Phân tích về chủ nghĩa yêu nước việt nam
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc Việt Nam trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc do phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm lăng hoặc có ý đồ đồng hoá, kể cả đồng hoá cưỡng bức Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, dù thuộc tộc người đa số hay thiểu số, đều chứa đựng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn kết tinh thành ý thức của dân với nước, được thể hiện sinh động trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ của thiết chế Gia đình - Làng - Nước, thành sắc thái độc đáo của văn hoá Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước " Lòng yêu nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của
"con dân" với Nước đã đúc kết thành truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Bài tiểu luận này sẽ phân tích rõ về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ các góc độ: cơ sở hình thành và phát triển, những nội dung
cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới và xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước
Trang 2I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
1.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập Yêu nước
là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng,
lý luận; tư tưởng yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, tình cảm xã hội Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam dựng nước và giữ nước, là chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam, là tình cảm, một giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam; là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng dân tộc; là nguồn lực không bao giờ cạn Ở thời đại nào chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn luôn là động lực to lớn
để đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2 Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
* Điều kiện khách quan
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã gắn bó con
người với thiên nhiên, quê hương đất nước
Trang 3Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vùng nhiệt đới gió mùa;
do điều kiện kiến tạo của trái đất, nên đất nước ta nằm trong vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những tiềm năng to lớn của sự phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra không ít thử thách lớn đối với dân tộc ta
Trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng đất nước chúng ta vừa tìm cách thích nghi với điều kiện tự nhiên, vừa tìm cách khai thác điều kiện tự nhiên để phục vụ cho sự tồn tại, phát triển của mình Trong quá trình săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi, những cư dân Việt Nam đã có cuộc sống ổn định, với một nền sản xuất vật chất, những giá trị tinh thần mang bản sắc riêng và đạt đến trình độ cao của nền văn minh lúa nước
Qua thực tiễn đấu tranh chống lại thiên nhiên hà khắc, những cư dân Việt Nam dần dần liên kết lại với nhau, cùng nhau làm thuỷ lợi, đắp đê sông,
đê biển để chống đỡ lụt lội, hạn hán Kinh tế phát triển, sự giao lưu giữa các vùng trong nước từng bước được mở mang Đó là quá trình từng bước tạo nên
sự gắn bó giữa các cư dân, cộng đồng với nhau; là cơ sở hình thành tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó, đùm bọc lẫn nhau
Sự phát triển biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, ý thức dân tộc và chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác đem lại cho người ta sự
lý giải đúng đắn về sự biến đổi, phát triển của xã hội loài người Sự phát triển
xã hội loài người gắn liền với sự biến đổi của hình thái kinh tế - xã hội
Việt Nam không giống như nhiều nước trên thế giới, không trải qua tuần tự 5 hình thái kinh tế - xã hội một cách tự nhiên Việt Nam không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, từ chế độ công xã nguyên thuỷ chúng ta tiến lên chế độ phong kiến Chế độ phong kiến Việt Nam là chế độ phong kiến
Trang 4phương Đông, nó cũng khác với chế độ phong kiến phương Tây Chế độ phong kiến Việt Nam không có thời kỳ tồn tại chế độ lãnh địa với quan hệ lãnh chúa - nông nô; không trải qua thời kỳ phân quyền, cát cứ lâu dài, đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối đến sự cố kết cộng đồng và sự phát triển của dân tộc
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến Xã hội đó tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với
đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn địa chủ phong kiến Sự vận động của hai mâu thuẫn cơ bản trên dẫn đến mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc Pháp xâm lược và bè lũ tay sai Những chuyển biến đó tác động sâu sắc đến việc hình thành sự đoàn kết, cố kết dân tộc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc,
