Cùng quanđiểm với Singh & Ctg 2003 cho rằng tuân thủ thuế trở thành một vấn đề chủyếu trong hệ thống tự khai thuế bởi vì tổng số tiền thuế phải nộp phụ thuộc rấtnhiều vào mức độ tuân thủ
Trang 1CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bằng cách vẽ mộtbức tranh tổng thể về những nội dung sẽ trình bày: (1) Lý do tác giả chọn đề tàituân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận 12 làm đề tài nghiên cứu;(2) Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài; (3) Đối tượng và phạm vi nghiêncứu của đề tài; (4) Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu của mình; (5) Nhữngđóng góp của đề tài; (6) Kết cấu của đề tài
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, kết quả số thu ngânsách hàng năm tại các cơ quan thuế từ Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương cho đến các Chi cục Thuế quận, huyện là một trong những nhiệm vụquan trọng của cơ quan thuế Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ
và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân Tuy nhiên trên thực tế, một số người nộpthuế vẫn có quan niệm xem việc nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước là sựmất đi một số tiền nhất định, thực hiện việc nộp thuế chỉ là nghĩa vụ không thểtránh né được nếu có cơ hội không nộp thuế hoặc giảm bớt được số tiền thuếphải nộp mà không bị xử lý thì họ có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
Cục Thuế TP.HCM nói chung và Chi Cục Thuế quận 12 nói riêng phảiđối mặt với một trong những thách thức lớn trong công tác quản lý thuế là làmthế nào để hạn chế thất thoát nguồn thu thuế và nhờ đó nâng cao mức độ tuânthủ thuế Mức tuân thủ thấp ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng và phát triểnkinh tế Chi cục thuế quận 12 đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, ngườinộp thuế tự khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịutrách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp,trong đó doanh nghiệp được chủ động và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế củamình theo quy định của pháp luật Mục đích của cơ chế này nhằm để doanhnghiệp tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhànước theo đúng thời hạn luật quy định và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai,
Trang 2nộp thuế của mình; cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kêkhai, nộp thuế của doanh nghiệp trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạmhoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế Tuy nhiên, trong trường hợp động cơ tuânthủ của doanh nghiệp kém cùng với năng lực quản lý của cơ quan thuế cũng yếukém, không thể phát hiện các hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp, cơ chế tựkhai tự nộp sẽ không phát huy được hiệu quả Chính vì vậy, nền tảng của quản
lý thuế hiện đại là hướng đến và phát huy cao nhất tính tự giác tuân thủ phápluật của doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra hàng đầu trong công tác quản lý thuế hiện nay tại Chi Cụcthuế quận 12 là làm thế nào để người nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ nộp thuếcủa mình đúng theo pháp luật quy định, có như vậy công tác quản lý thuế mớimang lại hiệu quả
Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hành
vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận 12, TP Hồ Chí Minh” làmluận văn thạc sỹ kinh tế
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và lượng hóa các yếu tố liênquan đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận 12 Trên cơ
sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanhnghiệp trên địa bàn quận 12 Cụ thể:
- Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ thuế của doanhnghiệp trên địa bàn quận 12
- Điều chỉnh thang đo các yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa bàn quận 12
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa bàn quận 12
Câu hỏi nghiên cứu:
Trang 3Một là, yếu tố nào liên quan đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệptrên địa bàn quận 12?
Hai là, thang đo nào được sử dụng để đo lường các yếu tố tác động liênquan đến hành vi tuân thủ thuế?
Ba là, giải pháp nào là cần thiết để nâng cao hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa bàn quận 12?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện qua 2 giai đoạn baogồm nghiên cứu định tính và định lượng Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phầnmềm SPSS for Window 20.0
Trong bước thứ nhất, tác giả tập hợp cơ sở lý luận (bao gồm hai nội dungnghiên cứu cơ bản): (i) Tập hợp cơ sở lý luận về hành vi tuân thủ thuế của cácdoanh nghiệp; (ii) Thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm để thiết kếdàn bài thảo luận nhóm với doanh nghiệp kê khai thuế phục vụ cho nghiên cứu
Trang 4định tính nhằm xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ thuế của cácdoanh nghiệp kê khai thuế trên địa bàn quận 12
Trong bước thứ hai, tác giả tiến hành kiểm định thang đo và các giảthuyết trong mô hình nghiên cứu trên cỡ mẫu khảo sát là 300 mẫu theo phươngpháp lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đobằng công cụ phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quytuyến tính OLS để đo lường các nhân tố liên quan đến hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hành vituân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận 12
Mẫu nghiên cứu:
Giai đoạn nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tínhthông qua thảo luận nhóm với 10 người là kế toán trưởng của các doanh nghiệp
kê khai thuế tại Chi cục Thuế quận 12
Giai đoạn nghiên cứu định lượng: Tác giả sẽ thực hiện khảo sát trên cỡmẫu là 300 mẫu Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp kê khai thuế trên địa bànquận 12 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Kỹ thuật xử lý dữ liệu:
Dữ liệu sau khi thu thập từ doanh nghiệp kê khai thuế trên địa bàn quận 12,các bảng câu hỏi sẽ được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu Sau
đó dữ liệu sẽ được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS for Windows 20.0
Kế tiếp, dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụphân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach Alpha,phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis), và hồi quytuyến tính để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trang 5- Đề tài xác định được các yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa bàn quận 12, TP.HCM;
- Đề tài giúp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp kê khaithuế trên địa bàn quận 12, TP.HCM;
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và các nhà nghiêncứu trong lĩnh vực thuế
1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài được kết cấu thành 05 chương
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu, đối tượng, phạm vinghiên cứu của đề tài; phương pháp nghiên cứu của đề tài; đóng góp của đề tài
và kết cấu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về tuân thủ thuế
Tác giả trình bày cơ sở luận về hành vi tuân thủ thuế bao gồm: Mô hình lýthuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tuân thủ thuế của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của mình
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đolường các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại ChiCục Thuế quận 12
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày về thực trạng hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệptại Chi cục Thuế Quận 12; kết quả khảo sát các hành vi tuân thủ thuế của cácdoanh nghiệp
Chương 5: Kết luận và biện pháp nhằm cải thiện việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Trang 6Tác giả trình bày gợi ý một số biện pháp nhằm nâng cao hành vi tuân thủthuế của doanh nghiệp; hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trang 7CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ
2.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ
2.1.1 Định nghĩa tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Andreoni & Ctg(1998) nhấn mạnh tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộpthuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt được trạng thái cân bằng kinh tế của mộtđất nước
Trong khi đó Jackson & Milliron (1986), Alm (1991) lại cho rằng tuânthủ thuế là báo cáo tất cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cáchthực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa
án Theo James & Alley (1999), “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất làmức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”[23]
Kirchler (2007) đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, tuân thủ thuế là mộtthuật ngữ trung lập nhất miêu tả việc người nộp thuế sẵn sàng nộp tiền thuế
Theo góc độ rộng về tuân thủ thuế, Song & Yarbrough (1978) cho rằng dokhía cạnh hoạt động đáng chú ý của hệ thống thuế Hoa Kỳ là người nộp tự xácđịnh nghĩa vụ thuế của mính và tự nguyện tuân thủ thuế, điều này có thể hiểu làkhả năng người nộp thuế và sự sẵn lòng tuân thủ luật thuế được xác định bởi vấn
đề đạo đức, môi trường pháp lý, và các yếu tố tình huống khác tại từng thời gian
và địa điểm cụ thể Với quan điểm một số cơ quan thuế cũng xem tuân thủ thuế
là khả năng và sự sẵn lòng của đối tượng nộp thuế thực hiện theo quy định củapháp luật thuế; kê khai thu nhập chính xác mỗi năm và thanh toán đủ số tiền thuếđúng thời gian quy định [41]
Ở góc độ chi tiết hơn, Singh và cộng sự (2003) cho rằng tuân thủ thuế làhành động của một người nộp tờ khai thuế, công khai chính xác tất cả các khoảnthu nhập chịu thuế và thanh toán tất cả các khoản thuế phải nộp trong thời hạn
Trang 8quy định mà không phải chờ đợi hành động của cơ quan thuế Trên cơ sở đó,tuân thủ thuế được tách biệt thành 2 quan điểm: tuân thủ quan điểm về quản lýhành chính và tuân thủ theo quan điểm hoàn thành chính xác tờ khai thuế Tuânthủ theo quan điểm quản lý hành chính bao gồm đăng ký và thông báo với cơquan thuế tình trạng của người nộp thuế, nộp tờ khai thuế mỗi năm (nếu cần) vàtuân thủ khuôn khổ về thời gian thanh toán theo yêu cầu [9] Nghĩa là, tuân thủthuế đòi hỏi người nộp thuế phải đạt được một mức độ trung thực nhất định, cókiến thức thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này để hoàn thành tờ khaithuế và các hồ sơ có liên quan kịp thời, chính xác và đầy đủ [30] Cùng quanđiểm với Singh & Ctg (2003) cho rằng tuân thủ thuế trở thành một vấn đề chủyếu trong hệ thống tự khai thuế bởi vì tổng số tiền thuế phải nộp phụ thuộc rấtnhiều vào mức độ tuân thủ của người nộp thuế mặc dù không thể tránh khỏi việc
cơ quan thuế sẽ tìm kiếm thông tin từ những người nộp thuế khác trong khu vực
để giảm thiểu rủi ro xảy ra các trường hợp không tuân thủ, hoặc họ sẽ thườngxuyên thực hiện việc kiểm tra nhiều loại thuế khác nhau, và bằng những hìnhthức khác chẳng hạn giáo dục kiến thức thuế nhằm tạo ra những tác động nhấtđịnh đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế [41]
Một số tác giả khác đã xem xét tuân thủ thuế từ một góc độ khác.Allingham & Sandmo (1972) mô tả tuân thủ thuế là một vấn đề “báo cáo thunhập thực tế” và cũng tuyên bố rằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bịảnh hưởng bởi một số tình huống mà trong đó có thể người nộp thuế đưa raquyết định trong tình trạng không chắc chắn [10] Tức là người nộp thuế có thể
sẽ được hưởng một khoản tiền thuế tiết kiệm được do khai báo thấp thu nhậptính thuế hoặc đối với các khoản thu nhập không khai báo, họ sẽ bị phạt với một
tỷ lệ cao hơn so với khoản thu nhập được kê khai đầy đủ và chính xác về thờigian McBarnet (2001) đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong 3 cách,
cụ thể là: cam kết tuân thủ_sẵn sàng nộp thuế mà không khiếu nại; tuân thủ cóđiều kiện miễn cưỡng nộp tờ khai và nộp thuế; tuân thủ có sáng tạo để giảmthiểu nghĩa vụ thuế bằng cách tận dụng khả năng để xác định lại thu nhập và
Trang 9khấu trừ các khoản chi phí theo quy định của luật thuế Spice & Lundstedt(1976) nhận thức mức độ tuân thủ thuế là một hình thức đặc biệt của sự may rủi(trong đó có liên quan đến khả năng phát hiện và xử phạt), đòi hỏi cơ quan thuếphải hiểu được các yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ thuế của người nộpthuế [42].
