1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản Lý Nhà Nước Về Dân Số Và Kết Hoạch Hóa Gia Đình

200 4,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

QLNN biểuhiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của xã hội .Trong quản lý, Nhà nước sử dụng các phương thức quản lý chủ yếu là Quản lý theopháp luật và bằ

Trang 1

TỔNG CỤC DS-KHHGĐ QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ

dân số-kế hoạch hoá gia đình)

Hà Nội, 2011

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DS-SKSS/KHHGĐ Dân số- Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình

MIS Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC……… 3

LỜI GIỚI THIỆU 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ……

9 I Khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước……… 9

1 Quản lý……… 9

2 Quản lý nhà nước……… 10

II Quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình……… 11

1 Khái niệm……… 11

2 Bản chất và đặc điểm quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 11 3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 13 4 Nội dung quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 16 5 Vai trò của Nhà nước với công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình 17 6 Quản lý nhà nước về KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ 17 Tóm tắt chương 1……… 27

Câu hỏi thảo luận……… 28

CHƯƠNG 2 BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS -KHHGĐ 29

I.Khái niệm về Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước 29

1.Khái niệm 29

2.Hình thức tổ chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

29 3.Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước 31

4 Bộ máy quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 34 II.Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam

34 1 Giai đoạn từ 1961-1970 35 2 Giai đoạn từ 1970-1974 35 3 Giai đoạn từ 1975-1990 36 4 Giai đoạn từ 1991-2002 37 4 Giai đoạn từ 2002-7/2007 38 5.Giai đoạn từ tháng 8/2007 đến nay 38

Trang 4

I.Khái niệm và phân loại công chức, viên chức dân số 421.Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức 42

3 Phân loại viên chức dân số 44

2 Tuyển dụng công chức, viên chức 47

3 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 48

4 Lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo 52

6 Sử dụng công chức, viên chức 55Tóm tắt chương 3 57Câu hỏi thảo luận 58

CHƯƠNG 4 MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

59

I Mục tiêu quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 59

1 Khái niệm về mục tiêu 59

3 Những yêu cầu đối với thiết kế mục tiêu về DS-KHHGĐ 64

II Chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 65

1 Khái niệm về chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 65

2 Các chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 67Tóm tắt chương 4 74Câu hỏi thảo luận 74

I Công cụ quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 75

II Phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 79

1 Khái niệm về phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 79

2.Các phương pháp quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 80Tóm tắt chương 5 84Câu hỏi thảo luận 85

CHƯƠNG 6 THÔNG TIN, QUYẾT ĐỊNH VÀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

86

Trang 5

1 Khái niệm chung về thông tin 86

3 Các loại thông tin trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 87

4 Các yêu cầu đối với thông tin trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ 89

II Quyết định quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình 92

2 Các loại hình quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 93

3 Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 94

4 Quá trình quyết định quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 95

III Văn bản quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 100

1.Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước 100

2.Các chức năng cơ bản của văn bản 100

3.Vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước 101 4.Các loại hình văn bản quản lý nhà nước 102

IV Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình 105

Tóm tắt chương 106 Câu hỏi thảo luận 107 CHƯƠNG VII XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 108

I Xây dựng kế hoạch 108

1.Nguyên tắc của kế hoạch 108

2.Các loại kế hoạch 109

3 Phương thức kế hoạch 112

4 Các thành phần của kế hoạch 113

5 Kế hoạch tác nghiệp 116

6.Phương pháp xây dựng các biểu kế hoạch 124

II Tổ chức thực hiện kế hoạch 141 1 Quy trình lập kế hoạch 141

2 Quy trình tổng hợp kế hoạch 143

3 Tổ chức thực hiện kế hoạch 144 III Quản lý tài chính của cơ quan dân số -kế hoạch hoá gia đình 145

A Quản lý tài chính của cơ quan hành chính về dân số -kế hoạch hoá gia đình 145

1 Quản lý vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước 145

3 Quản lý chi chương trình mục tiêu quốc gia dân số -kế hoạch hoá gia đình 157

1 Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp 163

Trang 6

2 Nguyên tắc cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính 164

Tóm tắt chương 7 173

Câu hỏi ôn tập và thảo luận 175

CHƯƠNG 8 KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ 176

I.Kiểm tra 176

1.Khái niệm 176

2.Các loại kiểm tra 176

II.Giám sát 178

1.Khái niệm 178

2.Các cơ quan thực hiện giám sát và phân loại giám sát 179

3 Phương pháp và quy trình giám sát 183 III Đánh giá 191

1.Khái niệm 191

2.Phân loại đánh giá 192

3.Phương pháp đánh giá 194

4.Các bước tổ chức thực hiện đánh giá 195

IV So sánh giữa kiểm tra, giám sát và đánh giá 194 1 Giống nhau 196 2 Khác nhau 196 V Một số nguyên tắc cơ bản trong giám sát và đánh giá 197 Tóm tắt chương 8 199

Câu hỏi thảo luận 199

Trang 7

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy banQuốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đình

và Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dân

số và các vấn đề xã hội, t rường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồidưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chươngtrình cơ bản Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chươngtrình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa họcchặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổngcục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăngcường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việcthực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 -2010” (mã số

VNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chươ ng trình nóitrên, bao gồm:

tế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối

Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu này nhờ đó đã được nâng lênđáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học Nhân dịp banhành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn:

Trang 8

- Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trìnhDS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn thiện Bộ tài liệunày nói riêng;

- Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những ai

đã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài liệu

Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nay

đã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức,chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoànthiện Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Chúng tôi rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anhchị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chứcCán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

(Đã kí)

TS Dương Quốc Trọng

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

I Khái niệm chung về quản lý và quản lý nhà nước

1.Quản lý:

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để hiểu về quản lý:

Tiếp cận theo chức năng: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Quản lý là quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin và ra quyết định.

Theo cách tiếp cận hệ thống: Quản lý là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức,

có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề

ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so vớihoạt động của từng cá nhân riêng rẽ hoặc của một nhóm người khi họ phải tiế nhành các hoạt động chung Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng trong đời sống

xã hội Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung quản

lý càng phức tạp

Quản lý bao giờ cũng có chủ thể và khách thể quản lý; có mục tiêu và “conđường” đặt ra cho cả khách thể và chủ thể; có trao đổi thông tin và mối liên hệngược và bao giờ cũng có khả năng thích nghi

Như vậy, quản lý bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:

- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhấtmột đối tượng chịu tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ giántiếp với chủ thể quản lý

- Phải có mục tiêu vạch ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý

- Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đối tượng quản lý có thể làcon người, sự vật, hiện tượng được chủ thể quản lý

- Khách thể, xét trong quan hệ độc lập với chủ thể, là con người hoặc tổ chức

mà qua đó chủ thể quản lý có thể tác động lên đối tượng quản lý

Có thể thấy rằng khái niệm quản lý theo cách tiếp cận thứ ba đã bao hàmnhững nội dung của hai cách tiếp cận trên Thật vậy, bản thân “mục tiêu” và các tácđộng (hoạt động) để đạt mục tiêu đã là nội dung của kế hoạch Hơn nữa, muốn biết

Trang 10

ràng cần phải giám sát và đánh giá Mặt khác, để xây dựng (quyết định) mục tiêu,

và hoạt động hợp lý, tối ưu cần dựa trên cơ sở thu thập, xử lý, phân tích thông tinđầy đủ, kịp thời và chính xác

QLNN là sự tổ chức và điều chỉnh các quan hệ trong xã hội một cách có ýthức dưới một hình thức có tổ chức nhất định - đó là tổ chức nhà nước QLNN biểuhiện trước hết ở những tác động có ý thức vào các quá trình phát triển của xã hội Trong quản lý, Nhà nước sử dụng các phương thức quản lý chủ yếu là Quản lý theopháp luật và bằng pháp luật, đây là phương thức cơ bản và đặc trưng của QLNN;quản lý bằng pháp luật kết hợp với tuyên truyền g iáo dục và động viên tinh thầnyêu nước của mọi tầng lớp nhân dân; kết hợp với xây dựng chính sách đòn bẩy kíchthích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; kết hợp sự định hướng chiến lược pháttriển cho mọi tổ chức, ngành, nghề theo mục tiêu đã định với sự chủ động sáng tạocủa mọi tổ chức và công dân; kết hợp sự hoạt động của bộ máy hành chính quản lýNhà nước với sự tham gia có ý thức, có tổ chức của các tầng lớp nhân dân thôngqua các tổ chức xã hội

QLNN đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và bằn g quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội.

Trong QLNN đối với xã hội, chủ thể quản lý là Nhà nước, đối tượng quản lý

là các quá trình xã hội, phương thức quản lý bằng pháp luật và mục tiêu là duy trì

và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực Nhà nước

Chức năng của QLNN đối với xã hội bao gồm chức năng tổ chức -nhân sự, chứcnăng định hướng, hoạch định và chức năng điều chỉnh Hoạt động QLNN là hoạtđộng có tổ chức và có kế hoạch trong mối liên hệ hữu cơ giữa chính quyền Nhà

Trang 11

nước và hệ thống tổ chức chuyên môn thực hiện sự quản lý bằng các hoạt động tácnghiệp cụ thể.

II Quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

1.Khái niệm

QLNN về DS-KHHGĐ là Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý của mình để điều khiển và tác động vào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Quá trình quản lý đó đi từ việc nghiên cứu hoạch định chính sách, xây dựngpháp luật, các chiến lược, chương trình, kế hoạch, xây dựng hệ thống tổ chức bộmáy, hình thành cơ chế quản lý điều hành và tác động làm cho các chủ trương,

chính sách đến tận người dân và biến nó thành hiện thực trong cuộc sống QLNN

về DS-KHHGĐ đòi hỏi phải nắm được một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác tìnhhình dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượ ng dân số

Chủ thể quản lý của nhà nước về DS -KHHGĐ là Nhà nước với hệ thống các

cơ quan của Nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 lĩnh vực làlập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quản lý hành chính (hành pháp) về DS -KHHGĐ là cực kỳ quan trọng Đối tượng QLNN về DS-KHHGĐ là các quá trìnhdân số liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số Khách thể củaQLNN về dân số là các tổ chức, cá nhân Mục tiêu QLNN về DS -KHHGĐ xét mộtcách chung nhất là trạng thái thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số,chất lượng dân số hoặc các quá trình sinh, chết, di dân phù hợp mà nhà nướcmong muốn đạt được để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, pháttriển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường

QLNN về DS-KHHGĐ cũng như các lĩnh vực khác được thực hiện thôngqua việc ban hành và thực thi các đường lối, chính sách và pháp luật Đồng thời,trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức, cung cấp các dịch

vụ về DS-KHHGĐ như là các dịch vụ công, để quá trình thay đổi nhận thức và hành

vi của công dân diễn ra đúng hướng và nhanh chóng hơn

Việc thực hiện QLNN về DS-KHHGĐ bao giờ cũng diễn ra trong các điềukiện, bối cảnh cụ thể và luôn được tính toán cho phù hợp với những điều kiện vàbối cảnh đó, đảm bảo đạt được mục tiêu cuối cùng đồng thời hạn chế tối đa nhữngtác động tiêu cực đến sự ổn định xã hội trước mắt và lâu dài

2 Bản chất và đặc điểm của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ

- QLNN về DS-KHHGĐ ở nước ta là hoạt động chủ động của nhà nước

được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước QLNN về DS -KHHGĐ

Trang 12

nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi ngườidân, của từng gia đình và của toàn xã hội, đảm bảo tình trạng hài hòa về các yếu tốquy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số và chất lượng dân số, phù hợp vớichiến lược phát triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới một

xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Quản lý công tác DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân, thông qua việc tácđộng làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và toàn xã hội, điđến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi ích của chínhmình và vì sự nghiệp phát triển đất nước

- QLNN về DS-KHHGĐ là một khoa học vì có đối tượng nghiên cứu riêng,

đó là các quan hệ quản lý Các quan hệ trong QLNN về DS-KHHGĐ chính là hìnhthức của quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế (gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý,quan hệ phân phối ), thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quátrình tiến hành các hoạt động DS -KHHGĐ, bao gồm quan hệ giữa hệ thống cơ quanDS-KHHGĐ cấp trên với hệ thống cơ quan DS -KHHGĐ cấp dưới; quan hệ giữangười lãnh đạo và người thực hiện; quan hệ giữa cơ quan thường trực với cơ qu anthành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp; quan hệ giữa cơ quanthường trực DS-KHHGĐ với các cơ quan chính quyền cùng cấp; quan hệ giữangười quản lý, thực hiện chương trình với đối tượng của chương trình

Tính khoa học của QLNN về DS-KHHGĐ trước hết đòi hỏi phải dựa vào sựhiểu biết sâu sắc quy luật khách quan, hình thức biểu hiện của các quy luật, các yếu

tố ảnh hưởng tới chương trình DS -KHHGĐ, chứ không chỉ dựa trên kinh nghiệm cánhân và trực giác của người lãnh đạo Sự hiểu biết và nhận th ức đầy đủ về quy luậtquá độ nhân khẩu học, quy luật về sự phụ thuộc của hành vi sinh đẻ với các điềukiện KT-XH và văn hoá, quy luật về sinh học, quy luật hút -đẩy trong biến động dân

số cơ học là cơ sở cho quá trình thiết lập đường lối, chính sách, x ây dựng chiếnlược DS-KHHGĐ Mặt khác, bản thân các hoạt động QLNN về DS-KHHGĐ đượctiến hành theo những quy trình thủ tục, chặt chẽ, được đúc kết trên cơ sở khoa họcquản lý và kinh nghiệm thực tiễn

Tính khoa học trong QLNN về DS-KHHGĐ đòi hỏi phải nghi ên cứu đồng

bộ, toàn diện về các khía cạnh, không chỉ giới hạn về mặt kinh tế - kỹ thuật mà cònphải suy tính đến các mặt xã hội và tâm lý của quá trình đó Tính khoa học củaQLNN về DS-KHHGĐ còn thể hiện ở chỗ nó dựa vào phương pháp đo lường, địnhlượng hiện đại, dựa vào các nghiên cứu; phân tích, đánh giá khách quan các đốitượng quản lý

- QLNN về DS-KHHGĐ còn là một nghệ thuật, bởi lẽ kết quả và hiệu quảcủa quản lý còn phụ thuộc vào các yếu tố tài năng, nhân cách, hình thức tiếp cậncủa người lãnh đạo, quản lý cũng như cơ quan DS-KHHGĐ các cấp Nghệ thuậtQLNN về DS-KHHGĐ bao gồm nghệ thuật sử dụng các công cụ và phương pháp

Trang 13

quản lý, nghệ thuật tác động vào tư tưởng, tình cảm con người, nghệ thuật ứng xử,nghệ thuật dùng người

Trong khi thực hành công tác DS-KHHGĐ, một công tác liên quan tới conngười, nếu không có tính nghệ thuật thì hiệu quả của quản lý chắc chắn sẽ bị ảnhhưởng Vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải suy nghĩ vận hành các cách tiếp cận trongquản lý, cách thực hiện lồng ghép, điều phối chương trình sao cho đạt được kết quảmong muốn

- QLNN về DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia:

Công tác DS-KHHGĐ được quản lý và tổ chức thực hiện theo CTMT Quốcgia DS-KHHGĐ từ năm 1991 với các mục tiêu được lựa chọn phù hợp với từnggiai đoạn triển khai chính sách và chiến lược DS -KHHGĐ CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ bao gồm các chương trình, dự án thành phần, chương trình hỗ trợ củaQuỹ Dân số Liên hiệp quốc và một số dự án độc lập khác

(Xem mục 6, chương I, trang 21)

3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

* Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS -KHHGĐ

Đảng ta là Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghi ệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Công tác DS-KHHGĐ là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài Dovậy, để đảm bảo thành công trong lĩnh vực DS -KHHGĐ nhất thiết phải tăng cườngvai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong quá trình quản lý và tổ chứcthực hiện công tác DS-KHHGĐ

Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá VII) vềchính sách DS-KHHGĐ đã khẳng định “Để đạt được mục tiêu trong một thời giantương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phảilãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo chương trình”

Hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng là ban hành các Nghị quyết đạihội, Nghị quyết Ban chấp hành, cấp uỷ Đảng các cấp; phổ biến triển khai, kiểmđiểm đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết đối với các tổ chức Đảng, cơ quanchính quyền nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và đoàn thể quầnchúng

* Tôn trọng quy luật khách quan

Quy luật nói chung là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững lặp

đi, lặp lại của các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định Các quy luật

dân số là mối liên hệ bản chất, tất n hiên phổ biến, bền vững, lặp đi, lặp lại của cáchiện tượng dân số, trong những điều kiện nhất định Ví dụ: Quy luật quá độ dân số,quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh, quy luật hút, đẩy chi phối quá trình biến

Trang 14

động dân số cơ học Cũng như các quy luật khác, các quy luật trong lĩnh vực dân

số tồn tại khách quan Thừa nhận tính khách quan của quy luật không có nghĩa phủnhận vai trò tích cực của con người Con người không thể tạo ra hay gạt bỏ quy luật,nhưng con người có khả năng nhận thức quy luật và vận dụng nó

Trong thực tiễn, hoạt động QLNN về DS-KHHGĐ gắn liền với quá trìnhnhận thức và vận dụng các quy luật khách quan Từ đại hội lần thứ VI, Đảng ta đãrút ra bài học vô cùng sâu sắc trong lãnh đạo quản lý KT -XH là “Đảng phải luônxuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”

*Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐnói riêng

Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặc chẽ và tối ưugiữa tập trung và dân chủ trong QLNN về DS-KHHGĐ Tập trung phải trên cơ sởdân chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ tập trung