tự do của nhân dân
Trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân, giai cấp tư sản Việt Nam có nảy sinh và phát triển ở mức độ nào đó, song rất non yếu Do đó, chủ nghĩa dân tộc tư sản tuy có một số ảnh hưởng nhất định, nhưng không giữ vai trò chi phối và không thay thế cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có bước phát triển nhảy vọt về chính trị, giành được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên CNXH Đó là quá trình biến đổi căn bản về sự đoàn kết dân tộc Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, yêu nước gắn liền với yêu CNXH, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất mới, là nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân quan trọng của mọi thắng lợi cách mạng Việt Nam
Trang 5Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta hun đúc nên tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường, niềm tự tôn dân tộc tác động sâu
sắc đến sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Nước Việt Nam nằm ở khu vực án ngữ đường giao lưu giữa Bắc Á và Nam Á, Đông Á sang Tây Á, nơi có nhiều đường giao thông quan trọng, cửa ngõ thông thương với các nơi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nơi
có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm Vì vậy, từ xưa đến nay, nước ta luôn bị xem là "miếng mồi béo bở", mảnh đất đầy hấp dẫn đối với nhiều đế quốc hung bạo Kể từ cuộc kháng chiến quân Tần (thế kỷ II - trước Công nguyên, đến năm 1975 kế thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) trong vòng 22 thế kỷ, dân tộc ta có tới 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến chống lại nhiều kẻ thù thường có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội hơn ta gấp nhiều lần
Những cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược phương Bắc trước đây, kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kiểu mới trong thời hiện đại đều là những cuộc chiến đấu không cân sức, diễn ra rất ác liệt
cả về quy mô và tính chất chiến tranh Trong điều kiện như vậy, không có con đường nào khác, cả dân tộc đồng lòng nhất tề đứng dậy, cố kết với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn chiến đấu và chiến thắng quân thù Những điều kiện đó đã tác động sâu sắc tới quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, hình thành truyền thống đoàn kết, cố kết dân tộc trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước hình thành nên những phẩm chất đặc biệt của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
Sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá dân tộc tác động
lớn đến sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Văn hoá, văn minh Việt Nam là một bộ phận của văn hoá, văn minh nhân loại, đồng thời có bản sắc riêng, rất rõ nét của dân tộc Việt Nam
Trang 6Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất, mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá riêng của mình (phong tục, tập quán, ngôn ngũ, tiếng nói) tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú của nền văn hoá thống nhất Thống nhất trong tính đa dạng, phức tạp
Hơn thế, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là dải đất hẹp nằm giữa núi cao trùng điệp, vừa tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền vừa nối liền với các quần đảo phía Nam Việt Nam nằm giữa hai trung tâm văn hoá lớn nhất châu Á là văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa Hai nền văn hoá
ấy đã xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống văn hoá Việt Nam Tuy vậy, nền văn hoá Việt Nam không bị đồng hoá với văn hoá bên ngoài Trái lại, chúng ta vẫn giữ được cốt cách, bản sắc riêng của mình Đó là sự vững vàng về bản lĩnh, cốt cách văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam, đồng thời rất nhạy bén thích nghi, biết hội nhập, biết lựa chọn tinh hoa văn hoá thế giới biến nó thành giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nầm Tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức yêu nước, thương nòi là một bộ phận cơ bản tạo thành văn hoá Việt Nam Nó vừa kết tinh những giá trị tiêu biểu của truyền thống dân tộc, vừa kế thừa phát triển của nền văn hóa của các dân tộc như là một cơ sở quan trọng
để hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Quá trình thống nhất quốc gia và sớm hình thành dân tộc độc lập đã
tác động mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm, do yêu cầu chống thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và do sự cố kết nhau lại để chống ngoại xâm Truyền thống công xã nông thôn Việt Nam đã là một yếu tố đóng vai trò đáng kể trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam
Quá trình hình thành, phát triển của nhà nước, gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia Tuy mỗi thời kỳ có tên gọi khác nhau, nhưng dân tộc Việt Nam được hình thành là do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm
Trang 7và do nhu cầu trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng giữa các vùng, các miền lại với nhau, sớm hình thành ý thức cộng đồng, đoàn kết cố kết dân tộc
Đó là cơ sở của chủ nghĩa yêu nước truyền thống
* Nhân tố chủ quan
Ngoài những điều kiện khách quan nêu trên tác động đến quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chúng ta cần làm rõ những nhân tố chủ quan - nhân tố quan trọng quyết định đến nội dung, hình thức của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Từ khi hình thành nhà nước, từ nhà nước sơ khai ban dầu, đến nhà nước hiện đại, bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước của
các thế hệ ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước
Lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng một sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng đại là sự ra đời rất sớm của Nhà nước Văn Lang trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của người Việt cổ (Lạc Việt và Âu Việt): "Vua Hùng đã có công dựng nước”, và nước Việt ngay từ lúc mới ra đời đã là một quốc gia có cương vực
ổn định với một nền văn hóa rực rỡ, với sản phẩm trống đồng Có thể khẳng định rằng sự xuất hiện sớm của Nhà nước Văn Lang đã tạo điều kiện rất cơ bản cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm
Nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam là nước Âu Lạc (thống nhất giữa Tây Âu và Lạc Việt) với người thủ lĩnh kiệt hiệt là Thục Phán để chống lại sự xâm lược của nhà Tần từ phương Bắc tràn xuống, với sự kiện này đã nói rõ một đặc điểm của lịch sử Việt Nam: bắt đầu dựng nước cũng là bắt đầu giữ nước! Tư thế chung của dân tộc ta trong lịch sử là phải luôn luôn vừa lao động xây dựng đất nước , vừa chiến đấu bảo vệ đất nước dựng nước đi đôi với giữ nước là một đặc điểm bao trùm, một quy luật cơ bản của lịch sử Việt Nam
Trang 8Đến cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vào cuối thời Văn Lang (và các vua Hùng) sang đầu thời Âu Lạc (và vua Thục) dân tộc Việt Nam đã đi vào chính sử Và công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã được thực hiện quyết liệt và có kết quả Vào cuối đời vua Hùng (thế kỷ 3 trước Công nguyên) đế chế Tần (Tần Thủy Hoàng) với âm mưu bành trướng xuống phía Nam đã cử 50 vạn quân xuống phía Nam để bình Bách Việt Nhưng chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của người Việt (cư dân Văn Lang –
Âu Lạc) do Thục Phán đứng đầu đánh bại sau một cuộc kháng chiến kéo dài đến 6-7 năm trong những điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ
bề (từ 214 trước CN – 209 trước CN) Thục Phán là một thủ lĩnh người Âu Lạc đã cùng các thủ lĩnh người Văn Lang và quân dân Việt tổ chức cuộc chiến đấu, bãi chiến trường là miền rừng núi Việt Bắc và miền trung du miền Đông Bắc ngày nay Cuối cùng nhà Tần đã phải ra lệnh bãi binh, rút hết quân
ra khỏi phạm vi đất nước người Việt, cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ đầu tiên của tổ tiên ta đã giành được toàn thắng Nước Âu Lạc là cao điểm cuối cùng của kỷ nguyên bắt đầu dựng nước và giữ nước Sau chiến thắng oanh liệt
đó, (đặc biệt là qua việc đoàn kết chiến đấu), tinh thần cố kết dân tộc trong nội bộ cộng đồng người Việt càng được củng cố và tăng cường
Sau chiến thắng quân Tần (khoảng 208 trước CN) nhân uy tín sẵn có Thục Phán đã xưng là An Dương Vương đổi quốc hiệu là Âu Lạc, phản ánh
sự hợp nhất chặt chẽ hơn giữa hai thành phần Việt tộc (Âu và Lạc) trong một chỉnh thể quốc gia, một kết cấu chính trị – xã hội cao hơn Âu Lạc là một thể thống nhất Việt tộc có ý nghĩa là vừa thống nhất Dân tộc, vừa thống nhất Quốc gia) cao hơn Văn Lang Sự thành lập nước Âu Lạc là bước phát triển kế tục nước Văn Lang Thời đại Văn Lang và Âu Lạc là thời đại văn minh Sông Hồng, thời đại các Vua Hùng và Vua Thục, một thời đại vô cùng quan trọng của lịch sử Việt Nam Đó là thời kỳ hình thành dân tộc với nền tảng là một
Trang 9đời sống kinh tế chung cho toàn quốc, là thời kỳ hình thành Nhà nước đầu tiên Đó cũng là thời đại hình thành một nền văn hóa dân tộc với một bản sắc độc đáo phi Hoa, phi Ấn với một phong cách Đông Sơn rất đặc trưng, rất điển hình và có ảnh hưởng lớn đến toàn vùng Đông Nam Á Cộng đồng dân tộc Việt xây dựng từ đó một lối sống riêng, có một bản lĩnh vững vàng, và trên nền tảng đó đã xây dựng được một xã hội, một lối sống Việt Nam, một truyền thống Việt Nam Đó cũng là thời kỳ hình thành ý thức dân tộc được tổng hợp