Tuân thủ thuế không phải là một quá trình tự thân mà trái lại, nó chịu tácđộng từ các yếu tố bên ngoài Allingham & Sandmo (1972), Spicer & Lundstedt(1976), Lewis (1982) và Andreoni & Ctg (1998) mô tả các đặc điểm và giảithích tuân thủ thuế là kết quả của tương quan giữa các biến bao gồm nhận thức
về sự công bằng, hiệu quả và sự tương tác giữa chúng Các khía cạnh khác thihành thuế chẳng hạn như hình phạt và khả năng phát hiện cũng ảnh hưởng đếntuân thủ thuế trong khi các yếu tố khác về hành vi của thị trường lao động nhưtiền lương của một cá nhân và biểu thuế cũng góp phần vào tuân thủ thuế [35]
Hệ thống thuế hiệu quả cũng ít công bằng hơn khi xảy ra trường hợp nhữngngười giàu trốn tránh một phần thuế lớn hơn so với người nghèo [1] Bất kỳ nỗlực không tuân thủ thuế nào đều ảnh hưởng đến hiệu quả thuế và chi phí tuânthủ Các khoản thu nhập không được báo cáo sẽ bóp méo số thu thuế [1]
Tóm lại, tuân thủ thuế là một khái niệm rộng và có thể được xem xét từnhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm tài chính công, kinh tế học, pháp lý và cũng
có thể là tâm lý học và được tóm tắt trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Mô tả các cách tiếp cận khác nhau về tuân thủ thuế
Góc độ tiếp cận
Tuân thủ 100% quy định
về thuế so với thực tế, xét trên góc độ hẹp.
Tự nguyện, sẵn sàng hành động theo tinh thần và từng quy định của luật thuế, xét trên góc độ rộng hơn.
Quyết định tuân thủ
Dựa trên sự hợp lý về lợi ích kinh tế.
Dựa trên hành vi hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế.
Trang 10(3) Tối đa hóa thu nhập
và của cải cá nhân.
Mỗi cá nhân không chỉ đơn thuần là một cá thể độc lập chỉ biết tối đa hoá lợi ích cá nhân Họ tương tác theo thái độ, niềm tin, tiêu chuẩn
và vai trò khác nhau Thành công dựa trên sự hợp tác.
Tuân thủ thuế Hiệu quả trong việc phânphối nguồn lực. Hợp lý, công bằng và phạmvi tác động tích cực.
Hình ảnh người nộp thuế Ích kỷ tính toán lợi íchvà thiệt hại bằng tiền. “Công dân tốt”.
(Nguồn: [23])
Trong phạm vi đề tài này, tập trung chủ yếu là để khai thác thêm về cáchtiếp cận thứ hai với khía cạnh hành vi được nhấn mạnh hơn so với cách tiếp cậnhợp lý về kinh tế Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã nỗ lực để định nghĩa tuânthủ thuế, dựa trên mục đích của nghiên cứu này phù hợp với định nghĩa của IRS(2009), ATO (2009), IRB (2009), ALM (1991), Jackson & Milliron (1986),Kirchler (2007) Khái niệm tuân thủ thuế được đo lường qua việc đánh giá sựsẵn lòng của người nộp thuế để tuân theo luật thuế, khai báo chính xác thu nhập,xác nhận chính xác các khoản khấu trừ, giảm thuế và thanh toán các khoản thuếđúng hạn
2.1.2 Các nhân tố liên quan đến hành vi tuân thủ thuế
Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế là đề tài thu hút sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố tác động đếntuân thủ thuế đều tiếp cận vấn đề theo hai cách tiếp cận cơ bản Một là phân tíchquyết định tuân thủ dựa trên việc phân tích kinh tế, so sánh lợi ích và chi phí củaviệc tuân thủ và không tuân thủ, những giá trị có thể nhận được khi tuân thủ hoàntoàn (chẳng hạn như các phần thưởng mang tính chất khích lệ) Cách tiếp cận cònlại nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tuân thủ liên quan đến cách cư
xử của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế Cách tiếp cận này thiên về khoa học
Trang 11hành vi hơn là khoa học kinh tế Và hầu hết những nghiên cứu mới nhất liên quanđến vấn đề tuân thủ thuế đều thực hiện theo cách tiếp cận thứ hai [38], [27].
2.1.2.1 Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế
Vấn đề thuế suất
Tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đãđược xác nhận trong nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, mức độ và hướng tác độnglại không hoàn toàn giống nhau ở các nghiên cứu Bằng chứng thực nghiệm chothấy việc áp dụng thuế suất lũy tiến so với thuế suất cố định là biến cấu trúc cóliên quan đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế [10]
Clotfelter (1983) cũng cho rằng việc “cắt giảm thuế suất không phải làchính sách duy nhất có khả năng hạn chế trốn thuế”, nhưng thuế suất là nhân tốquan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù tác động chính xácvẫn chưa rõ ràng và còn gây tranh cãi Clotfelter (1983) khẳng định giữa thuếsuất và trốn thuế tồn tại một mối quan hệ đáng kể bởi vì thuế suất được sử dụngnhư một công cụ có thể được thao tác cho những mục tiêu chính sách nhất định.Vấn đề không chắc chắn và mâu thuẫn này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhànghiên cứu tìm kiếm nhiều bằng chứng cụ thể và chắc chắn hơn về tác động củathuế suất đến việc tuân thủ thuế Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tanzi(1980) sử dụng mô hình kinh tế lượng để giải thích mối quan hệ giữa các mứcthuế suất với việc trốn thuế Bằng số liệu tổng hợp từ Hoa Kỳ, ông ta đã kết luậnrằng tồn tại mối tương quan dương giữa thuế suất và việc trốn thuế Khi mứcthuế suất biên cao, lợi ích đạt được từ kê khai thấp thu nhập và kê khai cao cáckhoản khấu trừ càng lớn, và vì vậy số tiền trốn thuế càng lớn Trong phạm vimột quốc gia, người ta cho rằng những người nộp thuế với thuế suất biên caohơn sẽ gian lận nhiều hơn Tuy nhiên, nghiên cứu ngược lại với những giả địnhnày lại cho thấy một xu hướng khác Người ta cũng có thể cho rằng những ngườinộp thuế có thu nhập thấp hơn sẽ gian lận nhiều hơn, vì mỗi đô – la tiền thuế sẽ
có độ thỏa dụng cao hơn đối với họ
Trang 12Trong khi hầu hết nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thuế suất tăng
sẽ dẫn đến trốn thuế [4], [22] Allingham & Sandmo (1972) cho rằng thuế suấtkhông có ý nghĩa đáng kể đối với việc trốn thuế Họ đã tìm hiểu mối quan hệgiữa thu nhập thực tế, thuế suất, hình phạt và điều tra trốn thuế bằng cách sửdụng mô hình thống kê và kết luận rằng người nộp thuế có thể chọn một tronghai cách báo cáo đầy đủ thu nhập hoặc báo cáo thu nhập thấp hơn số thực tế phátsinh, bất kể thuế suất Cùng quan điểm này, Porcano (1988) cho rằng thuế suấtkhông tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế Bởi vì tác động củathuế suất đến việc tuân thủ thuế vẫn là vấn đề gây tranh cãi (tác động tích cựchay tiêu cực, hay không tác động), Kirchler & Ctg (2008); McKerchar & Evans(2009) cho rằng mức độ tin tưởng giữa người nộp thuế vào chính phủ đóng vaitrò quan trọng trong việc chứng thực tác động của thuế suất đến hành vi tuânthủ Khi niềm tin thấp, một mức thuế suất cao có thể được xem là không côngbằng và khi niềm tin cao, mức thuế suất cao như vậy có thể được xem như một
khoản đóng góp cho cộng đồng [25]
Thay đổi chính sách hiện hành của chính phủ
Thực tế không có quá nhiều nghiên cứu đi sâu vào mối quan hệ trực tiếpgiữa thay đổi chính sách của chính phủ hiện hành và việc tuân thủ hay khôngtuân thủ thuế của người nộp thuế Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng sự ổn định
về chính trị và đảng cầm quyền hiện tại ở một quốc gia nào đó có thể đóng vaitrò quan trọng trong việc xác định hành vi trốn thuế [17] Lập luận cho rằng nếumột cá nhân đang ủng hộ đảng cầm quyền hiện tại, anh ta có thể tuân thủ thuế vìkhi đó, cá nhân này tin rằng chính phủ đáng tin cậy, hiệu quả và công bằng.Ngược lại, người nộp thuế ở phe đối lập có thể ít tuân thủ hơn bởi vì anh ta chorằng chính phủ này không vì quyền lợi của anh ta Tuy nhiên, những trường hợpnày chỉ xảy ra ở các quốc gia tồn tại chế độ đa đảng Hasseldine & Hite (2003)cũng nhận thấy tuổi tác, thu nhập và tình trạng hoàn thuế dự kiến trong tương laicũng bị tác động đáng kể bởi đảng phái chính trị Phân tích hồi quy về thái độ
Trang 13tổng thể đối với hệ thống thuế thu nhập hiện hành và thái độ đối với việc giảmthuế đã hỗ trợ cho những kết quả nghiên cứu trước đó Các biến độc lập nhưđảng phái chính trị, khung hiệu lực, tình trạng hoàn thuế dự kiến, độ tuổi, mứcthu nhập một lần nữa tác động hồi qui đến việc trốn thuế; và các đảng phái chínhtrị có tác động đáng kể đến thái độ về việc cắt giảm thuế Hasseldine &Hite(2003) kết luận: thứ nhất, đảng chính trị có tác động đáng kể đến hành vi ngườinộp thuế; thứ hai, các quy định về thuế càng chặt chẽ với đảng chính trị cụ thểnào thì càng thuận lợi hơn cho các thành viên của đảng đó; thứ ba, những thayđổi về chính sách trong một số trường hợp nhất định (chẳng hạn giảm thuế)được người nộp thuế đánh giá tích cực (tạo được niềm tin cho người nộp thuế vàgia tăng tuân thủ tự nguyện) và khi đó họ nhận thấy hệ thống thuế cũng côngbằng hơn Ngoài ra, những động thái tích cực từ phía chính phủ, chẳng hạn giatăng miễn giảm thuế dường như cũng mang lại kết quả tích cực trong việc giatăng tính tuân thủ.
