Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi học múa
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON TÚC DUYÊN
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO
4 - 5 TUỔI HỌC MÚA
Họ và tên: TRẦN THỊ CHUNG Chức vụ : Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển thẩm mỹ
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua việc tổ chức “Múa” ở các trường mầm non chưađược chú trọng Nhiều nơi thực hiện chưa có hiệu quả Có tình trạng như vậy là
do khả năng hướng dẫn còn yếu Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn
Qua triển khai chuyên đề “Giáo dục âm nhạc”, các trường mầm non đã cókhả năng và những điều kiện nhất định để thực hiện tốt hoạt động “Múa” cho trẻ”
Để giúp các giáo viên thực hiện tốt hoạt động múa cho trẻ mầm non mộtcách có hiệu quả Tôi xin được đưa ra một số biện pháp dạy trẻ mầm non 4 - 5tuổi học múa Các bài múa được tuyển chọn từ các bài trong chương trình giáodục âm nhạc dành cho thiếu nhi Vì vậy, thuận tiện cho việc luyện tập và biểudiễn ở độ tuổi mầm non Nghiên cứu các biện pháp và thực hiện một cách linhhoạt, triệt để, tùy vào hứng thú và hoàn cảnh thực tế và khả năng của trẻ
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các cấp lãnhđạo và các bạn đồng nghiệp để hoạt động “Múa” được tổ chức tốt hơn
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Pham vi nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
I– Cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức cho trẻ học múa 6
1 Cơ sở lý luận 6
2 Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng múa của trẻ MG 4-5 tuỏi 8
3 Một số thể loại múa dạy trẻ MG 4-5 tuổi 9
4 Quan điểm về một bài múa được lựa chọn 18
II– Thực trạng và một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học múa 19
1 Thực trạng 19
2 Biện pháp dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa 20
3 Một số biện pháp khác 25
III- Thực nghiệm sư phạm 27
1 Mục đích của thực nghiệm 27
2 Nội dung của thực nghiệm 27
3 Cách tiến hành thực nghiệm 27
4 Phân tích thực nghiệm 27
PHẦN III: KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5Trong những hoạt động của trường Mầm non, “ Múa” là một hoạt động
tích cực không chỉ bồi dưỡng về mặt thể chất mà còn làm cho cơ thể linh hoạt,mềm dẻo, bền bỉ, hồn nhiên, ngây thơ, luôn hướng tâm hồn trẻ đến cái đẹp, cáithiện, biết yêu quý cuộc sống
Như vậy ta có thể khẳng định “Múa” là một hoạt động phát triển toàn diệnnhân cách trẻ “Múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù” phương tiện thể hiệnchính là con người, ngôn ngữ được thể hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ,điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgíc, có thểchuyển tải nội dung, một tư tưởng, phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tìnhcảm nào đó
“Múa” là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắcsống” Ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc đến những ngườithưởng thức Nó mang trong mình về mầu sắc, về đạo đức thẩm mỹ, vui chơi,giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt độngcủa con người nhất là trẻ thơ
Ở lứa tuổi Mầm non trẻ rất hiếu động, đây là thời kỳ phát triển thẩm mỹ rấttốt Chúng tiếp nhận thế giới xung quanh trực quan cảm tính Nên khi dạy trẻmúa, trẻ cảm thụ và lĩnh hội được kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật múa trongsinh hoạt đời sống con người, đồng thời giúp trẻ dần dần hoàn thiện bản thân vàlĩnh hội được mầu sắc, kích thước, trang phục, ở từng góc độ khác nhau
Qua đó, nghệ thuật múa là một trong những nội dung mà ngành giáo dụcMầm non quan tâm hơn cả Bởi âm nhạc- múa là phương tiện không thể thiếuđược, góp phần hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động cho trẻ
“Dạy múa” cho trẻ ở Mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm làmgiầu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ Khi trẻ chậpchững vào đời, vào trường học đầu tiên - Trường học Mầm non dạy trẻ nhữngđiệu múa để hình thành, phát triển nhân cách và khả năng linh hoạt của cơ thể.Hơn thế nữa, múa còn giúp trẻ nhận biết cái đẹp, tự tin và làm chủ cơ thể, làmđẹp cho mình, và làm đẹp cho đời, làm giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể, là cơ
Trang 6sở, điều kiện để giúp trẻ khôn lớn và trưởng thành, sau này có vóc dáng đẹp,khoẻ mạnh.
Trong thực tế nghệ thuật múa chưa được chú trọng, nó chưa được tách biệtthành một môn học độc lập như các môn học khác như: Làm quen với toán, làmquen với tác phẩm văn học, chữ viết v.v…Nếu chỉ là vận động theo nhạc haynhững động tác nhún chân, cuộn cổ tay, nghiêng người theo nhạc, theo lời bài hát,không có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển và lôgíc giữa chân-tay, mặt, giữađộng tác với lời ca, nhịp điệu bài hát Có nghĩa là chưa ý thức được đây là múa.Mặt khác, tổ chức cho trẻ múa tập thể còn hạn chế, chỉ có một số trẻ đượctham gia trong các ngày lễ hội và trẻ đó thường có năng khiếu về múa hơn cáctrẻ khác và trẻ thường không có kiến thức về các động tác cơ bản trong nghệthuật múa Bên cạnh đó do trình độ kiến thức của giáo viên về chất liệu múa,khả năng hướng dẫn còn hạn chế nên các bài múa cô dạy trẻ thường dập khuônmáy móc, chưa thu hút, lôi cuốn và thể hiện niềm đam mê, gây hứng thú cho trẻ
về nghệ thuật múa
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một vài kinh nghiệmdạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa" để cùng các bạn đồng nghiệp khắc phục dần cácnhững vấn đề còn tồn tại, từng bước cải tiến để đưa nghệ thuật múa đến với trẻthơ một cách liên tục, khoa học và hiệu quả hơn nhằm thực hiện mục tiêu giáodục Mầm non đã đề ra
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm : Lớp MG 4-5 Tuổi B1 Trường Mầm non Túc Duyên
- Thời gian: Từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ MG 4-5 tuổi trường Mầm non Túc Duyên
- Đối tượng nghiên cứu “Một vài kinh nghiệm dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa”
- Giả thuyết khoa học: Việc nghiên cứu đưa vào chương trình giáo dục mộtvài kinh nghiệm dạy trẻ MG 4-5 tuổi học múa sẽ giúp cho trẻ có hứng thú tíchcực hơn, nâng cao khả năng của trẻ ttrong các tiết học múa hơn khi tiếp nhận cácđộng tác, hình thức minh hoạ mới mà cô giáo là người dẫn dắt trẻ
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trang 7- Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ
- Trò chuyện với giáo viên để hiểu rõ về thực trạng
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
PHẦN II: NỘI DUNG
Trang 8I CƠ SỞ LÝ LUẬN &THỰC TIỄN TỔ CHỨC CHO TRẺ HỌC MÚA
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
* Múa là gì ?
“Múa” là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, mang tính tổng hợp kháchquan đặc thù Phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ biểu hiện làđộng tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển độngtrong âm nhạc Diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn địnhtrước Trong quá trình lao động, các động tác múa được hình thành do nhu cầuthực tiễn để truyền bá kinh nghiệm, tình cảm của con người với con người, conngười với cảnh vật thiên nhiên Nghệ thuật múa là dạng văn hoá phi vật thể, còngọi là nghệ thuật của không gian và thời gian
* Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ.
Đối với trẻ Mầm non, nghệ thuật múa góp phần hình thành nhân cách củatrẻ, là phương tiện để giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất cho trẻ