từ những tình cảm gia đình, họ hàng, quan hệ đồng bào, tình làng nghĩa nước để trở thành một lòng yêu nước Việt Nam bất khả chiến bại, một ý thức về quyền sở hữu chung của dân tộc, về địa bàn đất đai, đất nước, lãnh thổ để trên nền tảng đó ý thức hệ của công cuộc giữ nước bắt đầu Đó là kỷ nguyên bắt đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, mở đầu truyền thống dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc, từ đó được nâng lên trình độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Nhưng vào năm 183 trước CN, Triệu Đà lợi dụng tình hình phương Bắc rối loạn để xưng đế, lập nước Nam Việt, rồi đưa quân xuống phía Nam chiếm nước Âu Lạc, mở đầu một thời kỳ mất nước kéo dài hơn ngàn năm, là một thời kỳ thử thách lớn lao đối với sức sống của dân tộc với âm mưu đồng hóa toàn diện và triệt để của kẻ thù Sự đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc với nhiều thủ đoạn đồng hóa đã không thể bẻ gãy ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Ý chí độc lập tự chủ luôn được bảo tồn và
phát triển từ đời này qua đời khác Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
đánh Hán, Triệu Thị Trinh chống Ngô, Lý Bí chống Lương dựng nên nước Vạn Xuân, Triệu Quang Phục đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, nhưng đến đầu năm 603 sau CN lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ Bất chấp tình hình bất lợi, phong trào khởi nghĩa vẫn bùng nổ liên tục, trên khắp mọi miền đất
nước Cùng với ý chí độc lập, tự chủ là tinh thần bảo vệ nòi giống và văn hoá
Trang 10dân tộc Sự đô hộ của phong kiến phương Bắc luôn đi liền với âm mưu đồng hoá dân tộc về huyết thống và văn hoá dân tộc Hán của Trung Quốc Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 1000 năm lịch sử đã bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc, nòi giống Lạc Hồng của mình, Việt hoá mạnh hơn Hán hoá Và cuối cùng chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ được vốn văn hoá và bản sắc dân tộc, không bị đồng hoá Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cố kết cộng đồng dân tộc và tinh thần yêu nước càng được tôi luyện và nâng cao
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước Trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, quốc gia thống nhất ngày càng được củng cố, công cuộc xây dựng đất nước được tiến hành trên quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của Nhà nước phong kiến độc lập, việc dựng nước gắn liền với giữ nước Nhưng cũng trong năm thế kỷ đó, không có thế kỷ nào dân tộc ta không phải chống ngoại xâm, thế kỷ 13 phải tới ba lần chống Nguyên – Mông Nội dung bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh
em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước” Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc
Trang 11Đến thế kỷ 15, nhà Trần đổ nát và bị nhà Hồ thay thế Nhưng cuộc kháng chiến do Hồ Quý Ly đứng đầu đã nhanh chóng thất bại vì không phát huy được sức mạnh vĩ đại của dân tộc để chống giặc giữ nước Phong trào yêu nước dâng lên mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp, mọi thành phần, phát triển rộng khắp dần quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu
Sau 10 năm chiến đấu (1418-1428), với thắng lợi của cuộc kháng chiến, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, âm mưu xâm lược của kẻ thù bị đánh bại hoàn toàn Tình hình đó tạo ra những điều kiện rất thuận lợi để củng cố và xây dựng đất nước Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang mô hình chế độ phong kiến trung ương tập quyền lấy Nho giáo làm nòng cốt Từ đó, Nho giáo đã có ảnh hưởng
và chi phối ngày càng sâu sắc trong triều đình và xã hội Việt Nam Phong trào Tây Sơn (1771) nổi lên ở Đàng Trong rồi tiến ra Bắc Phong trào đó từ một cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành một phong trào dân tộc, đánh đổ các chính quyền phong kiến, đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh và xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài Nhưng khi Quang Trung mất thì nhà Nguyễn chuyên chế lại lên thống trị Thời kỳ này chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong Phong trào nông dân khởi nghĩa tiếp tục lan tràn, chỉ trong vòng nửa thế kỷ đầu của triều Nguyễn đã có tới trên 300 cuộc khởi nghĩa nông dân lớn và nhỏ
Trong suốt gần 1000 năm tồn tại của xã hội phong kiến Việt Nam, nội dung giáo dục truyền thống yêu nước tập trung vào các mối quan hệ như: vua
- nước (trung quân - ái quốc), làng - nước (giữ làng - giữ nước), nước - nhà (nước mất - nhà tan), nước - dân (yêu nước - thương dân) Đó là các mối quan hệ rường mối của xã hội, trong đó quan hệ vua - nước là cơ bản nhất Với hệ tư tưởng Nho giáo, giáo dục tư tưởng trung quân là cơ bản nhất Giai cấp thống trị luôn giáo dục ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững sự thong