Bên cạnh những vấn đề về chính trị, những thay đổi trong chính sáchhiện tại của chính phủ cũng tác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế Chẳnghạn, ở Malaysia, giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác như đường, bột
mì, gạo và dầu ăn được kiểm soát bởi chính phủ; giá cả thường xuyên tăng theotình hình kinh tế toàn cầu và tài chính của chính phủ Vì vậy, khi giá cả nhữngmặt hàng này tăng sẽ tác động tiêu cực đến khả năng mua sắm của người nộpthuế và cuối cùng khuyến khích họ trốn thuế Kim (2008) nghiên cứu về hành vitrốn thuế ở 50 quốc gia mỗi năm đã minh họa cho quan điểm này và kết luậnrằng hành vi trốn thuế bị tác động bởi việc kiểm soát giá, dịch vụ công, thuế thunhập công ty, GDP bình quân đầu người, hệ thống thuế và cơ cấu chi tiêu chínhphủ (tác động theo chiều dương) Tóm lại, những nghiên cứu trước đã chứngminh rằng quyết định của chính phủ và những thay đổi về chính sách trong từngtình huống kinh tế, chính trị nhất định có tác động đến việc tuân thủ thuế Nhữngđộng thái tích cực của chính phủ, chẳng hạn chính sách miễn giảm thuế, dườngnhư sẽ mang lại hiệu ứng tích cực trong việc gia tăng tính tuân thủ tự nguyện
Trang 14của người nộp thuế Tuy nhiên, do đặc điểm của Việt Nam không cho phép tồntại đa nguyên đa đảng nên đề tài không nghiên cứu đến tác động của yếu tố nàyđến tuân thủ thuế.
2.1.2.2 Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế
Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Theo thời gian, hệ thống thuế ở nhiều quốc gia đã phát triển ngày càngtrở nên phức tạp Khi đó, tính phức tạp được nhận thấy như là một nguyên nhân
có thể dẫn đến không tuân thủ [22] Trong bối cảnh của việc tuân thủ thuế, tínhphức tạp bao gồm 2 khía cạnh: quá nhiều chi tiết trong luật thuế hoặc yêu cầutính toán quá nhiều Người nộp thuế nên có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế
để xác định chính xác tiền thuế phải nộp Những quy tắc này cần hướng đến tínhđơn giản, dễ hiểu và rõ ràng nhằm tăng cường tuân thủ thuế Clotfelter (1983)phát hiện tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến việc không khai báothuế Milliron (1985), Richarson (2006) cũng phát hiện mối quan hệ giữa tínhphức tạp của hệ thống thuế với quyết định tuân thủ thuế hoặc trốn thuế Tổ chứcOECD (2001) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước còn chưa chính xác và chưa
rõ ràng, và đây chính là mãnh đất màu mỡ cho các công ty tích cực lợi dụng đểtrốn hoặc tránh thuế Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển vớicông tác quản lý và trách nhiệm giải trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế
độ thuế rất phức tạp
Ở nhiều quốc gia phát triển, tính phức tạp đã trở thành một nhân tố quantrọng của hành vi tuân thủ thuế Khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, đòi hỏi tốithiểu đặt ra là tờ khai thuế phải đơn giản bởi vì người nộp thuế đến từ nhiềuthành phần khác nhau, trình độ giáo dục khác nhau, thu nhập và quan trọng nhất
là mức độ am hiểu kiến thức thuế là khác nhau Để hỗ trợ người nộp thuế hoànthành chính xác tờ khai thuế, cơ quan thuế nên tiến đến việc xây dựng tờ khaithuế đơn giản nhưng đầy đủ Thông tin yêu cầu trong tờ khai phải ở mức độ nhỏnhất và có thể có sẵn từ sổ sách cá nhân hoặc sổ sách sản xuất kinh doanh của cá
Trang 15nhân Đan Mạch, Canada và New Zealand là những quốc gia đi đầu trong việcđưa ra tờ khai thuế đơn giản bằng cách giảm số trang cho đơn giản và gia tăngtính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế [29] Chẳng hạn, ở Anh,HMRC đã nhiều năm liền nỗ lực đưa ra những tờ khai thuế đơn giản giúp ngườinộp thuế hiểu tốt hơn Silvani & Baer (1997) thảo luận về tầm quan trọng của cơquan thuế khi ban hành tờ khai thuế đơn giản và hệ thống thuế đơn giản từ quanđiểm của người nộp thuế Mặc dù từ “ đơn giản” chứa đựng nhiều nghĩa giảithích khác nhau, ít nhất người nộp thuế phần lớn yêu cầu tờ khai thuế càng đơngiản có thể càng tốt Cơ quan thuế cho rằng tờ khai thuế là đơn giản và dễ dànghoàn thành nhưng chưa hẳn người nộp thuế đồng tình Vì vậy,tốt nhất, trước khiphiên bản cuối cùng được cung cấp cho người nộp thuế, cơ quan thuế cần thửnghiệm để đảm bảo rằng tờ khai thuế thật sự đơn giản và dễ thực hiện đối vớingười nộp thuế Ngoài ra, Silvani & Baer (1997) cũng cho rằng tờ khai thuế đơngiản sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hoàn thành tờ khai thay vì sử dụng cácđại lý thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí tuân thủ Nếu cơ quan thuế phát hiện nhiềulỗi sai trên tờ khai thuế, và những lỗi này lặp lại trong nhiều năm ở những ngườinộp thuế khác nhau, điều đó có nghĩa là cách diễn đạt và câu văn trong tờ khai ítnhiều mang một phần lỗi nào đó Tương tự, Slemrod (1989) tin rằng tờ khai thuếđơn giản và các quy định về thuế đơn giản sẽ tăng tính tuân thủ, đặc biệt đối với
hệ thống tự khai tự nộp bởi vì khi đó, người nộp thuế không phải mất nhiều thờigian trong việc chứng thực tính chính xác của thu nhập tính thuế theo quy định.Vấn đề đặt ra là bởi vì quy định về thuế và pháp luật ở hầu hết các quốc giađược sửa đổi, bổ sung hàng năm, người nộp thuế có thể dễ mắc sai sót trong quátrình xác định nghĩa vụ thuế Vì vậy, một lần nữa, việc đơn giản hóa quản lýthuế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việv quản lý và tăng cường hiệu quả quản
lý cũng như cắt giảm chi phí [29]
Chính vì vậy, không tuân thủ thuế dưới hình thức kê khai thuế khôngchính xác đôi khi không hoàn toàn là hành vi trốn thuế của người nộp thuế mà
có thể là những sai lầm từ phía cơ quan thuế và sự yếu kém trong việc phát triển
Trang 16và thiết kế hệ thống Richardson (2008) trong nghiên cứu của ông mở rộngnghiên cứu của Riahi-Belkaoui(2004); Jackson & Milliron (1986), phát hiện rarằng trong mười bảy biến thử nghiệm trên 45 quốc gia, (bao gồm cả tuổi tác,giới tính, giáo dục, văn hóa, công bằng và tôn giáo), tính phức tạp được tìm thấy
là yếu tố quan trọng tác động nhiều nhất đến trốn thuế, vì vậy ông ta kết luậnrằng một hệ thống thuế càng đơn giản càng hạn chế trốn thuế
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được hiểu ở góc độ cơ quan thuế cóhoàn thành tốt vai trò của mình trong việc quản lý thuế cũng như hỗ trợ ngườinộp thuế Đối với tuân thủ thuế,về mặt lý thuyết vẫn còn tồn tại những tranhluận xung quanh vấn đề làm cách nào đánh giá tác động hiệu quả hoạt động của
cơ quan thuế lên hành vi tuân thủ của người nộp thuế Vai trò của cơ quan thuếtrong việc giảm thiểu khoản cách thuế _tax gap và gia tăng tính tuân thủ tựnguyện rõ ràng rất quan trọng Hasseldine & Li (1999) minh họa rằng để tốithiểu việc trốn thuế, cần đặt chính phủ và cơ quan thuế vào vị trí chính yếu phảiquản lý hệ thống thuế một cách hiệu quả liên tục Chính phủ đóng vai trò quantrọng trong việc thiết kế hệ thống thuế, thực thi cụ thể và quản lý cơ chế thu[17]
Một nghiên cứu gần đây của Richardson (2008) cũng đề nghị rằng vai tròcủa chính phủ có tác động đáng kể đến việc quyết định thái độ của người nộpthuế đối với tuân thủ thuế Nghiên cứu của ông nỗ lực điều tra các yếu tố củahành vi trốn thuế ở 47 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Achentina, Thái Lan,Canada, Chile và Brazil Richardson đề nghị chính phủ nên tăng cường danhtiếng và tăng uy tín của họ để có thể đạt được niềm tin từ người nộp thuế [36]
