TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN PHẦN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI, LAO ÐỘNG (Tập bài giảng cho Khóa 1) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 2014
Trang 1TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN
PHẦN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI, LAO ÐỘNG
(Tập bài giảng cho Khóa 1)
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014
Trang 3TẬP THỂ TÁC GIẢ
1 TS Nguyễn Vãn Du
- Chánh tòa Tòa Lao ðộng,
Tòa án nhân dân tối cao
- Chánh tòa Tòa Kinh tế,
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 1, Bài 3Bài 5, Bài 6,
4 Ths Nguyễn Vãn Tiến
- Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế,
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 4
5 Trần Thị Thu Hiền
- Phó Chánh tòa Tòa Lao ðộng,
Tòa án nhân dân tối cao
Bài 7
Trang 45 Tòa án nhân dân tối cao TAND tối cao
Trang 5I KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
1.1 Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại
Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại phải được làm (theomẫu) đúng theo quy định tại Điều 164 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2011 và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 2
và Điều 5 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồngThẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trongphần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật
tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết tắt là Nghịquyết số 05/2012/NQ-HĐTP)
1.2 Tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại
Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 6 Nghịquyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì: Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện choToà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh
họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ vàhợp pháp Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ khôngthể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu,chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ Các tài liệu,chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theoyêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án
Các tài liệu, chứng cứ đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiệnphụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện Ví dụ: Người khởikiện (nguyên đơn) khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán tiền hàng chưathanh toán (nợ gốc và lãi phát sinh do chậm thanh toán) theo hợp đồng muabán hàng hóa thì những tài liệu, chứng cứ mà đương sự phải nộp kèm theođơn khởi kiện gồm: Hợp đồng, Phụ lục hợp đồng (nếu có), các tài liệu,chứng cứ có liên quan đến việc giao, nhận hàng, thanh toán tiền hàng (nếucó) ; nếu họ chưa thể gửi đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơnkhởi kiện họ phải gửi bản sao hợp đồng
Trang 6Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởikiện Thẩm phán xem xét, đánh giá tính đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu,chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện; yêu cầu người khởi kiệnnộp bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có)
1.3 Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại
Việc nhận đơn khởi kiện phải theo đúng thủ tục được quy định tạiĐiều 167 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao tại Điều 7 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Cụ thể:
- Toà án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày, tháng, năm nhận đơn củađương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện Ngày khởi kiện được xácđịnh là ngày người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án; hoặc là ngày códấu bưu điện nơi gửi (trường hợp đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưuđiện) Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưuđiện trên phong bì, thì Toà án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xácđịnh được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện” Trong trường hợp này,ngày khởi kiện được xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điệnchuyển đến
- Việc giao nhận chứng cứ do đương sự nộp hoặc gửi kèm theo đơnkhởi kiện được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của
Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết tắt
là Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy báo nhận đơnkhởi kiện cho người khởi kiện; nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưuđiện, thì Toà án gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho ngườikhởi kiện biết
- Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, việc phân công người xemxét đơn khởi kiện được thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao tại Điều 11 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởikiện, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trongcác quyết định sau đây:
a) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình theo quy định tại Điều 171 của BLTTDS và hướng dẫn củaHội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 10 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
b) Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báobằng văn bản cho người khởi kiện biết Thủ tục chuyển đơn khởi kiện đượcthực hiện theo quy định tại Điều 37 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 10Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩmphán TAND tối cao hướng dẫn phần thứ nhất “Những quy định chung” của
Trang 7BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết tắt là Nghị quyết
số 03/2012/NQ-HĐTP)
c) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong cáctrường hợp quy định tại Điều 168 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Toà
án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấpbiết; trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quyđịnh tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS
Lưu ý: Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã bỏ căn cứ trả lại đơn khởi
kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết Vì vậy, Toà án không được lấy lý dothời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện Trường hợp trước đây,Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương
sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộptiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định phápluật Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặcđình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết họ cóquyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩmđối với bản án, quyết định nêu trên
- Xử lý tình huống phát sinh khi tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện (ủy quyền khởi kiện; khởi kiện
bằng văn bản hoặc bằng miệng; có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài )
2 Thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
2.1 Kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện
2.1.1 Xem xét đơn khởi kiện
- Nội dung và hình thức đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011):
+ Về nội dung đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội dung tranh chấp vàyêu cầu khởi kiện Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thường phứctạp và liên quan tới nhiều chủ thể nên đơn kiện phải trình bày rõ được quan
hệ tranh chấp, quá trình thương lượng, hòa giải, khiếu nại giữa các bên.Yêu cầu khởi kiện phải cụ thể, rõ ràng
+ Về hình thức đơn khởi kiện: người ký đơn khởi kiện phải là ngườiđại diện hợp pháp của đương sự; Đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức vềnguyên tắc phải được đóng dấu của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó
- Những điểm đặc thù trong việc xem xét đơn khởi kiện một tranhchấp về kinh doanh, thương mại
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: Thực hiện theo hướng dẫntại Điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Cụ thể:
1 Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấyđơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 củaBLTTDS, thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà ányêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn
Trang 8do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày người khởikiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởikiện Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn thêm, nhưng khôngquá mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn do Toà án ấn định nêutrên.
2 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện phải được làm bằng vănbản, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho ngườikhởi kiện biết để họ thực hiện
3 Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tínhvào thời hiệu khởi kiện Ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày nộp đơnkhởi kiện, nếu người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án hoặc ngày có dấubưu điện nơi gửi, nếu đơn khởi kiện được gửi qua bưu điện
4 Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theoyêu cầu của Toà án, thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án theo thủ tục chungquy định tại Điều 171 của BLTTDS Nếu hết thời hạn do Toà án ấn định màngười khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án, thì Toà
án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tàiliệu, chứng cứ kèm theo cho họ
5 Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghikhông đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ vàđúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều
169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ
mà không được thụ lý vụ án Việc Toà án thụ lý vụ án để sau đó ra quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “chưa tìm được địa chỉ của bịđơn” là không đúng quy định của BLTTDS, vì đây không phải là một trongnhững trường hợp Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quyđịnh tại Điều 189 của BLTTDS Toà án cũng không được tự mình tiến hànhthông báo tìm người bị kiện, vì đây là nghĩa vụ của đương sự
6 Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy
đủ, cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi vànghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS,hướng dẫn tại Điều 5 và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên
thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, choToà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởikiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan cố tình giấu địa chỉ Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theothủ tục chung
7 Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ củangười bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơnkhởi kiện, thì họ phải thực hiện việc tìm địa chỉ của người bị kiện, người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Trang 92.1.2 Xem xét các tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện
- Nhận xét các tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện của hồ sơtình huống về tính đầy đủ, tính hợp pháp
- Xác định ý nghĩa của từng loại tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ khởikiện?
- Những điểm đặc thù của hồ sơ khởi kiện vụ án kinh doanh, thươngmại so với các vụ án dân sự khác
2.2 Xác định các điều kiện thụ lý vụ án kinh doanh, thương mại
2.2.1 Xác định tư cách khởi kiện của người khởi kiện
- Người khởi kiện có tư cách chủ thể khởi kiện không? Xác định nănglực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự Lưu ý các đặc thù trong vụ
án kinh doanh, thương mại khi đương sự là các tổ chức kinh tế
- Người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không?
