1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tếxã hội của một số dự án cấp đặc biệt

17 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 682,18 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫn kinh tế thì thực tế cũng cho t

Trang 1

2 ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ

DỰ ÁN CẤP ĐẶC BIỆT…

2.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình 3

2.1.1 Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng……… 3

2.1.2 Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction projects) ……… 4

2.2 Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật 7

2.3 Các tác động của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án 9

2.4 Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật trong một số dự án điển hình cấp đặc biệt 13

2.4.1 Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật cầu Cần Thơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và xã hội của dự án……… 13

2.4.1.1 Tổng quan về dự án……… 13

2.4.1.2 Tóm tắt sự cố……… 14

2.4.1.3 Phân tích đánh giá sự cố……… 15

*Nguyên nhân của sự cố……… 15

*Ảnh hưởng của sự cố……… 15

2.4.2 Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và xã hội của dự án 17 2.4.2.1 Tổng quan về dự án17 2.4.2.2 Tóm tắt sự cố19 2.4.2.3 Phân tích đánh giá sự cố21 *Nguyên nhân của sự cố……… 21

*Ảnh hưởng của sự cố……… 21

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………. 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 24

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh

mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải, điện tử, viễn thông Ngày càng nhiều các

Trang 2

dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, các công trình cầu đường, công trình ngầm được đầu tư xây dựng với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước trong thời gian qua, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, nơi có nhiều dự án công trình trọng điểm quốc gia mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - chính trị - xã hội

Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng

đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫn kinh tế thì thực tế cũng cho thấy đã và đang tồn tại rất nhiều dự án công trình bao gồm cả các công trình quan trọng gặp phải những sự cố

kỹ thuật như lún đường, sập cầu, nứt hầm, trượt lở mái dốc,…để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế - xã hội như sự cố sập cầu Rào (Hải Phòng), Cầu Đuống, Cầu Đắc Krông, sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vụ sụp toàn bộ trụ sở Viện Khoa học xã hội miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific (TP Hồ Chí Minh), gần đây nhất là sự xuất hiện của các vết nứt ở đường Hầm Sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) (TP Hồ Chí Minh) tuy vẫn đang được khẳng định là nằm trong giới hạn cho phép… Những sự cố như vậy đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự

án Theo số liệu thống kê của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hàng năm

có khoảng 0,28 – 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn công trình được triển khai cũng đã có hàng trăm công trình bị sự cố [1] Vì vậy việc xác định nguyên nhân sự cố, đúc rút kinh nghiệm để có biện pháp khắc phục xử lý và đề phòng các rủi ro kỹ thuật để tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của các dự án rất được sự quan tâm của giới xây dựng công trình nói riêng và toàn thể xã hội nói chung, đặc biệt là trong tình hình Việt Nam đang chịu tác động mạnh từ nền kinh tế thế giới đang biến động, lạm phát tăng cao, tín dụng bị thắt chặt, vật giá (giá xăng dầu, giá vật tư, giá nhân công) leo thang làm thay đổi kinh phí xây dựng các công trình Điều này cũng góp phần tạo tiền đề để các yếu tố rủi

ro kỹ thuật công trình xảy ra với xác suất cao hơn

Hiện nay ở các nước trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn để rủi ro (risk)

và quản trị rủi ro (risk management) Ở Việt Nam, đề tài này cũng đã và đang được giới nghiên cứu rất quan tâm Tuy nhiên, sự thật là một tỷ lệ lớn các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến những rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành/lĩnh vực mang tính chất đặc biệt như kinh doanh tiền

tệ, tín dụng (các ngân hàng, quỹ đầu tư), kinh doanh kim loại quý, kinh doanh bảo hiểm [2] Riêng lĩnh vực xây dựng công trình giao thông thì lại có rất ít các báo cáo/nghiên cứu về rủi ro kỹ thuật một cách toàn diện và có hệ thống được ghi nhận và công bố ở Việt Nam Vì vậy công tác quan lý rủi ro kỹ thuật vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức Việc nhìn nhận, đánh giá và quản lý các rủi ro ở các dự