Công tác kiểm tra thuế
Các nhân tố về kinh tế trong mối quan hệ với tuân thủ thuế đề cập đếnnhững hành động của người nộp thuế có liên quan đến việc cân nhắc chi phí vàlợi ích của việc biểu hiện hành động đó [26] Hasseldine (1993), Song &
Trang 17Yarbrough (1978) và Torgler & Schneider (2005) cho rằng người nộp thuế nỗlực tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của họ bằng cách hướng đến việc khai báo thấpthu nhập tính thuế và hưởng lợi từ phần tiết kiệm thuế tương ứng khi cơ quanthuế không phát hiện hành vi của họ Mặt khác, họ sẽ sẵn lòng thanh toán nhiềuhơn, kể cả khoản tiền phạt nếu họ bị phát hiện [41] Các nhân tố về kinh tế liênquan đến tuân thủ thuế bao gồm: thuế suất, kiểm tra thuế, và nhận thức về chitiêu chính phủ Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên và liên tục của bất kỳ
cơ quan thuế nào Tác động của kiểm tra thuế đến hành vi tuân thủ thuế củangười nộp thuế có thể xem xét ở các góc độ: tỷ lệ kiểm tra, năng lực cán bộkiểm tra và vòng lập kiểm tra Witte & Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệdương đáng kể giữa rủi ro kiểm tra thuế và tỷ lệ tuân thủ tự nguyện
Một số nghiên cứu của tác giả Jackson & Jaouen (1989), Shanmugam(2003), Dubin (2004) cho rằng kiểm tra thuế có tác động tích cực đến hành vitrốn thuế nghĩa là người nộp thuế đã từng bị kiểm tra thuế bởi các cơ quan thuếthường sẽ tuân thủ thuế tốt hơn Những phát hiện này đề nghị rằng trong hệthống tự khai tự nộp, kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng và vai trò trung tâmcủa nó là gia tăng tính tuân thủ tự nguyện Kiểm tra thuế cũng có thể làm thayđổi hành vi tuân thủ thuế từ tiêu cực sang tích cực [8] Những phát hiện này bổsung cho nghiên cứu của Wittle & Woodbury (1985) và Beron & Ctg (1988), họphát hiện rằng đối với những người sản xuất nhỏ, kiểm tra thuế có tác động đáng
kể đến việc tuân thủ thuế Tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽkhuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế,báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa
vụ thuế của họ Ngược lại, người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lạitiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ Mộtnghiên cứu khác của Dubin & Ctg (1987) ước lượng các yếu tố liên quan đếnviệc khai báo thu nhập dưới dạng hàm tỷ lệ kiểm tra thuế cho giai đoạn 1977-
1985 phát hiện rằng tỷ lệ kiểm tra thuế cao thường tác động tích cực đến việcbáo cáo thu nhập chịu thuế nhưng trong một số trường hợp, tác động này có thể
Trang 18thay đổi tùy vào loại kiểm tra thuế và đôi khi không phải lúc nào cũng có ýnghĩa thống kê Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm tra thuế cũng có tác độnglan tỏa nhất định, người nộp thuế không tự kiểm tra việc tuân thủ thuế của họ sẽphải chi trả nhiều hơn khi tỷ lệ kiểm tra gia tăng
Như vậy, việc kiểm tra thuế rõ ràng giữ vai trò nhất định trong việc giatăng tính tuân thủ tự nguyện Tỷ lệ kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong hành
vi báo cáo thuế của người nộp thuế bởi vì người nộp thuế sẽ khai báo toàn bộnếu họ cho rằng họ sẽ là một trong những người bị kiểm tra thuế trong năm nào
đó Slemrod & Ctg (1998) điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ bị kiểm tra và phảnứng của người nộp thuế Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hành vi của ngườinộp thuế thay đổi theo mức thu nhập và tỷ lệ bị kiểm tra thuế đóng vai trò quantrọng trong việc xác định hành vi trốn thuế
Nghiên cứu của Evan & Ctg (2005) ở Australia phát hiện rằng lịch sửkiểm tra thuế bao gồm tính chất thường xuyên, kết quả kiểm tra và loại hìnhkiểm tra có tác động gián tiếp đáng kể đến tuân thủ thuế (cụ thể là việc lưu trữ
sổ sách kế toán) Những người không sẵn lòng nộp thuế và hay tìm cách để thoátkhỏi các đợt kiểm tra thuế hoặc hình phạt thường cố gắng để hiểu quy trình lựachọn đối tượng kiểm tra thuế, và ngay cả khi việc kiểm tra mang tính ngẫunhiên, họ vẫn cố gắng để dự đoán khi nào cuộc kiểm tra kế tiếp sẽ xảy ra
Kirchler & Ctg (2005) dự đoán rằng tuân thủ thuế lệ thuộc vào tỷ lệ kiểmtra, các biện pháp trừng phạt và khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra Trườnghợp việc kiểm tra thuế diễn ra thường xuyên, tuân thủ thuế sẽ lập tức giảm ngaysau cuộc kiểm tra đó và nhanh chóng tăng lại ở đợt tiếp theo Trường hợp kiểmtra thuế không thường xuyên, tuân thủ thuế cũng giảm sau khi đã được kiểm trathuế và cũng tăng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn [25]
Kết quả nghiên cứu của Andreoni & Ctg (1998) cho thấy kinh nghiệm từnhững lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía cơ quan thuếđối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng mức độ tuân thủ của người nộp
Trang 19thuế Bergman (1998) tiến hành nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế ở Achentina
sử dụng 2 cách thức: 1) cách thức tăng cường tuân thủ thuế đối với người nộpthuế là các tổ chức và 2) các chiến dịch mở rộng và kiểm tra thuế sẽ gia tăng xácsuất phát hiện đối với người nộp thuế cá nhân Kết quả cho thấy rằng khi biết tỷ
lệ kiểm tra thuế và khả năng bị phát hiện gia tăng, người nộp thuế sẽ tuân thủcác quy định của luật thuế và khai báo chính xác thu nhập Ngoài ra, người nộpthuế cũng nhận thấy rằng khi họ sẽ không bị phát hiện vì cơ quan thuế ít khikiểm tra hoặc thanh tra thuế, họ có thể thực hiện những hành vi trốn thuế phứctạp hơn để hạn chế số thuế phải nộp Những phát hiện này phù hợp với các đềxuất lý thuyết cho rằng việc lo sợ bị phát hiện sẽ tác động đến các mức độ củahành vi tuân thủ thuế, cũng có nghĩa là những người trốn thuế sẽ đề phòng cẩnthận hơn khi họ nhận thấy rủi ro phát hiện cao Nói chung, tỷ lệ kiểm tra cao hơn
sẽ khuyến khích tuân thủ thuế Ngoài ra, năng lực của cán bộ kiểm tra thuế cũngtác động nhất định đến hành vi tuân thủ thuế Tuân thủ thuế xét trong mối tươngquan với năng lực phát hiện của cán bộ kiểm tra thuế đã thu hút được sự chú ýcủa nhiều nhà nghiên cứu Allingham & Sandmo (1972) cho rằng người nộpthuế sẽ luôn khai báo thu nhập của họ chính xác nếu khả năng bị phát hiện cao[1]
Palil (2010) chỉ ra rằng người nộp thuế thường trốn hoàn toàn nghĩa vụthuế và lý do duy nhất để họ không thực hiện hành vi này là xác suất hành vi bịphát hiện rất cao Sự tăng lên trong xác suất phát hiện sẽ gia tăng tính tuân thủthuế và năng lực của cán bộ kiểm tra thuế để phát hiện hành vi gian lận là mộttrong những biện pháp phát hiện hiệu quả được thực hiện bởi cơ quan thuế.Thực tế, kiểm tra thuế được xem là biện pháp vừa có tác dụng ngăn chặn trựctiếp đối với những người nộp thuế đã bị kiểm tra vừa có tác dụng gián tiếp đốivới những người nộp thuế chưa bị kiểm tra [4] Xác suất của sự trót lọt trongviệc không tuân thủ là yếu tố quan trọng nhất khiến cho tình trạng không tuânthủ luật ngày càng gia tăng Tuy nhiên, nghiên cứu của Beron & Ctg (1990) tiết
Trang 20lộ rằng kiểm tra thuế chỉ có hiệu ứng khiêm tốn đối với tuân thủ thuế Năng lựccủa cán bộ kiểm tra thuế khác nhau sẽ tạo ra những mức độ tuân thủ khác nhau.
