Giới thiệu tác phẩm bản án chế độ thực dân pháp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
- -BÀI KIỂM TRA GIỮA MÔN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: Th.S LÊ XUÂN MINH
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 03/2012
Trang 2Đề bài: Giới thiệu tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
1 Hoàn cảnh lịch sử:
1.1 Quốc tế:
“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm lớn ra đời giữa lúc làn sóng cách mạng
đang dâng lên mạnh mẽ ở khắp các thuộc địa của thực dân Pháp, phong trào yêu nước ở Việt Nam đang sôi nổi diễn ra khắp Bắc-Trung-Nam; và giữa lúc Nguyễn ái Quốc đang nỗ lực tổ chức lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã có tiếng vang lớn trong nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa
1.2 Trong nước:
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam áp đặt chính sách cai trị thâm độc làm cho nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng Đứng trước tình cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã đặt quyết tâm phải tìm ra một con đường mới để giải phóng cho dân tộc mình Khi trở thành đại biểu của Quốc tế cộng sản, phụ trách ban phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã có điều kiện nêu ra quan điểm của mình về các nước thuộc địa và những biện pháp để các nước này tự giải phóng Trong thời gian
đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri
năm 1925 bằng tiếng Pháp
1.3 Hoạt động của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên:
Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Tại đây, Người thành lập “hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông” Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Việt Nam, ra tờ báo “Thanh niên”, mở các lớp huấn luyện đào tạo các thanh niên ưu tú rồi đưa về nước hoạt động
2 Chủ đề tác phẩm:
Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác
phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925- 1926
trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” chỉ rõ âm mưu thủ đoạn của bọn đế quốc: Chính
quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thật ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng khá sắc sảo
3 Kết cấu tác phẩm:
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục:
Chương 1: Thuế máu
Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ
Chương 3: Các quan thống đốc
Chương 4: Các quan cai trị
Trang 3 Chương 5: Những nhà khai hoá
Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị
Chương 7: Bóc lột người bản xứ
Chương 8: Công lí
Chương 9: Chính sách ngu dân
Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội
Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ
Chương 12: Nô lệ thức tỉnh
Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam
4 Nội dung tác phẩm:
4.1 Tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân:
Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra tình cảnh thống khổ của nhân dân lao động dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân nhiều nơi trên thế giới
4.1.1 Về kinh tế:
Tác giả tố cáo tội ác của thực dân Pháp về mặt kinh tế trên các mặt sau:
- Chính sách thuế khoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách thu thuế với các loại thuế vô lí
và nặng nề, ngày càng tăng lên “Từ năm 1890 đến năm 1896 thuế trực thu tăng gấp đôi; từ năm
1896 đến năm 1898 lại tăng lên gấp rưỡi Làng nào cũng bị tăng thuế cũng cắn răng mà chịu” (trang 75)
- Cho vay nặng lãi
- Vơ vét tài nguyên, chiếm đoạt tài sản (chương 12)
- Phu dịch
- Tăng giá sinh hoạt, cấm người bản xứ buôn bán “Người ta cấm người bản xứ mua sắm và
sử dụng vũ khí để chống thú dữ thường phá sạch trơn hàng loạt làng xóm Giáo dục, vệ sinh đều thiếu” (trang 123)