- Người khởi kiện có bị mất quyền khởi kiện không? Đối với một sốtranh chấp yêu cầu phải thực hiện việc khiếu nại trước khi khởi kiện
Lưu ý: Khi xem xét về quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại
cần lưu ý đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luậtkhông quy định quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại thì áp dụngquy định tại Điều 161, khoản 3 Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự về quyềnkhởi kiện; còn đối với vụ việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật
có quy định quyền khởi kiện thì áp dụng quy định của văn bản quy phạmpháp luật đó
Sau đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định về quyền khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại:
+ Điểm g khoản 1 Điều 29 (thành viên Công ty TNHH hai thành viên
trở lên có quyền khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Toà án khi Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó); Điều 79 (Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông) Luật Doanh nghiệp năm 1999; hoặc điểm g khoản 1 Điều
41 (thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền khởi kiện
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc ); Khoản 3 Điều 50 (Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ Công ty quy định , hoặc trường hợp Công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ , thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên ; đồng thời, có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh Công ty khởi kiện Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ); Điều 107 ( Cổ đông, Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông ) Luật
Doanh nghiệp năm 2005; Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh
Trang 10nghiệp năm 2005 (Điều 19: Quyền khởi kiện (trách nhiệm dân sự) của
Thành viên Công ty TNHH đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty; Điều 25: Quyền khởi kiện (trách nhiệm dân sự) của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời gian 6 tháng đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty cổ phần).
+ Điều 259 (Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải: .thương
lượng, thoả thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền),
Điều 260 (Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá
nhân nước ngoài) Bộ luật hàng hải năm 2005.
+ Điểm d Khoản 1 Điều 84: Quyền (khởi kiện công ty quản lý quỹ,
ngân hàng giám sát hoặc tổ chức liên quan nếu tổ chức này vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của mình) của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán; Điều 131: Giải quyết tranh chấp (Thông qua Trọng tài hoặc Toà án) Luật chứng khoán năm 2006.
2.2.2 Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại của Tòa án
*Xác định thẩm quyền theo vụ việc:
+ Xác định tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật nào?
+ Xác định tranh chấp phát sinh có phải là loại việc kinh doanh,thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều
29 BLTTDS?
+ Xác định tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án hay của Trọng tài thương mại?
- Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải xem xét, xác định
vụ án thuộc loại tranh chấp cụ thể nào trong số những loại tranh chấp đượcquy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự để áp dụng đúng luật chuyênngành điều chỉnh loại quan hệ pháp luật đó
Để xác định việc khởi kiện (yêu cầu khởi kiện) của đương sự có thuộcthẩm quyền giải quyết của Toà án bằng vụ án kinh doanh, thương mại
Trang 11không cần phải căn cứ vào quy định tại Điều 29 BLTTDS và hướng dẫn tạiđiểm b và d khoản 1 Điều 2Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP.
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại điểm bkhoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì ngoài nhiệm vụ, quyềnhạn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều
29 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Toà Kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết
các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại điểm d
khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì “ Trường hợp sau khi
thụ lý vụ việc dân sự mới phát hiện được vụ việc dân sự thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Toà chuyên trách khác, thì Toà chuyên trách đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung, nhưng cần ghi số, ký hiệu
và trích yếu trong bản án, quyết định theo đúng hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này” (Về việc ghi ký hiệu: Đối với bản án kinh doanh, thương mại
sơ thẩm thì ghi ký hiệu: KDTM-ST; ví dụ: Số 20/2013/KDTM-ST; Đối với bản
án kinh doanh, thương mại phúc thẩm, thì ghi ký hiệu: KDTM-PT, ví dụ: Số10/2013/DS-PT Về việc ghi trích yếu: Cần xác định tranh chấp mà Tòa ánthụ lý giải quyết được quy định tại khoản nào tương ứng của Điều 29 củaBLTTDS, để ghi vào phần trích yếu của bản án, quyết định Trong trườnghợp tại khoản tương ứng của Điều 29 của BLTTDS quy định nhóm tranhchấp thì cần ghi cụ thể tranh chấp được giải quyết)
- Để xác định vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giảiquyết theo thủ tục sơ thẩm của Toà án cấp nào (cấp huyện hay cấp tỉnh)cần phải căn cứ vào điểm b khoản 1 và khoản 3 điều 33 và Điều 34 Bộ luật
tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hộiđồng Thẩm phán TAND tối cao về khoản 3 Điều 33 BLTTDS tại các khoản
1, 2 và 4 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP)
Lưu ý: Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại
khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì: “a) Đối với vụ việc dân
sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều
33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản
ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1,
2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng
thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương
sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án,
Trang 12Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân
sự đó”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và điểm b khoản 1 Điều 34BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyếtnhững yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS
- Để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh, thương mạicủa Toà án theo lãnh thổ cần phải căn cứ quy định tại khoản 1 và các điểm
d, đ, e, o khoản 2 Điều 35 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011)
- Để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh, thương mạicủa Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn cần phải căn cứ quy định tạicác điểm a, b, c, g, h, i khoản 1 Điều 36 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2011)
Lưu ý: Khi xem xét các vấn đề về thẩm quyền nêu trên của Toà án,
cần lưu ý hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (về quy địnhtại Điều 35 và khoản 1 Điều 36 của BLTTDS) tại Điều 8 và Điều 9 Nghịquyết số 03/2012/NQ-HĐTP Cụ thể :
“1 Về nguyên tắc chung thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.
2 Trường hợp đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn
là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan,
tổ chức giải quyết Việc thỏa thuận đó không được trái với quy định tại Điều
33 và Điều 34 của BLTTDS.
Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X của tỉnh Y Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩm quyền Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án Nếu vụ
án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết Nếu các đương sự thỏa thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không được chấp nhận.
5 Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự” (Điều 8 Nghị quyết).
“1 Khi xem xét yêu cầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết
vụ việc dân sự, thì ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS về thẩm quyền của các cấp Tòa án, cần phân biệt như sau:
Trang 13a) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện đó xảy ra.
Ví dụ: Điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết” Như vậy, chỉ trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi
bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
b) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ
sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.
2 Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác.
Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được Điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xoá tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự.
Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 193 của BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp”.
- Khi xét thấy vụ án đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phươngkhác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ án ra quyết địnhchuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý Trongtrường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ
vụ án không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng
Trang 14án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án Quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ án do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án kýtên và đóng dấu của Tòa án Quyết định này phải được gửi ngay cho đương
sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan Tòa án có thẩm quyền sau khinhận được quyết định chuyển vụ án và hồ sơ vụ án phải vào sổ thụ lý vàtiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định chung
2.2.3 Xác định thời hiệu khởi kiện
Để xác định thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại đã hếthay chưa, thì Toà án phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thời hiệukhởi kiện đối với quan hệ pháp luật cụ thể đó Trường hợp pháp luật khôngquy định thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại thì việc xác địnhthời hiệu khởi kiện phải căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật tốtụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hội
đồng Thẩm phán TAND tối cao tại các Điều 23 và 24 Nghị quyết số 03/2012/
NQ-HĐTP (Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của
BLTTDS) Cụ thể :
“1 Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó
Ví dụ 1: Đối với tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì theo quy định tại Điều 30 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp
3 Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện
4 Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật không
có quy định về thời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Ví dụ: Điều 111 Luật Đường sắt quy định “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh đường
Trang 15sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại”.
5 Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:
a) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật
có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm.
b) Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp
lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm.
c) Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này.
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày bị xâm phạm
e) Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.
g) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và
e khoản 5 Điều này nếu các bên có thoả thuận khác về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thoả thuận của các bên.
6 Theo quy định tại Điều 160 của BLTTDS thì các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự; do
đó, việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”.