“Múa” đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động, đầyniềm vui, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái hay đẹp, muốn vươntới cái đẹp Nội dung tác phẩm múa, hình tượng múa đã mang lại cảm xúc vànhận thức thẩm mỹ cho trẻ về nội dung, tư tưởng tác phẩm “Múa” là hình thứchoạt động kết hợp âm nhạc rất hấp dẫn trẻ Nghệ thuật múa giúp trẻ tạo ra hìnhthể, dáng dấp đẹp mà còn giúp trẻ phát triển khả năng bộc lộ diễn đạt cảm xúcmột cách hồn nhiên, chân thật Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí tuệ củatrẻ, đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ có chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo Bởikhi múa trẻ phải biết nghe nhạc, phối hợp giữa âm nhạc và động tác kết hợp từnhững động tác đơn giản đến những động tác phức tạp “Múa” còn rèn luyệncho trẻ tính kiên trì, biết tự kiềm chế và hoà mình với tập thể Nghệ thuật múađều mang trong mình chức năng phản ánh sâu sắc về đạo đức, vui chơi, giảitrí… đồng thời tính nhân văn của nghệ thuật múa luôn được thẩm định ở độ caotrong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động Vì thế, nghệ thuật múa làphương tiện để giúp trẻ phát triển nhiều mặt như đức, trí, thể, mỹ
- “Múa’’ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ Mầm non
Trang 9Trẻ cầm tay nhau cùng múa hát, nhường nhịn nhau ở mỗi bước đi, mỗibước nhảy, không chen lấn, xô đẩy nhau để thể hiện sự đoàn kết Trẻ đứng trướctập thể, nhiều khán giả để biểu diễn một bài múa từ đó sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tựtin hơn trong mọi hoạt động Cùng nhau cố gắng tập một điệu múa cho đều, chođẹp và hoàn chỉnh, không bỏ cuộc giữa chừng, đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý
có tính tổ chức kỷ luật cao Như vậy, múa là điều kiện cần thiết để hình thànhnhững phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ
- “Múa” là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ Mầm non
Khi múa đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát, nhạy bén, linh hoạt, phối hợp cácđộng tác một cách lôgic, đồng thời trẻ phải lắng nghe giai điệu âm nhạc Tácphẩm múa càng khó như những bài múa tập thể, múa dựng hình tượng, hoạtcảnh đòi hỏi trẻ phải lắng nghe giai điệu, nghe nhạc, ghi nhớ vai diễn, đội hìnhchuyển động, các động tác múa, thứ tự, vị trí từng người, ai múa trước, ai múasau để điều chỉnh đội hình cho đẹp Như vậy, trên cơ sở thống nhất các cơ quanvận động, thính giác, thị giác giúp trẻ phát triển trí nhớ Theo từng độ tuổi, cácbài tập rèn luyện kỹ năng múa ngày càng khó dần và phức tạp hơn, đòi hỏi trẻphải tích cực tư duy, dần dần trẻ tự hình dung ra các động tác, hình tượng phùhợp lời ca, làm cho trí tưởng tượng ngày càng phong phú và thực hiện tốt hơn
- “Múa” góp phần phát triển thể chất cho trẻ Mầm non
Khi trẻ múa đòi hỏi hoạt động của toàn thân, các cơ quan trong cơ thể hoạtđộng nhịp điệu nhanh mạnh, gắn liền với hoạt động của hệ tuần hoàn, làm chotim đập nhanh, sự tuần hoàn của máu, hô hấp tăng, trẻ thở nhanh, mạnh làm nởphổi, bài tiết ra mồ hôi nhiều “Múa” phát triển các cơ bắp săn chắc, rắn rỏi, trẻcứng cáp, khoẻ mạnh, uyển chuyển, nhẹ nhàng, duyên dáng, tư thế đẹp.“Múa”còn làm tiêu hao năng lượng làm cho trẻ chóng đói, thèm ăn, đến bữa trẻ ănngon miệng hơn, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, là điều kiện pháttriển thể chất cho trẻ
- “Múa” góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ
Ở nghệ thuật múa,động tác kết hợp giai điệu giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, diễnđạt cảm xúc Khi múa trẻ thấy được hình thể của mình, của bạn thông qua độngtác hướng dẫn, dáng đi uyển chuyển, nhịp nhàng, duyên dáng, cảm nhận được
Trang 10giai điệu bài hát, kết hợp phục trang nhiều màu sắc, quần áo dân tộc hay vùngmiền cách điệu theo từng nội dung vai diễn, cảnh trang hoàng rực rỡ của vaidiễn, một khung cảnh nào đó gợi cho trẻ những tình cảm cảm xúc thẩm mỹ, giúptrẻ hiểu nội tâm về hình thức tác phẩm.