án vẫn chưa được tiến hành một cách chủ động, nhiều sự cố tương tự vẫn thường xuyên tái diễn vì những suy nghĩ chủ quan rằng ít có khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng Do đó, việc nhận dạng, phân tích và đánh giá đúng mức những ảnh hưởng từ rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế - xã hội của

dự án, đặc biệt là những dự án cấp đặc biệt sẽ tạo ra cái nhìn tổng quát hơn về tác động của rủi ro và

có ý nghĩa rất quan trọng, là rất cần thiết và cấp bách trong sự phát triển và xây dựng các phương pháp, biện pháp quản trị rủi ro kỹ thuật phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và đem lại sự thành công cho các dự án Đây cũng chính là mục đích mà bài tiểu luận muốn hướng đến

Article I. ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN CẤP ĐẶC BIỆT

1.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình

1.1.1 Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng

Sự cố công trình được ghi nhận và đề cập đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý được ban hành của Chính Phủ và Bộ Xây dựng như Nghi định số 209/2004/NĐ-CP, 180/2007/NĐ-CP, NĐ 23/2009/NĐ-CP, thông tư số 24/2009/TT-BXD, số 27/2009/TT-BXD [3] Theo khoản 29 điều 3 Luật Xây dựng định nghĩa “Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sụp đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình; hoặc công trình không sử dụng theo thiết kế” [4] Theo đó, có 4 loại sự cố là sự cố sập đổ, sự cố biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; phân chia theo cấp độ có cấp độ nhẹ, vừa, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Tuy

Trang 3

được gọi là sự cố Từ đó đã dẫn đến nhiều cách suy diễn khác nhau về mức độ sự cố, chẳng hạn nhầm lẫn giữa vi phạm vấn đề chất lượng thông thường và sự cố công trình Riêng cụm từ “không thể

sử dụng được theo thiết kế” cũng chưa được giải thích chi tiết nên kết quả là trên thực tế cũng được diễn giải theo nhiều nghĩa Việc phân loại sự cố cũng còn chung chung, gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích sự cố Ví dụ sự cố vết nứt, lún sụt mái dốc, nền, sự cố do vượt tải… Điều này làm cho công tác quản lý nhà nước của các địa phương vẫn còn lúng túng khi giải quyết sự cố công trình ở các quy mô khác nhau [2] [5]

1.1.2 Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction

projects)

Nhắc đến rủi ro chúng ta thường nghĩ ngay đến những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn và thường gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, sức khỏe, tính mạng của con người Khái niệm này được thay đổi theo ý nghĩa của từng đối tượng quan tâm ví dụ các trong các ngành, lĩnh vực khác nhau thì rủi ro có những định nghĩa khác nhau phù hợp với tính chất riêng biệt của chúng

Thực tế nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có rất nhiều định nghĩa về rủi ro và đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về rủi ro Tùy theo từng quan điểm, các trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau Nhìn chung có thể chia các khái niệm rủi ro làm hai trường phái là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại Trường phái đầu tiên cho rằng rủi

ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn (uncertainty) có thể xảy ra cho con người Trường phái thứ hai quan niệm rủi ro

là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực Rủi ro có thể mang đến sự tổn thất nhưng có thể mang lại nhưng lợi ích, cơ hội Ví dụ việc xảy ra rủi ro giúp con người nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu rủi ro và tìm ra được những biện pháp để đề phòng chúng xuất hiện Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản : yếu tố gây rủi ro và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng Phạm vi nghiên cứu về rủi ro cũng khá phong phú và đa dạng, vì vậy

ở đây ta chỉ xét đến rủi ro thường xuất hiện ở khía cạnh kỹ thuật trong các dự án công trình

Rủi ro kỹ thuật (technical risk) trong dự án công trình chính là khả năng xảy ra những sự cố công trình do các yếu tố kỹ thuật (vật liệu, thiết bị, máy móc, sai sót từ khâu thiết kế, thi công, tiến độ, ) như đã được định nghĩa trước đó Trong lĩnh vực an toàn công trình thì rủi ro thường được nhận ra kết quả là tiêu cực [6] Một công trình xây dựng được xem là an toàn nếu mức độ rủi ro thực tế của nó nằm trong vùng các giá trị chấp nhận Giá trị biên của vùng này là hai giá trị tiêu chuẩn rủi ro : rủi ro

hư hỏng tiêu chuẩn - giá trị cho phép rủi ro với những công trình mới xây dựng; và rủi ro hư hỏng giới hạn cho phép - giá trị rủi ro khi công trình đang khái thác đạt tới thì phải tiến hành sửa chữa, tăng cường [7]