Biểu hiện của tập trung trong QLNN về DS-KHHGĐ là:

- Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ

- Thông qua công tác kế hoạch hoá (tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng

và chế độ thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn,trung hạn, ngắn hạn…)

- Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ quan QLNN về DS -KHHGĐ ở tất cảcác cấp

Biểu hiện của dân chủ:

- Mở rộng và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn QLNN về DS -KHHGĐcủa các cấp

- Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theo lãnh thổ và địa phương

- Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương, đơn vị

- Tạo điều kiện để người dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chínhsách, pháp luật

* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là một nguyên tắc quản lý nói chung và QLNN về DS KHHGĐ nói riêng, là yêu cầu của mọi tổ chức KT-XH, không chỉ đối với các cơquan QLNN về DS-KHHGĐ

-Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề Với nguồn lực nhất định(nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian) tạo ra được kết quả tốt nhất, nhiều nhất,nhanh nhất, theo hướng đạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra

Trang 15

Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ có hạn,việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt động QLNN

- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sá ng kiến trong tổ chức các hoạtđộng về DS-KHHGĐ

- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công (kinh phí,vật tư, trang thiết bị chuyên dụng và làm việc)

- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thốngcác cơ quan QLNN về DS-KHHGĐ các cấp

Tuy nhiên cần lưu ý, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả không đồng nghĩa với hạnchế chi tiêu mà là chi tiêu đúng mức, đúng việc, đúng lúc

* Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích

Kết hợp hài hoà các lợi ích của các cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo rađộng lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện công tác DS -KHHGĐ,đạt được mục tiêu nhanh chóng và bền vững Lợi ích của các bê n liên quan trongcông tác DS-KHHGĐ gồm:

- Lợi ích của nhà nước : Kiểm soát được quy mô dân số, cơ cấu dân số, thực

hiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao ch ất lượng cuộcsống của nhân dân, bảo đảm phát triển KT-XH

- Lợi ích của các cá nhân và gia đình: Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người

dân để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình, đạt đượ c

sự phát triển toàn diện cá nhân

- Lợi ích của các cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của các

thành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạt của cộngđồng phát triển hài hoà

* Đảm bảo nhân quyền

QLNN về DS-KHHGĐ nghĩa là “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bìnhđẳng của mỗi cá nhân trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS, lựa chọn nơi cư trú

Trang 16

và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số”1 Biện pháp quản lý chủyếu mà các cơ quan Nhà nước sử dụng trong công tác DS-KHHGĐ là tiến hành cáchoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân và cộng đồngnhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của cá nhân, cộng đồng và toàn xãhội, trên cơ sở đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vi về DS -KHHGĐ vìlợi ích của chính bản thân, gia đình và lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lự c để chấn chỉnh bất kỳ tổ chức, cánhân nào cản trở hoặc xâm hại đến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của các

cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc SKSS và thực hiện các biệnpháp nâng cao chất lượng dân số Điều này thể hiện bản chất tố t đẹp, tính chất củadân, do dân và vì dân của Nhà nước ta

4 Nội dung quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình

Pháp lệnh dân số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ban hành năm

2003, quy định nội dung QLNN về dân số gồm:

- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chươngtrình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước, đ oànthể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

- Quản lý, hưóng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữ thông tin, sốliệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư; tổngđiều tra dân số định kỳ;

- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chứclàm công tác dân số;

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực dân số;

- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dânthực hiện pháp luật về dân số;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

về dân số

1

Pháp lệnh dân số, khoản 2, điều 2, Nhà xuất bản Hồng Đức 2008

Trang 17

Việc thực hiện đầy đủ các nội dung trên là nhiệm vụ của nhiều cơ quanQLNN ở các cấp Trong giai đoạn hiện nay, nội dung QLNN về DS-KHHGĐ màTổng cục DS-KHHGĐ được giao bao gồm các lĩnh vực quy mô, cơ cấu, chất lượngdân số, quản lý hệ cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý

về phân bố dân số

5 Vai trò của Nhà nước với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Dân số vừa là lực lượng sản xuất, chủ thể của xã hội và dân số cũng là lựcluợng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ xã hội V ới cả hai khía cạnh này, dân số cóquan hệ chặt chẽ, cùng với sự phát triển và tương tác qua lại với kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, an ninh - quốc phòng, môi trường do vậyngày càng đặt ra trước nhà nước nhiều vấn đề trong lĩn h vực dân số, nội dungQLNN về DS-KHHGĐ ngày càng mở rộng Nếu những giai đoạn trước đây chỉ chútrọng nhiều đến lĩnh vực quy mô dân số do sự “bùng nổ dân số” tạo ra áp lực mạnh

mẽ đối với sự phát triển KT-XH và môi trường, thì hiện nay các lĩnh vực toàn d iệncủa dân số được chú trọng Các vấn đề của cơ cấu dân số, như: mất cân bằng giớitính khi sinh, già hoá dân số, cơ cấu dân số vàng; Phân bố dân số, di cư và đô thịhoá; chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần Do vậy, QLNN về DS-KHHGĐ là một nội dung quản lý tất yếu của nhà nước và được mở rộng dần về nộidung, cùng với sự phát triển của xã hội

Vấn đề quan trọng có tính chất then chốt của QLNN về DS-KHHGĐ là xâydựng được cơ chế quản lý để thực hiện có hiệu quả Trong điều kiện đổi mới, đểtăng cường hiệu lực quản lý công tác DS-KHHGĐ cần xác định rõ vai trò QLNN,muốn vậy phải xây dựng và đưa được hệ thống chính sách, pháp luật về DS -KHHGĐ vào cuộc sống Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng ở đất nước ta

6 Quản lý nhà nước DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu quốc gia 6.1 Chương trình mục tiêu quốc gia

6.1.1 Khái niệm: (Theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009

ban hành kèm theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các CTMT Quốc gia)

* Chương trình:

Chương trình là một tập hợp mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt các hoạt động đồng bộ, được gắn kết với nhau theo một trật tự nhất định để giải quyết một số vấn đề trong một thời gian nhất định

Chương trình là những phức hệ của các mục đích, chính sách, quy tắc,nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và nhữngyếu tố khác cần thiết để tiến hành thực hiện mục tiêu đã định Cũng có thể hiểuchương trình là một tập hợp các biện pháp, các hoạt động, các nguồn lực, các cơchế chính sách về KT-XH, kỹ thuật sản xuất, tổ chức và nghiên cứu khoa học được

Trang 18

phối hợp chặt chẽ với nhau về phương tiện, thời gian và không gian, có chỉ định rõngười chịu trách nhiệm thực hiện.

* Mục tiêu:

Mục tiêu là trạng thái tương lai mong muốn, là các chuẩn đích mà mọ i hoạt

động của bất kỳ một tổ chức nào, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp hoặc một cấpquản lý vĩ mô của ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ, địa phương và nhất là đối với cơquan cấp Nhà nước đều phải hướng tới Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mụctiêu phản ảnh kết quả cuối cùng mà xã hội mong muốn Đối với một ngành, mộtlĩnh vực hay một cơ sở thì mục tiêu thường có phạm vi hẹp hơn, thường thể hiện rõcác mối quan tâm có ý nghĩa then chốt nhất

* Chương trình mục tiêu :

CTMT là một chương trình có những mục tiêu cụ thể và có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt các hoạt động đồng bộ.

Tên của chương trình là tên của mục tiêu cụ thể, ví dụ như: C TMT Quốc giaDS-KHHGĐ, CTMT Quốc gia xoá đói, giảm nghèo

* Chương trình mục tiêu quốc gia

CTMT Quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ

về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật,

tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã được xác định trong chiến lược 10 năm và kế h oạch 5 năm phát triển KT-XH của đất nước trong một thời gian nhất định.