Sau đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại:
+ Điều 242 Luật thương mại năm 1997 (2 năm, kể từ thời điểm phát
sinh quyền khiếu nại) hoặc Điều 319 Luật thương mại năm 2005 (2 năm, kể
từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật này (Các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics)
Trang 16Lưu ý: Theo quy định tại Điều 241 Luật thương mại năm 1997, nếu
đương sự không khiếu nại trong thời hạn do pháp luật quy định hoặc docác bên thoả thuận trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm mất
quyền khởi kiện; nhưng Điều 318 Luật thương mại năm 2005 không còn
quy định này; theo quy định tại Điều 242 Luật thương mại năm 1997 thìthời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại, còntheo quy định tại Điều 319 Luật thương mại năm 2005 thì thời hiệu khởi
kiện được tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
+ Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 1999 hoặc Điều 107 Luật Doanh
nghiệp năm 2005 (90 ngày, kể từ ngày (quyết định được thông qua - Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 1999) hoặc kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại
hội đồng cổ đông hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông - Điều 107 Luật Doanh nghiệp năm 2005);
+ Điều 97: Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá (01
năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng ), Điều 118: Thời hiệu
khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến (02 năm, kể
từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm), Điều 137: Thời hiệu khởi kiện về vận chuyển hành khách và hành lý
(02 năm, tính từ ngày hành khách rời tàu hoặc lẽ ra hành khách rời tàu ), Điều 142: Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng thuê tàu (02 năm, kể
từ ngày chấm dứt hợp đồng), Điều 164: Thời hiệu khởi kiện về việc thực
hiện hợp đồng đại lý tàu biển (02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp),
Điều 168: Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng
hải (02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp), Điều 183: Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển (02 năm, kể từ ngày phát
sinh tranh chấp), Điều 195: Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng
cứu hộ hàng hải (02 năm, kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ), Điều 211: Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va (02 năm, kể từ ngày xảy ra tai
nạn), thời hiệu khởi kiện về đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định là 01 năm, kể từ ngày trả tiền bồi thường); Điều 218: Thời hiệu khởi kiện về tổn
thất chung (02 năm, kể từ ngày xẩy ra tổn thất chung); Điều 257: Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải (02 năm, kể từ ngày
phát sinh tranh chấp) Bộ luật hàng hải năm 2005.
- Xác định vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quannhà nước có thẩm quyền chưa
- Vụ việc đã được giải quyết bởi Trọng tài thương mại
2.2.4 Xác định mức tạm ứng án phí
- Xác định mức tạm ứng án phí theo các yêu cầu trong đơn khởi kiện
- Cách xác định mức tạm ứng án phí vụ án kinh doanh, thương mại
- Thông báo nộp tạm ứng án phí
Trang 17+ Khi dự tính số tiền tạm ứng án phí kinh doanh, thương mại (khoản 2Điều 171 BLTTDS), Toà án cần phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh
án phí, lệ phí Toà án về mức tạm ứng án phí phải nộp
+ Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 10Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, trong Giấy báo nộp tiền tạm ứng án phíTòa án phải ấn định cho người khởi kiện trong thời hạn bảy ngày, sau khihết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án vềviệc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án biên lainộp tiền tạm ứng án phí Hết thời hạn này người khởi kiện mới nộp cho Tòa
án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện, thì Thẩm phán tiến hànhthụ lý vụ án;
b) Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứngminh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng
vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai nộp
tiền tạm ứng án phí cho Toà án không đúng hạn, thì Thẩm phán yêu cầu họnộp lại đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ
án theo thủ tục chung
c) Trường hợp sau khi Toà án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiệnmới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho
Toà án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì
được coi là nộp đơn khởi kiện lại, Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởikiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý lại vụ án theo thủ
tục chung.
Hết thời hạn trên mà người khởi kiện không nộp cho Toà án biên lainộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án thông báo cho họ biết về việc không thụ
lý vụ án với lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí
2.2.5 Thông báo thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
- Các đối tượng cần thông báo thụ lý vụ án.
- Thủ tục thông báo thụ lý vụ án
- Xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình quá trình thụ lý vụ án.Thông báo về việc thụ lý vụ án thực hiện theo đúng quy định tại Điều
174 Bộ luật tố tụng dân sự
Lưu ý về việc niêm yết công khai văn bản tố tụng:
+ Chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tốngđạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặcthông báo trực tiếp (khoản 1 Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự);
+ Niêm yết bản chính tại trụ sở Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thôngbáo; Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của ngườiđược cấp, tống đạt hoặc thông báo (điểm a+b khoản 2 Điều 154 BLTTDS)
Trang 18II KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỒ SƠ VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Kiểm tra hồ sơ khởi kiện (đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng
cứ kèm theo đơn khởi kiện)
- Kiểm tra đơn khởi kiện và các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn khởikiện Phát hiện những sai sót trong giai đoạn thụ lý và hướng khắc phục
- Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
- Ý nghĩa của việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong việcxây dựng hồ sơ vụ án
- Phương pháp xác định quan hệ pháp luật tranh chấp (Căn cứ đơnkhởi kiện, các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và quy định tại điều 29BLTTDS)
2 Xây dựng hồ sơ vụ án
2.1 Xác định các tài liệu, chứng cứ làm rõ vấn đề về tố tụng và các tài liệu, chứng cứ giải quyết nội dung vụ án
2.1.1 Các tài liệu để xác định các vấn đề về tố tụng
+ Tư cách đương sự và người tham gia tố tụng: Các tài liệu để chứngminh tư cách chủ thể của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
+ Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án: Các tài liệu để xác định chínhxác quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên? Những giấy tờ, tài liệunhằm xác nhận căn cứ pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ mà các bênđang tranh chấp như hợp đồng, phụ lục hợp đồng, biên bản thanh lý; tài liệuxác định địa chỉ của bị đơn?
+ Xác định thời hiệu khởi kiện: Tài liệu, chứng cứ nào xác định thờihạn phải thực hiện nghĩa vụ, nội dung cụ thể?
+ Nêu những đặc thù về chứng cứ trong vụ án kinh doanh, thươngmại để xác định các vấn đề tố tụng?
+ Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định các vấn đề
tố tụng đã đầy đủ chưa? Có phải yêu cầu đương sự xuất trình bổ sungkhông?
2.1.2 Chứng cứ để giải quyết vụ án về mặt nội dung
- Xác định yêu cầu của đương sự
+ Nguyên đơn: Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn căn cứ vào nộidung đơn khởi kiện và yêu cầu bổ sung (nếu có)
+ Bị đơn: Yêu cầu của bị đơn căn cứ vào đơn phản tố (nếu có) hoặc ýkiến phản bác
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có): Yêu cầu củangười có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan căn cứ vào yêu cầu độc lập củahọ
- Xác định các vấn đề cần chứng minh, nghĩa vụ chứng minh củađương sự và các chứng cứ để chứng minh
Trang 19- Xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ tranh chấp.
+ Đối với nguyên đơn: Những vấn đề nguyên đơn phải chứng minh;Chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình để chứng minh cho những yêu cầu củamình; Chứng cứ nguyên đơn cung cấp có ý nghĩa cho việc chứng minh (giátrị của chứng cứ); Theo hồ sơ vụ án, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp đãđầy đủ chưa?
+ Đối với bị đơn: Những vấn đề bị đơn phải chứng minh; Những tàiliệu, chứng cứ bị đơn đã xuất trình được; Những chứng cứ bị đơn cung cấp
có ý nghĩa cho việc chứng minh theo yêu cầu của mình; Theo hồ sơ vụ án,chứng cứ mà bị đơn cung cấp đã đầy đủ chưa?
+ Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có): Tương tựnhư đối với nguyên đơn và bị đơn
2.2 Hướng dẫn đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình
Theo hồ sơ vụ án, xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổsung để hoàn chỉnh hồ sơ vụ án để từ đó, yêu cầu đương sự cung cấp bổsung chứng cứ?