- Thu lợi nhuận từ rượu và thuốc phiện ”Lúc ấy, cứ 1000 làng thì có đến 1.500 đại lí bán rượu lẻ và thuốc phiện Nhưng cũng trong số 1.000 làng ấy mới có 10 trường học Trước khi có bức thư quý hoá trên, hàng năm người ta cũng đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”(trang 32) Hay như bọn thực dân còn pha nước lã vào rượu để bán kiếm lời” Tính trên toàn cõi Đông Dương mỗi ngày cứ bán 500 héc-tô-lít rượu thì có 4.000 lít nước lã pha thêm vào; 4.000 lít mỗi lít giá ba hào, thành 1.200 đồng một ngày, 36.000 đồng một tháng Như thế chỉ cần mở vòi nước lã không thôi, mỗi năm công ty cũng thu được mốn lãi nho nhỏ 432.000 đồng hay 4 triệu phơ-răng” (trang 36)
Kết luận: Chính những chính sách khai thác nặng nề và tàn bạo của thực dân Pháp đã làm
cho nền kinh tế các thuộc địa nói chung và Đông Dương nói riêng trở nên kiệt quệ, đời sống của người dân lầm than và đói khổ
4.1.2 Về chính trị:
Trang 4Cũng như trong lĩnh vực kinh tế thì trong chính trị bọn thực dân cũng thực hiện những thủ đoạn thâm độc:
Thứ nhất, chúng bắt người Việt Nam di làm bia đỡ đạn, để phục vụ mục tiêu chính trị của
chúng Mà ở đây tác giả gọi là chế độ “lính tự nguyện”, những người lính này được ví như là
“vật liệu biết nói” Tác giả viết: “Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tự nguyện, hoặc xì tiền ra”” (trang 19)
Gọi là “tình nguyện” nhưng lại những vụ trốn lính và đào ngũ (tính ra có đến 50% trong hàng ngũ quân dự bị) đều bị đàn áp không gớm tay và những cuộc đàn áp lại gây ra những cuộc binh biến bị dìm trong biển máu
Thứ hai, hành vi bắt dân An Nam tiêu thụ rượu và thuốc phiện ngoài mục đích bán được
nhiều thu được nhiều lợi nhuận, thì chúng còn nhằm thu chột tinh thần đấu tranh của nhân dân ta
Thứ ba, để tiến hành sự áp bức bốc lột đạt mục đích, chúng thiết lập bộ máy cai trị với lực
lượng dày đặc Tác giả so sánh:“Ở Ấn Độ thuộc Anh dân số 325 triệu, có 4.898 viên chức người
Âu, ở Đông Dương thuộc Pháp dân số 15 triệu người mà có đến 4300 viên chức người Âu” (trang 54)
Chúng còn lập ra các quan chức tự tăng lương: “riêng một chủ tịch nào đó của hội đồng đã xin tăng lương mình lên gấp đôi và đã được chấp thuận” (trang 71)
Tác giả chỉ ra: “hệ thống các quan cai trị, các quan thống đốc thực chất chính là quân trộm cắp, bốc lột dân bản xứ để làm giàu chẳng kiêng nể gì tài sản quyền lợi tự do, đời sống của những người bị cai trị cả” (trang 48)
Thứ tư, bên cạnh lực lượng đông đảo chính quốc, chúng còn dùng hình thức người Việt trị
người Việt: “dùng hệ thống cảnh binh người Việt làm tay sai mà theo các nhà khai hóa “cảnh binh rất được long người dân bản xứ”” (trang 64)
Thứ năm, để bảo vệ cho quyền lợi của mình, bọn thực dân dựa vào luật pháp, chúng còn dựa
vào tôn giáo để phục vụ mục đích chính trị Tác giả viết: “Các nhà truyền giáo đã tiết lộ những bí mật mà con chiên đã nói ra khi xưng tội và nộp những người Việt Nam yêu nước cho bọn chiến thắng đem lên máy chém” ( trang 106)
Hay như “những người giáo hội, thực dân Pháp lợi dụng làng hiếu khách của người Việt Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân viễn chinh” (trang109)
và “những nhà giáo hội còn ở địa phương làm thuông ngôn và chỉ điểm cho chúng”
Thứ sáu, khi ở chính quốc giai cấp công nhân phát triển, bọn thực dân đã di chuyển nền
thống trị sang các nước thuộc địa Điều này nói lên bản chất “con dỉa hai vòi” của chủ nghĩa đế quốc là vừa bốc lột nhân dân lao động chính quốc vừa bốc lột nhân dân lao động thuộc địa
Thứ bảy, để dễ dàng hơn hơn trong việc thống trị, bốc lột chúng dùng chính sách chia đệ trị,
gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân An Nam Tác giả phân tích: “chính vì thế mà nước Việt nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm, xẻ bảy Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy người ta hy vọng làm ngược được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong tim
Trang 5anh em ruột thịt với nhau, người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại lập nên một liên bang gọi là liên bang Đông Dương” (trang 124)
Đây là một thủ đoạn thâm độc trong phương pháp cai trị của pháp Chúng cũng áp dụng chính sách chia đệ trị ở các thuộc địa khác Ngoài ra, chúng không cho tự do báo chí, không cho báo chí nói về cuộc bầu cử, không cho thanh niện đi du học vì sợ nhiễm chủ nghĩa cộng sản Như vậy trong lĩnh vực chính trị chúng cũng không kém phần thâm độc, tàn ác, phục vụ đắc lực cho mục đích kinh tế