Một CTMT Quốc gia thường bao gồm các dự án có liên quan với nhau đểthực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình Việc đầu tư được thực hiện theocác dự án

“Dự án thuộc CTMT Quốc gia” là một tập hợp các hoạt động có liên quanvới nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình, đượcthực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên nhữngnguồn lực đã xác định Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án sự nghiệp công cộnghoặc dự án hỗn hợp

6.1.2 Vị trí, vai trò của chương trình mục tiêu

CTMT Quốc gia nói chung hay các CTMT là một loại kế hoạch đặc thù bởiphương pháp tiếp cận hợp lý với các mục tiêu chọn trước; bởi cấu trúc của CTMTtheo cấu trúc của cây mục tiêu (bao gồm chương trình chung, chương trình bộphận, chương trình con, dự án) Với phương pháp phân rã mục tiêu, có thể hìnhthành các mục tiêu của các chương trình bộ phận hay tiểu chương trình, mục tiêucủa dự án Ví dụ trong QLNN về DS-KHHGĐ, để đáp ứng yêu cầu của chiến lược

Trang 19

DS-KHHGĐ 2001-2010, CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 1996-2000 bao

gồm các tiểu chương trình con như: Nâng cao năng lực quản lý - VDS.01; nâng cao

chất lượng và hiệu quả dịch vụ KHHGĐ -VDS.02; Nâng cao hiệu quả công tác

tuyên truyền giáo dục - VDS.03 Tương ứng với những mục tiêu ưu tiên các tiểu

chương trình có giải pháp cụ thể về thời gian, nguồn lực cho mỗi năm, mỗi thời kỳ

Để phù hợp với nhu cầu phát triển của chương trình DS -KHHGĐ nhằm thựchiện thành công chiến lược DS-KHHGĐ Việt nam năm 2001-2010, CTMT trong

giai đoạn 2001-2005 đã được chia thành 07 tiểu chương trình với tên gọi: chương

trình nâng cao năng lực quản lý, chương trình truyền thông giáo dục thay đổi hành

vi; chương trình chăm sóc SKSS/KHHGĐ; chương trình nâng cao chất lượng thông

tin và dữ liệu về dân cư; chương trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất

lượng DS-KHHGĐ; chương trình lồng ghép DS -KHHGĐ với phát triển gia đình

bền vững thông qua hoạt động tín dụng-tiết kiệm và phát triển kinh t ế gia đình;

chương trình tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vùng nghèo, vùng

khó khăn, vùng sâu và vùng xa Sơ đồ tổng quát dưới đây đã thể hiện CTMT Quốc

gia DS-KHHGĐ theo chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000

Sơ đồ 1.1: Cây mục tiêu

Ghi chú: i: 1, 2 i là các hoạt động.

CTMT là một hình thức kế hoạch hóa, được xây dựng theo một số mục tiêu,nhiệm vụ riêng biệt và được ph ối hợp liên vùng, liên ngành một cách chặt chẽ Sơ

đồ dưới đây có thể xem xét được mối quan hệ giữa CTMT với các hình thức kế

hoạch hoá theo vùng và theo ngành:

Mục tiêu n Mục tiêu 2

Trang 20

CTMT có vị trí quan trọng vì nó gắn kết được nhiều loại hình kế hoạch khácnhau, tập trung giải quyết những mục tiêu trọng điểm cho từng thời kỳ phát triển,tạo ra sự đột phá làm động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi mục tiêu chung.Phương pháp chương trình mục tiêu là phương pháp phối hợp có hiệu quả các giảipháp với các mục tiêu; các nhiệm vụ với các cơ chế, chính sách, chế độ; các hoạtđộng với tiến độ thời gian và cơ quan thực hiện Đặc biệt quan trọng là sự phối hợpgiữa các mục tiêu của kế hoạch với các nguồn nhân, tài, vật, lực thông qua việc xâydựng và thực hiện các chương trình Vận dụng p hương pháp CTMT sẽ tập trungđược sự ưu tiên đầu tư nguồn lực cho chương trình và quản lý thống nhất nguồn lực

từ Trung ương đến địa phương đã tạo ra sức mạnh để khắc phục được tình trạng sửdụng nguồn lực phân tán, vừa giải quyết được mối quan hệ dọc (từ mục tiêu, giảipháp, người thực hiện, nguồn nhân tài vật lực, thời gian), vừa giải quyết được mốiquan hệ ngang về sử dụng các nguồn nhân tài vật lực trong nội bộ chương trình,giữa các chương trình cũng như huy động được sự tham gia của các ngành các cấp(các phần kế hoạch khác) ngoài CTMT

Sơ đồ 1.2: Kế hoạch hoá theo vùng, ngành

V i : Kế hoạch phát triển vùng lãnh thổ và địa phương.

cs : Kế hoạch của các đơn vị cơ sở.

: Kế hoạch phát triển theoCTMT.

 : Liên vùng trong một ngành  : Liên ngành trong một vùng

Nguyên tắc cơ bản của CTMT được thể hiện rõ bao gồm nguyên tắc hướngđến mục tiêu: Phải làm rõ mục tiêu cuối cùng cũng như hệ thống các m ục tiêu trunggian cần đạt được Mục tiêu càng được định lượng rõ thì các g iải pháp càng cụ thể;nguyên tắc đồng bộ: Các giải pháp của chương trình phải phối hợp ăn khớp nhau vềthời gian và không gian, các ngành cùng địa phương phải phối hợp chặt chẽ và có

Trang 21

sự liên kết thực hiện mục tiêu chung; nguyên tắc hiệu quả: Tập trung các nguồn lực

và chọn phương án có hiệu quả cao để thực hiện mục tiêu

Quản lý theo CTMT sẽ huy động được kịp thời và đồng bộ các ngành, đơn

vị cùng thực hiện theo tiến độ chặt chẽ và thống nhất; thực hiện CTMT sẽ tập trungđược những nguồn lực còn hạn hẹp để giải quyết dứt điểm mục tiêu và tạo đượcđộng lực cho sự hoàn thành các mục tiêu khác; thực hiện CTMT sẽ khắc phục đượctình trạng tách rời giữa các mục tiêu, giải quyết dứt điểm các vấn đề có tính chấtliên ngành, vùng nhằm đem lại hiệu quả tổng hợp về KT-XH trên một địa bàn hoặcmột lĩnh vực

6.1.3 Đặc điểm cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia

*Thống nhất hướng về mục tiêu

CTMT Quốc gia là thống nhất, là xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở Đểbảo đảm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động, đòi hỏi mọikhách thể quản lý là các tổ chức, cá nhân phải cùng hướng về một mục tiêu, phảithực hiện và hoàn thành các hoạt động của mình theo đúng trình tự đã xác định

Việc quản lý và điều hành các CTMT Quốc gia ở nước ta được quy định tạiquyết định số 135/2009/QĐ-TTg

* Sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động

Để đảm bảo được sự liên kết giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động một cáchchặt chẽ, đòi hỏi phải thực hiện cơ cấu quản lý theo CTMT Quốc gia

Cơ cấu quản lý là các ngành, tổ chức, cá nhân có quan hệ đến việc thực hiệnCTMT Quốc gia được liên kết lại và có một tổ chức để quản lý thống nhất chươngtrình gọi là Ban chủ nhiệm CTMT Quốc gia Ban chủ nhiệm CTMT Quốc gia cónhiệm vụ điều hoà, phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn lực, giải quyết cácquan hệ lợi ích nhằm đạt mục tiêu của chương trình đã được xác định

* Hạn chế số lượng chương trình và số lượng mục tiêu của chương trình

Số lượng các CTMT Quốc gia và số lượng các mục tiêu của mỗi chươngtrình được hạn chế Mục tiêu của CTMTQG thường là một hoặc một số mục tiêu đãđược xác định trong chiến lược phát triển KT-XH Điều đó có ý nghĩa là, không thể

có nhiều CTMT Quốc gia để giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu trong một giaiđoạn hoặc không thể có nhiều chương trình phân tán ở các ngành, các cấp để cùng

giải quyết một mục tiêu cụ thể ( tức là không có sự phân cấp trong việc thực hiện mục tiêu theo sự chủ động riêng của mỗi ngành, mỗi cấp ).

Thực tế ở nước ta trong giai đoạn đầu đã có tới 22 CTMT Quốc gia Theoquyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhdanh mục các CTMT Quốc gia giai đoạn 2012-2015, có 16 CTMT Quốc gia, bao

Trang 22

gồm: (1) Việc làm và dạy nghề; (2) Giảm nghèo bền vững ; (3) Nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn; (4) Y tế; (5) DS-KHHGĐ; (6) Vệ sinh an toàn thựcphẩm; (7)Văn hoá; (8) Giáo dục-Đào tạo; (9) Phòng, chống ma tuý; (10) Phòng,chống tội phạm (11) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (12) Ứng phó vớibiến đổi khí hậu; (13) Xây dựng nông thôn mới; (14) Phòng, chống HIV/AIDS; (15)Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xã, biên giới và hải đảo; (16) Khắcphục và cải thiện ô nhiễm môi trường.

6.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn CTMT Quốc gia

Theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg, tiêu chuẩn lựa chọn CTMT Quốc gianhư sau:

* Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng CTMT Quốc gia là những vấn đề

có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triểnKT-XH chung của đất nước mà Chính phủ phải tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo

để giải quyết

* Các vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế phải thực hiệntheo chương trình chung của thế giới hoặc khu vực

* Mục tiêu, chỉ tiêu của CTMT Quốc gia được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng,

đo lường được; phù hợp với các mục tiêu của chiến l ược, kế hoạch phát triển

KT-XH chung của quốc gia trong khoảng thời gian xác định; đồng thời không trùng lặpvới mục tiêu, đối tượng của các chương trình khác đang được thực hiện

* Tiến độ triển khai thực hiện CTMT Quốc gia phải phù hợp với kế hoạchhàng năm, điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực Các mục tiêu cụ thểphải xác định theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả.Thời gian thực hiện chương trình là 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giaiđoạn 5 năm

6.1.5 Nội dung chủ yếu của CTMT Quốc gia

Để xây dựng một CTMT Quốc gia, cần triển khai các nội dung cơ bản sau:

Trang 23

- Xác định địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của CTMT Quốc gia đếnmục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực theo vùng, lãnh thổ.