2.3 Các hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán
Các hoạt động thu thập chứng cứ mà Tòa án cần tiến hành Trên
cơ sở các vấn đề cần chứng minh và các chứng cứ chứng minh mà cácbên đương sự đã nộp cho Tòa án, Thẩm phán cần xác định các chứng
cứ cần thu thập bổ sung để làm rõ các vấn đề có ý nghĩa cho việc giảiquyết vụ án mà đương sự không thể cung cấp và yêu cầu Tòa án hỗ trợthu thập Gồm có các kỹ năng sau:
+ Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất;
+ Xem xét, thẩm định tại chỗ;
+ Trưng cầu giám định;
+ Định giá tài sản;
+ Ủy thác thu thập chứng cứ;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
Thẩm phán phải tiến hành một số biện pháp cần thiết để thu thậpchứng cứ nếu thấy đương sự đã cung cấp và bổ sung tài liệu, chứng cứnhưng chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ án (Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự đãđược sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Chỉ khi đương sự có yêu cầu (yêu cầu này có thể được thể hiện bằngvăn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, ghi trong biên bản ghi lời khai, biênbản đối chất và nếu đương sự trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì lập biên bảnghi rõ yêu cầu của đương sự), Thẩm phán tiến hành một hoặc một số biệnpháp thu thập chứng cứ sau:
- Ghi lời khai của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tựviết được; lấy lời khai của người làm chứng (khi xét thấy cần thiết, có thểbảo đảm cho việc giải quyết được toàn diện, chính xác, công minh, đúng
Trang 20pháp luật); tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau (khi xét thấy cómâu thuẫn trong các lời khai - Điều 86 và Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự);
- Thủ tục lấy lời khai phải tuân theo đúng các quy định tại Điều
86, Điều 87 và Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổsung năm 2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caotại các Điều 6,7,8 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
Lưu ý: Việc lấy lời khai của đương sự phải do Thẩm phán tiến hành;
Thư ký Toà án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vàobiên bản Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án Trongtrường hợp đương sự không thể đến Toà án được vì những lý do kháchquan, chính đáng (đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, ốm đau,bệnh tật ) thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà
án Khi lấy lời khai của đương sự cần lưu ý hỏi lại, làm sáng tỏ những nộidung chưa rõ ràng, hoặc có sự mâu thuẩn, dùng chứng cứ vật chất để đốichứng (ví dụ như sổ ghi chép, nội dung hợp đồng…)
- Thu thập chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưugiữ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thuthập chứng cứ mà vẫn không tự mình thu thập được Thẩm phán có thể trựctiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cungcấp chứng cứ tài liệu theo quy định tại Điều 94 BLTTDS (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caotại điều 12 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
- Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung,giám định lại nếu có sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặctheo yêu cầu của một hoặc các bên, hoặc trường hợp chứng cứ bị tố cáo làgiả mạo Thẩm phán cần giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiềnchi phí tương ứng (chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá ) Thẩmphán chỉ quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lạikhi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng, nếu thuộc trường hợp
họ phải nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng
+ Thẩm phán căn cứ vào Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự (đã đượcsửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDtối cao tại điều 10 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP, Luật giám định tư pháp
để ra quyết định trưng cầu giám định
+ Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2011), Thẩm phán ra quyết định định giá tài sản đang tranhchấp nếu một hoặc các bên đương sự yêu cầu, hoặc có căn cứ cho thấycác bên thoả thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảmmức đóng án phí
+ Thẩm phán xem xét tài sản định giá là loại tài sản nào, có liên quanđến cơ quan chuyên môn nào, Hội đồng định giá cần phải có bao nhiêuthành viên và trong trường hợp cụ thể cần cử đại diện cơ quan nào làm Chủtịch Hội đồng định giá Thẩm phán gửi công văn cho các cơ quan chuyênmôn đề nghị cử cán bộ làm Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng định giá, nêu rõ
Trang 21yêu cầu cụ thể đối với Chủ tịch, uỷ viên Hội đồng định giá và thời hạn cơquan chuyên môn có công văn trả lời.
+ Sau khi nhận được công văn trả lời, Thẩm phán kiểm tra nhữngngười được cử có đáp ứng yêu cầu không, có ai trong số họ là người thânthích với đương sự trong vụ án không, nếu có thì đề nghị cơ quan chuyênmôn cử người khác thay thế
+ Thẩm phán cần cử một thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồngđịnh giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá
- Thẩm phán tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ nếu thấy cần thiết.Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản theo quy địnhtại Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao tại điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
+ Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét, thẩm định
tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án, thì Thẩm phán ra quyết
định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ
+ Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được gửi cho Uỷ bannhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩmđịnh kèm theo văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cửđại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ Vào ngày, giờ đã địnhtrong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu chưa có đại diện của Uỷban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải liên hệ để họ cómặt Trong trường hợp vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơquan, tổ chức, thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ
+ Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được giao hoặc gửicho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ.Tuy nhiên, nếu có đương sự vắng mặt thì việc xem xét, thẩm định tạichỗ vẫn được tiến hành theo thủ tục chung
+ Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi biên bản xem xét, thẩmđịnh tại chỗ Biên bản phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 89 củaBLTTDS
- Việc uỷ thác thu thập chứng cứ phải thực hiện đúng Điều 93 Bộluật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tốicao tại điều 11 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
1 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu ủythác thu thập chứng cứ, thì Tòa án đang thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự lập
hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ và gửi tới Tòa án, cơ quan có thẩm quyềnđược ủy thác thu thập chứng cứ Căn cứ nội dung yêu cầu thực hiện ủythác, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác xem xét, quyết định thựchiện yêu cầu ủy thác
2 Hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ phải có các văn bản sau đây:a) Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quyđịnh tại khoản 2 Điều 93 của BLTTDS và theo Mẫu số 05 ban hành kèmtheo Nghị quyết này;
Trang 22b) Bản sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc ủy thác thu thậpchứng cứ (nếu có) Bản sao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhậncủa Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
3 Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ và thực hiện ủy thác thu thậpchứng cứ được thực hiện như sau:
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thácthu thập chứng cứ, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thậpchứng cứ phải vào sổ thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ và tiến hành biệnpháp thu thập chứng cứ đó theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tạiNghị quyết này
Trong quá trình thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ mà có nội dungyêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyềnđược ủy thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêu cầu Tòa án ủy thác thuthập chứng cứ bổ sung hoặc làm rõ nội dung đó Trong thời hạn năm ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan có thẩmquyền được ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án ủy thác thu thập chứng cứphải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ
Trường hợp Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ không trả lời và xétthấy những nội dung yêu cầu không được làm rõ hay bổ sung cho nên việcthực hiện ủy thác sẽ không thực hiện được, thì Tòa án, cơ quan có thẩmquyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi trả lại hồ sơ ủy thác thu thậpchứng cứ cho Tòa án ủy thác và nêu rõ lý do không thực hiện được việc ủythác đó
4 Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong ủy thácthu thập chứng cứ, hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 93 BLTTDS,Tòa án, cơ quan thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ gửi kết quả thực hiện
ủy thác cho Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ
5 Trường hợp ủy thác việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ởngoài lãnh thổ Việt Nam, thì Tòa án thực hiện việc ủy thác theo quy địnhcủa Luật Tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa ánnhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tưpháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp và các quy địnhpháp luật có liên quan
III KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Xác định các vấn đề cần nghiên cứu theo hồ sơ vụ án
1.1 Những vấn đề về tố tụng
- Xác định tư cách pháp nhân; tư cách đương sự: nguyên đơn, bịđơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) Đặc biệt lưu ýngười đại diện của nguyên đơn và bị đơn, người được ủy quyền
- Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Trang 23- Xác định thời hiệu khởi kiện Lưu ý thời hiệu theo hợp đồng vàphụ lục hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận khác (nếu có).