4.1.3 Về văn hóa:
Để thống trị, chiếm đoạt hoàn toàn một đất nước ngoài việc nô dịch về kinh tế, về chính trị thì vấn đề nô dịch về văn hóa xã hội cũng rất được quan tâm và coi trọng Để thực hiện điều này, thực dân Pháp đã ra sức dùng mọi thủ đoạn để áp bức, chà đạp lên nền văn hóa xã hội của nước
ta cũng như các nước thuộc địa Nhân dân An Nam và nhân dân bản xứ rơi vào cảnh lầm than, đau khổ, quằn quại dưới những thủ đoạn vô cùng tàn bạo, dã man và khắc nghiệt của thực dân Pháp Những thủ đoạn của chúng gồm:
+ Khuyến kích lối sống ăn chơi sa đọa, kích động bạo lực dưới nhiều hình thức như:
- Chúng đưa nền văn minh vào các nước thuộc địa bằng bạo lực, vừa lố bịch, vừa phản động Chúng tưởng niệm những người chết – những thanh niên bị chúng bắt đi làm bia đỡ đạn cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa – như những người anh hùng bằng những cuộc hội hè ăn chơi đình đám
“Những ngày hội ở Biên Hòa” (trang 26 – 27)
“Năm 19…, một tay nước ngoài … ngựa đua” (trang 73)
- Chúng xem việc tiêu diệt sinh mạng người bản xứ là thú vui, là niềm hãnh diện Chúng cá cược xem ai giết được nhiều người An Nam nhất là kẻ thắng cuộc Một người Pháp sống lâu năm
ở Bắc Kỳ đã kết luận “mạng của một người Việt Nam không đáng một trinh”, anh ta kể: những nhà khai hóa đã cá cược nhau xem ai “hạ sát” được nhiều người Việt nhất…
- Chúng đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện
“Lúc ấy cứ … và trẻ con” (trang 32)
“Số dân tỉnh này … được khen” (trang 34 – 35)
- Chúng xem sinh mạng của người bản xứ như cỏ rác Chúng thực hiện những hành động tàn bạo nhất, dã man nhất chỉ để thỏa mãn thú vui tiêu khiển, thỏa mãn cơn khát máu
“Ngay bên dưới tôi … đã có tâm hồn thực dân” (trang 63)
“Một tên lính buộc một người phụ nữ An Nam phải hiến thân cho con chó của hắn Chị không chịu Hắn liền đâm một nhát lưỡi lê vào bụng chị, chết tươi.” (trang 118)
“Không phải chỉ có … đóng lên người họ” (trang 120)
Những người bản xứ bị đọa đày đến tận cùng của xã hội mà phải câm lặng chịu đựng, không thể kêu cứu à “Tất cả những điều mà người ta đã có thể nói ra vẫn còn ở dưới mức sự thật Chưa
có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc
ác trắng trợn đến thế.”
+ Chà đạp lên nhân phẩm con người bằng:
Trang 6- Lời nói:
“Mà An-nam-mit và An-gie-rieng đâu phải là người! Đó là bọn “nhà quê” hèn hạ, bầy “bi-cốt” bẩn thiểu Cần quái gì phải có công lý đối với những giống ấy” (trang 93)
“Pháp luật, công lý đối với người bản xứ ư? Thôi đi! Chỉ có ba-toong, súng ngắn, súng dài, đấy mới là thứ xứng đáng với lũ dòi bọ ấy” (trang 93)
“Một người Âu mắng một phụ nữ An Nam là con đĩ, con bú dù là một việc thông thường.” (trang 112)
- Hành động: hành hạ, đánh đập, cưỡng bức, thóa mạ, dâm bạo
Víchto Mêrích đã kể lại … cho đến chết.” (trang 113)
Một người ở thuộc địa kể lại rằng: …vàng óng như da lợn quay.” (trang 117)
Thói dâm bạo vô độ của bọn xâm lược thật không có giới hạn nào cả Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phép chúng tưởng tượng được đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh lùng của chúng đến đó
+ Chính sách ngu dân gồm những vấn đề sau:
- Về báo chí:
- Theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in
“Sắc lệnh đó viết: … bị trừng trị" (trang 102)
Như vậy báo chí chỉ được phép xuất bản với những nội dung đúng với ý định của người kiểm duyệt là phải ca ngợi chính quyền “bảo hộ”, không bao giờ được đền cập tới các vụ “nhơ nhớp”,
“lạm quyền” hoặc nếu đề cập tới thì cũng phải biến đổi với tinh thần ca ngợi chứ nó không được thực hiện đúng vai trò của mình là nói lên hiện thực cuộc sống thống khổ của nhân dân lức bấy giờ
- Báo chí không được đăng các bài có liên quan đến vấn đề bầu cử
“Trong một cuộc bầu cử … ở Nam Kỳ.” (trang 102)
“Cũng trong lúc ấy … bài ấy đã bị cắt.” (trang 103)
- Bàn tay kiểm duyệt của chúng không trừ bất kỳ tờ báo nào Không chỉ báo chí tiếng Việt mới bị kiểm soát ngặt nghèo như vậy mà kể cả các tờ báo ở nơi khác thậm chí báo tiếng Pháp nếu không chịu ca tụng đức độ các “Cụ lớn” thì cũng bị chúng kiểm duyệt gắt gao