Palil (2010) cũng cho thấy kiểm tra thuế nói chung là cách thức ngàycàng trở nên quan trọng trong việc tối thiểu hóa các hành vi không tuân thủ thuế.Tầm quan trọng của các chương trình kiểm tra không chỉ chỉ có ý nghĩa đối vớinhững đối tượng nộp thuế bị kiểm tra thuế mà còn tác động đến cả các đối tượngnộp thuế còn lại
2.1.2.3 Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế
Kiến thức về thuế của người nộp thuế
Ảnh hưởng của kiến thức đến hành vi tuân thủ thuế đã được chứng minhtrong nhiều nghiên cứu khác nhau [28] Kiến thức và quan niệm về thuế củangười nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính công bằng
và sự sẵn lòng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế Kiến thứcchủ quan về thuế, tức là sự hiểu biết về thuế của người dân bình thường nhất, rấtquan trọng để hiểu tại sao họ lại cư xử như cách họ đã và đang làm
Harris (1989) chia kiến thức thuế thành 2 khía cạnh, kiến thức thuế nhậnđược thông qua quá trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục chính thức và kiếnthức thuế chuyên biệt được đào tạo trực tiếp hướng đến các cơ hội có thể trốnthuế Ở khía cạnh thứ nhất, trình độ giáo dục người nộp thuế tiếp nhận được làmột nhân tố quan trọng đóng góp vào sự hiểu biết chung về thuế đặc biệt liênquan đến pháp luật và thuế [11] Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằngkiến thức chung về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu pháp luật và cácquy định về thuế, và từ đó tuân thủ thuế tốt hơn [38] Eriksen & Fallan (1996)nhận định kiến thức về pháp luật thuế khá quan trọng đối với thái độ và sự ưu áiđối với thuế Họ cho rằng kiến thức tài chính có tương quan với thái độ thuế vàhành vi về thuế có thể được cải thiện bằng một sự hiểu biết về thuế tốt hơn
Trang 21Eriksen & Fallan (1996) nỗ lực xác định mối quan hệ giữa mức kiến thứcthuế và thái độ về thuế bằng cách chia nghiên cứu của mình thành 3 phần Đầutiên, họ tập trung điều tra về kiến thức của người nộp thuế, sau đó cố gắng khámphá tác động tổng hợp của kiến thức thuế đến hành vi tuân thủ thuế giữa các cánhân người nộp thuế, và cuối cùng là nghiên cứu các đại lý thuế nhằm xác địnhtầm ảnh hưởng của chúng đến hành vi người nộp thuế bởi vì trong hệ thống tựkhai tự nộp, đại lý thuế đại diện cho bản thân người nộp thuế trực tiếp chuẩn bị
tờ khai, tiến hành khai báo và tính toán nghĩa vụ thuế Nghiên cứu này phát hiệnrằng kiến thức thuế có tương quan dương với nhận thức về công bằng, đạo đứcthuế và thái độ đối với việc trốn thuế của người khác Thái độ về thuế có thểđược cải thiện khi kiến thức về thuế tốt hơn, từ đó lần lượt gia tăng tuân thủ vàgiảm dần việc trốn thuế [11]
Tuy nhiên, Collin & Ctg (1992) thực hiện một nghiên cứu trên mẫu ngẫunhiên gồm 700 hộ gia đình ở Mỹ lại cho kết quả trái ngược Họ phát hiện rằngkiến thức thuế và trình độ giáo dục tương quan nghịch với hành vi tuân thủ thuế.Mặc dù có sự mâu thuẫn giữa kết quả của Collins & Ctg (1992) và kết quảnghiên cứu của Eriksen & Fallan (1996) Kết quả của Eriksen & Fallan hàm ýrằng một cách có ý nghĩa để giảm thiểu việc trốn thuế là cung cấp kiến thức thuếnhiều hơn cho càng nhiều người nộp thuế càng tốt để cải thiện đạo đức thuế vànhận thức về công bằng của hệ thống thuế Kết quả này cũng hàm ý rằng luậtthuế và kiến thức về thuế nên được đào tạo dưới hình thức khóa học bắt buộctrong lĩnh vực kinh tế xã hội ở trường [11] Không hoàn toàn giống với Eriksen
& Fallan (1996), Lewis (1982) nỗ lực nghiên cứu bất kỳ sự thay đổi nào trongthái độ của người nộp thuế xuất phát từ sự tác động của việc gia tăng kiến thức
về thuế có liên quan đến tuân thủ thuế Lewis (1982) lập luận rằng không có đủkiến thức về thuế và tình huống này dẫn đến những tác động tiêu cực về mặtkinh tế (một sự gia tăng trong khoảng cách thuế - tax gap) Hệ thống tự khai tựnộp đòi hỏi người nộp thuế có đủ kiến thức và đủ năng lực để am hiểu về thuế,một số vấn đề liên quan đến thái độ thuế, ví dụ như kiến thức thuế hoặc nhận
Trang 22thức về sự công bằng của hệ thống thuế đều tác động đến việc trốn thuế [22].Kiến thức chuyên sâu về thuế kết hợp với những hiểu biết các quy định về thuế,cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp thuế xác định được hậu quả kinh
tế những việc làm của họ nếu trốn thuế
‘ … một cách thành công để ngăn ngừa trốn thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn cho đại bộ phận trong xã hội nhằm cải thiện đạo đức thuế và nhận thức của mọi người về tính công bằng của hệ thống thuế’ [22].
‘ …đó sẽ là một bước đi đúng hướng để thực hiện giảng dạy pháp luật về thuế và kiến thức thuế như một phần bắt buộc của kiến thức kinh tế xã hội được giảng dạy ở trường học’ [22]
Tóm lại, theo kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm, rõ ràng việc tăngcường kiến thức thuế cho người nộp thuế là một nhân tố quan trọng trong việcđiều hành một hệ thống thuế thành công, nhất là khi áp dụng cơ chế tự khai tựnộp Thành tựu gia tăng mức độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế có thểđược xác định khi người nộp thuế có thể hoàn thành tờ khai thuế chính xác vàthanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế Vì vậy để thực hiện những mục tiêu của cơ chế
tự khai tự nộp, người nộp thuế cần được thông báo đầy đủ, được giáo dục tốt(nhất là vấn đề về thuế), và đảm bảo trình độ của người nộp thuế đủ để tự cậpnhật thường xuyên kiến thức về thuế
Nhận thức về tính công bằng
Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế Tính côngbằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế Khi hệ thốngthuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tíchcực tuân thủ thuế hơn Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc khônghài lòng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăngtính không tuân thủ Tính công bằng của thuế bao gồm ít nhất 2 khía cạnh khácnhau “một khía cạnh liên quan đến sự công bằng trong giao dịch”, đó là lợi íchnhận được cho mỗi đô la tiền thuế Khía cạnh khác liên quan đến sự công bằng
Trang 23trong gánh nặng thuế so với những cá nhân khác [22] Vì vậy, sự không côngbằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đangtrả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cungcấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác Porcano
(1984) nhận thấy rằng nhu cầu của người nộp thuế và khả năng chi trả là những
biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thốngthuế Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính côngbằng [42], bao gồm hai khía cạnh: công bằng theo chiều dọc (những người cócùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và côngbằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa
là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn).Wenzel (2003) đề nghị 3 khía cạnh của công bằng từ quan điểm của người nộpthuế gồm:
1) Phân phối công bằng (được xem như là việc chuyển đổi các nguồnlực, chẳng hạn so sánh lợi ích và chi phí);
2) Thủ tục công bằng (xét trên góc độ quá trình phân phối nguồn lực);3) Xử phạt công bằng (trừng phạt thích đáng khi có hành vi vi phạm cácquy định)
Xét ở khía cạnh phân phối công bằng, một cá nhân mong muốn có được
sự công bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân [27] Nếuanh ta cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trongcùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của anh ta sẽ giảm Người nộp thuế muốn
có sự công bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với nhữngngười trong các nhóm thu nhập khác Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụthuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữacác thành viên trong nhóm [28] Xét ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm
đi khi người ta cho rằng hệ thống thuế không công bằng; khi đó trốn thuế sẽ xảy
ra với quy mô lớn hơn [28] Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế
Trang 24công bằng, tuân thủ tự nguyện được mong đợi sẽ tăng Xét ở khía cạnh thủ tụccông bằng, yếu tố chính của sự công bằng theo quan điểm của mọi người là tínhtrung lập (neutrality) của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy của cơ quanthuế, thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cá nhân người nộp thuếhoặc nhóm các đối tượng nộp thuế [10] Người nộp thuế mong muốn cơ quanthuế cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hoàn thànhchính xác tờ khai thuế Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thôngtin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng vàtuân thủ thuế tốt hơn [49]
Xét ở khía cạnh xử phạt công bằng, việc kiểm tra thuế không hợp lý vàhình phạt không công bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế không hàilòng Việc người nộp thuế nhận thức không thiện chí về khía cạnh công bằngtrong xử phạt có thể dẫn đến hành vi không tuân thủ và do đó gia tăng trốn thuế
và làm tăng thêm khoảng cách thuế
Những nghiên cứu khác được thực hiện bởi Scott & Grasmick (1982);Spicer & Lundstedt (1976) phát hiện những người cho rằng hệ thống thuế khôngcông bằng là những người có nhiều khả năng thực hiên hành vi không tuân thủ.Eriksen & Fallan (1996) cũng tiết lộ rằng một phương thức quan trọng để đảmbảo tuân thủ thuế là cung cấp kiến thức thuế nhiều hơn nhằm nâng cao nhậnthức của người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế Một nghiên cứuđược thực hiện bởi Richardson (2006) cũng chỉ ra rằng công bằng của hệ thốngthuế theo nhận định của người nộp thuế có mối quan hệ mật thiết với trốn thuế.Spicer & Becker (1980) kiểm tra mối quan hệ giữa tính không công bằng về mặttài chính và hành vi trốn thuế đã tiết lộ rằng những người trong nhóm thu nhậpcao (hay nhóm thuế cao, mức thuế suất dành cho họ cao hơn mức trung bình) có
tỷ lệ trốn thuế cao nhất so với những nhóm khác (nhóm thuế thấp và nhóm thuếtrung bình) Tuy nhiên, tác động giữa việc phân phối công bằng đến việc trốnthuế vẫn chưa rõ ràng và vẫn còn tranh cãi ở nhiều nghiên cứu khác nhau Nhận
Trang 25thức của người nộp thuế về sự công bằng của hệ thống thuế có ảnh hưởng đếnkhuynh hướng trốn thuế [22]
Có một số bằng chứng cho thấy rằng sự sụt giảm trong mức độ tuân thủtại Mỹ có thể một phần xuất phát từ nhận thức ngày càng tăng cho rằng một sốđông cá nhân không tuân thủ luật thuế và do niềm tin cho rằng hệ thống thuếkhông đối xử với mọi cá nhân theo những cách thức thích ứng ngày càng lớn.Liên quan đến vấn đề này là niềm tin của công chúng: nếu họ cho rằng ngaychính luật pháp đã có sự bất công một cách đáng kể - hoặc thiên vị những nhómngười nào đó hơn so với những nhóm người khác, họ sẽ ít tuân thủ hơn
Nhận thức về chi tiêu chính phủ
Thách thức ở nhiều nước đang phát triển không nhất thiết là đánh thuếnhiều hơn, mà là đánh thuế nhiều đối tượng cá nhân và doanh nghiệp hơn dựatrên sự kết hợp liên ứng giữa hai yếu tố mức độ sẵn sàng đóng thuế của người nộpthuế cao hơn và xu hướng đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ công được cungcấp cũng như cách thức chính phủ sử dụng tiền thuế của dân như thế nào [28]
Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ đặc thù giữa yếu tố chitiêu chính phủ thực tế và tuân thủ thuế, cụ thể là mối quan hệ giữa chi tiêu chínhphủ với hành động trốn thuế Người nộp thuế, nhất là những người phải trảnhiều thuế sẽ rất nhạy cảm với việc chính phủ chi tiêu tiền thuế của họ vào đâu.Mặc dù bằng chứng thực nghiệm hạn chế, vẫn là hợp lý khi kết luận rằng ngườinộp thuế sẽ thiên về hành vi trốn thuế nếu họ nhận thấy chính phủ chi tiêu tiềnthuế một cách không khôn ngoan Đối với một số quốc gia phát triển, chẳng hạnvương quốc Anh, họ thực hiện chương trình PAYE nghĩa là khấu trừ tại nguồnđối với đa số các nguồn tạo ra thu nhập chịu thuế Đối với những nước màchương trình PAYE không được sử dụng rộng rãi, người nộp thuế có cơ hội lớnhơn để không khai báo hết thu nhập chịu thuế và từ đó nộp tiền thuế ít hơn nghĩa
vụ thuế thực tế
Trang 26Roberts & Ctg (1994) cho rằng thái độ đối với việc trốn thuế của mộtngười nào đó (liên quan đến đạo đức thuế của cá nhân người nộp thuế), và thái độđối với việc trốn thuế của người khác là rất quan trọng Nếu chính phủ chi tiêutiền thuế một cách khôn ngoan, chẳng hạn chi cho giáo dục, y tế, bảo hiểm, giaothông công cộng, tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng Ngược lại,nếu người nộp thuế thấy rằng chính phủ chi quá nhiều vào những khoản khôngcần thiết hoặc không mang lại lợi ích cho người nộp thuế, cho xã hội, họ sẽ cảmthấy bị lừa dối và do đó sẽ dễ dàng trốn thuế hơn mà không phải cân nhắc hay đắn
đo Palil (2010) cũng tìm thấy mối tương quan đáng kể của nhận thức của ngườinộp thuế về chi tiêu chính phủ tác động đến hành vi tuân thủ thuế của họ Từ phântích trên, ta thấy chính phủ nên chi tiêu tiền thuế một cách khôn ngoan vì cáchthức chính phủ chi tiêu sẽ tạo nên những mức độ tuân thủ thuế khác nhau Nhậnthức của người nộp thuế về việc chính phủ chi tiêu như thế nào là yếu tố quantrọng tiềm ẩn trong việc xác định hành vi tuân thủ của họ
Nhận thức về hình phạt và phạm tội
Theo nghiên cứu lý thuyết được thực hiện bởi Allingham & Sandmo(1972), hình phạt và nhận thức về việc phạm tội có tác động đến tuân thủ thuế.Nghiên cứu này cho rằng tuân thủ thuế sẽ tăng khi các hình phạt có liên quan để
xử lý hành vi không tuân thủ tăng Để đạt hiệu quả, hình phạt nên được áp dụngnhanh chóng và mạnh mẽ Ý nghĩ sợ hình phạt sẽ ngăn chặn hành vi trốn thuế.Thiết lập một hệ thống hiệu quả xử lý hành vi trốn thuế là giải pháp quan trọng
để đẩy mạnh tuân thủ thuế Người nộp thuế sẽ có nhiều khả năng tuân thủ nếuhành vi không tuân thủ tất yếu sẽ bị phạt
Trong trường hợp phạt tiền, có một mô hình xem người nộp thuế như làmột người hoạt động kinh tế hợp lý, tối đa hóa độ thỏa dụng của họ thông quathực hiện phép tính nhân giữa xác suất bị phát hiện và khởi tố với số tiền giữ lạiđược nhờ trốn thuế, và so sánh kết quả với số tiền phạt tiềm năng Tuy nhiên,cũng có một số chỉ số cho thấy rằng nỗi lo sợ bị phạt có thể còn lớn hơn so với
Trang 27nỗi lo bị phát hiện hành vi không tuân thủ thuế [13] Chỉ khi dân chúng tin rằng
họ sẽ bị phát hiện và các khoản phạt sẽ được áp dụng thì mới có những ảnhhưởng ngăn chặn (các nhà tâm lý học gọi là ảnh hưởng Pavlov) Vấn đề đặt ra làkhả năng để cơ quan quản lý có thể phát hiện được tình trạng nộp thiếu haykhông, thứ hai là ý chí và khả năng xem xét những khoản phạt sẽ được áp dụng
và thứ ba là nhận thức của công chúng rằng điều này thực sự đang diễn ra
Witte & Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa các biệnpháp trừng phạt hình sự và tuân thủ thuế Nghiên cứu khác được thực hiện bởiGrasmick & Scott (1982), Tittle (1980) cũng chỉ ra rằng một số người trả lờithừa nhận một số hành vi không tuân thủ sẽ ít hơn nếu những hành vi như vậy sẽ
bị phạt nặng Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi Hasseldine & Ctg(2007) cũng chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của hình phạt tác động đáng kểđến hành vi tuân thủ thuế Tuy nhiên, các mô hình phức tạp hơn như lý thuyếtngười đại diện và lý thuyết trò chơi cho rằng hình phạt khó thể hiện được vai tròcủa nó trong mô hình tuân thủ bởi vì kết quả được xác định là nội sinh với gianlận thuế [1] Andreoni & Ctg (1998) cho rằng để xây dựng mô hình hợp lý vềtác động của tỷ lệ kiểm tra và hình phạt đến tuân thủ thuế, cần phải tiến hànhmột số thí nghiệm có kiểm soát chặt chẽ Andreoni và cộng sự cho rằng cácnghiên cứu trước đó sử dụng phân tích thống kê dữ liệu lớn, và bản thân dữ liệuchứa đựng yếu tố nội sinh Vì vậy, thay vì sử dụng dữ liệu lớn, Andreoni & Ctg(1998) muốn thực hiện một thí nghiệm khép kín dạng tương tự như trong phòngthí nghiệm để có thể kiểm soát tất cả các biến Điều này được kiểm nghiệmthông qua nghiên cứu của Beck & Ctg (1991) và Becker & Ctg (1987), họ pháthiện tỷ lệ phạt tác động đến tuân thủ thuế theo đúng như lý thuyết Tuy nhiên,cách tiếp cận này đã giới hạn môi trường nghiên cứu đến một góc độ khá hẹp sovới thế giới thực Bởi vì những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hình phạt tácđộng đến hành vi tuân thủ thuế, nhận thức về việc phạm tội cũng tác động đáng
kể đến tuân thủ thuế Nếu người nộp thuế nhận thức được rằng việc họ đang
Trang 28thực hiện trốn thuế là vi phạm pháp luật và hậu quả là trở thành những ngườikhông tuân thủ thuế, họ sẽ hạn chế trốn thuế.
