm khi triển khai dịch vụ điện tử như phải có sự phát triển đồng bộ trên nhiều mặt của lĩnh vực kinh tế, có một chiến lược an ninh tốt để duy trì tính bảo mật

 Kinh nghiệm của Singapore

Kinh nghiệm quản lý thuế của Singapore dựa trên nền tảng đặt niềm tin vào NNT

và củng cố niềm tin của NNT với CQT Theo đó, cách quản lý tốt nhất là làm thế nào để mỗi công dân cảm nhận tốt hơn về nghĩa vụ tuân thủ hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, tự giác thực hiện các quy định, hướng dẫn, luật lệ và sẵn sàng tuân thủ tự nguyện

Trên tinh thần đặt niềm tin vào NNT, từ năm 2008 CQT Singapore (IRAS) đã thí điểm chương trình tăng cường mối quan hệ giữa CQT và những NNT Chiến lược của họ hướng đến số đối tượng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số NNT nhưng lại đóng góp số thu lớn Chương trình này được thực thi nhằm đảm bảo quy tắc win - win (hai bên đều có lợi)

và đã nhận được phản hồi tích cực từ NNT IRAS đặt ra những chiến lược lắng nghe và học hỏi khác nhau để nắm được những sở thích, nhu cầu của từng nhóm NNT nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ IRAS phát triển một đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng để có những dịch vụ có chất lượng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT hoá các dịch vụ hỗ trợ Điều này làm CQT các nước phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về cách thức cư xử với NNT, nhằm cải thiện mức độ tuân thủ Đến năm 2013, hiệu quả chương trình này của Singapore được OECD đánh giá rất cao so với các quốc gia khác (OECD, 2013) Theo đó, hệ thống thuế Singapore vận hành đảm bảo bốn trụ cột chiến lược quan trọng Thứ nhất là, xây dựng hệ thống thuế đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT dễ dàng tuân thủ và giảm thiểu tối đa khả năng gian lận thuế Thứ hai, NNT được thông tin đầy đủ nhằm hỗ trợ sao cho họ biết rõ nghĩa vụ thuế của mình Thứ ba, xây dựng hình ảnh CQT đáng tin cậy bằng cách chủ động hỗ trợ tuân thủ và có những hành động kịp thời, hiệu quả ngăn chặn việc không tuân thủ, đảm bảo công bằng Thứ tư, cam kết xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ niềm tin trong việc nộp thuế

Trang 39

IRAS còn xây dựng chiến lược kiểm tra thuế dựa trên đánh giá rủi ro tuân thủ, trong đó xác định cụ thể và đặt trình tự ưu tiên cho những khu vực có rủi ro; phác thảo những lĩnh vực cần tập trung kiểm tra và tổng hợp những sai phạm thường gặp trong tuân thủ của người nộp thuế Cách tiếp cận này được đánh giá tích cực do sự cung cấp thông tin minh bạch, và không cố tình tạo tâm lý đối phó nơi người nộp thuế

Một trong những điểm tích cực trong chiến lược xây dựng hệ thống thuế của Singapore là đặt niềm tin vào NNT ngay từ đầu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho NNT tuân thủ Song hành với đó là việc áp dụng biện pháp nghiêm và mạnh đối với những trường hợp cố tình không tuân thủ luật thuế Qua đó, niềm tin vào NNT sẽ hỗ trợ quá trình quản lý thuế nhẹ nhàng và thuận tiện hơn

 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Quan điểm chính trong quản lý thu thuế ở Trung Quốc là “ĐTNT là trung tâm” và

“tất cả cán bộ thuế đều phục vụ ĐTNT” CQT Trung Quốc đã chuyển từ phương thức

“tập trung chủ yếu vào thu thuế” sang “tập trung chủ yếu vào dịch vụ”