2 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ VÀ KHẢ NĂNG “MÚA” CỦA TRẺ MG 4–5 TUỔI
* Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Đặc điểm tâm lý: Trẻ rất hiếu động, ham hiểu biết, ham tìm tòi, khám phánhững điều mới lạ, tâm hồn trẻ rất hồn nhiên trong sáng, nhạy cảm với thế giớixung quanh Do đó mà năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh, ngay từnhỏ trẻ luôn mê say mình làm được nhiều cái đẹp hơn, ước mình đẹp hơn Tưduy của trẻ đã chuyển dần từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quanhình tượng điều này giúp trẻ nhận biết sự vật hiện tượng một cách toàn diệnhơn Cùng với sự phát triển trí tuệ thì trí tưởng tượng của trẻ cũng trở nên phongphú, trẻ có thể sử dụng vật này thay thế cho vật khác, trẻ biết sử dụng các hệthống ký hiệu khác nhau để biểu thị các sự vật hiện tượng của hiện thực làmgiàu thêm trí tưởng tượng của trẻ Sự phát triển tâm lý của trẻ là khả năng bắtchước và thích bắt chước, nhờ khả năng này mà trẻ có thể tiếp nhận hay bắtchước các bài tập múa theo hướng dẫn của giáo viên
- Đặc điểm vận động ở trẻ: Đến tuổi Mẫu giáo nhỡ trẻ đã hoàn thiện một sốchức năng, trẻ đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng Cho nên
“Dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học muá” diễn ra một cách tốt hơn
* Khả năng học múa ở trẻ 4-5 tuổi
Ở lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ vận động cơ thể của trẻ gần như thành thạo, khảnăng nghe nhạc của trẻ cũng phát triển hơn Vì vậy, nghệ thuật múa rất phù hợpvới trẻ Khi được tiếp xúc với các tác phẩm múa có chọn lọc phù hợp với trẻ thìtrẻ sẽ có sự định hướng trong không gian, biết di chuyển đội hình một cách khéoléo, uyển chuyển, mềm dẻo, nhanh nhẹn Khi múa trẻ biết lắng nghe, ghi nhớ đặcđiểm và nhịp điệu từ động tác đơn giản đến động tác phức tạp, biết phối hợp nhịpnhàng, khéo léo giữa chân, tay, thân hình, biết diễn cảm qua ánh mắt, cử chỉ trẻ
Trang 11biết hình thành cho mình kỹ năng múa, biết đánh giá bạn múa từ đó trẻ hoạtđộng sáng tạo khi thực hiện tác phẩm của mình, một điệu múa hay một đoạn múa.
3 MỘT SỐ THỂ LOẠI MÚA DẠY TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
“Múa” là một phương tiện để góp phần hình thành tình cảm đạo đức, giáodục thẩm mỹ, múa góp phần hình thành nhân cách trẻ “Múa” luôn chuyển động
âm thanh, tiết tấu và thể hiện các đội hình khác, động tác được cách điệu, nộidung được khái quát, sự vật được tưởng tượng có tính tạo hình
“Múa” thực sự là một lĩnh vực thu hút con người, đặc biệt đối với trẻthơ.Vì nó phù hợp với hình tượng, đối với trẻ do đặc điểm tâm sinh lý mà cácbài múa thường đơn giản chỉ có 3-4 động tác, mỗi bài chỉ chuyển 2-3 đội hìnhkhác Nhưng trẻ rất thích tập trung chú ý và rất say mê hứng thú khi được họcmúa tập thể và cá nhân
- Thể loại múa minh họa:
Múa minh hoạ có đặc điểm gần giống với mô phỏng nhân cách hoá bằngnhiều dạng khác nhau Múa minh hoạ bao gồm các động tác đơn giản, phù hợpvới nội dung lời ca, tiết tấu của bài hát nhằm minh hoạ bài hát đó, những độngtác minh hoạ phải tự nhiên, không gò ép mà có dáng, có đường nét Các bài múaminh họa nhằm biểu hiện nội dung bằng những động tác nhịp nhàng tương ứng,loại múa minh hoạ này rất phù hợp với trẻ mẫu giáo
Dưới đây là một vài kinh nghiệm và kinh nghiệm đưa vào từng bài: Tên bài hát -
- Nghe băng đài
Dùng lời và những vần thơ để thu hút trẻ
và dạy trẻ múa minh hoạ theo lời ca Nơhoa đeo tay
2: Múa cho mẹ
xem
- Hát múa theochương trình
Trang phục trẻ gọn gàng, nơ hoa đeo tay
3: Chú bộ đội - Nghe băng
- Dạy múa
Cho trẻ xem băng hình về chú bộ độihành quân, tập bắn Đạo cụ súng- kếthợp trò chuyện để dẫn dắt trẻ vào bài.Dạy trẻ múa theo lời ca
Bài 1: Em đi chơi thuyền Nhạc và lời: Trần Kiết Tường.
Trang 12- Trẻ cảm nhận giai điệu nhịp nhàng của bài hát, gợi cho trẻ tình
- Trẻ có một số kỹ năng nhún mềm, tư thế đứng vẫy tay hai bên trên dướinhịp nhàng
+ Động tác 1: Câu hát “ Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên” Hai tay
vẫy hai bên làm động tác chèo thuyền
+ Động tác 2: Câu hát “ chim kêu hót mừng chào đón xuân về” Hai tay đưalên miệng giả làm tiếng chim hót
+ Động tác 3: Câu hát “ Thuyền em thuyền con vịt nó bơi bơi bơi” hai
tay vẫy 1 bên hông làm vịt bơi
+ Động tác 4: Câu hát “ Thuyền em thuyền con rồng nó bay bay bay”
hai tay dang vẫy hay bên
+ Động tác 5: Câu hát “ Má dặn em ngồi yên khi đi chơi thuyền” Đưa
từng tay lên gập trước ngực
+ Động tác 6: Câu hát “ Vui quá bạn ơi mai em lại vô đây vui chơi” Vỗ
tay hai bên
- Cô cho trẻ múa cả bài hoàn chỉnh
Bài 2: Múa cho mẹ xem Nhạc và lời: Xuân Giao
Trang 13* Cô múa cho trẻ xem một lần.