- Xác định những nội dung, hoạt động của Chương trình

- Xác định các dự án cần thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gian

và địa điểm thực hiện của từng dự án; các cơ quan quản lý dự án

- Dự tính sản phẩm đầu ra, đối tượng thụ hưởng của CTMT Quốc gia, dự án

- Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng mức kinh phí của CTMT Quốc gia

có phân chia theo từng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của CTMT Quốc gia

- Xác định các giải pháp để thực hiện CTMT Quốc gia: Giải pháp về huyđộng vốn, kinh phí; các giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chư ơng trình vàphương thức quản lý; các giải pháp về khoa học, công nghệ (nếu có); giải pháp vềvật tư, mua sắm phương tiện, thiết bị, máy móc; đề xuất các cơ chế, chính sách đặcthù cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chương trình, dự án (nếu có); xácđịnh những nội dung, hoạt động, dự án của chương trình và cơ chế lồng ghép vớihoạt động của các CTMT Quốc gia khác trên cùng địa bàn

- Xây dựng kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các Chương trình có chungmục tiêu

- Đề xuất hệ thống và cơ chế theo dõ i, giám sát thực hiện CTMT Quốc gia

- Xác định chế độ thu thập thông tin báo cáo; kế hoạch giám sát, đánh giákết quả thực hiện toàn bộ CTMT Quốc gia

6.1.6 Cơ chế điều phối CTMT Quốc gia

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối các ho ạt độngthực hiện CTMT Quốc gia

* Cơ quan quản lý CTMT Quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền

* Ban Chỉ đạo Trung ương về CTMT Quốc gia có vai trò điều phối hoạtđộng mang tính liên ngành giữa các Bộ, ngành có các lĩnh vực liên quan thuộcCTMT Quốc gia trong quản lý và thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình

* Ban Chỉ đạo các CTMT Quốc gia của tỉnh/TP có vai trò điều phối hoạtđộng của các sở, ban, ngành liên quan; giữa các cơ quan cấp tỉnh /TP và UBND cấphuyện trong quản lý và thực hiện các Chương trình

6.2 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ qua các giai đoạn

Trang 24

CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ được tổ chức thực hiện trong các giai đoạn,bao gồm các chương trình trong nước với các dự án thành phần và chương trình hỗtrợ, các dự án độc lập.

6.2.1 Giai đoạn 1991-1995

- Ba chương trình trong nước: Nâng cao năng lực quản lý (VDS01); Điềuphối dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (VDS02); Thông tin giáo dục tuyên truyền(VDS03)

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ IV

- Hai lĩnh vực bảo đảm hoạt động của cơ quan điều phối và xây dựng cơ bản

6.2.2 Giai đoạn 1996-2000

- Ba chương trình trong nước : Nâng cao năng lực quản lý (VDS01); Điềuphối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02); Thông tin giáo dục tuyên truyền(VDS03)

- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ V

- Hai lĩnh vực: đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối và xây dựng cơ bản

- Các dự án độc lập: Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB); Dự án tăngcường sức khỏe gia đình (GTZ); Dự án sức khỏe-kế hoạch hóa gia đình (KFW2);

Dự án đăng ký dân số và c ác dự án khác

6.2.3 Giai đoạn 2001-2005

CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại quyết định số 18/2002/QĐ -TTg ngày 21/1/2002 với mục tiêu tổngquát là: “Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trungvào những vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùn g nghèo, nhằm đạt mứcsinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005 Giảm tỷ lệ sinhbình quân hàng năm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,16%.Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượngdân số”

* Chương trình được triển khai bởi 8 dự án thành phần, bao gồm:

- Dự án Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi

- Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vùng nghèo, vùngkhó khăn, vùng sâu, vùng xa

- Dự án Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư

- Dự án Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

Trang 25

- Dự án Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua hoạtđộng tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình.

- Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số

- Dự án Chăm sóc SKSS/KHHGĐ gồm 2 tiểu dự án: Tiểu dự án thực hiệncác dịch vụ y tế về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ và Tiểu dự án thực hiện các dịch vụ

về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ phi lâm sàng và đảm bảo hậu cần KHHGĐ

- Đầu tư xây dựng cơ bản

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VI

* Các dự án độc lập: Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB); Dự án tăng

cường sức khỏe gia đình (GTZ); Dự án Sức khỏe-Kế hoạch hóa gia đình (KFW3)

và các dự án khác

6.2.4 Giai đoạn 2006-2010

Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn 2006-2010 đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 170/2007/QĐ -TTg ngày8/11/2007 nhằm thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam

Thời gian và phạm vi thực hiện chương trình

* Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2010

* Phạm vi thực hiện: trong phạm vi cả nước, ưu tiên tập trung ở vùng nôngthôn đông dân có mức sinh chưa ổn định, vùng có mức sinh cao, vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

Cơ cấu của chương trình bao gồm: 6 dự án và các chương trình hỗ trợ, các

dự án độc lập được lồng ghép thống nhất trong chương trình mục tiêu quốc gia

* Các dự án thuộc CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ

- Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi

- Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ

- Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện

Trang 26

- Thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp, góp phần nângcao chất lượng dân số Việt Nam.

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII

* Các dự án độc lập: Dự án Sức khỏe-KHHGĐ (KFW4); Dự án Góp phầncải thiện dịch vụ y tế/SKSS tại 2 tỉnh Sơn La và Cao Bằng (GTZ); Dự án Tăngcường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE (Tổng cục DS-KHHGĐ) và các cơ quan liênquan trong việc thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt nam(VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB);

Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB); Dự án Hỗ trợ phươngtiện tránh thai 2006-2008 và các dự án khác

6.2.5 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và các giai đoạn kế tiếp

* Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt t ại quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 gồm

04 dự án và 01 đề án là:

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi,

- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đì nh,

- Dự án nâng cao chất lượng giống nòi,

- Dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình,

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển

* Chương trình MTQG DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011, gồm 04 dự

án và 01 đề án là:

- Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

- Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằnggiới tính khi sinh

- Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiệnchương trình

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển

* Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII

* Các dự án độc lập: Dự án Tăng cường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE vàcác cơ quan liên quan thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt n am(VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB) ;

Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB) và các dự án khác

Trang 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

1 Xã hội càng phát triển thì vai trò và chức năng QLNN càng tăng lên Cùngvới sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, đặc biệt

là y học và y tế, ngày càng đặt ra trước nhà nước nhiều vấn đề trong lĩnh vực dân

số Chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để thực hiện quản lý xã hộinói chung, trong đó có các vấn đề dân số nói riêng; đảm bảo cho sự phát triển vàthay đổi các yếu tố diễn ra phù hợp với mục tiêu ổn định và phát triển bền vững KT -

XH, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện dân chủ vàcông bằng xã hội

2 QLNN về DS-KHHGĐ là quá trình tác động có ý thức, có tổ chức của nhànước đến nhận thức và hành vi về DS -KHHGĐ của cá nhân, tổ chức nhằm đạt đượccác mục tiêu đã định QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm những nội dung chủ yếu làxây dựng tổ chức và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, tổchức phối hợp các lực lượng tham gia, tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin vàdịch vụ cho mọi người dân, kiểm tra, thanh tra thực hiện kế hoạch chính sách

3 Bản chất QLNN về DS-KHHGĐ là nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng lànâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, của từng gia đình và của toàn xãhội, đồng thời đảm bảo các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số vàchất lượng dân số, phù hợp với chiến lược phá t triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh QLNN về DS-KHHGĐ là một khoa học, một nghệ thuật và đượcthực hiện theo phương thức quản lý CTMT quốc gia

4 Nguyên tắc QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng, tôn trọng quy luật khách quan, tập trung dân chủ, tiết kiệm và hiệu quả, kếthợp hài hoà các lợi ích, đảm bảo nhân quyền Mỗi nguyên tắc có mục đích, nộidung và yêu cầu riêng đối với quá trình quản lý , đồng thời tạo thành một chỉnh thể,đòi hỏi phải được quán triệt và vận dụng tổng hợp

5 QLNN về DS-KHHGĐ theo CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ CTMT có vịtrí quan trọng vì nó gắn kết được nhiều loại hình kế hoạch khác nhau, tập trung giảiquyết những mục tiêu trọng điểm cho từng thời kỳ phát triển, tạo ra sự đột phá làmđộng lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi mục tiêu chung Nguyên tắc cơ bản củaCTMT được thể hiện rõ bao gồ m nguyên tắc hướng đến mục tiêu; nguyên tắc đồng

bộ và nguyên tắc hiệu quả, tập trung các ng uồn lực và chọn phương án có hiệu quảcao để thực hiện mục tiêu