Dịch vụ CQT cung cấp cho DN nằm ở tất cả các khâu từ khâu trước khi nộp thuế đến khâu nộp thuế cho đến khâu sau nộp thuế Cụ thể, CQT cung các dịch vụ hỗ trợ thông tin và hướng dẫn cho DN; tạo mọi điều kiện cho DN nộp thuế nhanh chóng thuận tiện; cung cấp các kênh thông tin cho DN có thể theo dõi, khiếu nại hoặc yêu cầu hoàn trả, bồi thường các khoản chi phí sau khi nộp thuế một cách nhanh chóng và thuận tiện

CQT Trung Quốc đã đảm bảo những dịch vụ chuẩn hoá thông qua xây dựng các điều kiện cần thiết như khảo sát đánh giá của DN; đổi mới cơ cấu tổ chức hướng tới dịch vụ; nâng cao năng lực của cán bộ thuế; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận của CQT; xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc

1.3.2 Bài học về nâng cao sự tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp cho tỉnh

Quảng Ngãi

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao sự tuân thủ thuế của các quốc gia trên thế giới, có thể rút ra được nhiều bài học cho hoạt động quản lý thuế của Cục thuế tỉnh nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của DN

Trang 40

 Sự thay đổi quan điểm về vị trí của DN trong toàn bộ hệ thống thuế

Sự thay đổi quan điểm về vị trí của DN trong toàn bộ hệ thống thuế từ vị trí là đối tượng quản lý sang vị trí khách hàng là một tất yếu đối với quản lý thu thuế trong cơ chế

tự khai tự nộp nhằm đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện cao nhất của DN Việc tự nguyện tuân thủ đòi hỏi phải thiết lập một mối quan hệ đối tác giữa CQT và DN Sự thay đổi này phù hợp với xu thế hiện nay ở rất nhiều quốc gia và phù hợp với sự chuyển đổi mô hình

từ nhà nước quản lý sang nhà nước phục vụ

 Đa dạng hóa dịch vụ hỗ trợ và cung cấp thông tin kịp thời cho DN

Một mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển cơ chế tự khai tự nộp đó là nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ giúp cho DN nhận thức và hiểu biết chính xác những thủ tục, quy trình để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình; đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin đến DN một cách nhanh chóng và chính xác nhất, từ đó tối thiểu hóa chi phí tiếp cận thông tin, góp phần thúc đây tính tuân thủ tự nguyện của DN

Theo xu hướng hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ của CQT áp dụng mạnh mẽ CNTT vào thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, nhận thông báo thuế qua mạng điện tử; khai thác thông tin, hỏi đáp các vướng mắc qua điện thoại Phải làm sao cho các dịch vụ của CQT được cung cấp nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện nhất cho DN Đây là tính chất hiện

có của dịch vụ ở một CQT hiện đại

 Quản lý thu thuế dựa trên sự phân loại DN theo mức độ tuân thủ thuế

Thực tế cho thấy, mức độ tuân thủ thuế của DN là khác nhau, vì vậy CQT cần xây dựng chiến lược quản lý thu thuế phù hợp cho từng nhóm DN khác nhau với mục tiêu là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DN Vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế của DN theo tình hình thực tiễn và phù hợp với địa phương Từ

đó xây dựng chiến lược quản lý tuân thủ một cách hiệu quả nhất

 Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro

Muốn nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế cần vận dụng những kinh nghiệm: áp dụng mô hình quản lý tuân thủ trong quản lý thuế; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về DN; hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá phân tích rủi ro; hoàn thiện các công cụ đặc biệt là công cụ điện tử để hỗ trợ công tác thanh tra,