Cũng giống như sự cố công trình, việc phân loại rủi ro trong công trình cũng có nhiều cách khác nhau và đóng một vai trò quan trọng trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của các rủi ro đến dự án công trình và từ đó có cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro phù hợp Một số rủi ro chính của dự án thường phân thành hai nguồn là bên trong (internal) như các nguồn lực con người, vật liệu (resources); công tác quản lý dự án (project team relationship and communication), và bên ngoài (external) có thể kể đến nguồn tài chính (financial); chính phủ (government) như chính sách, chủ trương; yếu tố kinh tế (economic) như lạm phát, biến động giá cả; rủi ro hoạt động (operational risk) như năng lực của nhà thầu, tư vấn, việc kiểm soát chất lượng; yếu

tố kỹ thuật (technical) trong thiết kế, thi công ; cơ sở pháp lý (legal); điều kiện môi trường xung quanh (natural environment), và yếu tố rủi ro trong an ninh, an toàn (tai nạn lao động, trộm cắp công trường, phá hoại ) (security) (Hình 1) [8]

Ở góc độ rủi ro kỹ thuật của dự án thì rủi ro thường xảy ra ở khâu thiết kế (design) hoặc thi công (construction) Loại rủi ro này nếu xét trên góc độ các bên liên quan của dự án có thể chia thành [9] :

- Rủi ro trên góc độ nhà thầu như do điều kiện thời tiết không thuận lợi; thất thoát vật tư; chất

lượng vật liệu kém; …

Trang 4

- Rủi ro trên góc độ tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát : thiết kế có sai sót, trình độ học vấn hạn

chế, ý thức kèm, nhiều quy trình quy phạm về thiết kế; không nhất quán về tiêu chuẩn xây dựng; công nghệ thi công; quản lý chất lượng thiết kế; quản lý tư vấn yếu kém; năng lực giám sát;…

Hinh 1: Các nguồn rủi ro chính của một dự án (Nguồn [8])

Xét theo các giai đoạn dự án thì có thể phân loại rủi ro như sau:

- Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án: như việc thu thập không đầy đủ/chính xác tình

hình địa chất, địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu; thiết kế sơ bộ;

- Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án: đây là giai đoạn mà xác suất để xảy ra các rủi ro

kỹ thuật rất cao, ví dụ như: điều kiện tự nhiên xấu; sai sót trong khảo sát, thiết kế kỹ thuật; thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình thi công, giám sát; Trình độ quản lý dự án kém/có biểu hiện tiêu cực…

- Rủi ro trong giai đoạn khai thác dự án: như công tác quản lý khai thác; bảo dưỡng, sửa

chữa yếu kém cũng gây ra những rủi ro kỹ thuật…

Xét theo mức độ rủi ro có thể phân loại theo ma trận rủi ro như hình sau [10]:

Trang 5

Hình 2 : Ma trận phân loại rủi ro Nguồn [10]

Trong đó rủi ro được phân làm 3 cấp độ: nhỏ (minor), vừa (moderate) và lớn (major) ứng với mức độ ảnh hưởng (impact) và khả năng xảy ra (likelihood)

1.2 Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật

Việc có thể phân tích và đưa ra chính xác các nguyên nhân gây ra rủi ro kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn rất cao vì chúng sẽ là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp giảm thiểu tác hại hoặc phòng tránh rủi ro có thể xảy ra Tìm hiểu rõ được nguyên nhân của rủi ro cũng giúp ta xác định được tầm mức ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả của dự án và từ đó dành được sự đầu tư và quan tâm phù hợp trong công tác quản trị rủi ro

Nguyên nhân có thể là do khách quan hoặc chủ quan Xét về nguyên nhân cơ bản, rủi ro được chia làm 10 loại như theo sơ đồ Taxanomy đó là (Hình 3) [11] :

- Sự thay đổi thủ tục - Sai sót trong đánh giá

- Thiếu sót về điều tra/phân tích - Điều kiện thay đổi

- Sai sót khi lập kế hoạch - Sai sót khi đánh giá giá trị

- Sai sót khi thực hiện - Sự không hiểu biết

Trang 6

Hình 3 : Sơ đồ Taxanomy các nguyên nhân cơ bản của rủi ro [11].

Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro có thể xảy ra ở mọi khâu trong các giai đoạn của dự án : giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn khai thác dự án Vì vậy các nguyên nhân rủi ro cũng xuất hiện tương ứng theo từng giai đoạn Xét trong phạm vi nghiên cứu, rủi ro kỹ thuật có thể được chia ra thành 10 nguyên nhân đặc thù như ở bảng sau :

Bảng 1 : Các nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật [11]

1 Vi phạm trình tự xây dựng cơ bản

2 Có sai sót trong khảo sát địa chất công trình

3 Có vấn đề trong tính toán thiết kế

4 Chất lượng của vật liệu và chế phẩm xây dựng kém

5 Về mặt nghiên cứu khoa học còn có vấn đề tồn tại hoặc điểm khó trong kĩ thuật chưa được giải quyết thỏa đáng hoặc sự vội vã khi ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới

6 Trong thi công xem nhẹ lý thuyết kết cấu

7 Công nghệ thi công không thỏa đáng

8 Quản lý tổ chức thi công không tốt

9 Sử dụng công trình không thỏa đáng ở giai đoạn khai thác

10 Các sự cố bất khả kháng : các sự cố thiên tai vượt quá tầm dự tính của con người như động đất, sóng thần, bão lũ, nổ, hỏa hoạn… gây nên

1.3 Các tác động của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án

Như đã trình bày trước đó, rủi ro sự cố kỹ thuật có thể xuất hiện ở mức độ nhỏ và không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến công trình [nằm trong giới hạn cho phép] nên mức độ tác động đến dự án chỉ

ở dạng tiềm tàng Nhưng khi rủi ro đó vượt mức cho phép chúng sẽ gây ra một tác động nào đó và nhiều trường hợp rủi ro sẽ phát triển đến mức độ cao và gây ra ảnh hưởng lớn đến dự án mà ta thường gọi là ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, hiệu quả về kinh tế-xã hội Nắm bắt được quá trình phát triển của rủi ro sẽ giúp ta lường trước được các ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả dự án và nhanh chóng đề ra biện pháp giảm thiểu, khắc phục và phòng ngừa trước khi rủi ro phát triển đến giai đoạn gây ra tác động Sơ đồ dưới đây cho thấy 3 giai đoạn phát triển cơ bản của rủi ro xảy ra trong công trình :

Trang 7

Hình 4 : Các giai đoạn phát triển của rủi ro Nguồn [12]

Trong phạm vi nghiên cứu, ở đây ta xét đến rủi ro đã xuất hiện và gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả

của dự án Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật có thể khác nhau trong mỗi giai đoạn của của dự án và lại khác nhau ở các công tác trong từng giai đoạn Vì vậy ta chỉ đứng trên góc độ tổng thể của dự án để xem xét các nhân tố bị ảnh hưởng từ rủi ro kỹ thuật

Thông thường, hiệu quả kinh tế-xã hội của một dự án được thể hiện qua các tiêu chí như sau :

1) Chi phí dự án (cost)

Bài toán về chi phí không riêng gì ngành công trình mà bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào cũng gặp phải Làm thế nào để dự án đạt hiệu quả về chi phí? Làm thế nào vẫn đảm bảo được chất lượng dự án

ở mức cao nhất nhưng chi phí ở mức thấp nhất có thể? Những câu hỏi tương tự như vậy cũng chính là

cơ sở để các nhà đầu tư tính toán mức độ hiệu quả của dự án và thực hiện quyết định đầu tư Rủi ro kỹ thuật xảy ra là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không mong muốn xảy đến vì nó làm tăng chi phí của dự án chưa kể những ảnh hưởng hệ luy liên quan như kéo dài thời gian dự án, dư luận xã hội, ảnh hưởng danh tiếng chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế v.v