“Sở bưu điện … gửi về.” (trang 103)
“Chính phủ Đông Dương … ra khỏi Marốc (Người ta chỉ cho nhà báo một giờ để thu xếp hành lý).” (trang 105 – 106)
“Giữa lúc khai mạc … và tống giam” (trang 106)
- Về bầu cử:
- Thông tin về các bầu cử cũng như thể lệ không được phổ biến rộng rãi
Các báo chí không được phép đề cập đến vấn đề này (đã dẫn chứng ở phần trên)
- Người Việt Nam không được tập trung đi bầu
Trang 7“Vì người An Nam không có quyền hội họp quá số 20 người, nên ứng cử viên phải gặp 3.000
cử tri lần lượt từng người một.” (trang 103)
- Thể lệ bầu cử sai nguyên tắc nhưng vẫn phải tuân theo
“Trong lúc đó … cảm tình nhất.” (trang 103)
Nhân dân bản xứ không có quyền nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin về nội dung liên quan đến bầu cử cũng như lựa chọn ứng cử viên theo quyền của mình mà hoàn toàn phụ thuộc và bị ép buộc làm theo những gì mà bọn cầm quyền đã sắp đặt sẵn Đây là một kiểu bầu cử dân chủ hình thức mà bọn thực dân dựng nên để che mắt cộng đồng những người tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới
- Về giáo dục:
- Đóng cửa trường học Việc làm thủ tục cho con em đi học vô cùng khó khăn và nhiêu khê
“Nhân dân Đông Dương … vì nạn thiếu trường.” (trang 103 – 104)
“Tôi còn nhớ … cả lớp học (trang 104)
“Người ta bảo … viên chức rồi.” (trang 104)
- Ngoài ra, chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, vì sợ nhiễm phải chủ nghĩa cộng sản
“Điều 500 (bis) trong nghị định … nha học chính.” (trang 104 – 105)
Tất cả mọi thủ tục phiền hà, rắc rối do chúng cố tình tạo ra à nhằm hạn chế việc tiếp xúc với nền tri thức, với nền văn minh nhân loại của nhân dân bản xứ Làm cho họ ngu để dễ bề cai trị
- Về tự do thông tin cá nhân:
- Nhân dân bản xứ không có quyền được trao đổi thông tin cá nhân với người khác cũng như với các tổ chức báo chí
“Bàn tay bỉ ổi … thuộc địa (trang 103)
“Một người Mangát … ở xứ sở anh.(trang 103)
“Mặt khác, nhà cầm quyền … ở các thuộc địa (trang 105)
Quyền thông tin cá nhân bị vi phạm trầm trọng
Việc quan tâm đến vấn đề học hành, đến quyền bầu cử, đến tự do ngôn luận, tự do báo chí, liên lạc thư tín của nhân dân bản xứ làm cho chúng thấy lo sợ Chúng tìm mọi cách để dân ta không tiếp cận được nền văn minh, không được quan tâm đến vấn đề chính trị, không được nói lên suy nghĩ của mình, không được liên lạc trao đổi thông tin với nhau cũng như với báo chí… nhằm che mắt dư luận Pháp; áp đặt vào đầu óc, vào nhận thức của chúng ta rằng dưới sự bảo hộ của “nước mẹ” chúng ta không cần quan tâm đến những vấn đề đó Tóm lại là làm cho nhân dân
ta cũng như nhân dân các thuộc địa khác không hiểu biết, “làm cho dân ngu dễ trị”, dễ bóc lột Khi nói lên nỗi căm phẫn của mình trước những bất công , sự dã man, tàn bạo hiện diện trong cuộc sống đè nặng lên vai những người bản xứ thông qua đó Nguyễn Ái Quốc bày tỏ sự xót thương, đau đớn trước tình cảnh khốn khổ của những con người vô tội, yếu thế, nghèo khổ không đủ khả năng chống chọi lại cường quyền, bạo lực Bằng giọng điệu hết sức chua cay, thâm thúy Nguyễn Ái Quốc đã hết sức khéo léo lồng ghép việc tố cáo tội ác thực dân Pháp với nhân
Trang 8dân quốc tế và kêu gọi sự đoàn kết, liên minh của các dân tộc bị áp bức cũng như kêu gọi sự quan tâm, lên tiếng vì quyền con người, vì sự giải phóng con người của các dân tộc trên thế giới
4.2 Nguyễn Ái Quốc khẳng định:
Chính những chính sách cai trị thâm độc đó đã thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân nô
lệ Từ đó, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi sự đoàn kết của nhân dân các thuộc địa, đặc biệt là nhân dân Đông Dương
Chính những chính sách bóc lột hết sức tàn bạo của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa Đã làm cho nhân dân ta phải chịu kiếp sống nô lệ, kinh tế kiệt quệ, đất nước bị chia năm xẻ bảy, nền văn hóa bị nô dịch Những điều đó đã đẩy mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở nên gay gắt Trước tình hình đó, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, cũng thông qua đó mà Người muốn thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa, đặc biệt là nhân dân Đông Dương