Mặt khác, nếu họ thấy rằng việc không trung thực cũng không bị kết tội,
họ có thể sẽ gian lận nhiều hơn bởi vì họ cho rằng họ sẽ không bị phát hiện, từ
đó họ có thể tiết kiệm được tiền Chính vì vậy, việc giáo dục người nộp thuế vàcung cấp đầy đủ thông tin về những trường hợp trốn thuế là giải pháp quan trọngtheo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh
Tình trạng tài chính của người nộp thuế
Tình hình cân bằng tài chính có tác động đến việc không tuân thủ thuế.Khi đối mặt với những căng thẳng về tài chính, người nộp thuế sẽ phải cân nhắc
ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu tồn tại cơ bản (lương thực, quần áo, chỗ
ở, ) hoặc phải thanh toán cho những nhu cầu ngay lập tức (trả nợ vay đến hạn,lương, ) hơn là nghĩ đến việc thanh toán tiền thuế Những người nộp thuế đốidiện với khó khăn về tài chính dường như thiên về trốn thuế hơn so với nhữngngười ít gặp khó khăn về tài chính [28], [29] Tuy nhiên, Vogel (1974) vàWarneryd & Walerud (1982) lại cho rằng những người không gặp khó khăn vềtài chính cũng trốn thuế và điều đáng ngạc nhiên là mức độ trốn thuế của họ đôikhi nghiêm trọng hơn so với những người gặp khó khăn về tài chính Vogel chorằng tình huống này liên quan đến khía cạnh kinh tế hơn là vấn đề của bản thânngười nộp thuế Tương tự, Webley & Halstead (1986) cho rằng nhận thức vềviệc suy giảm kinh tế chỉ là cách thức căng thẳng về mặt quan niệm Trong khi
đó, Besley & Ctg (1997) cho rằng sự suy giảm kinh tế có thể là nhân tố tác độngđến việc không tuân thủ thuế ở Anh Một lập luận có thể giải thích thêm chonhững phát hiện này là những người có khả năng tài chính tốt hơn ít lo lắng đếnnhững khoản phạt bởi vì họ có nguồn lực để thanh toán những khoản phạt nàynếu hành vi trốn thuế bị phát hiện, trong khi những người gặp khó khăn về tàichính thì không thể (nghĩa là những người có nguồn lực tài chính dồi dào khôngquan tâm lắm đến vấn đề hình phạt) Theo kết quả từ những nghiên cứu trước,
Trang 29tình hình tài chính khó khăn hay căng thẳng là nhân tố có tác động đến việc trốnthuế nhưng mức độ tác động không chắc chắn Việc áp dụng cơ chế tự khai tựnộp ở mỗi quốc gia đòi hỏi người nộp thuế thanh toán tiền thuế cùng thời điểmvới việc nộp tờ khai thuế tạo áp lực đến quyết định tuân thủ thuế của người nộpthuế, nhất là những người đang gặp khó khăn về tài chính Riêng Palil (2010)cho rằng căng thẳng về tài chính là nhân tố chính tác động đến hành vi tuân thủthuế của người nộp thuế ở Malaysia.
B ng 2.2: L c kh o t ng quan lý thuy t nghiên c u tr c đây ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ết nghiên cứu trước đây ứu trước đây ước đây
1 Kiến thức thuế
Lewis (1982); Mohamad Ali (2007); Singh (2003); Eriksen
& Fallan (1996); Palil (2010), Palil & Mustapha (2011).
2 Thuế suất Allingham & Sandmo(1972); Clotfelter (1983); Tanzi
(1980); Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008)
3 Kiểm tra thuế
Witte & Woodbury(1985) ; Jackson & Jaouen(1989); Butler (1993); Evan, Carlon & Massey (2005); Palil & Mustapha (2011)
4 Nhận thức về chi
tiêu chính phủ
Roberts, Hite & Bradley (1994); Palil & Mustapha (2011)
5 Tính đơn giản của
việc kê khai thuế
Silvani & Baer (1997); Slemrod (1989); Richardson(2008).
6
Hiệu quả hoạt
động của cơ quan
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Trang 30Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều nghiên cứu liên quan tới hành vi tuân thủthuế của người nộp thuế Năm 2009, luận án tiến sỹ do Nguyễn Thị Lệ Thúythực hiện với đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăngcường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống tại Hà Nội).
Đề tài tập chung vào phân tích thực trạng quản lý thu thuế tại Hà Nội, từ đó đềxuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.Phương pháp thực hiện của đề tài này là sử dụng phân tích thống kê mô tả, chưa
sử dụng các phương pháp định lượng như phân tích nhân tố khám phá, phân tíchhồi quy, phân tích ANOVA [48]
Tác giả Võ Đức Chính (2011) nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến hành
vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp – trường hợp tỉnh Bình Dương” Tác giả sửdụng phương pháp định lượng và xác định được 6 nhân tố tác động tới tính tuânthủ thuế Các nhân tố đó bao gồm: Hệ thống thuế, yếu tố kinh tế, đặc điểmdoanh nghiệp, yếu tố xã hội, ngành kinh doanh và yếu tố tâm lý Kết quả tất cảcác nhần tố đều tác động tới tính tuân thủ thuế Tuy nhiên các nghiên cứu nàychỉ phù hợp với các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương [46]
Tác giả Đặng Thị Bạch Vân (2012) nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tácđộng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP.Hồ Chí Minh” Tác giảcũng sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các nhân tố tác động tớitính tuân thủ thuế Gồm 11 nhân tố đó bao gồm: thuế suất, kiểm tra thuế, xácsuất phát hiện, nhận thức về chi tiêu chính phủ, tính đơn giản của việc kê khaithuế, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, nhận thức về công bằng thuế, thayđổi chính sách của chính phủ hiện hành, tình trạng tài chính, hình phạt và kiếnthức thuế Sau khi phân tích hồi quy, chỉ còn 5 nhân tố tác động tới tính tuân thủthuế của người nộp thuế gồm: nhận thức về tính công bằng của người nộp thuế,các nhân tố về thể chế, hình phát, tình trạng tài chính, kiểm tra thuế, nhận thức
về chi tiêu chính phủ và thuế suất [47]
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước
Trang 31Nghiên cứu Jackson và Million (1986) tổng hợp các nghiên cứu trước đó
và xác định được 14 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộpthuế Những nhân tố này đã được Fischer và cộng sự tổng hợp thành 4 nhómnhân tố trong mô hình mở rộng của ông bao gồm các nhân tố tác động đến cơhội không tuân thủ, quan điểm và nhận thức của người nộp thuế, các nhân tố liênquan đến hệ thống thuế và các nhân tố nhân khẩu học [22]
Nghiên cứu của nhóm tác giả James Alm, Betty R Jackson (2004) vềhành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Nghiên cứu dựa vao nguồn dữ liệu thứcấp thu thập từ thông tin của cá nhân người nộp thuế, báo cáo của các công tykiểm toán Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan hệ giữa hành vi tuân thủthuế với thu nhập cá nhân, tài sản sở hữu, kiểm toán và thông tin cá nhân [23]
2.3 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đều được thực hiện tại các nước pháttriển có nhiều khác biệt so với điều kiện tại Việt Nam nói chung mà cụ thể làChi Cục Thuế quận 12 nói riêng về hệ thống chính sách thuế; về năng lực củacán bộ công chức thuế; về tình hình chi tiêu của chính phủ cho hoạt động pháttriển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế,…Chính vì vậy cần một nghiên cứu để kiểmđịnh mô hình và các giả thuyết tại Chi Cục thuế quận 12 Tổng quan lý thuyếtnghiên cứu cho thấy: có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanhnghiệp
Thuế suất
Tác động của thuế suất đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đãđược xác nhận trong nhiều nghiên cứu Tất cả đều cho thấy rằng khi thuế suấtcàng tăng thì doanh nghiệp có xu hướng không tuân thủ thuế Vì vậy, tác giả đãđưa ra giả thuyết H1 như sau:
doanh nghiệp (-)
Trang 32Tính đơn giản của việc kê khai thuế
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng kê khai thuế nếu thủ tục kê khai đơn giản, các tiêuchí trên tờ khai dễ hiểu, và nhận được sự hướng dẫn tận tình của cơ quan thuế.Doanh nghiệp sẽ tuân thủ thuế khi việc khai thuế càng đơn giản Vì vậy, tác giả
đã đưa ra giả thuyết H2 như sau:
tuân thủ thuế của doanh nghiệp (+)
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
Cơ quan thuế không chỉ là đóng vai trò trong công tác tuyên truyền, hỗ trợdoanh nghiệp trong viêc kê khai và nộp thuế hiệu quả mà còn phải lắng nghe vàgiải đáp thắc mắc của doanh nghiệp Hiệu quả của cơ quan thuế đóng vai tròquan trọng đối với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Vì vậy tác giả đãđưa ra giả thuyết H3 như sau:
vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (+)
Kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với việc kê khai
và nộp thuế của doanh nghiệp Vì vậy, người nộp thuế nổ lực tối thiểu hóanghĩa vụ nộp thuế của họ bằng cách khai báo thấp số tiền thuế phải nộp Hoạtđộng kiểm tra của cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tuânthủ thuế tự nguyện Do vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H4 như sau:
doanh nghiệp (+)
Kiến thức thuế:
Kiến thức về thuế của người nộp thuế thể hiện kiến thức của người nộpthuế về các sắc thuế, quy định về hệ thống thuế hiện hành, khả năng tự kê khai
Trang 33và nộp thuế Kiến thức của người nộp thuế sẽ giúp người nộp thuế tự kê khai vànộp thuế chính xác Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H5 như sau:
Nhận thức tích cực về tính công bằng của thuế
Nhận thức về tính công bằng chính là nhận thức chủ quan của người nộpthuế về tính công bằng của hệ thống thuế Nhận thức tích cực về tính công bằngcủa thuế được thể hiện qua nhận thức tích cực của người nộp thuề về hệ thốngthuế hiện hành, chất lượng dịch vụ công hiện nay, sự công khai, minh bạch của
cơ quan thuế Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết H6 như sau:
với hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (+).
Nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tuân thủthuế của doanh nghiệp Người nộp thuế sẽ có thái độ tích cực đóng thuế nếu họnhận thấy được tính tích cực trong việc chính phủ sử dụng số tiền thuế vào mụcđích tích cực Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H7 như sau:
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (+)
thuế của doanh nghiệp (+).
Tình trạng tài chính của người nộp thuế
Trang 34Khi đối mặt với những căng thẳng về tài chính người nộp thuế có xu hướngcân nhắc giữa các nhu cầu cơ bản trong doanh nghiệp với nghĩa vụ về thuế.Doanh nghiệp có khó khăn về tài chính trốn thuế nhiều hơn các doanh nghiệpkhông có khó khăn về tài chính Vì vậy, tài chính của doanh nghiệp là yếu tốquan trọng tác động đến tuân thủ thuế và tác giả đã đưa ra giả thuyết H9 như sau:
hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp (+).
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả được trình bày như hình 2.1
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Xây dựng của tác giả)
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế Trên cơ sở đó, tác giảxây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệptrên địa bàn quận 12 Mô hình cho thấy có 09 yếu tố tác động đến tuân thủ thuếcủa các doanh nghiệp tương ứng với 09 giả thuyết Bao gồm: (i) Thuế suất, (ii)
Trang 35Tính đơn giản của việc kê khai thuế, (iii) Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế,(iv) Kiểm tra thuế, (v) Kiến thức thuế, (vi) Nhận thức tích cực về tính công bằngcủa thuế, (vii) Nhận thức tích cực về chi tiêu của chính phủ, (viii) hình phạt vàcuối cùng (ix) tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 363.1QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua 02 bước bao gồmnghiên cứu định tính và định lượng Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
MS Words, MS Excel và SPSS 20.0
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tuânthủ thuế Tác giả đã hình thành được mô hình nghiên cứu và các biến quan sátdùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (thang đo nháp 1) Tuy nhiên, cácthang đo này được xây dựng và kiểm định tại những quốc gia phát triển có sựkhác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế so với Việt Nam Do vậy, tácgiả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung với cácđối tượng khảo sát trong 12/2015 Thông qua kết quả này, thang đo nháp 1 đãđược điều chỉnh cho trong sáng và dễ hiểu về mặt ngữ nghĩa Đây chính là thang
đo chính thức
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượngvới 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chính thức(thang đo chính thức) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong 02/2016 đểtiến hành đánh giá thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Trước tiên,các thang đo này được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thôngqua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Các thang đothỏa mãn điều kiện của 02 đánh giá trên sẽ sử dụng để kiểm định mô hình và cácgiả thuyết nghiên cứu
Toàn bộ quy trình nghiên cứu của tác giả được trình bày trong sơ đồ 3.1
Trang 37Nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng
để đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định tính được thực hiệnthông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Mục tiêu:
Thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát nhằm điều chỉnh các biếnquan sát dùng để đo lường khái niệm hành vi tuân thủ thuế và các yếu tố liênquan đến hành vi tuân thủ thuế
Đối tượng và phương pháp tổ chức thảo luận nhóm
Định lượng sơ bộ (n=300)
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha;
Kiểm tra tương quan biến và tổng.
Cronbach’s
Alpha
Cơ sở lý
Kiểm tra hệ số KMO; tính tương quan của các biến quan sát; trọng số EFA và
phương sai trích.
Thang
đo nháp 1
Kiểm tra độ tích hợp của mô hình;
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Hồi quy
Thang đo chính thức
Kết luận và đề xuất các ứng dụng kết quả nghiên cứu
EFA
Trang 38- Đối tượng phỏng vấn: Lựa chọn 10 người là nhân viên kê khai báo thuếcủa các doanh nghiệp trên địa bàn quận 12.
- Địa điểm: Văn phòng Chi Cục Thuế quận 12
- Phương pháp tổ chức phỏng vấn:
Trước khi phỏng vấn 1 tuần các đối tượng phỏng vấn được gợi ý và thăm
dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận được một giấy mời chính thức kèmtheo một thư ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc phỏng vấn,trong đó họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần trảlời hay thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành dưới hình thức là buổi tọa đàm, trong
đó các đối tượng được phỏng vấn và người điều khiển phỏng vấn (tác giả) traođổi với nhau một cách hoàn toàn tự nhiên về chủ đề hành vi tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa bàn quận 12 Người điều khiển phỏng vấn chỉ có vai tròđịnh hướng cho cuộc thảo luận đi theo đúng hướng để đạt được các mục tiêu đề ra
mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của những người được hỏi và cũngkhông nhận xét, đánh giá về các câu trả lời Toàn bộ quá trình phỏng vấn, trao đổiđược ghi chép lại bằng văn bản để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo
Phân tích dữ liệu:
Dữ liệu thu thập được từ cuộc thảo luận nhóm (các bản ghi chép bằng taytrên giấy A4) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất vàquan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận Việc phân loại, tổng hợp vàphân tích các dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp thủ công, với sự hỗ trợchủ yếu của phần mềm soạn thảo văn bản MS Words và MS Excel
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy: ba mươi tám biến quan sát (các phát biểu)dùng để đo lường khái niệm tuân thủ thuế và các yếu tố liên quan đến hành vituân thủ thuế đã được thay từ ngữ, câu chữ cho dễ hiểu và phù hợp với suy nghĩcủa doanh nghiệp kê khai thuế và đây là cơ sở cho nghiên cứu định lượng ở mục
kế tiếp Cụ thể:
Trang 39Thang đo Thuế suất (TS)
Trong phần tổng quan lý thuyết đã được trình bày trong Chương 2, tácđộng của thuế suất đến tuân thủ thuế là phức tạp và khác nhau ở mỗi phạm vinghiên cứu Tăng thuế suất sẽ làm tăng hành vi trốn thuế, giảm thuế suất khôngnhất thiết sẽ đảm bảo người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn (Kirchler & Ctg,2008) hay thuế suất không tác động đến hành vi tuân thủ (Allingham & Sandmo,1972) Các thang đo thuế suất được trình bày như trong bảng 3.1
B ng 3.1: Thang đo thu su t ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ết nghiên cứu trước đây ất
TS1
TS2
TS3
TS4
Gia tăng thuế suất làm giảm tuân thủ thuế
Cắt giảm thuế suất làm gia tăng tuân thủ thuế
Biểu thuế càng ít mức thuế suất càng gia tăng tuân thủ thuế.Biểu thuế càng rõ ràng càng gia tăng mức độ tuân thủ thuế
(Nguồn: Allingham & Sandmo, 1972; Clotfelter, 1983; Tanzi, 1980; Kirchler, Hoelzl
và Wahl, 2008)
Thang đo Tính đơn giản của việc kê khai thuế (KE)
Người nộp thuế có những kiến thức khác nhau trong việc kê khai thuế,việc đơn giản hóa tờ khai thuế và đơn giản hóa công tác quản lý thuế có thể giúpngười nộp thuế hoàn thành tờ khai thuế chính xác và từ đó gia tăng tuân thủ Cácthang đo tính đơn giản của việc kê khai thuế được trình bày như trong bảng3.222
B ng 3.2: Thang đo tính đ n gi n c a vi c kê khai thu ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ơn giản của việc kê khai thuế ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ủa việc kê khai thuế ệc kê khai thuế ết nghiên cứu trước đây
Trang 40tuân thủ thuế.
(Nguồn: Silvani & Baer, 1997; Slemrod, 1989; Richardson, 2008)
Thang đo Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế (HQ)
Hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được thể hiện qua việc tuyên truyền,
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai, và nộp thuế Bên cạnh đó, cơ quan thuếcũng phải lắng nghe và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp kịp thời Các thang
đo hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được trình bày như trong bảng 3.3
B ng 3.3: Thang đo hi u qu ho t đ ng c a c quan thu ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ệc kê khai thuế ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ạt động của cơ quan thuế ộng của cơ quan thuế ủa việc kê khai thuế ơn giản của việc kê khai thuế ết nghiên cứu trước đây
Cơ quan thuế càng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của người nộpthuế thì mức độ tuân thủ thuế càng tăng
Mọi quy định và hướng dẫn về thuế đều được cập nhật công khai,đầy đủ và kịp thời, mức độ tuân thủ thuế càng tăng
Công tác tuyên truyền hỗ trợ, giải quyết vướng mắc đến doanhnghiệp càng nhanh chóng, cụ thể thì có xu hướng tăng tính tuânthủ thuế
(Nguồn: Hasseldine & Li, 1999; Richardson, 2008; Palil & Mustapha, 2011)
Thang đo Công tác kiểm tra thuế (KT)
Công tác kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tuânthủ tự nguyện Tỷ lệ kiểm tra, tính triệt để của cuộc kiểm tra, năng lực của cán
bộ kiểm tra thuế có thể khuyến khích người nộp thuế cẩn thận hơn khi hoànthành tờ khai thuế Các thang đo công tác kiểm tra thuế được trình bày như trongbảng 3.4
B ng 3.4: Thang đo công tác ki m tra thu ảng 2.2: Lược khảo tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước đây ểm tra thuế ết nghiên cứu trước đây