CTMT Quốc gia là thống nhất, là xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở Đểbảo đảm cho sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động, đòi hỏi mọikhách thể quản lý là các tổ chức, cá nhân phải cùng hướng về một mục tiêu, phảithực hiện và hoàn thành các hoạt động của mình theo đúng trình tự đã xác định

Trang 28

Việc quản lý và điều hành các CTMT Quốc gia ở nước ta được quy định tạiquyết định số 135/2009/QĐ-TTg.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Anh, chị hãy nêu:

1 QLNN về DS-KHHGĐ và các nội dung QLNN về DS-KHHGĐ?

2 Bản chất và đặc điểm QLNN về DS -KHHGĐ

3 Các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ

4 Đặc điểm cơ bản của CTMT Quốc gia vận dụng trong QLNN về DS-KHHGĐtheo CTMT quốc gia

5 Vai trò của QLNN về DS-KHHGĐ

Trang 29

Chương 2

BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ

I Khái niệm về Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước

1 Khái niệm:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địaphương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thểđồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Cơ quan nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, mang tính độc lậptương đối, có chức năng, nhiệm vụ nhất định, được thành lập theo quy định củapháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước mang một số đặc điểm sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động theo quy định của nhà nước

- Thực hiện quyền lực nhà nước

- Kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước

2 Hình thức tổ chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Cơ cấu bộ máy nhà nước ta là một hệ thống thứ bậc được xây dựng dựa trêncác tiêu chí cơ bản sau:

2.1 Theo sự phân định quyền lực nhà nước :

Cơ cấu bộ máy nhà nước ta gồm :

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất cả 3 quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp thực hiện quyền lập pháp;

- Các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ và c hínhquyền địa phương (HĐND và UBND)

- Các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền tư pháp là Toà án nhân dân và Việnkiểm soát nhân dân

Trang 30

- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện),

- Cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã)

Tổ chức bộ máy nhà nước ta được thể hiện theo sơ đồ:

Sơ đồ 1 Mô hình chính quyền các cấp

HĐNDH

2.3 Theo sự phân định chức năng

Các hoạt động quản lý nhà nước được chuyên môn hoá, tạo thành những cơquan quản lý các ngành, các lĩnh vực

Toà án nhân dân tỉnh, Việnkiểm sát nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương

Chính quyền tỉnh,thành phố trực thuộc

Trang 31

Theo khái niệm này, bộ máy QLNN ở Trung ương ( Quốc hội, Chính phủ,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) Chính phủ chia ra thànhcác bộ Bộ máy quản lý nhà nước của các tỉnh/TP chia ra thành các sở, ban Bộ máyquản lý cấp huyện chia ra thành các phòng.

3 Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước

3.1 Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

3.1.1 Những nguyên tắc chung của tổ chức bộ máy quản lý

a Chuyên môn hoá và phân nhóm chức năng

Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống hướng vào thực hiện mụctiêu, cần chuyên môn hóa theo chức năng các hoạt động trong hệ thống Để tinh giản

tổ chức bộ máy, người ta tiến hành phân nhóm các chức năng có mối quan hệ gầngũi thành các bộ phận và phân hệ Phân nhóm theo chức năng được xem là mô hìnhphổ biến để xây dựng cơ cấu của mọi hệ thống

b Phân định phạm vi quản lý và phân cấp quản l ý

Khái niệm phạm vi quản lý được dùng để chỉ một số lượng nhất định các đơn

vị trực tiếp phải quản lý, còn phân cấp là chỉ số lượng các cấp quản lý từ trên xuốngđược quy định trong hệ thống tổ chức

- Mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ phải hợp lý cả về thông tin, conngười và nguồn vật chất đảm bảo sự hiệp đồng và phối hợp cao để thực hiện mụctiêu chung

- Thống nhất chỉ huy: đảm bảo một đầu mối chỉ huy kết hợp chế độ làm việctập thể và trách nhiệm cá nhân rành mạch

d Nguyên tắc tương hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn với trách nhiệm, nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện

Trong hoạt động quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm,phương tiện phải tương xứng với nhau nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ củamình

e Nguyên tắc hiệu quả và hiệu lực

Trang 32

Hiệu lực của bộ máy quản lý thể hiện ở khả năng ra các quyết định đúng đắn,kịp thời, được xã hội thừa nhận, được cấp dưới thực hiện nhanh chóng, mang lại kếtquả cao và ít tốn kém.

Bộ máy có hiệu quả là bộ máy hoàn thành được các mục tiêu của mình vớichi phí thấp nhất có thể Đối với bộ máy QLNN, hiệu quả được xem xét trênphương diện hiệu quả KT-XH

3.1.2 Các nguyên tắc chính trị - xã hội

a Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là nguyên tắc tổ chức caonhất, quan trọng nhất của nhà nước Theo nguyên tắc này, nhân dân sử dụng quyềnlực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và H ĐND là những cơ quan đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân

b Nguyên tắc quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc ba quyền (lập pháp,hành pháp và tư pháp) Quyền lực ấy là thống nhất, không phân chia, nhưng có sựphân công rành mạch trong việc thực hiện giữa các quyền

c Nguyên tắc tập trung dân chủ

Là nguyên tắc chủ đạo trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

ta với những biểu hiện cụ thể sau:

- Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước là Quốc hội do dân bầu ra vàchịu trách nhiệm trước nhân dân Các cơ quan Nhà nước khác do cơ quan quyền lựcNhà nước lập ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước

- Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên Các cấpchính quyền địa phương phải phục tùng cơ quan nhà nước trung ương

- Quyền QLNN tập trung và thống nhất ở Trung ương, đồng thời tăng cườngphân cấp quản lý cho chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động, sáng tạo

và khả năng quyết định sát với tình hình thực tế của bộ máy QLNN

- Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, cấp dưới phục tùngngười chỉ huy trong các cơ quan Nhà nước theo chế độ thủ trưởng

Nguyên tắc tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng, độcđoán cũng như tình trạng phân tán, cục bộ địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật

d Nguyên tắc nhà nước pháp quyền

Nguyên tắc Nhà nước pháp quyền khẳng định tính tối cao của pháp luật.Nguyên tắc đó thể hiện trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước như sau:

Trang 33

- Mọi sự tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được phápluật quy định và có sự bảo đảm bằng chế tài cho các quy định đó có hiệu lực pháplý.

- Hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước Vấn đề được giải quyết bởicấp nào, cơ quan nào cũng phải theo quy định của pháp luật

- Hệ thống cung cấp dịch vụ công được quản lý thống nhất theo những vănbản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương

- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội hay cá nhân đều phải tuân thủpháp luật Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng

- Nhà nước thực hiện việc quản lý đất nước bằng pháp luật

3.2 Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước

3.2.1 Mô hình tập trung

Trên phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, tập trung hoá là hệ thống quản

lý dựa trên việc tậ p trung quyền ra quyết định cho những cơ quan QLNN ở trungương (chính quyền trung ương) Mô hình tập trung hoá có thể biểu hiện ở hai dạng

- Tập quyền: Tập trung mọi quyền lực nhà nước vào Quốc hội

- Tản quyền: Mô hình cơ cấu tập trung theo nguyên tắc tản quyền (theongành dọc) được xây dựng nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất từ trungương đến địa phương đối với ngành và lĩnh vực như thống kê, hải quan, thuế, thihành án.v.v…

3.2.2 Mô hình phân quyền

Phân quyền là quá trình chuyển một phầ n quyền hạn từ trung ương xuống địaphương, từ cấp trên xuống cấp dưới Có hai hình thức phân quyền chính:

- Phân quyền chức năng: là sự phân giao của một cơ quan cấp trên cho một

tổ chức bên dưới các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ ràng

- Phân quyền lãnh thổ: là sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm,phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự cho chính quyền địa phương Các cơ quanquản lý ngành ở địa phương chịu sự phụ thuộc hai chiều: trực thuộc UBND và chịu

sự chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan quản lý ngành trực tiếp

3.3 Quá trình xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý

3.3.1 Căn cứ xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý

- Mục tiêu của tổ chức

- Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức

- Mối quan hệ của tổ chức đối với các cơ quan trong bộ máy QLNN

Trang 34

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.

- Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

- Những thành tựu của khoa học tổ chức

3.3.2 Quá trình xây dựng bộ máy quản lý nhà nước

- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ Xác định mô hình cơcấu tổng quát

- Giai đoạn 2: Phân bổ chức năng, nhiệm vụ, hình thành các bộ phận, phân hệ

- Giai đoạn 3: Xác định quyền hạn, trách nhiệm cho bộ phận, con người Xâydựng quy chế hoạt động

- Giai đoạn 4: Xây dựng cơ chế phối hợp

4 Bộ máy quản lý nhà nước về dân số -kế hoạch hoá gia đình

Bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước, gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ ở

4 cấp từ trung ương đến địa phương

Theo nghĩa rộng, QLNN nói chung và QLNN về DS-KHHGĐ nói riêngđược thực hiện thông qua cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

Theo nghĩa hẹp, QLNN về DS-KHHGĐ được hiểu như hoạt động quản lý cótính chất nhà nước nhằm điều hành chương trình DS -KHHGĐđược thực hiện bởicác cơ quan hành pháp

Theo nội dung của QLNN về DS-KHHGĐ, có những cơ quan trực tiếp quản

lý chương trình DS-KHHGĐ, có những cơ quan tham gia gián tiếp vào quản lýchương trình DS-KHHGĐ

Có những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tậ p thể về các vấn đề dân sốcủa đất nước hay từng địa phương như Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho các

cơ quan, bộ phận, phân hệ của bộ máy quản lý nhà nước là một trong những vấn đềđặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới quản lý nhà nước hiện nay

II Lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy Quản lý nhà nước về dân

số - kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Trên thế giới, cho đến nay vẫn tồn tại ba mô hình tổ chức bộ máy thực hiệnchức năng quản lý công tác DS-KHHGĐ: Mô hình ngành y tế quản lý công tác DS -KHHGĐ, được áp dụng ở những nước đã phát triển, với lý do tỷ lệ tăng dân số thấp,

hệ thống cơ sở y tế phát triển mạnh; Mô hình Uỷ ban có tính chất liên ngành thựchiện chức năng QLNN về công tác DS-KHHGĐ, thường được áp dụng ở nhữngnước đang phát triển với lý do tỷ lệ gia tăng dân số cao, quy mô dân số lớn đòi hỏi

Trang 35

phải tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu dân số tr ong một thời gian nhấtđịnh; và Mô hình một Bộ tổng hợp thực hiện chức năng QLNN về dân số.

Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở Việt nam qua các

giai đoạn

1 Giai đoạn 1961-1970

Ban vận động sinh đẻ có kế hoạch được hình thành do Thủ tướng Chính phủlàm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Y tế làTổng thư ký,cơ quan trường trực được giao là Bộ Y tế với chức năng nhiệm vụhướng dẫn sinh đẻ kế hoạch

Ngày 28/04/1964, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư s ố 10-BYT-TT hướng dẫnthành lập các Trạm Bảo vệ bà mẹ và trẻ em ở các tỉnh/thành phố thực hiện các hoạtđộng SĐKH Trạm Bảo vệ bà mẹ và trẻ em có nhiệm vụ giúp các Ty Y tế lập các kếhoạch công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có hướng dẫn, tổ chức thực hiện các

kế hoạch đó; hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện, sơ kết tổng kết, đúc rútkinh nghiệm cho việc chỉ đạo phong trào bảo vệ bà mẹ, trẻ em và sinh đẻ có hướngdẫn

2 Giai đoạn 1970-1974

Ngày 13/5/1970, nhằm đẩy mạnh hơn cuộc vận động SĐKH, Hội đồngChính phủ đã ban hành Quyết định số 94/CP về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ,chuyển giao công tác này từ Bộ Y tế cho một cơ quan mới được thành lập là Uỷ banBảo vệ bà mẹ và trẻ em Uỷ ban B VBMTE là cơ quan thuộc Chính phủ, do Bộ Y tế

là cơ quan thường trực Uỷ ban có tổ chức bộ máy được hình thành từ Trung ươngđến cấp huyện, thực hiện công tác tuyên truyền vận động và đảm nhiệm toàn bộ cácdịch vụ KHHGĐ Trạm BVBMTE và sinh đẻ có kế hoạch ở cấp tỉnh/TP, đội sinh

đẻ có kế hoạch ở cấp huyện được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đặt vòng tránhthai Các đoàn thể quần chúng: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên lao động vàTổng Công đoàn vẫn giữ vai trò như ở giai đoạn đầu Công tác sinh đẻ có kế hoạch

là một nhiệm vụ quan trọng của Uỷ ban “Ủy ban BVBMTE, các cơ quan Nhà nước,

các đoàn thể phụ nữ, công đoàn, thanh niên có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục mục đích ý nghĩa của sinh đẻ có kế hoạch trong cán bộ, công nhân, nhân viên, hội viên

và đoàn viên của mình và gương mẫu thực hiện ”2

Ủy ban BVBMTE giải thể vào năm 1974 Hệ thống quản lý công tác sinh đẻ

có kế hoạch lại được nhập vào B ộ Y tế Việc nuôi dạy trẻ giao cho Bộ Giáo dục

Trang 36

3 Giai đoạn 1975-1990

Nhằm huy động rộng rãi các lực lượng xã hội tham gia vào công tác DS KHHGĐ, đẩy mạnh thực hiện công tác SĐKH, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành

-Quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia Dân

số và Sinh đẻ có kế hoạch Uỷ ban có nhiệm vụ “giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo

về công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch, chủ trì việc phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước “3

Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch do một Phó Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng là Chủ tịch Uỷ ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Chủ tịch thường trực,các Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ; Thứ trưởng

Bộ Y tế là Tổng Thư ký; lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể là uỷ viên Bộ Y tế với

tư cách là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt chuyên môn, kỹthuật, cung cấp dụng cụ, thuốc men và đào tạo, cung cấp cán bộ chuyên môn cho

các địa phương Cơ quan chuyên trách của Uỷ ban là một ban thư ký thường trực

nằm trong Bộ Y tế, gồm các cán bộ chuyên trách giúp việc do Bộ Y tế cử ra Mỗi

ngành và đoàn thể có thành phần trong Uỷ ban cử một cán bộ cấp vụ tham gia Banthư ký và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm

Tại cấp tỉnh, thành phố và đặc khu thuộc Trung ương thì thành lập Uỷ banDân số và Sinh đẻ có kế hoạch để giúp UBND cùng cấp chỉ đạo công tác dân số vàSĐKH ở địa phương mình Công tác dân số và SĐKH ở các quận, huyện, xã,phường và ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, bệnhviện, trường học, các đơn vị, vũ trang v.v do Ban vận động SĐKH, thành lập theoChỉ thị số 29-HĐBT ngày 12/8/1981 của HĐBT, tổ chức thực hiện Các cơ quan,đơn vị thuộc các tuyến trên đóng ở địa phương nào do UBND địa phương đó theodõi, đôn đốc thực hiện

- Ngày 6/02/1985, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch được đổi

phố và đặc khu trực thuộc Trung ương gọi là Uỷ ban DS-KHHGĐ Ở các quận,huyện, xã, phường và các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường,bệnh viện,trườnghọc, các đơn vị vũ trang, v.v gọi là Ban vận động KHHGĐ

-Ngày 6/3/1989, Chủ tịch HĐBT ban hành quyết định số 51/CT về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ nhằm kiện toàn

tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ Về cơ bản bộ máy này được tổ chức

không khác nhiều so với bộ máy được thành lập từ năm 1984, ngoài sự thay đổi một

số chức danh kiêm nhiệm và triển khai thành lập bộ máy ở cấp huyện Để đảm bảohoạt động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã xác định trong Quyết định3

Quyết định số 58 -HĐBT ngày 11/4/1984.

4

Quyết định số 38/HĐBT.

Trang 37

51/CT ngày 6/3/1989 của HĐBT, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ thành lập các Banchức năng: Kế hoạch tổng hợp và chính sách; Giáo dục -Truyền thông; Kế hoạchhoá gia đình; Quan hệ quốc tế và Văn phòng.

4.Giai đoạn 1991-2002

- Năm 1991, tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ đã được củng cố một bước quan trọng, là năm có tổ chức bộ máy chuyên trách đầu tiên trong lịch sử công tác DS - KHHGĐ Nghị định 193-HĐBT ngày 19/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban Quốc giaDS-KHHGĐ được ban hành

Tổ chức bộ máy này được xây dựng trên cơ sở mô hình đảm bảo huy động cáclực lượn g xã hội tham gia chương trình DS-KHHGĐ nhưng tăng cường mạnh hơn bộ

phận chuyên trách và bộ máy chuyên trách hoàn toàn tách khỏi Bộ Y tế để giúp Uỷ

ban có tính chất liên ngành chỉ đạo, điều phối các lực lượng tham gia công tác DS KHHGĐ Uỷ ban là cơ quan độc lập trực thuộc HĐBT với sự tham gia rộng lớn củacác bộ, ngành và các đoàn thể quần chúng, có một Phó Chủ tịch chuyên trách, được bốtrí thành các Ban chuyên môn

-Ở cấp tỉnh/TP, cấp huyện thành lập Uỷ ban DS -KHHGĐ trực thuộc UBND

do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND kiêm Chủ tịch Một số tỉnh /TP bố tríPhó Chủ tịch chuyên trách và tăng thêm cán bộ

Ở cấp xã, công tác DS-KHHGĐ là trách nhiệm của UBND, do một Phó chủ

tịch phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn giúp việc, chưa có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã.