- Cô hướng dẫn trẻ múa
+ Động tác 1: Câu hát “ Hai bàn tay của e đây em múa cho mẹ xem” –
Hai bàn tay úp rồi ngửa trước mặt 2 lần
+ Động tác 2: Câu hát “ Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh
xinh” hai tay thay nhau vẫy hai bên.
+ Động tác 3: Câu hát “ Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa” đưa
từng lên trên đầu lòng bàn tay ngửa
+ Động tác 4: Câu hát “ Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên
cành hồng” hay tay vắt chéo đưa xuống trước ngực rồi vòng xuống vuốt lên
khum trên đầu
- Cô cho trẻ múa cả bài hoàn chỉnh
Bài 3: Chú bộ đội Nhạc và lời: Hoàng Hà
- Nhịp điệu rộn ràng- dứt khoát
- Nhịp 2/4
- Giọng C
1 Mục đích- yêu cầu:
Trang 14- Trẻ biết múa các động tác theo lời ca, thể hiện tình cảm đối với chú bộ đội.
- Trẻ biết các kỹ năng, trang phục của chú bộ đội thông qua lời bài hát
- Cô dẫn dắt trẻ bằng lời nói hướng trẻ vào chủ đề
- Cô cho trẻ nghe hát
- Cô hướng dẫn trẻ múa:
+ Động tác 1: Câu hát “ Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh”
vác súng trên vai 2 tay giữ súng
+ Động tác 2: Câu hát “ Đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật
nhanh” tay phải giữ súng tay trái làm động tác hất tay
+ Động tác 3: Câu hát “ Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm” tay trái
đưa lên úp vào ngực
+ Động tác 4: Câu hát “Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hòa bình”
làm động tác cầm súng góc nghiêng 45 độ
- Thể loại múa biểu diễn:
Múa biểu diễn cũng thay đổi linh hoạt, ngôn ngữ múa đơn giản, dễ hiểu,giàu tính mô phỏng, giàu tình cảm Trẻ dể cảm nhận, chuyển động liên tục theođội hình hàng ngang, vòng cung, vòng tròn Múa được thể hiện trong các buổi lễhội hoặc trên sân khấu
Tên bài hát - Tác giả Kinh nghiệm
áo Tây nguyên, gùi
* Dạy trẻ múa theo hình thức múa biểu diễn
Bài 1: Bé đi học Nhạc và lời: Trương Xuân Mẫn
Trang 15- Cô múa theo băng cho trẻ xem.
3.1/ Dạy trẻ múa theo hình thức múa biểu diễn
- Cô bật nhạc: Nhạc dạo đầu 1 bạn ra làm động tác ngó nghiêng, lắng nghetiếng nhạc xa xa rồi về vẫy tay mời gọi các bạn cùng vào
Lần 1: Nhạc dạo tiếp “Cho trẻ đi súng sính ra 2 hàng ngang Tất cả cùng múa như nhau”
Câu 1: “Đường bé đi đến trường, đi qua dòng suối nhỏ, vui reo cùng ngọn gió có tiếng chim ngân bao lời thơ” làm động tác giã gạo mỗi bên 3 lần
rồi đổi bên
Trang 16Trẻ múa câu 1 Câu 2: “dòng suối thơm ngọt ngào, thơm như dòng sữa mẹ, êm như lời
ca dao, trong xanh như điệu hát trưa hè”
Cả 2 hàng đứng múa như nhau Hai tay vẫy trước mặt hất lên hai bên
Trẻ múa câu 2
Trang 17Câu 3: “hoa cho bé hương rừng, ong cho bé chút mật, chim tặng thêm tiếng hót, bé đến trường với dòng suối reo, qua lưng đồi rừng núi hát theo”
Tất cả cùng đứng lên quay mặt sag trái múa vẫy hay tay dọc thân Nhạcdạo chuyển đội hình
Trẻ múa câu 3 Lần 2: Về 2 hàng dọc
Múa như lần 1
Lần 3: Về 2 vòng tròn nhỏ quay mặt vào trong
Câu 2: đứng lên làm động tác giã gạo