2) Thời gian dự án (time)

Thông thường các dự án đều được vạch sẵn tiến độ thực hiện nên nếu không dự trù được yếu tố rủi ro

kỹ thuật có thể xảy ra và có chiến lược quản trị rủi ro hợp lí trong quá trình thực hiện dự án thì khi xảy đến sẽ gây kéo dài thời gian chuẩn bị hoặc thực hiện dự án và làm giảm thời gian khai thác dự án Thời gian kéo dài cũng đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí đầu tư xây dựng, chưa kể đến các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến chất lượng dự án khi thời gian thực hiện kéo dài

3) Chất lượng công trình (quality)

Yếu tố này đặc biệt quan trọng và rất được quan tâm bởi nhà đầu tư dự án, các bên liên quan khác và đặc biệt là xã hội Những năm gần đây đã có rất nhiều sự cố kỹ thuật xảy ra trong các dự án xây dựng được dư luận báo chí truyền thông lên tiếng phản ảnh Chi phí có thể tăng thêm, thời gian có thể kéo dài nhưng nếu chất lượng công trình không đảm bảo thì nó sẽ là nơi cư ngụ lý tưởng của các rủi ro tiềm tàng để rồi khi đưa vào khai thác sử dụng có thể sẽ xảy ra những hậu quả rất khôn lường đến an sinh xã hội kèm theo là chi phí cho khâu sửa chữa, tăng cường, bảo dưỡng thậm chí có khi phải phá

bỏ để xây dựng mới

Ba yếu tố nêu trên : chi phí (cost), thời gian (time) và chất lượng công trình (quality) là ba yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư dự án, cũng là cơ sở chính để đánh giá hiệu quả kinh tế của bất kỳ dự án nào Và đây cũng chính là 3 yếu tố chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi rủi ro kỹ thuật xảy đến

Hình 5 : Ba yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả kinh tế của một dự án

Lấy ví dụ cho thấy tác động của rủi ro đến 3 yếu tố cơ bản này có thể kể đến sự cố sập đổ viện khoa học xã hội vùng Nam bộ ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 10 năm 2007 do thi công hố móng tầng ngầm của cao ốc Pacific bên cạnh nằm tại số nhà 43-45-47 Nguyễn Thi Minh Khai, P Bến Nghé, Q1 Với diện tích mặt bằng 1.750 m2, cao 78.45m, gồm ba tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật (chiều sâu 11.8m); 1 trệt và 20 tầng lầu; tổng diện tích sàn xây dựng là trên 22.000m2 Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã điều chỉnh thiết kế (chưa được Sở Xây dựng thành phố cho phép) lên thành 6 tầng hầm (chiều sâu 21.1m), một tầng trệt, 21 lầu, diện tích sàn lên tới hơn 41.000 m2 Nhiều nghiên cứu phân tích đánh giá cho thấy nguyên nhân xuất phát ở các khâu quản lý, thiếu sót trong khảo sát đất nền

Trang 8

phục vụ thiết kế tầng ngầm, thiết kế kỹ thuật và cả chất lượng thi công Cái giá phải trả cho rủi ro kỹ thuật này là thiệt hại không nhỏ về kinh tế của chủ đầu tư như :

- Chi phí cho việc khoan bổ sung hai lỗ khoan mỗi lố sâu 80m;

- Chi phí cho việc thi công chống thấm hơn 3,5 tỷ;

- Chi phí đền bù cho công trình Sở ngoại vụ :5,0 tỷ;

- Chi phí đền bù cho Viện KHXH vùng Nam bộ : 12,0 tỷ;

- Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian ngưng thi công: 24,0 tỷ

- Chi phí bị chậm 2 năm rưỡi khai thác công trình ước tính 150,0 tỷ

- Tổng cộng khoảng 200 tỷ

Và cái giá đắt nhất là đã gây ra một dư luận không tốt đối với ngành xây dựng trong xã hội [13] Ngoài ba yếu tố kể trên, thì hiệu quả của dự án đầu tư của phải xét đến yếu tố xã hội Nếu chỉ tính đến lợi nhuận mà không xem xét đến tác động an sinh xã hội thì chưa phải là dự án đầu tư có hiệu quả, đặc biệt là đối với những dự án quan trọng quốc gia hoặc các công trình cấp đặc biệt (theo định nghĩa trong Phụ lục 1- Nghị định 12/2009 ngày 10 tháng 2 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và định nghĩa trong Phụ lục 1- Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng) Có thể kể đến là :