Trước hết, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập những cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa như ở Đông Dương, ở Đa Hô Mây, ở Xy ri…Những phong trào đấu tranh đó diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh như bạo lực: ở Đông Dương diễn ra cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm
ở chợ Lớn (Nam kỳ) vì bớt lương (122) Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa…(20) Ở Đa hô mây nhân nhân đã vùng lên đấu tranh….(123) Những cuộc đấu tranh bằng cách đưa ra khẩu hiệu như (124) “người Hồi giáo Xy-ri đã dựng một khải hoàn môn có cắm cờ đen mang các khẩu hiệu: …Hãy giải phóng cho chúng tôi”.Hay họ cũng gửi thư phản kháng(1125-126): “Thưa ngài! Pháp hứa bảo đảm nền độc lập cho xứ Xy-ri bất hạnh Nước Xy-ri hiển nhiên có đủ tư cách để được độc lập nhanh chóng, hoàn toàn và xứng đáng với nền độc lập ấy không kém bất cứ một nước nào khác ở phương Đông hay ở Phương Tây Thế mà Xy-ri lại không được phép cóc một quốc kỳ riêng cho mình…” Ngoài ra, những người ở Ha-ma cũng đã gửi một bức thư cho thủ tướng Pháp (127) Trong đó họ đã đưa ra những yêu cầu đòi lợi ích cho dân tộc mình
Trong tác phẩm , Nguyễn Ái Quốc cũng đã chỉ ra những điều kiện hết sức thuận lợi của các dân tộc thuộc địa (133), “Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xy-ri đến Triều Tiên- chỉ tính những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thôi- có một diện tích rộng hơn 15 triệu km vuông với số dân hơn 1200 triệu người.Tất cả những nứơc rộng lớn ấy hiện đang ở dưới ách của chủ nghĩa đế quốc tư bản” Theo Nguyễn Aí Quốc thì những dân tộc này có tiềm lực lớn để phát triển như bất
kỳ một dân tộc phát triển ở Phương Tây nhưng họ vẫn không tận dụng được thuận lợi đó Người chỉ ra rằng (133): “Và mặc dầu dân số của họ đáng lẽ phải làm cho họ có sức mạnh, các dân tộc
bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm tòi thật đến nơi đến chốn con đường tự giải phóng, cho nên họ chưa hiểu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Họ chưa có những mối liên hệ giữa các lục địa như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ Họ có sẵn trong bản thân một sức mạnh vô cùng to lớn mà họ chưa biết”
Nguyễn Ái Quốc cũng đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của của Việt Nam , coi đây là một dân tộc đáng tự hào về truyền thống văn hoá Đây là một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một tiếng nói Nhưng dưới chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã làm cho nó chia năm xẻ bẩy và ý đồ làm nguội lạnh tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người Việt Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa những người anh em ruột thịt với nhau nhưng lại ghép thành cái gọi là Liên bang Đông Dương giả tạo(124-125) Đông Dương còn đáng tự hào là có những điều kiện vật chất mà một dân tộc mong muốn như hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, người lao động cần cù và
Trang 9khéo léo nhưng vẫn như bị “những con diều hâu rỉa rói mãi không thấy no” Vì lý do cơ bản là chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức Ở đây tác giả muốn nói cần biết phát huy sức mạnh dân tộc để giải phóng khỏi ách thực dân và Việt Nam đủ điều kiện để xây dựng đất nước phồn vinh(144-145)
Đề cập đến đất nước và con người Đông Dương, Người chú ý đến các cuộc đấu tranh của nhân dân Các cuộc biểu tình đổ máu ở Căm-pu-chia, bạo động ở Sài Gòn; các nhân vật tiêu biểu: Đội Văn, Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Quý Cáp(59-60); các
vụ nổi dậy ở Hải Dương, chống thuế ở Trung Kỳ,(29) bãi công của thủy thủ Hải Phòng phản đối việc đưa lính sang đàn áp nhân dân Xy-ri đều được tác giả nhắc đến với ý thức trân trọng và lên
án kẻ thù gay gắt Đặc biệt cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở chợ Lớn được đánh giá cao và coi là “dấu hiệu của thời đại” cần ghi nhận