- Nhận xét các tài liệu đương sự cung cấp
- Các hoạt động tố tụng cần tiến hành và cách thức thực hiện Trườnghợp tài liệu Tòa án cần thiết phải thu thập như: đề nghị cá nhân, cơ quan, tổchức có thẩm cung cấp tài liệu, chứng cứ; trường hợp phải tiến hành trưngcầu giám định; xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá tài sản; ủy thác thu thậpchứng cứ
- Xác định những văn bản tố tụng đã được áp dụng và những văn bảncần phải bổ sung
- Các quyết định tố tụng cần phải áp dụng (quyết định áp dụng biệnpháp khẩn cấp tạm thời; quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ án; quyết định đưa vụ án ra xét xử )
1.2 Những vấn đề về nội dung
- Xác định yêu cầu của các đương sự;
- Nội dung tài liệu, chứng cứ chứng minh của các đương sự;
- Xác định lỗi của các đương sự;
- Xác định thiệt hại, chứng cứ chứng minh thiệt hại;
- Căn cứ ra quyết định theo nội dung vụ án;
- Kỹ thuật soạn thảo các quyết định;
- Hậu quả pháp lý của quyết định đối với quá trình giải quyết vụ án
2 Thẩm phán tiến hành xác định chứng cứ theo đúng hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐTP
1 Theo quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì một trong những điều
kiện của chứng cứ là phải được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chứckhác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủtục do BLTTDS quy định; do đó, việc giao nộp chứng cứ và việc thu thậpchứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều luật tương ứng củaBLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này
2 Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việcxác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:
a) Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao cócông chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyềncung cấp, xác nhận Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm
cơ sở lập ra các bản sao
b) Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theovăn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quantới việc thu âm, thu hình đó Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi
âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất
Trang 24trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sựgiao nộp không được coi là chứng cứ
c) Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếukhông phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải
là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó
d) Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghibằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và đượcxuất trình theo đúng thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 83 của BLTTDS vàhướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà
đ) Kết luận giám định, nếu việc giám định đó được tiến hành theođúng thủ tục quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan và hướng dẫn tại Điều 10 của Nghị quyết này.
e) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định tại chỗđược tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 89 của BLTTDS và
hướng dẫn tại Điều 9 của Nghị quyết này.
g) Tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừanhận
Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống
nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sảnxuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừanhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi tronghoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thươngmại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền vànghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lạinhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quanthừa nhận;
Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội Đối vớinhững vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quyphạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quyphạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán
h) Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tàisản được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 92 của BLTTDS
3 Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu
số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được côngchứng, chứng thực hợp pháp Trong trường hợp đương sự chưa dịchchứng cứ đó sang tiếng Việt hoặc đã dịch sang tiếng Việt nhưng bản dịchchưa được công chứng, chứng thực hợp pháp, thì Toà án không nhậnchứng cứ đó Toà án giải thích cho đương sự biết là họ phải tiến hành việcdịch chứng cứ sang tiếng Việt và làm thủ tục công chứng, chứng thực theoquy định của pháp luật về công chứng, chứng thực
Trang 25Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được xác minh, thu thập
từ nhiều nguồn: Do các đương sự (Nguyên đơn, Bị đơn, Người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan) cung cấp; do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cungcấp hoặc do Toà án xác minh, thu thập theo thủ tục do pháp luật quy định.Ngoài ra, còn có các tài liệu là các văn bản tố tụng của Toà án Khi nghiêncứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán cũng như những người tiến hành tố tụng khácphải nghiên cứu tất cả các tài liệu này Mỗi một loại tài liệu, chứng cứ nóitrên đều có nội dung và giá trị pháp lý nhất định đối với việc giải quyết vụ án
Vì vậy, đòi hỏi Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác phải xácđịnh được những vấn đề cần nghiên cứu, phải nắm vững được nội dung vàgiá trị pháp lý của từng tài liệu, chứng cứ
- Các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn
Theo quy định tại Điều 58, Điều 59 và Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sựthì kèm theo đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn
có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh chonhững yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Đây là các tài liệu,chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ án Vì vậy,việc nghiên cứu phải được chú trọng ngay từ đầu khi tiếp cận hồ sơ vụ án
- Các tài liệu, chứng cứ của bị đơn
Theo quy định tại Điều 58 và Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự thì bị đơn
có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình Các tài liệu, chứng cứ của bị đơn có vai trò rấtlớn trong việc giải quyết vụ án, là một trong các căn cứ quan trọng để Toà
án xem xét và ra phán quyết về việc giải quyết vụ án
- Các tài liệu, chứng cứ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Đối với các vụ án kinh doanh, thương mại có người có quyền lợi vànghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thì việc nghiên cứu các tài liệu,chứng cứ do họ cung cấp cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọngđối với việc giải quyết vụ án Theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 Bộluật tố tụng dân sự thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền
và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do người có quyềnlợi và nghĩa vụ liên quan cung cấp, Thẩm phán cũng như những người tiếnhành tố tụng khác nắm vững hơn nội dung vụ việc đang được giải quyết,những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyềnlợi và nghĩa vụ liên quan cần phải được giải quyết trong vụ án
- Các tài liệu, chứng cứ do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc do Toà án xác minh, thu thập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự thì cá nhân, cơquan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy
Trang 26đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án trong thời hạn 15 ngày, kể từngày nhận được yêu cầu Đây là những tài liệu, chứng cứ có vai trò khôngkém phần quan trọng trong việc giải quyết vụ án Các tài liệu, chứng cứ do
cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp giúp cho Toà án có đủ tàiliệu, chứng cứ cần thiết và có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án được kháchquan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật
Các tài liệu, chứng cứ do Toà án xác minh, thu thập theo quy định củapháp luật nhằm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ vụ án và làm sáng tỏ thêm cáctình tiết còn có những vấn đề chưa được rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫngiữa các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
Ngoài các tài liệu, chứng cứ nêu trên, trong hồ sơ vụ án kinh doanh,thương mại có thể còn có một số loại tài liệu, chứng cứ khác như tài liệugiám định, định giá, tài liệu dịch thuật… Các tài liệu, chứng cứ loại này cũnggóp phần không nhỏ vào việc giải quyết vụ án
Việc nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các loại tàiliệu, chứng cứ nêu trên sẽ giúp cho Thẩm phán và những người tiến hành tốtụng khác giải quyết vụ án được đúng pháp luật
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại được thểhiện ở khả năng (của Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác)nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ
sơ vụ án; xác định đúng, chính xác nội dung và những vấn đề cần phải giảiquyết của vụ án, những tình tiết đã được chứng minh, những chứng cứ, căn
cứ pháp luật để giải quyết vụ án…
Như đã nêu trên, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án kinhdoanh, thương mại được xác minh, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vànội dung của mỗi một loại tài liệu, chứng cứ nói trên đều có ý nghĩa và giá trịpháp lý nhất định đối với việc giải quyết vụ án Vì vậy, để nắm vững đượcnội dung và giá trị pháp lý của từng tài liệu, chứng cứ đựơc dùng làm căn cứgiải quyết vụ án, đòi hỏi Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khácphải xác định được những vấn đề cần phải giải quyết của vụ án Muốn vậy,
họ phải xác định được loại tài liệu, chứng cứ nào cần phải tập trung nghiêncứu và phải nghiên cứu tài liệu, chứng cứ nào trước, tài liệu, chứng cứ nàosau; cách thức nghiên cứu như thế nào, những vấn đề rút ra từ các tài liệuđó
Nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại ở giai đoạn chuẩn
bị xét xử sơ thẩm được bắt đầu từ việc nghiên cứu đơn khởi kiện củanguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ khác do nguyên đơn cung cấp choToà án; ví dụ như đối với vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợpđồng thì các tài liệu cần tập trung nghiên cứu gồm: hợp đồng; phụ lục hợpđồng (nếu có); các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hợp đồng, phụ lụchợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng…; tài liệu hoà giải, giải quyếttranh chấp trước khi khởi kiện ra Toà án (nếu có); lời trình bày của nguyênđơn
Trang 27- Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn, Thẩmphán cũng như những người tiến hành tố tụng khác cần chú ý xem xét
kỹ và phải xác định được những vấn đề cơ bản sau:
+ Đơn khởi kiện có được làm trong thời hiệu khởi kiện, đúng thủ tục
và có đầy đủ các nội dung chính phải có theo quy định tại Điều 164 Bộ luật
tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao không?