4) Tính an toàn, thuận tiện, hiệu quả trong khai thác sử dụng

Dự án được hoàn thành, công trình được đưa vào khai thác sử dụng không có nghĩa là rủi ro kỹ thuật ít khả năng xuất hiện, mà ngược lại rủi ro luôn rình rập nếu như công tác quản lý khai thác, bảo dưỡng yếu kém cũng gây ra các rủi ro kỹ thuật Khi đó tính an toàn của công trình sẽ là vấn đề phải bàn đến, nếu không được nhanh chóng khắc phục, sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác như xảy ra tai nạn giao thông,… Sự thuận tiện của người khai thác sử dụng cũng bị ảnh hưởng vì hậu quả của rủi ro đã xảy ra và đương nhiên tính hiệu quả trong khai thác sử dụng của dự án so với

dự kiến ban đầu bị giảm đi tùy theo mức độ của rủi ro Ví như sự cố tiếng tăm không kém ở thành phố

Hồ Chí Minh, được giới báo chí gọi là “một tuyến đường dẫn và cây cầu” được đặt với tựa đề mỉa mai trên báo là “13 năm + 600 tỷ đồng = tan nát” Thông tin đó nói rằng “suốt 5 năm xây dựng, 8 năm đưa vào khai thác đường Nguyễn Hữu Cảnh chưa một ngày lành lặn, phẳng phiu Hết lún nứt hầm chui, cầu vượt đến xuất hiện những lổ thủng trên cầu Văn Thánh 2, rồi đến lượt tuyến đường bị lún có nơi hàng mét” [14]

5) Ảnh hưởng đến môi trường

Mặc dù trong quá trình lập dự án đầu tư, tất cả các dự án có công suất, quy mô quy định tại Phụ lục II của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ đều quy đinh rõ việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và cam kết bảo vệ môi trường của dự án Trong đó đều quy định rõ phải xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án cũng như đề ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, quản lý và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của dự án…Nhưng thực tế cho thấy khi rủi ro môi trường xảy ra do công tác quản lý hoạt động đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và gián tiếp tác động đến dân sinh Lấy ví dụ như nguồn nước từ dự án công trình nhà máy thuộc tổ hợp bôxit – nhôm Lâm Đồng rò rỉ ra khu dân cư có mùi hắc, nhờn, sủi bọt khiến cá nuôi của người dân xung quanh chết hàng loạt Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình tập kết vật tư, nguyên vật liệu để phục vụ cho

dự án đi vào hoạt động, đơn vị đã để bao bì đựng hóa chất ra bên ngoài, không che đậy, quản lý chặt chẽ, dẫn đến một lượng hóa chất đã tan chảy khi trời mưa, thẩm thấu xuống đất và trôi theo dòng nước ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy rồi ra môi trường bên ngoài Hậu quả của sự cố này

là chi phí phải đền bù thiệt hại thỏa đáng cho những hộ dân bị ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và các công tác tổ chức khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước

6) Tầm quan trọng/mức độ ý nghĩa đối với xã hội

Thông thường những dự án đặc biệt quan trọng như các dự án quốc gia hoặc các công trình cấp đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội vì quy mô công trình, ý nghĩa trong việc tạo ra kết nối giao thông

Trang 9

liên vùng miền, là biểu tượng của thành phố, đất nước; là công trình mang bản sắc dân tộc, là minh chứng cho sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, v v Tầm quan trọng hoặc mức độ ý nghĩa đối với xã hội càng lớn thì dự án càng phải chứng minh được chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội mà nó mang lại Hậu quả của sự cố xảy ra trong những dự án/công trình như vậy sẽ là vô cùng to lớn, không những gây thiệt hại to lớn về người, của cải, mà quan trọng hơn là sự ảnh hưởng xấu đến nhận thức,

dư luận của toàn xã hội về giới công trình xây dựng Điều này sẽ được làm rõ hơn trong hai dự án điển hình cấp đặc biệt tiếp theo là sự cố kỹ thuật ở cầu Cần Thơ năm 2007 và sự cố đang được dư luận xã hội quan tâm–xuất hiện vết nứt ở đường Hầm sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) dù chỉ mới đưa vào khai thác sử dụng hơn 9 tháng nay