Ngày đăng: 26/02/2016, 15:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5] Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học số 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay
Tác giả: Vũ Văn Cương
Năm: 2009
[6] Phan Thị Mỹ Dung, Lê Quốc Hiếu (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 7, Trang 11-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
Tác giả: Phan Thị Mỹ Dung, Lê Quốc Hiếu
Năm: 2015
[7] Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011), “Chuyên đề nghiên cứu: Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nghiên cứu: Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự
Năm: 2011
[10] Richard M.Brid, Oliver Oldman, “Cải thiện sự tuân thủ thuế”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Kim Chi biên dịch, hiệu đính Phan Hiển Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện sự tuân thủ thuế
[13] Đặng Thị Bạch Vân (2014), “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 16 (26), trang 59 –-63.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế
Tác giả: Đặng Thị Bạch Vân
Năm: 2014
[14] Allingham, M. G. and Sandmo, A. (1972), “Income tax evasion: A theoretical analysis”, Journal of Public Economics, 1(3-4), 323-338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Income tax evasion: A theoretical analysis
Tác giả: Allingham, M. G. and Sandmo, A
Năm: 1972
[15] Alm, James; Jackson, Betty R., and McKee, Michael (1992), “Estimating the determinant of taxpayer compliance with experimental data”, National Tax Journal, Vol. 45, No. 1, 107-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estimating the determinant of taxpayer compliance with experimental data
Tác giả: Alm, James; Jackson, Betty R., and McKee, Michael
Năm: 1992
[16] Braithwaite, V. (2001), “A new approach to tax compliance”, Working Paper, (3), pp 2-11, Centre for tax system integrity, the Australian National University, Canberra Sách, tạp chí
Tiêu đề: A new approach to tax compliance
Tác giả: Braithwaite, V
Năm: 2001
[17] Clotfelter, C.T (1983), “Tax evasion and tax rate: An analysis of individual returns”, The Review of Economics and Statistics, Vol. 65, No. 3, 363 - 373 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tax evasion and tax rate: An analysis of individual returns
Tác giả: Clotfelter, C.T
Năm: 1983
[18] Fischer C.M., Wartick M. and Mark M.M. (1992), “Detection probability and taxpayer compliance: A review of Literature”, Journal of Accouting Literature, 11, 1 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Detection probability and taxpayer compliance: A review of Literature
Tác giả: Fischer C.M., Wartick M. and Mark M.M
Năm: 1992
[19] James, Simon and Alley, Clinton (2004), “Tax compliance, self-assessment and tax administration”, Journal of Finance and Management in Public Services , Vol. 2, No.2, 27-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tax compliance, self-assessment and tax administration
Tác giả: James, Simon and Alley, Clinton
Năm: 2004
[20] OECD (2004), “Compliance risk management: Managing and improving tax compliance” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compliance risk management: Managing and improving tax compliance
Tác giả: OECD
Năm: 2004
[21] OECD (2004), “Compliance risk management: Use of random audit programs” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compliance risk management: Use of random audit programs
Tác giả: OECD
Năm: 2004
[24] Palil, M.R. and Mustapha, A.F. (2011), “Factors affecting tax compliance behaviour in self assessment system”, African Journal of Business Management Vol. 5(33), 12864-12872 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting tax compliance behaviour in self assessment system
Tác giả: Palil, M.R. and Mustapha, A.F
Năm: 2011
[25] Palil, M.R. and Mustapha, A.F. (2011), “Determinants of Tax Compliance in Asia: A case of Malaysia”, European Journal of Social Sciences, Vol. 24 No. 1: 7-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Tax Compliance in Asia: A case of Malaysia
Tác giả: Palil, M.R. and Mustapha, A.F
Năm: 2011
[26] Singh. V (2003), “Malaysian Tax Administration”, 6 th ed, Kuala Lumpur: Longman Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malaysian Tax Administration
Tác giả: Singh. V
Năm: 2003
[27] Walsh, Keith (2011), “Understanding Taxpayer Behaviour – New Opportunities for Tax Administration”, Irland Tax and Customs Service Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Taxpayer Behaviour – New Opportunities for Tax Administration
Tác giả: Walsh, Keith
Năm: 2011
[2] Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi (2010 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm Khác
[3] Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi (2010 - 2014), Báo cáo kết quả thu ngân sách nhà nước hàng năm Khác
[4] Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi (2010 - 2014), Báo cáo công tác kiểm tra của toàn Cục thuế Quảng Ngãi Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w