Cuộc Cách Mạng tháng Mười Nga- năm 1917 đã cho ra đời một kiểu nhà nước mới, một hệ
tư tưởng mới, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản đối lập hoàn toàn với hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã thống trị lúc bấy giờ Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng đã đề cập đến cuộc cách mạng tháng Mười và Người đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng đó đã chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác Cách Mạng tháng Mười Nga đã hiểu được bản chất của CNTB là: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”(129) Cuộc cách mạng đó đã dùng phương pháp bạo lực cách mạng để dành chính quyền và phương pháp đó là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với các dân tộc, nhất là các dân tộc thuộc địa, trong đó có Đông Dương
Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga được giới thiệu như một hình mẫu sáng ngời để các dân tộc noi theo Tác giả cho rằng cách mạng Nga “không dừng lại ở việc đọc những bài diễn văn lý tưởng đẹp đẽ và thông qua những kiến nghị nhân đạo để ủng hộ các dân tộc bị áp bức, mà cách mạng Nga dạy cho họ đấu tranh Cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất như Lênin đã viết trong Đề cương của Người về vấn đề thuộc địa”(129) Nước Nga cách mạng tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tuyên bố không hề một phút do dự giúp đỡ các dân tộc thuộc địa Trường Đại học Phương Đông còn là nơi sinh viên các dân tộc phương Đông thực hiện sinh hoạt dân chủ kiểu mới và “ấp ủ dưới mái trường của mình tương lai của các dân tộc thuộc địa” Thông qua việc chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn của các dân tộc thuộc địa cũng như của Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân thuộc địa Trứơc hết, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi thành lập các công Đoàn ở các nước thuộc đại Người viết(137): “Việc cần thiết hiện nay là phải phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa” Người cũng kêu gọi các tổ chức công đoàn ở các nước chính quốc và công đoàn ở thuộc địa đoàn kết lại Trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc cũng đã kêu gọi sự đaòn kết của các dân tộc thuộc địa, Người viết(136): “Hỡi anh chị em cùng khổ ở các thuộc địa! Hãy đaòn kết lại! Hãy đoàn kết lại!” Không những thế, Nguyễn Ái Quốc cũng đã kêu gọi nhân dân bị áp bức ở các nước chính quốc đứng lên đấu tranh: “Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản "Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn.”(139) Người cũng đã mượn lại lời
Trang 10kêu gọi của Các-mác “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” để kêu gọi đoàn kết các giai cấp trên toàn thế giới
Như vậy, Bản án chế độ thực dân Pháp như là một bản hiệu triệu mọi tầng lớp, mọi giai cấp
bị áp bức tất cả mọi nơi trên thế giới cùng vùng dậy đấu tranh để giải phóng mình khỏi sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân
Là một người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi tình hình trong nước Người biết nhân dân ta đang chịu biết bao nhiêu khổ cực dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Người theo dõi các phong trào đấu tranh trong nước, đặc biệt Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tầng lớp thanh niên- những người có trách nhiệm lớn lao trong việc giải phóng dân tộc, chính vì vậy mà cuối tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã viết lời gửi cho Thanh niên, trong
đó đã bộc lộ những tình cảm của Người dành cho thanh niên Người đã chỉ ra những hạn chế của thanh niên Việt Nam, đặc biệt là tinh thần đấu tranh của họ, ý thức của họ trước cảnh nước mất nhà tan…
Mở đầu cho lời” Gửi thanh niên Việt Nam”, Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn câu nói của một viên toàn quyền Đông Dương rằng: “Khi nước Pháp đến Đông Dương, thì dân tộc Việt Nam đã chín muồi làm nô lệ”.(141) Tại sao Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra câu đó đầu tiên khi gửi cho thanh niên Việt Nam? Phải chăng dân tộc Việt Nam đúng như viên toàn quyền kia nói không?