+ Quan hệ pháp luật tranh chấp (đó là loại tranh chấp hay yêu cầu vềkinh doanh, thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đượcquy định tại Điều 29 và Điều 30 BLTTDS)?
+ Tư cách nguyên đơn? Bị đơn? Người có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan?
+ Việc khởi kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án không?(Thẩm quyền về loại việc; Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ; vụ việcthuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay của Cơ quan Trọng tài thươngmại);
+ Yêu cầu của người khởi kiện? Căn cứ đưa ra các yêu cầu?
Các yêu cầu khởi kiện và căn cứ đưa ra các yêu cầu này của nguyênđơn thường được đề cập trong đơn khởi kiện, trong các lời trình bày bằngvăn bản hoặc tại phiên toà Thẩm phán và những người tiến hành tố tụngkhác phải nghiên cứu kỹ, nắm vững nội dung các yêu cầu và các căn cứđưa ra các yêu cầu đó vì đây là những căn cứ để giải quyết vụ án đượcđúng pháp luật
+ Nội dung và giá trị pháp lý đối với việc giải quyết vụ án của các tàiliệu, chứng cứ của phía nguyên đơn (bao gồm các tài liệu, chứng cứ donguyên đơn cung cấp và các tài liệu, chứng cứ do Toà án xác minh, thuthập theo yêu cầu của nguyên đơn)
- Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của phía nguyên đơn thìchuyển sang nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cung cấp cho Toà
án Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của bị đơn, Thẩm phán cũng nhưnhững người tiến hành tố tụng khác cần chú ý xem xét kỹ và phải xác địnhđược những vấn đề cơ bản sau:
+ Quan điểm của bị đơn đối với các yêu cầu của nguyên đơn cũngnhư của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án (nếu có)?;+ Yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu có)? Căn cứ đưa ra các yêu cầuphản tố?
+ Nội dung và giá trị pháp lý đối với việc giải quyết vụ án của các tàiliệu, chứng cứ của bị đơn (bao gồm các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cungcấp và các tài liệu, chứng cứ do Toà án xác minh, thu thập theo yêu cầu của
bị đơn)
- Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan cung cấp Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Thẩm phán cũng như những người tiến hành
Trang 28tố tụng khác cần chú ý xem xét kỹ và phải xác định được những vấn đề cơbản sau:
+ Quan điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với cácyêu cầu của phía nguyên đơn và của bị đơn?
+ Yêu cầu phản tố của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếucó)? Căn cứ đưa ra các yêu cầu phản tố?
+ Nội dung và giá trị pháp lý đối với việc giải quyết vụ án của các tàiliệu, chứng cứ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (bao gồm các tàiliệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp và các tàiliệu, chứng cứ do Toà án xác minh, thu thập theo yêu cầu của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan)
- Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do cơ quan nhà nước, tổ chức, cánhân cung cấp hoặc do Toà án xác minh, thu thập theo quy định của phápluật
Đối với các tài liệu, chứng cứ thuộc loại này, Thẩm phán cũng nhưnhững người tiến hành tố tụng khác có thể kết hợp nghiên cứu đồng thờivới việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn, của bị đơn hoặccủa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tuỳ thuộc vào nội dung, tính chấtcủa từng tài liệu, chứng cứ
Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các vấn đề cơ bản nêu trên, Thẩmphán cũng như những người tiến hành tố tụng khác phải đưa ra được kếtluận bước đầu về:
+ Có hay không trường hợp phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đìnhchỉ việc giải quyết vụ án được quy định tại Điều 189 hoặc 192 Bộ luật tốtụng dân sự?
+ Có phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời haykhông?
+ Đã có đủ các điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay chưa?
+ Căn cứ xác định sự thật khách quan của vụ việc;
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án…
IV KỸ NĂNG HÒA GIẢI VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đểcác đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ ánkhông được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được
- Những vụ án không được hòa giải (Điều 181 BLTTDS) gồm:+ Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhànước;
+ Những vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh từ giao dịch tráipháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
Lưu ý: Theo hướng dẫn tại Điều 15 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
thì khi thi hành quy định tại khoản 1 Điều 181 của BLTTDS cần phân biệt:
Trang 29a) Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước
do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Toà án không được hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án.
b) Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Toà án tiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
2 Toà án không được hoà giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức
xã hội, nếu việc hoà giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Toà
án vẫn phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.
- Những vụ án kinh doanh, thương mại không tiến hành hoà giải được(khoản 1+2 Điều 182 BLTTDS):
+ Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cốtình vắng mặt
+ Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng
Lưu ý: Trong trường hợp bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ
đến lần thứ hai mà vẫn cố t́nh vắng mặt, th́ Toà án lập biên bản về việckhông tiến hành hoà giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo thủ tục chung Trong trường hợp tại phiên toà bị đơn
có yêu cầu Toà án hoãn phiên toà để tiến hành hoà giải, thì Toà ánkhông chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện cho các bên thoả thuận vớinhau về việc giải quyết vụ án (xem Điều 16 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Thành phần phiên hòa giải
1 Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giảiquyết vụ án quy định tại khoản 3 Điều 64 và Điều 184 của BLTTDS tham dựphiên hoà giải
2 Nếu việc hoà giải vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong
vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải
để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự Thẩm phán thôngbáo hoãn phiên hòa giải theo Mẫu số 06b ban hành kèm theo Nghị quyếtnày
Trang 303 Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luậtnày liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đếnđương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đếncác đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thìThẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự
có mặt
Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thoả thuận được vớinhau về việc giải quyết vụ án, thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với nhữngngười có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnhhưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trường hợp thoảthuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt,thì thoả thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hoà giảiđồng ý bằng văn bản
Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ýkiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giảicủa các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí củađương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sựvắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòagiải Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thựchiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Trường hợp đương sựđồng ý với kết quả hoà giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản củađương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sựthỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án
(Xem Điều 17 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Nội dung hòa giải vu án kinh doanh, thương mại
1 Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phảigiải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý
2 Khi tiến hành hoà giải, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc quy địnhtại Điều 184 của BLTTDS, tùy theo các quan hệ pháp luật Thẩm phánphổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quanđến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ củamình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; phântích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành cho các đương sự biết (nhưmối quan hệ giữa các đương sự, việc chịu án phí,…) Thẩm phán khôngđược nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu cácđương sự không thoả thuận được, thì hướng xét xử của Toà án như thế
nào.
(Xem Điều 18 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Trình tự hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành việc hòa giảitheo trình tự như sau:
1 Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải như sau:
“Hôm nay, ngày, tháng, năm, Toà án nhân dân… tiến hành tổ chức hòa giải
vụ án về…, tôi tuyên bố khai mạc phiên hòa giải”
Trang 312 Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải giới thiệu họ, tên những ngườitiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổchức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có).