1.4 Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật trong một số dự án điển hình cấp đặc biệt

1.4.1 Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật cầu Cần Thơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

và xã hội của dự án

1.4.1.1 Tổng quan về dự án

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004 và tại thời điểm khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010 là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á Một công trình

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh….đối với sự phát triển của Cần Thơ, Vĩnh Long và cả ĐBSCL đồng thời là biểu tượng sinh động, thiết thực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cầu gồm cầu chính dài 1010m, cầu dẫn phía Vĩnh Long 520m, cầu dẫn phía Cần Thơ 1120m, mặt cầu rộng 26m Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (khoảng 342,6 triệu USD tại thời điểm 2001) bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam NIPPON KOEI-CHODAI và nhà thầu chính là liên danh TAISEI-KAJIMA-NIPPON STEEL (TKN) Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải Đại diên chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận

Hình 6 : Sơ đồ vị trí cầu Cần Thơ 1.4.1.2 Tóm tắt sự cố

Sự cố đã xảy ra trong quá trình đang thi công bê tông dầm hộp tại hai nhịp neo của cầu chính từ trụ P14 đến trụ P15 phía bờ Vĩnh Long mỗi nhịp dài 40m Nhà thầu đã sử dụng hệ thống kết cấu đỡ tạm bao gồm các trụ pale thép, các giàn ngang và các giàn dọc

Vào lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 26/9/2007 toàn bộ hệ thống kết cấu đỡ tạm kể trên đã xảy ra sự

cố sập đổ, kéo theo là sự sập đổ của dầm hộp bê tông đang thi công Từ ghi nhận tại hiện trường và các nhân chứng thì sự sập đổ được bắt đầu từ trụ T13 của hệ kết cấu đỡ tạm, tiếp theo là tiếng nổ và khói trắng bốc lên gần trụ P13 Bê tông dầm cầu đã thi công giữa các trụ chính P13-P14 và sau đó là giữa các trụ P14-P15 sập theo và đè lên các bộ phận của hệ kết cấu đỡ tạm

Trang 10

Hình 7 : Hình ảnh trước và sau khi sự cố xảy ra

2.4.1.3 Phân tích đánh giá sự cố

*Nguyên nhân của sự cố

Sau sự cố sập đổ, thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban điều tra nhà nước với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực sự cố công trình của Việt Nam và Nhật Bản Sau 8 tháng làm việc,

Uỷ ban đã thống nhất đệ trình báo cáo lên thủ tướng Chính phủ báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra dày gần 100 trang và 10 phụ lục Báo cáo khẳng định :

- Việc thiết kế hệ thống kết cấu đỡ tạm trong điều kiện chưa xét tới lực lún lệch không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố

- Khâu gia công, chế tạo, lắp dựng hệ thống kết cấu đỡ tạm cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố

- Các yếu tố bất lợi như chiều dài lớp đất đắp, sự thay đổi của nước ngầm…mà trong hồ sơ thiết kế chưa đề cập tới cũng không phải là nguyên nhân gây ra sự cố

- Riêng lún lệch ở một đài móng trụ tạm, qua khảo sát, tính toán cho thấy hệ kết cấu đỡ tạm

bị phá hủy rất nhanh do mất ổn định của trụ tạm Nguyên nhân gây ra mất ổn định là do lún lệch ở một đài cọc

Từ kết quả điều tra, phân tích trên Uỷ ban nhà nước đã kết luận :

Nguyên nhân chủ yếu của sự cố là do sự biến đổi về địa chất làm lún lệch đài móng trụ

tạm thượng lưu T13U tới giá trị 12mm theo hướng dọc cầu từ phía bờ ra phía sông Lún lệch đài móng đã làm tăng nội lực trong các bộ phận của trụ tạm gây đứt bu lông liên kết của một

Ngày đăng: 08/02/2016, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w