Để minh chứng cho điều đó, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hàng loạt biến cố phi thường làm đảo lộng thế giới Đó là Nhật Bản, Trung Hoa, là phong trào đấu tranh của người Ai-rơ-lan, Ai Cập, Triều Tiên, Ấn Độ…(141) Trước những phong trào đó, nhìn vào Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: “riêng người Việt Nam , tì vẫn cứ thế: sẵn sàng làm nô lệ” Chưa hết, “sẵn sàng làm nô lệ” vì ở Việt Nam , có những kẻ làm tay sai cho Pháp, sẵn sàng nịnh bợ, tâng bốc những kẻ mà chúng cho là đã khai hóa Việt Nam Đó là một anh chang Việt Nam sẵn sàng bỏ
85 quan để được “ngửi mùi bít tất thối”của bọn thực dân.Và hắn ta đã có những lời lẽ sau:(141)
“Tôi lấy làm tự hào được thay mặt cho toàn thể cử toạ nói lên tấm lòng tôn kính sâu sắc, niềm vui mừng và lòng biết ơn của chúng tôi đối với các vị Đối với con mắt khâm phục của chúng tôi, các vị thật là những người tiêu biểu cho chính phủ của dân tộc Pháp vinh quang” Hắn khâm phục người Pháp trong khi chính dân tộc hắn đang bị chúng dày xéo, cướp bóc, đồng bào hắn đang quăn quại dưới gót dày của chúng Một ông tiến sỹ luật, tiến sỹ khoa chính trị và kinh tế được Nguyễn Ái Quốc nhắc đến với những lời lẽ của hắn như sau: “nếu có thể phát biểu thay toàn thể nhân dân Đông Dương, thì ông sẽ đau đớn nói lên lời cảm tạ thiết tha đối với quan toàn quyền về tất cả những gì mà Ngài đã làm cho dân tộc An Nam”(142) Ông Cao Văn Sen, một công dân Việt Nam cũng đã phát biểu như thế này khi tên toàn quyền Lông chết: “Thưa quan toàn quyền, chúng tôi chân thành thương tiếc Ngài vì đối với tất cả chúng tôi, Ngài là một ông chủ bao dung, khoan thứ như một người cha" Nguyễn Ái Quốc đã liệt kê những kẻ ninh bợ ấy ra
để cho thấy rằng Việt Nam chịu số kiếp nô lệ là xứng đáng
Không dừng lại ở việc chỉ ra sự nhục nhã khi làm tay sai cho bon cướp nước, Nguyễn Ái Quốc cũng đã cho thấy sự thua kém của thanh niên Việt Nam so với các nước khác mà đặc biệt
là thanh niên Trung Quốc Người chỉ ra rằng thanh niên Trung Quốc đã vượt qua khó khăn, liên kết với nhau để xây dựng đất nước Từ đó, Người chỉ ra rằng, tại sao Đông Dương có mọi điều kiện để phát triển như bất kỳ nước nào mà lại chịu kiếp nô lệ, lại an phận làm nô lệ Nguyễn Ái Quốc kết luận rằng: “chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức”, nhưng quan trọng hơn đó là tấm lòng của người thanh niên với dân tộc, với cách mạng, với vận mệnh của đất nước, phải chăng họ đang hững hờ, đang làm ngơ trước vận mệnh đó, vì thế mà họ “không làm gì cả” Họ