Một số Bộ, ngành, đoàn thể tiến hành nhiều công tác liên quan đến DS KHHGĐ đều có bộ phận chuyên trách DS-KHHGĐ

Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, kinh nghiệm sau hơn 30 nămthực hiện công tác DS-KHHGĐ với nhiều mô hình khác nhau, hệ thống DS-KHHGĐlại tiếp tục được củng cố và hoàn thiện thêm Ngày 21/6/1993 Chính phủ đã ban hànhNghị định số 42/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lềlối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ Ngoài ra, Thông tư 31/TTLB ngày10/11/1993 của Liên bộ Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Ban Tổ chức Cán bộ củaChính phủ, đã qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban DS -KHHGĐ ởđịa phương gồm cấp tỉnh/TP, cấp huyện và Ban DS-KHHGĐ cấp xã

Thực hiện Nghị định này, hệ thống l àm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ươngđến cơ sở đã được củng cố và từng bước kiện toàn Ở Trung ương, Uỷ ban Quốc giaDS-KHHGĐ đã được củng cố với thành phần mở rộng hơn so với trước, gồm đạidiện của nhiều bộ, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội và do một Bộ t rưởng làm Chủnhiệm chuyên trách Cơ quan thường trực của Uỷ ban Quốc gia DS -KHHGĐ được

Trang 38

về số lượng và chất lượng Quy chế hoạt động và phối hợp được xác định rõ ràng.Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của các bộ, ngành, đoàn thể lần lượt được thànhlập, có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách giúp việc.

Ở địa phương, Uỷ ban DS-KHHGĐ được củng cố và tăng cường về cán bộ

Hệ thống làm công tác DS KHHGĐ ở cấp cơ sở theo mô hình Ban DS KHHGĐ là tập hợp đại diện các ngành, đoàn thể của xã do Chủ tịch UBND xã làm

-Trưởng ban, có một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được hưởng phụ cấp và đội

ngũ CTV tự nguyện có được bồi dưỡng (tuy rất ít) đảm nhận nhiệm vụ tuyên

truyền, vận động các đối tượng trong diện KHHGĐ, cung cấp các PTTT phi lâmsàng và theo dõi biến động dân số đã được hình thành

- Năm 2001, Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ vềviệc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP và UBND cấphuyện được ban hành, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (DSGĐTE) cấp tỉnh,huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban DS -KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệchăm sóc trẻ em cùng cấp Ngày 6/6/2001, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là

Bộ Nội vụ), Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ emViệt Nam đã ban hành Thông tư 32/TTLT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban DSGĐTE địa phương Ở cấp xã thành lập BanDSGĐTE do Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng ban, mỗi xã có 1 cán bộ c huyêntrách

5 Giai đoạn 2002 – 7/2007

- Thực hiện Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 của Quốc hộikhoá XI quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ủy banDSGĐTE đã đư ợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ và

Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam Nghị định 94/2002/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 11/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Ủy ban DSGĐTE Theo đó, Ủy ban có chức năng QLNN về DSGĐTE; QLNNcác dịch vụ công thuộc các lĩnh vực này Nhiệm vụ quản lý công tác DS-KHHGĐđược nhấn mạnh Mô hình tổ chức của hệ thống tương tự như mô hình của bộ máy

tổ chức DS-KHHGĐ giai đoạn 1993-2002

6 Giai đoạn từ 8/2007 đến nay

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốchội về cơ cấu tổ chức Chính phủ và số Phó thủ tướng Chính phủ khoá XII, ngày8/8/2007, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1001/QĐ -TTg về việcgiải thể Ủy ban DSGĐTE, chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ cóliên quan thực hiện Theo đó, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân sốđược giao cho Bộ Y tế Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 do Chínhphủ ban hành quy định rõ Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Trang 39

Ngày 29/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số18/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục DS-KHHGĐ Tổng cục DS-KHHGĐ có chức năng tham mưu giúp Bộtrưởng Bộ Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấudân số và chất lượng dân số; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Ở địa phương, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 củaChính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/TP vàNghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định tổ chứccác cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Uỷ ban DSGĐTE các tỉnh/TP và

Uỷ ban DSGĐTE cấp huyện đã giải thể, chuyển các chức năng của Uỷ ban này sangcác Sở liên quan thực hi ện, chức năng QLNN về DS-KHHGĐ của Uỷ ban DSGĐTEđược chuyển giao sang Sở Y tế Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS -KHHGĐ ở địa phương được thực hiện theo Thông tư số 03/2008/ TTLT-BYT-BNVngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, Thông

tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng nhiệm

vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS -KHHGĐ ở địa phương:

- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng

tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực:quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cáchoạt động chuyên môn nghiệp vụ về DS -KHHGĐ trên địa bàn tỉ nh

- Trung tâm KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục

DS-KHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

kĩ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện

Phòng Y tế có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện thực hiệnchức năng QLNN về DS-KHHGĐ

- Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã

+ Cán bộ chuyên trách KHHGĐ cấp xã: Cán bộ chuyên trách KHHGĐ xã có trách nhiệm giúp việc cho Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã xây dựng

DS-kế hoạch và tổ chức thực hiện CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ trên địa bàn xã Cán

bộ chuyên trách DS -KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trựctiếp của Trạm trưởng trạm Y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyênmôn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện

+ Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn bảntuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc SKBĐ

Các cấp ở điạ phương đều thành lập Ban Chỉ đạo công tác DS -KHHGĐ,

Trang 40

DS-KHHGĐ, các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan, các tổchức chính trị-xã hội cùng cấp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan N hà nước từ trung ương đến địaphương, được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thểđồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Theo sự phân định quyền lực Nhà nước, cơ cấu bộ máy N hà nước ta gồm baphân hệ; Cơ quan trực tiếp thực hiện quyền lập pháp là Quốc hội; các cơ quan trựctiếp thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ và chính quyền địa phương (HĐND

và UBND); các cơ quan trực tiếp thực hiện quyền tư pháp là Toà án nhân dân vàViện kiểm soát nhân dân

Theo các cấp bậc hành chính lãnh thổ, bộ máy Nhà nước ở Việt Nam gồm 4cấp: cấp trung ương và ba cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) Bộ máyQLNN ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao vàViện Kiểm sát nhân dân tối cao ở địa phương, các chức năng QLNN được thựchiện bởi các cơ quan của chính quyền địa phương là HĐND và UBND Để đảm bảohiệu lực và hiệu quả của QLNN trong điều kiện cơ chế thị trường, bộ máy QLNNphải được đổi mới một cách đồng bộ

Bộ máy QLNN về DS-KHHGĐ là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhànước, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng QLNN về DS-KHHGĐ ở 4 cấp từ trung ương đến địa phương Theo nghĩa rộng, QLNN nói chung

và QLNN về DS-KHHGĐ nói riêng được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quanlập pháp, hành pháp và tư pháp.Theo nghĩa hẹp, QLNN về DS-KHHGĐ được hiểunhư hoạt động quản lý có tính chất nhà nước nhằm điều hành chương trình DS-KHHGĐ được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp.Theo nội dung của QLNN vềDS-KHHGĐ, có những cơ quan trực tiếp quản lý chương trình DS-KHHGĐ, cónhững cơ quan tham gia gián tiếp vào quản lý chương trình DS-KHHGĐ

Sự hình thành và phát triển của bộ máy QLNN về DS -KHHGĐ ở Việt Namtrải qua 6 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 1961-1970; giai đoạn 1970-1974; giai đoạn1975-1990; giai đoạn 1991-2002; giai đoạn 2002-7/2007 và giai đoạn 8/2007 tớinay Ở mỗi một giai đoạn luôn có những mô hình bộ máy QLNN về DS-KHHGĐkhác nhau để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn

Ngày đăng: 15/02/2016, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kế hoạch hóa và quản lý chương trình dân số -kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình - Quỹ Dân s ố liên hợp quốc; Nhà xuất bản Thống k ê, Hà Nội 1996 Khác
2. Tài li ệu nâng cao kiến thức dân số tập 1 -2; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em - Hà Nội 2002 Khác
3. Xây d ựng chiến lược, chương tr ình, dự án về dân số, gia đình và trẻ em theo phương pháp quản lý dựa trên kết quả; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2004 Khác
4. Dân s ố và chăm sóc sức khỏe sinh sản; Học viện Quân y - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004 Khác
5. Tài li ệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở về công tác dân số, gia đình và trẻ em; Ủy ban Dân số, Gia đ ình và Tr ẻ em - Nhà xuất bản Bản đồ, H à Nội 2005 Khác
6. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ Y tế - Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2005 Khác
7. Giám sát chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; Ủy ban Dân số, Gia Đình và Tr ẻ em -Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003 Khác
8. Tài li ệu nâng cao kiến thức dân số; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hà Nội năm 2003 Khác
9. Hoàn thiện đánh giá chương tr ình kế hoạch hoá gia đ ình; Jose Garsia -Nunez- Uỷ ban Quốc gia Dân số-K ế hoạch hoá gia đình, Hà Nội năm 1993 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w