3 Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự
có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệutập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt Thẩm phán chủ trì phiên hòagiải kiểm tra lại sự có mặt và kiểm tra căn cước của những người tham giaphiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án (quy định tại cáckhoản 3, 4 và 5 Điều 184 của BLTTDS)
4 Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền,nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quyđịnh tại điều luật tương ứng của BLTTDS
Ví dụ: Đối với nguyên đơn phải giải thích đầy đủ quyền, nghĩa vụ của
họ quy định tại Điều 58 và Điều 59 của BLTTDS,… Đối với người phiêndịch, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải yêu cầu họ phải cam đoan làm trònnhiệm vụ; đối với người làm chứng là người thành niên, thì yêu cầu họ camđoan khai báo trung thực
7 Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo nội dung hoà giải quy địnhtại Điều 185 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 18 của Nghị quyết này
8 Phiên hòa giải phải được ghi biên bản theo quy định tại Điều 186của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 20 của Nghị quyết này, trước khi kếtthúc phiên hòa giải Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải xem xét (lập biên bảnhòa giải thành hoặc không thành…) về việc giải quyết vụ án tại phiên hòagiải
(Xem Điều 19 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Biên bản hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại
1 Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải có đầy đủ nội dung quy địnhtại khoản 1 Điều 186, có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người quyđịnh tại khoản 2 Điều 186 của BLTTDS và theo Mẫu số 07 ban hành kèmtheo Nghị quyết này
2 Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giảiquyết trong vụ án, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Toà án lập biên bản hoà giảithành Biên bản hoà giải thành phải ghi cụ thể nội dung thoả thuận của cácđương sự theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Nghị quyết này
Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ký tên và đóng dấu của Toà án vàobiên bản Các đương sự tham gia phiên hoà giải phải ký tên hoặc điểm chỉvào biên bản hoà giải thành Biên bản hoà giải thành phải được gửi ngay chocác đương sự tham gia hoà giải
Đối với các đương sự vắng mặt mà việc hoà giải thuộc trường hợpquy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS, thì Toà án phải gửi ngaybiên bản hoà giải thành cho các đương sự vắng mặt
Trang 323 Trong biên bản hoà giải thành cần ghi: “Trong thời hạn bảy ngày,
kể từ ngày lập biên bản hoà giải, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sựthoả thuận, thì phải làm thành văn bản gửi cho Toà án” Trong trường hợpđương sự trực tiếp đến Toà án xin thay đổi thoả thuận, thì Thẩm phán phảilập biên bản ghi ý kiến thay đổi thoả thuận của họ Biên bản phải có chữ kýhoặc điểm chỉ của đương sự và lưu vào hồ sơ vụ án Việc thay đổi ý kiến về
sự thoả thuận này phải được Toà án thông báo cho các đương sự khác cóliên quan đến thoả thuận đó
(Xem Điều 20 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
- Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1 Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành màkhông có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyêntắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoảthuận của các đương sự Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không
ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác raquyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
2 Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của cácđương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyếttoàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong
vụ án) và cả về án phí Trong trường hợp các đương sự thoả thuận đượcvới nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được vớinhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án khôngcông nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà đểxét xử vụ án
3 Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau vềviệc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thìToà án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn
đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1Điều 186 của BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừtrường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án
(Xem Điều 21 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP)
V KỸ NĂNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm
1.1 Thủ tục hỏi tại phiên tòa
- Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại Điều 34Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP thì:
1 Trước khi chuyển sang phần hỏi, Hội đồng xét xử cần giải thích chocác đương sự biết nội dung quy định tại Điều 220 của BLTTDS, hỏi họ cóthoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; nếu có thì hỏi
họ có hoàn toàn tự nguyện hay không, có bị ép buộc hay không và xem xétthoả thuận đó có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không và cho họ biết hậuquả của việc Toà án ra quyết định công nhận thoả thuận đó, thì các đương
Trang 33sự không được kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị theo thủtục phúc thẩm; quyết định của Toà án công nhận sự thoả thuận của đương
sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
2 Sự thoả thuận của các đương sự phải được ghi vào biên bản phiêntoà Theo quy định tại Điều 210 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử thảo luận
và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giảiquyết vụ án tại phòng xử án
1.2 Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ
- Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại cácĐiều 32 và 33 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP thì Hội đồng xét xử phải hỏicác đương sự về các yêu cầu (khởi kiện, phản tố) của họ; có ai rút yêu cầu,thay đổi, bổ sung yêu cầu (khởi kiện, phản tố) không?
- Trường hợp tại phiên toà có đương sự rút yêu cầu, thì tuỳ từngtrường hợp mà giải quyết như sau:
1 Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫngiữ yêu cầu phản tố của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 219 củaBLTTDS, thì Hội đồng xét xử:
a) Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyênđơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS
b) Công bố việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự Bị đơn vẫngiữ nguyên yêu cầu phản tố của mình trở thành nguyên đơn; nguyên đơn đãrút toàn bộ yêu cầu của mình trở thành bị đơn
2 Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộyêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữnguyên yêu cầu độc lập của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 219 củaBLTTDS, thì Hội đồng xét xử:
a) Ra quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyênđơn, của bị đơn đã rút theo quy định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS.b) Công bố công khai tại phiên toà việc thay đổi địa vị tố tụng tùy theomối quan hệ giữa các đương sự liên quan đến yêu cầu độc lập của người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
3 Việc thay đổi địa vị tố tụng của đương sự phải được ghi vào biênbản phiên toà và phải được ghi trong bản án
4 Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉđược Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họkhông vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầuđộc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơnphản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan
Trang 345 Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vàobiên bản phiên toà Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầuthay đổi, bổ sung của đương sự, thì phải ghi trong bản án.
6 Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu trước và tại phiên tòa,thì Tòa án ghi vào phần nhận định và quyết định trong bản án, quyết định vềviệc rút yêu cầu đó của đương sự
1.3 Nghe lời trình bày của các đương sự
Chủ toạ phiên tòa hỏi nguyên đơn trước, sau đó là bị đơn và người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc có thay đổi, bổsung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (đối với nguyên đơn),yêu cầu phản tố (đối với bị đơn), yêu cầu độc lập (người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập) hay không
Nghe lời trình bày của các đương sự về các yêu cầu của họ theo trình
tự quy định tại các Điều 221, 223, 224, 225, 226 Bộ luật tố tụng dân sự.Hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩaghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc có thể cùng với các đương sựđến xem tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được trongcác trường hợp quy định tại các Điều 227, 228, 229 Bộ luật tố tụng dân sự,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự
Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận về vấn
đề được giao giám định Trong trường hợp người giám định không có mặttại phiên toà thì Chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định
Chủ toạ phiên toà hỏi người làm chứng theo quy định tại Điều 226 Bộluật tố tụng dân sự
Kết thúc việc hỏi tại phiên toà nếu thấy các tình tiết của vụ án đãđược xem xét đầy đủ, sau khi Chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những ngườitham gia tố tụng khác mà họ không có yêu cầu hỏi gì thêm Nếu có ngườiyêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì Chủ toạ tiếp tục việc hỏi
1.4 Hỏi từng đương sự, từng vấn đề
Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đếnngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và nhữngngười tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiêntoà thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự
Trường hợp có nhiều nguyên đơn thì hỏi riêng từng nguyên đơn; chỉhỏi những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyênđơn hoặc nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâuthuẫn với lời khai trước đó
1.5 Tranh luận tại phiên tòa
Chủ tọa không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyềncắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án
Trang 35Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đápxong, Chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giảiquyết vụ án.
Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xemxét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứthì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi, khi hỏi xong phải tiếp tục tranhluận
1.6 Nghị án
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đềcủa vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề Hội thẩm nhândân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng Người có ý kiếnthiểu số có quyền trình bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ
vụ án
Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểmtra, xem xét tại phiên toà, kết quả hỏi tại phiên toà và xem xét đầy đủ ýkiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên
Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết địnhcủa Hội đồng xét xử Biên bản này phải được các thành viên Hội đồng xét
xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi thời gian nghị
án dài, Hội đồng xét xử quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 5ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà
và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết ngày, giờ và địa điểmtuyên án; nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫntiến hành tuyên án
Khi ra bản án, quyết định, Toà án… phải giải thích cho đương sự,đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án,nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án (Điều 26 Luật thi hành ándân sự)
1.7 Công việc sau phiên toà
Sau khi tuyên án xong không được sửa chữa, bổ sung bản án trừtrường hợp phát hiện lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toánsai Việc sửa chữa, bổ sung này phải tuân theo đúng quy định tại Điều 240
Nếu đương sự có kháng cáo theo đúng quy định tại Điều 245, khoản
1 Điều 244 và Toà án đã kiểm tra đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 246
Trang 36của Bộ luật này; hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định tạiĐiều 250, 251, 252 của Bộ luật này, Toà án phải thông báo cho người khángcáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu họ không thuộctrường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phíphúc thẩm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương
sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo
Hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 248 của Bộ luật này,người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là
từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúcthẩm hoặc người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiềntạm ứng án phí phúc thẩm, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, khángcáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm
2 Kỹ năng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp phúc thẩm
án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu thấy vụ
án có nhiều tình tiết phức tạp hoặc những lý do khách quan thì Thẩm phánđược phân công làm Chủ toạ phiên toà phải báo cáo Chánh án Toà án cấpphúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao để xemxét quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử Thời hạn kéo dài này tối đakhông được quá một tháng
Khi ra quyết định tạm đình chỉ, Thẩm phán không xoá tên vụ án, cầnghi chú vào Sổ thụ lý và theo dõi, sẽ tiếp tục giải quyết khi điều kiện tạmđình chỉ không còn
Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà; nếu có lý do chính đáng thìthời hạn này là hai tháng
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho Viện kiểm sát cùngcấp và những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
Thẩm phán phải xem xét đảm bảo cho người kháng cáo, Viện kiểmsát kháng nghị quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị bất kể lúcnào trong giai đoạn phúc thẩm Thẩm phán chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ
Trang 37sung, rút kháng cáo, kháng nghị vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếuchưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trường hợp tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thìHội đồng xét xử phải hỏi ý kiến bị đơn Nếu bị đơn không đồng ý thì Hộiđồng xét xử không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn Nếu
bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc rút đơn khởi kiện củanguyên đơn, ra quyết định huỷ án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án Khi Hộiđồng xét xử chấp nhận việc rút đơn khởi kiện tại phiên toà thì các đương sựphải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm và chịu mộtnửa án phí phúc thẩm
Toà án chỉ chấp nhận xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,kháng nghị trước khi mở phiên toà nếu được làm bằng văn bản và gửi đếnToà án cấp phúc thẩm
Khi nhận được văn bản về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, khángnghị, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải thông báo chođương sự khác, Viện kiểm sát biết
Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghịtrước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công làmChủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án
đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo tại phiên toà phải được ghi vàobiên bản phiên toà Nếu người kháng cáo, kháng nghị rút toàn bộ khángcáo, kháng nghị tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm đối với vụ án đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.Mọi quyết định trước khi mở phiên toà do Thẩm phán được phâncông Chủ toạ phiên toà quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyếtđịnh
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải yêu cầu
bộ phận chức năng gửi giấy triệu tập những người tham gia phiên tòa phúcthẩm bao gồm các đương sự và những người khác nếu xét thấy cần thiết,cho Viện kiểm sát nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc Viện kiểm sát đã thamgia phiên tòa sơ thẩm Việc xác định những người tham gia phiên toà cũngnhư thủ tục gửi giấy triệu tập được tiến hành như tại Tòa án cấp sơthẩm.Tòa án chỉ gửi giấy báo để Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúcthẩm trong những trường hợp: Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩmhoặc Viện kiểm sát đã tham gia phiên toà sơ thẩm
2.2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Do tính chất của phúc thẩm là việc xét xử lại những bản án hoặcquyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc khángnghị; bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khituyên án, cho nên việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm giữ một vị trí quan trọng
Trang 38Công tác chuẩn bị càng chu đáo, thận trọng, đầy đủ thì càng tạo điều kiệncho việc xét xử phúc thẩm đạt kết quả tốt
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo luật định, Thẩm phánđược phân công giải quyết vụ án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án và làm sáng
tỏ những vấn đề sau đây:
+ Kiểm tra việc kháng cáo, kháng nghị có đúng quy định của pháp luật
về thời hạn, thẩm quyền, thủ tục hay không Nếu kháng cáo, kháng nghị quáhạn thì phải kiểm tra xem đã có xác minh của Toà án cấp sơ thẩm về lý dokháng cáo, kháng nghị quá hạn chưa;
+ Nội dung của kháng cáo, kháng nghị đề cập đến vấn đề nào củabản án, quyết định sơ thẩm, từ đó xác định phạm vi xét xử phúc thẩm;+ Kiểm tra xem việc xác định tư cách những người tham gia tố tụngcủa Toà án cấp sơ thẩm có đúng không, có bỏ sót người tham gia tố tụngkhông;
+ Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án Khi có những chứng cứmới được bổ sung, có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiếnhành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được
bổ sung;
+ Xem xét có hay không trường hợp phải ra quyết định tạm đình chỉhoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án được quy định tại Điều 189 hoặc 192 Bộluật tố tụng dân sự; Có phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời hay không
Khi đã có đủ các điều kiện để đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phánđược phân công làm Chủ toạ phiên toà cho tiến hành các thủ tục cần thiếtcho việc mở phiên toà như ấn định ngày xét xử, triệu tập những người cần
có mặt tại phiên toà và làm các công việc cần thiết khác để mở phiên toà.+ Yêu cầu kháng cáo của đương sự có căn cứ hay không?
+ Việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm đã đúng pháp luậthay chưa?
+ Định hướng cơ bản về việc giải quyết vụ án?
2.3 Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng
Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơthẩm Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử chỉ xem xét phần bản án,quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Trước khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên toà phúc thẩm, một thànhviên Hội đồng xét xử (thông thường là Chủ toạ phiên toà) tóm tắt nộidung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, khángnghị
Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện không; những người khángcáo, kháng nghị có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị không;các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án haykhông
Trang 39Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì xử lý theo quy địnhtại Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết
vụ án, thì Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm,công nhận thoả thuận của các đương sự (Điều 270 BLTTDS)
Khi các bên đương sự cũng như Viện kiểm sát vẫn giữ kháng cáo,kháng nghị, thì tiếp tục phiên toà theo quy định tại các điều 271; 272; 273
và 274 Bộ luật tố tụng dân sự
Trong mọi trường hợp người kháng cáo, người bị kháng cáo vắngmặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên toà
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì đình chỉ xét
xử phúc thẩm phần liên quan đến kháng cáo của người kháng cáo vắngmặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt
Trường hợp người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì Hội đồngxét xử quyết định xét xử vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhânvắng mặt
2.4 Trình tự trình bày và tranh luận tại phiên toà phúc thẩm
Trình tự trình bày tại phiên toà phúc thẩm được tiến hành như sau:Trường hợp chỉ có một bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó trình bày, sau đó đương sự
bổ sung
Trường hợp cả hai bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày trước, sau đónguyên đơn bổ sung Tiếp đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa bị đơn trình bày, sau đó bị đơn trình bày bổ sung
Trường hợp có cả kháng cáo và kháng nghị thì những ngườikháng cáo trình bày trước theo trình tự trên đây; sau đó, đại diện Việnkiểm sát trình bày kháng nghị
Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trìnhbày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị
Trình tự tranh luận cũng tiến hành tương tự như trình tự trình bàytrên đây
2.5 Ra bản án, quyết định phúc thẩm
Nghị án được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm
Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩmquyết định không đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã đượcToà án cấp sơ thẩm thu thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng
đã được bổ sung đầy đủ tại Toà án cấp phúc thẩm
Hội đồng xét xử huỷ bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Toà
án cấp sơ thẩm xét xử lại khi chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm thu thậpkhông theo đúng quyết định tại chương VII Bộ luật tố tụng dân sự hoặc
Trang 40chưa thật đầy đủ, nhưng tại Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sungđược.
Có những vi phạm về tố tụng như Hội đồng xét xử không đúngthành phần; không triệu tập đầy đủ những người phải tham gia phiên toà
sơ thẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đángcủa họ…
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết địnhphúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúcthẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho Toà án đã xử sơ thẩm vànhững người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị