1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Kỹ năng giải quyết các vụ việc dân sự (Chương trình đào tạo Thẩm phán)

552 3,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 552
Dung lượng 647,84 KB

Nội dung

Xác định chính xácđịa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi ở giai đoạn thụ lý vụ án là việc xácđịnh có đủ điều kiện khởi kiện

Trang 1

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN

PHẦN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC DÂN SỰ

(Tập bài giảng cho Khóa 1)

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2014

Trang 3

TẬP THỂ TÁC GIẢ

1 Ths Tống Anh Hào

- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Bài 14, Bài 15

2 Tưởng Duy Lượng

- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Bài 3, Bài 18

3 TS Nguyễn Văn Cường

- Phó Viện trưởng Viện Khoa học xét xử,

Tòa án nhân dân tối cao

Bài 13

4 Ths Nguyễn Thanh Mận

- Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án Bài 4, Bài 6, Bài 9, Bài 19

5 Ths Nguyễn Văn Vụ

- Phó Chánh tòa Tòa Dân sự,

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Bài 1, Bài 2, Bài 5Bài 7, Bài 12

6 Hoàng Văn Liên

- Chánh tòa Tòa Dân sự,

Tòa án nhân dân tối cao

Bài 20

7 Vũ Mạnh Hùng

- Phó Chánh tòa Tòa Dân sự,

Tòa án nhân dân tối cao

Bài 16

8 Phạm Thanh Bình

- Phó Chánh tòa Tòa Dân sự,

Tòa án nhân dân tối cao

Bài 17

9 Hà Thị Xuyến

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bài 8, Bài 10, Bài 11

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS

4 Tòa án nhân dân tối cao TAND tối cao

6 Biện pháp khẩn cấp tạm thời BPKCTT

Trang 5

PHẦN I: KỸ NĂNG CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC DÂN SỰ -

BÀI 1:

KỸ NĂNG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

Trong những năm qua cùng với những thành tựu đạt được củanền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì trong xãhội cũng nảy sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp nhất là trong lĩnhvực kinh tế, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình, đòi hỏi phải có

cơ chế xử lý bằng việc xét xử của Tòa án Để việc xét xử đượckhách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật thì ngườiThẩm phán không những phải nắm vững các quy định của pháp luật

tố tụng dân sự mà còn phải có kỹ năng, phương pháp và kinhnghiệm trong việc thụ lý và xây dựng hồ sơ vụ án dân sự

1 Khái niệm, ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh thương mại; lao động (sau đây viết tắt là vụ án dân sự) là hành vi tốtụng đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.Tòa án tiếp nhận, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứkèm theo của người khởi kiện theo quy định của pháp luật Sau khikiểm tra các điều kiện khởi kiện, trường hợp đủ điều kiện khởi kiện

-và người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án phí, nộp biên lai tạmứng án phí theo thông báo của Tòa án thì Tòa án thụ lý vụ án bằngviệc vào sổ thụ lý vụ án dân sự Kể từ thời điểm tòa án thụ lý vụ án,quyền và nghĩa vụ tố tụng của tòa án cũng như những người thamgia tố tụng phát sinh

Như vậy, thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án tiếp nhận đơnkhởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, xác định điều kiện thụ

lý và vào sổ thụ lý giải quyết vụ án dân sự theo quy định của phápluật tố tụng dân sự Thụ lý vụ án dân sự là căn cứ để xác định thờihạn tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự đãđược sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS)

Trang 6

Thụ lý vụ án dân sự đúng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm đượcquyền tiếp cận công lý của các chủ thể pháp luật khi có tranh chấpdân sự, đồng thời tránh được việc phải giải quyết hậu quả của việcthụ lý vụ án không đúng dẫn đến tốn kém về công sức, tiền của chođương sự Mặt khác, nó còn có ý nghĩa trong việc khẳng định Tòa án

đã đầu tư nhiều thời gian, công sức và trí tuệ cho hoạt động này Thụ lý vụ án dân sự được tiến hành theo những trình tự, thủtục nhất định do pháp luật tố tụng dân sự quy định Trình tự, thủ tụcnày có ý nghĩa cho việc chuẩn bị tiến hành giải quyết vụ án dân sựtrong quá trình tố tụng đảm bảo đúng quy định của pháp luật Đểthực hiện tốt hoạt động thụ lý vụ án dân sự, tạo tiền đề giải quyết

vụ án đúng pháp luật, nhanh chóng và hiệu quả, Tòa án phải nắmvững các kỹ năng cơ bản Các kỹ năng này bao gồm từ việc tiếpnhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo; kiểm trađơn khởi kiện và tính đầy đủ, hợp pháp của các tài liệu, chứng cứkèm theo; yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, bổ sung tài liệu,chứng cứ; kiểm tra các điều kiện để thụ lý vụ án; trả lại đơn khởikiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; chuyển đơn khởi kiện và tàiliệu, chứng cứ kèm theo; vào sổ thụ lý vụ án dân sự

2 Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng

cứ kèm theo đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 166 BLTTDS, đơn khởi kiện và cáctài liệu, chứng cứ kèm theo đơn có thể gửi đến Tòa án bằng haicách Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đếnTòa án bằng đường bưu điện Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện vàcác tài liệu, chứng cứ kèm theo trong hai trường hợp có nhữngđiểm giống và khác nhau

2.1 Kỹ năng tiếp nhận đơn khởi kiện

- Trường hợp đơn khởi kiện được nộp trực tiếp tại Tòa án thìTòa án có trách nhiệm tiếp nhận, Tòa án nhận đơn và ghi ngày,tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào Sổ nhận đơn Ngày khởikiện được xác định là ngày nộp đơn khởi kiện Việc vào sổ nhậnđơn và phải ghi cụ thể ngày tháng năm nhận đơn khởi kiện có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, bởi

lẽ đó là căn cứ xác định ngày khởi kiện và xác định thời hạn thực

Trang 7

hiện các hành vi tố tụng tiếp theo, đồng thời còn là căn cứ để xácđịnh thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự Sau khi nhận đơn khởi kiện

và vào Sổ nhận đơn xong thì thủ tục tiếp theo là tòa án phải cấpgiấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện (theo mẫu số 02ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một sốquy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp

sơ thẩm” của BLTTDS (sau đây viết tắt là Nghị quyết HĐTP)) Trong giấy báo nhận đơn khởi kiện phải ghi rõ ngày,tháng, năm nhận đơn; Tòa án nhận đơn; người nộp đơn; các giấy tờ,tài liệu kèm theo đơn Các nội dung này phải được ghi vào Sổ nhậnđơn Giấy báo nhận đơn khởi kiện là căn cứ để chứng minh ngườikhởi kiện đã nộp đơn khởi kiện tại thời điểm được ghi trong giấy

05/2012/NQ Trường hợp đơn khởi kiện được gửi đến Tòa án bằng đườngbưu điện, thì khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án cũng phải ghi ngày,tháng, năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến và ngày, tháng, nămđương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửiđơn vào Sổ nhận đơn Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấubưu điện nơi gửi, trường hợp không xác định được ngày, tháng,năm theo dấu bưu điện trên phong bì thì ngày khởi kiện được xácđịnh là ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến

Vì vậy, khi vào Sổ nhận đơn, ngoài việc ghi những nội dungnhư đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa ánthì cán bộ nhận đơn còn phải ghi thêm ngày khởi kiện theo ngày códấu bưu điện nơi gửi Một điểm cần lưu ý là phong bì có dấu bưuđiện phải được đính kèm theo đơn khởi kiện Trường hợp khôngxác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì,thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định đượcngày, tháng, năm theo dấu bưu điện” Theo quy định của pháp luật

tố tụng, để bảo đảm quyền của người khởi kiện cũng như thực hiệnnguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động thụ lý, giải quyết

vụ án dân sự, Toà án cũng phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiệncho người khởi kiện (Điều 7 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP).Đối với cả hai trường hợp nhận đơn trực tiếp tại Tòa án vàbằng đường bưu điện thì ngoài việc vào Sổ nhận đơn, cấp (hoặcgửi) giấy báo nhận đơn khởi kiện Tòa án đều phải ghi hoặc đóng

Trang 8

dấu nhận đơn có ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trái củađơn khởi kiện Quy trình, thủ tục nhận đơn khởi kiện được hướngdẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.

2.2 Kỹ năng tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện

Để chứng minh cho những yêu cầu khởi kiện là có căn cứ vàhợp pháp làm căn cứ để Tòa án thụ lý vụ án, người khởi kiện phảinộp kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ cần thiết theoquy định tại Khoản 3 Điều 164, Điều 165 BLTTDS Vì vậy, cùngvới việc tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án đồng thời thực hiện việctiếp nhận tài liệu, chứng cứ kèm theo Tài liệu, chứng cứ kèm theođơn khởi kiện cần được đánh số và lập danh mục chi tiết

Kỹ năng thực hiện việc tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ kèmtheo đơn khởi kiện cần lưu ý là có điểm khác với kỹ năng tiếp nhận

đơn khởi kiện, đó là thủ tục nhận tài liệu, chứng cứ kèm đơn khởi

kiện phải được lập thành văn bản, cụ thể là biên bản về việc giaonhận tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84BLTTDS Nội dung của biên bản nên lập danh mục tài liệu, chứng

cứ theo thời gian và miêu tả đầy đủ, chi tiết về tài liệu, chứng cứ

Vì vậy, trong nội dung biên bản giao nhận chứng cứ phải ghi rõ têngọi của chứng cứ (ví dụ: hợp đồng mua bán nhà, giấy biên nhậntiền, hóa đơn giá trị gia tăng, giấy chứng nhận quyền sử dụngđất ); hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ (ví dụ: tên gọi,

số hoặc ngày tháng của tài liệu, bản sao, bản dịch, băng ghi âm, ghihình ); số bản, số trang của tài liệu, chứng cứ và thời gian nhận Mẫu biên bản giao nhận chứng cứ theo mẫu số 01 ban hành kèmtheo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hộiđồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy địnhcủa BLTTDS về chứng minh và chứng cứ (sau đây viết tắt là Nghịquyết số 04/2012/NQ-HĐTP) Biên bản này phải có chữ ký hoặcđiểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà

án Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án dân

sự và một bản giao cho người giao nộp tài liệu, chứng cứ giữ

Theo hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết số HĐTP thì trường hợp người khởi kiện nộp trực tiếp tài liệu, chứng

Trang 9

04/2012/NQ-cứ kèm theo đơn khởi kiện tại Tòa án thì cũng phải vào sổ nhậnđơn Trường hợp người khởi kiện gửi tài liệu, chứng cứ kèm đơnkhởi kiện qua bưu điện ngoài việc phải ghi vào sổ nhận đơn, phảiđối chiếu tài liệu, chứng cứ theo danh mục tài liệu, chứng cứ gửikèm theo đơn khởi kiện hoặc ghi trong đơn khởi kiện Nếu thấy tàiliệu, chứng cứ nào còn thiếu hoặc không đầy đủ so với danh mụcthì phải thông báo bằng văn bản ngay cho người khởi kiện biết để

họ giao nộp bổ sung

Pháp luật tố tụng dân sự không có quy định không cho phép

ủy quyền nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo nênngười nộp có thể là người có quyền khởi kiện hoặc người được ủyquyền của người có quyền khởi kiện

3 Kỹ năng kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng

cứ kèm theo

Kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theonhằm mục đích xác định các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự, nênđây là một kỹ năng rất quan trọng Do đó, hoạt động này chỉ có thểphân công Thẩm phán thực hiện Chính vì thế Khoản 3 Điều 7 Nghịquyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về việc phân côngngười xem xét, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứkèm theo

3.1 Kỹ năng kiểm tra đơn khởi kiện

Sau khi vào sổ nhận đơn, Tòa án phải xem xét, kiểm tra đơnkhởi kiện, cụ thể là kiểm tra hình thức và nội dung đơn khởi kiện.Khi kiểm tra đơn khởi kiện ngoài các quy định của BLTTDS,hướng dẫn của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP còn cần lưu ýCông văn số 38/KHXX ngày 29/3/2007 của TAND tối cao hướngdẫn việc pháp nhân khởi kiện và ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiệnphải có hình thức và nội dung phù hợp

Về hình thức, đơn khởi kiện phải được thực hiện theo đúngmẫu đơn khởi kiện số 01 được ban hành kèm theo Nghị quyết số05/2012/NQ-HĐTP và ghi đầy đủ các nội dung được quy định tạiĐiều 164 BLTTDS và hướng dẫn của Nghị quyết số 05/2012/NQ-

HĐ Mẫu đơn khởi kiện và hướng dẫn sử dụng mẫu đơn các Tòa án

Trang 10

phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án Người khởi kiện là cánhân phải ký tên hoặc điểm chỉ Trường hợp khởi kiện để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất nănglực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo phápluật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ Người khởi kiện là

cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải

ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn Ngoài ra cần lưu ý nội dunghướng dẫn tại Công văn 38/KHXX trong trường hợp người khởikiện là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có thể có các đơn vịphụ thuộc như chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì tranh chấpphát sinh từ các giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập,thực hiện mà người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện(Giám đốc chi nhánh hoặc trưởng văn phòng đại diện) được ủyquyền khởi kiện thì tại phần cuối đơn có thể đóng dấu của chinhánh, văn phòng đại diện

Ngoài ra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS cònquy định bổ sung đối với trường hợp người khởi kiện không biếtchữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thìphải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặtngười có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xãchứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng Đây làmột bổ sung quan trọng, xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ việcdân sự, bảo đảm quyền khởi kiện của người không biết chữ, khôngnhìn được và không thể tự ký tên hoặc điểm chỉ

Về nội dung, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau: Ngày,tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; tên,địa chỉ của người khởi kiện; tên, địa chỉ của người có quyền và lợiích được bảo vệ, nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉcủa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); những vấn đề

cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có) Kiểm tra nội dung đơn khởi kiện, ngoài việc kiểm tra đầy đủcác nội dung, Thẩm phán cần kiểm tra kỹ các nội dung cụ thể sau:

Trang 11

- Về nội dung tên, địa chỉ của người khởi kiện: Quyền khởi

kiện vụ án dân sự có thể do chủ thể tranh chấp tự mình thực hiệnhoặc thông qua người đại diện hợp pháp Cá nhân có đủ năng lựchành vi tố tụng dân sự hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổikhông mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lựchành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặcgiao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì họ là người khởikiện Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn khởi kiệnphải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó Cá nhân là người chưathành niên (trừ trường hợp nêu trên), người mất năng lực hành vidân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diệntheo pháp luật của họ là người khởi kiện Tại mục tên, địa chỉ củangười khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đạidiện theo pháp luật của cá nhân đó Xác định cá nhân bị mất nănglực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải bằngquyết định có hiệu lực của Tòa án Đối với cơ quan, tổ chức khởikiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức làm đơn khởikiện nên tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉcủa cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp phápcủa cơ quan, tổ chức Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức

là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền.Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệcủa pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân

Cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi íchcông cộng, lợi ích nhà nước là các cơ quan nhà nước, tổ chức theoquy định tại Điều 162 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số05/2012/NQ-HĐTP Đó là các cơ quan, tổ chức: Cơ quan về dân

số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ; Công đoàn cấp trêncủa công đoàn cơ sở; Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầuToà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnhvực mình phụ trách (Cơ quan Tài nguyên và Môi trường; Cơ quanVăn hoá - Thông tin ) Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiệnphải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ củangười đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó

Trang 12

- Về nội dung tên, địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ, cụ thể tên,

địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Thẩm phán cần phải đặc biệt chú ý kiểm tra địa chỉ của người bịkiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Xác định chính xácđịa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có

ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi ở giai đoạn thụ lý vụ án là việc xácđịnh có đủ điều kiện khởi kiện hay không và xác định thẩm quyềnthụ lý vụ án theo lãnh thổ, theo cấp tòa án, bảo đảm cho Tòa ánthực hiện đúng các thủ tục tố tụng như thông báo cho họ biết việckhởi kiện của nguyên đơn để họ được quyền tham gia tố tụng, thựchiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng như khai báo, cung cấp chứng

cứ trước tòa án, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; đảm bảoviệc giải quyết vụ án được chính xác, đúng đắn

Thẩm phán cần phải có kỹ năng và phương pháp mới xácđịnh được chính xác địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan Theo đó, địa chỉ của người bị kiện; người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nơi cư trú, làm việc của người đó(nếu người bị kiện là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở (nếu người bịkiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức).Nếu không xác định được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của người bịkiện và người khởi kiện lựa chọn Tòa án theo quy định tại điểm a,khoản 1 Điều 36 BLTTDS thì địa chỉ của người bị kiện; người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nơi cư trú, làm việc cuối cùng, nơi

có trụ sở cuối cùng Nơi cư trú của cá nhân được xác định theonguyên tắc được quy định tại Điều 52 BLDS 2005 và Điều 12 Luật

Cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống Trường hợp khôngxác định được nơi cư trú của cá nhân là nơi thường xuyên sinh sốngthì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống Nơi cư trú của công

dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú Nơi cư trú của người chưa

thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ,chồng; nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công

an nhân dân, nơi cư trú của người làm nghề lưu động được xác địnhtheo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57 BLDS 2005 và Điều 13,14,15,16, 17 Luật Cư trú

Trang 13

Thẩm phán cần yêu cầu người khởi kiện cung cấp xác nhậncủa cơ quan có thẩm quyền về địa chỉ của người bị kiện; người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan Về vấn đề này mặc dù BLTTDSkhông quy định, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP cũng không cóhướng dẫn người khởi kiện phải xuất trình thêm văn bản xác nhậncủa cơ quan có thẩm quyền về địa chỉ của người bị kiện, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng ở góc độ thực tiễn cũng như kỹnăng nghề nghiệp điều đó là cần thiết để tránh tình trạng sau khi thụ

lý vụ án, đương sự cũng như Tòa án đã phải bỏ nhiều công sức, thờigian và chi phí nhưng sau đó Tòa án lại phải ra quyết định đình chỉviệc giải quyết vụ án

Đối với trường hợp xác định được địa chỉ của người bị kiện;người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi khởi kiện nhưng họ không

có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà khôngthông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện nhằm mục đích giấu địachỉ, trốn tránh nghĩa vụ thì cần xác định đây là trường hợp cố tình giấuđịa chỉ, không thuộc vào trường hợp không xác định được địa chỉ củangười bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

- Đối với nội dung “những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”

Khi kiểm tra nội dung này ngoài việc xem xét nội dung tranhchấp người khởi kiện trình bày thì cần lưu ý đối với yêu cầu củangười khởi kiện Yêu cầu của người khởi kiện trong đơn khởi kiệnphải là yêu cầu về nội dung, không phải là yêu cầu về tố tụng Cótrường hợp người khởi kiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời trong đơn khởi kiện như yêu cầu kê biên tài sản tranhchấp Yêu cầu này là yêu cầu về tố tụng Mặc dù theo quy định củapháp luật tố tụng dân sự người khởi kiện có quyền nộp đơn yêu cầuToà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện nhưng thủ tục yêucầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thực hiện độclập theo quy định tại Điều 117 BLTTDS

Yêu cầu của người khởi kiện phải cụ thể, rõ ràng Điều này có

ý nghĩa trong việc xác định tiền tạm ứng án phí người khởi kiệnphải nộp Tránh tình trạng kiểm tra không kỹ nên thụ lý vụ án khi

Trang 14

yêu cầu của người khởi kiện trong đơn khởi kiện chỉ nêu chungchung như yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luậthoặc chỉ trình bày nội dung tranh chấp mà không yêu cầu Tòa ángiải quyết cụ thể yêu cầu như thế nào Điều này rất quan trọng bởi

lẽ là cơ sở để Tòa án xác định ban đầu quan hệ pháp luật phát sinhtranh chấp và có mối quan hệ mật thiết với các tài liệu, chứng cứ

mà người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện mà Tòa ánphải kiểm tra

3.2 Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo là điều kiện vềthủ tục của việc khởi kiện Chính vì vậy, sau khi kiểm tra đơn khởikiện, Thẩm phán phải kiểm tra các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn

Về phương diện kỹ năng nghiệp vụ, Thẩm phán phải đối chiếu cáctài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện với nội dung và hình thứcđơn khởi kiện để xác định tính đầy đủ và tính hợp pháp của các tàiliệu, chứng cứ

3.2.1 Kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ

Xác định những giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện phùhợp với nội dung tranh chấp, yêu cầu khởi kiện và người khởi kiện

là cá nhân hay cơ quan, tổ chức là một kỹ năng rất quan trọng củaThẩm phán Thẩm phán phải nghiên cứu từ đơn khởi kiện để xácđịnh các giấy tờ, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc thụ lý vụ án.Thông thường các tài liệu, chứng cứ bao gồm các nhóm sau:

- Các giấy tờ, tài liệu nhằm xác định tư cách pháp lý của người khởi kiện và ký đơn khởi kiện Các giấy tờ tài liệu này đối với

trường hợp cá nhân khởi kiện và cơ quan, tổ chức khởi kiện là khácnhau Cá nhân khởi kiện thì thường là chứng minh thư nhân dân,giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình Nếu là cơ quan, tổ chức thìthường là quyết định thành lập cơ quan, giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Quyết định bổnhiệm hoặc biên bản bầu người đại diện theo pháp luật…, văn bản

ủy quyền (nếu có)

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh giữa các bên xác lập quan

hệ pháp luật dẫn đến tranh chấp: giấy chứng nhận kết hôn, giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài

Trang 15

sản, giấy chứng tử; hợp đồng, phụ lục hợp đồng, hóa đơn, chứng

cứ, giấy biên nhận tiền, thanh lý hợp đồng…

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quá trình thực hiện quyền

và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp như giấy biên nhận tiền, giấy tờ về giao hàng phiếu thu, hóa

đơn, văn bản đối chiếu công nợ, biên bản xác định thiệt hại…

- Các giấy tờ, tài liệu về thủ tục tiền tố tụng như biên bản hòa

giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai, văn bản xác định hành vi tráipháp luật của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luậttrách nhiệm bồi thường Nhà nước… Các giấy tờ, tài liệu này chỉ ápdụng đối với một số tranh chấp như tranh chấp đất đai, tranh chấp vềbồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ của nhà nước gây ra…Cần lưu ý, ở thời điểm này người khởi kiện chỉ phải nộp cáctài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là cócăn cứ và hợp pháp chứ không phải yêu cầu đương sự phải nộp đủngay các tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án Do vậy, Thẩm phánđược phân công xem xét việc thụ lý vụ án cần phân biệt sự khácnhau giữa yêu cầu người khởi kiện phải nộp đủ tài liệu, chứng cứkèm theo để giải quyết vụ án với yêu cầu nộp đủ tài liệu, chứng cứ

để thụ lý vụ án để tránh gây phiền hà cho đương sự Từ đó cần xácđịnh tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ phải đặt trong bối cảnh đủ

để thụ lý vụ án vì quá trình giải quyết vụ án đòi hỏi các chứng cứđược thu thập ở những thời điểm khác nhau, từ nhiều nguồn khácnhau theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

3.2.2 Kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ

Đủ tài liệu, chứng cứ mới là điều kiện “cần” để Tòa án thụ lý

vụ án thì các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện phảihợp pháp Khi kiểm tra để xác định tính hợp pháp của tài liệu,chứng cứ mà người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện Thẩmphán cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

- Các tài liệu đọc được nội dung được coi là hợp pháp nếu làbản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc

do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận Nếu ngườikhởi kiện chỉ có một bản duy nhất thì trong thực tế về mặt kỹ năngThẩm phán có thể sử dụng bản sao và ghi rõ đã đối chiếu với bản

Trang 16

chính thì cũng được coi là hợp pháp Giấy tờ, tài liệu do cơ quan cóthẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định củapháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được xácđịnh là hợp pháp nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh

sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gianhập có quy định khác Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng dân tộc thiểu

số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, đượccông chứng, chứng thực hợp pháp

- Các tài liệu nghe được, nhìn được (băng ghi âm, đĩa ghi âm,băng ghi hình, đĩa ghi hình) được coi là hợp pháp nếu được xuấttrình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc vănbản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó

- Vật chứng được coi là hợp pháp phải là hiện vật gốc liênquan đến vụ việc

- Tập quán được coi là coi là hợp pháp nếu được cộng đồngnơi có tập quán đó thừa nhận

Qua kiểm tra, nếu tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiệnkhông đáp ứng các điều kiện nêu trên thì Thẩm phán phải hướng dẫncho người khởi kiện thực hiện đúng quy định của pháp luật

3.3 Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứ

Sau khi kiểm tra, nếu xét thấy đơn khởi kiện không đầy đủ cácnội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS và tài liệu,chứng cứ còn thiếu hoặc không phù hợp thì Toà án thông báo chongười khởi kiện biết Việc thông báo phải được lập thành văn bản

và nêu rõ, cụ thể những nội dung còn thiếu trong đơn khởi kiện,những tài liệu, chứng cứ cần bổ sung đồng thời yêu cầu họ sửa đổi,

bổ sung trong một thời hạn cụ thể nhưng không quá ba mươi ngày;trong trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá mườilăm ngày Trong thông báo phải xác định rõ hậu quả của việckhông sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổ sung tài liệu, chứng cứđúng thời hạn Hậu quả thường là trả lại đơn, tài liệu chứng cứ kèmtheo và coi như không có việc khởi kiện Thông báo được giao trựctiếp cho đương sự hoặc gửi qua đường bưu điện Việc giao hoặc gửinày phải có sổ theo dõi Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung

Trang 17

đơn khởi kiện không được tính vào thời hiệu khởi kiện, ngày khởikiện vẫn tính là ngày nộp đơn khởi kiện hoặc dấu bưu điện nơi gửi.Trong thực tế các Toà án thường thông báo bằng miệng chocác đương sự và yêu cầu họ sửa đổi bổ sung ngay, điều này dẫn đếntình trạng không có căn cứ theo dõi quá trình giải quyết đơn khởikiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn của Thẩm phán.

Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơnkhởi kiện theo đúng quy định thì Toà án thụ lý vụ án Nếu tranhchấp mà nguyên đơn có quyền lựa chọn nhiều Toà án giải quyết,Thẩm phán hướng dẫn cho người khởi kiện cam kết trong đơn khởikiện chỉ khởi kiện ở Toà án mà họ đã lựa chọn không khởi kiện tạicác Toà án khác

4 Kiểm tra các điều kiện thụ lý vụ án dân sự

Kiểm tra, xác định các điều kiện thụ lý vụ án dân sự khôngtách rời với hoạt động kiểm tra đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứkèm theo Đây là hoạt động tư duy của Thẩm phán và là hoạt độngnghiệp vụ quan trọng trong việc thụ lý vụ án dân sự Thẩm phánđược phân công thụ lý vụ án dân sự phải tiến hành kiểm tra cácđiều kiện thụ lý để quyết định có thụ lý hay không thụ lý vụ án Đểthực hiện quá trình này được đúng đắn cần phải căn cứ vào quyđịnh của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự

4.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện

Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự phải có quyền khởi kiện vànăng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ Hai yếu tố này tạo thànhđiều kiện cần và đủ đối với điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án

Về quyền khởi kiện của người khởi kiện Thẩm phán cần kiểm tra,xác định các yếu tố:

- Người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp về dân sựkhông? Về nguyên tắc, quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ cóđược khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung (quan

hệ dân sự, hôn nhân gia đình…) Theo quy định của pháp luật tốtụng dân sự, quyền khởi kiện vụ án dân sự có thể do chủ thể cóquyền lợi bị tranh chấp tự mình thực hiện hoặc thông qua người đạidiện hợp pháp Do đó, đối với trường hợp cá nhân khởi kiện thôngqua người đại diện theo pháp luật thì người đại diện là người khởi

Trang 18

kiện nhưng Thẩm phán cần phải kiểm tra xác định quyền và lợi íchhợp pháp dân sự của cá nhân Quyền và lợi ích hợp pháp bị xâmphạm hoặc tranh chấp có thể là quyền tài sản hoặc quyền nhân thân.

- Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khởi kiện có bị xâmphạm hoặc có tranh chấp chưa? Có quyền và lợi ích dân sự hợppháp của chủ thể khởi kiện chỉ là điều kiện cần trong quyền khởikiện của chủ thể khởi kiện Mặc dù người khởi kiện có quyền và lợiích dân sự nhưng quyền đó chưa bị xâm phạm thì cũng chưa đủđiều kiện về chủ thể khởi kiện

Do việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại haykhông phải được khẳng định trong bản án, quyết định của Tòa án

có hiệu lực pháp luật Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa cóhiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp

pháp của người khởi kiện mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.

Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự của chủ thểkhởi kiện bị xâm phạm hoặc có tranh chấp là điều kiện cần và đủcủa quyền khởi kiện Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện cócăn cứ ban đầu chứng minh được mình có quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm hoặc có tranh chấp

Ngoài điều kiện kiện về quyền khởi kiện, người khởi kiệnphải có năng lực hành vi tố tụng dân sự Không phải tất cả các chủthể khởi kiện đều được tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ tốtụng tại Tòa án Chủ thể khởi kiện trong tố tụng dân sự phải có đầy

đủ năng lực hành vi tố tụng Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ

tố tụng bởi những người không có năng lực hành vi tố tụng thìkhông có hiệu lực Người khởi kiện trong vụ án dân sự là cá nhân(công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốctịch) Họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, sức khỏe bình thường,không bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.Đánh giá năng lực hành vi tụng dân sự của cá nhân phải căn cứ vàoquy định tại Điều 57 BLTTDS Để kiểm tra điều kiện này Thẩmphán căn cứ vào giấy tờ tùy thân, các giấy tờ chứng minh quan hệđại diện Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền vànghĩa vụ khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp tham gia tốtụng Nếu cơ quan, tổ chức bị sáp nhập, phân chia, giải thể thì cơ

Trang 19

quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ thực hiện quyềnkhởi kiện Kiểm tra tư cách chủ thể khởi kiện này, đối với trườnghợp có việc ủy quyền khởi kiện, Thẩm phán cần lưu ý kiểm tra thủtục ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật

4.2 Sự việc chưa được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng người khởi kiện có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Để đảm bảo việc thực hiện bản án, quyết định, điểm c khoản 1Điều 168 BLTTDS quy định nếu vụ án dân sự đã được giải quyếtbằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì các đương sựkhông được quyền khởi kiện nữa, trừ một số trường hợp sau đây:

- Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồngxin ly hôn vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai thángtuổi, thì Tòa án chỉ thụ lý lại vụ án xin ly hôn của người chồng khi

đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện quy định tại khoản 2 Điều 85 củaLuật Hôn nhân và Gia đình ;

- Trường hợp bản án, quyết định về ly hôn có giải quyết quan

hệ về con, mức cấp dưỡng Sau khi bản án, quyết định này có hiệulực pháp luật, nếu điều kiện nuôi con thay đổi, thì người bố hoặc

mẹ có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu thay đổi người nuôicon Hoặc nếu có yêu cầu thay đổi về mức cấp dưỡng thì các bên cóquyền yêu cầu Tòa án giải quyết;

- Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn; đòi nhà cho thuê, chomượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủđiều kiện khởi kiện, thì khi đã đủ điều kiện do pháp luật quy định,nguyên đơn có thể khởi kiện lại;

- Trong các vụ án bồi thường thiệt hại, đương sự có thể khởikiện lại yêu cầu Tòa án xem xét lại mức bồi thường

Ngoài ra, trường hợp Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án theo quy định tại điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 BLTTDS baogồm: Ngýời khởi kiện rút đõn khởi kiện và đýợc Toà án chấp nhậnhoặc ngýời khởi kiện không có quyền khởi kiện; nguyên đõn đýợctriệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của

Trang 20

Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là mộtbên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đếnnghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì theo quy định tạikhoản 1 Điều 193 BLTTDS đương sự có quyền khởi kiện lại.

Do vậy, Toà án chỉ được giải quyết những việc trước đó chưađược giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án hoặc quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luậthoặc trong trường hợp được quyền khởi kiện lại Điều kiện nàynhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của cácquan hệ xã hội Trên cơ sở các quy định của pháp luật, khi xác địnhđiều kiện này Toà án phải căn cứ vào các tài liệu do đương sự cungcấp về quá trình xảy ra tranh chấp để xác định sự việc đã giải quyếthay chưa

4.3 Điều kiện về thẩm quyền của tòa án

Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án là một trongnhững yêu cầu quan trọng khi kiểm tra điều kiện thụ lý vụ án dân

sự Việc kiểm tra điều kiện thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự,Thẩm phán cần phải kiểm tra xác định rõ thẩm quyền theo loạiviệc, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ.Kiểm tra điều kiện này Thẩm phán cũng cần phải căn cứ quy địnhcủa luật tố tụng và luật nội dung

4.3.1 Thẩm quyền theo loại việc

Việc xác định đúng thẩm quyền theo loại việc của Tòa án có ýnghĩa quan trọng trong suốt quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án.Theo các điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS, Toà án có thẩm quyềngiải quyết các vụ án phát sinh từ bốn loại quan hệ pháp luật nhưnhững vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, những vụ ánphát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, những vụ ánphát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh- thương mại, những vụ

án phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động

Kiểm tra điều kiện về thẩm quyền theo loại việc, Thẩm pháncần phải có kỹ năng phân biệt rõ thẩm quyền của Tòa án giải quyết

vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng hành chính Thẩmquyền của Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự vàthẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước

Trang 21

Ví dụ khi giải quyết các tranh chấp về đất đai thì theo LuậtĐất đai năm 2003, Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tốtụng dân sự là các tranh chấp về đất đai mà đất đó có Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy địnhtại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 Đối vớiđất tranh chấp đất đai mà đất đó không có các loại giấy tờ nêu trênthì thẩm quyền giải quyết thuộc UBND Tuy nhiên, Luật Đất đainăm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 đã mở rộng hơn thẩmquyền giải quyết tranh chấp đất đai Điều 203 Luật Đất đai năm

2013 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaiTranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có mộttrong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranhchấp về tài sản gắn liền với đất Đối với tranh chấp đất đai màđương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong cácloại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉđược lựa chọn một trong hai hình thức hoặc là nộp đơn yêu cầu giảiquyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởikiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền Như vậy, theo quy địnhmới này thì Tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đấtđai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong cácloại giấy tờ quy định tại Điều 100, nếu đương sự lựa chọn khởi kiện

ra Tòa

Trong trường hợp người sử dụng đất không có Giấy chứngnhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đainăm 2013 nhưng họ lại có các hành vi như xây dựng trái phép côngtrình trên đất không được phép của UBND và đã bị UBND xử lýhành chính như buộc tháo dỡ công trình… thì đương sự có quyềnkhiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đối với chủtịch UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính đểgiải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính Trường hợp đất đókhông có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tạiĐiều 100 Luật Đất đai năm 2013 nhưng trên đất có các tài sản nhưnhà ở, cây cối lưu niên… đương sự không tranh chấp quyền sửdụng đất mà chỉ tranh chấp về tài sản trên đất và có yêu cầu Tòa ángiải quyết thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân theothủ tục tố tụng dân sự, nếu đương sự không tranh chấp về tài sản

Trang 22

trên đất mà chỉ tranh chấp về quyền sử dụng đất đó thì đương sự cóquyền lựa chọn yêu cầu UBND giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án.Bên cạnh đó cũng cần phân biệt thẩm quyền của Tòa án giảiquyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự với thẩm quyền giải quyếtcủa Trọng tài thương mại như các tranh chấp phát sinh từ hoạt độngkinh doanh, thương mại nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài thìthuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài Khoản 1 Điều 5 Luật

Trọng tài thương mại quy định “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài

có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” Khi một

bên khởi kiện tại Tòa án thì Toà án phải từ chối thụ lý vụ án trừtrường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tàikhông thể thực hiện được

Ngoài ra cần lưu ý là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBLTTDS năm 2011 quy định bổ sung Điều 32a về thẩm quyền củaTòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

“1 Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2 Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính.”

Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự theo quy định của BLTTDSnăm 2004 đã bộc lộ những bất cập cần phải bổ sung theo quy địnhtại Điều 32a BLTTDS năm 2011 Trong quá trình xét xử nhiều vụ

án dân sự Tòa án xét thấy có những quyết định cá biệt của cơ quan,

tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó rõ ràng tráipháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sựtrong vụ án dân sự và đương sự có yêu cầu hủy, nhưng Tòa án

Trang 23

không có căn cứ để giải quyết Trước đây, theo quy định tại Điều

12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Tòa án có

quyền hủy quyết định này: “Khi xét xử vụ án dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định rõ ràng là trái pháp luật của cơ quan tổ chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết”, nhưng BLTTDS năm 2004 không

quy định vấn đề này, nên Tòa án không có thẩm quyền hủy quyếtđịnh cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khác Vìvậy, đương sự nếu có yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng tráipháp luật của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơquan, tổ chức đó thì họ phải khởi kiện vụ án hành chính Mặt khác,trong những trường hợp như vậy nhiều vụ án dân sự phải tạm đìnhchỉ việc giải quyết vụ án bởi cần phải đợi kết quả giải quyết vụ ánhành chính mới có thể tiếp tục giải quyết được vụ án dân sự nêngây phiền hà cho đương sự và kéo dài việc giải quyết vụ án

Một kỹ năng rất quan trọng khi thụ lý giải quyết vụ án dân sự

có liên quan đến việc hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức,người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó là việc nhận biếtquyết định cá biệt là gì? Quyết định đó có rõ ràng trái pháp luật haykhông? Và đương sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó không?Chúng ta có thể hiểu Quyết định cá biệt có thể bị Tòa án tuyên hủy

vì rõ ràng trái pháp luật là các quyết định thuộc đối tượng có thể bịkhiếu kiện theo quy định tại Điều 28 Luật Tố tụng hành chính vàtheo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caohướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.Quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật khi quyết định đó được banhành không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục hoặc nội dung dopháp luật quy định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự trong vụ việc dân sự Tòa án đang có nhiệm vụ giải quyết;

có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự đó.Tòa án đồng thời giải quyết việc hủy quyết định cá biệt rõ ràng tráipháp luật đó trong cùng vụ án dân sự khi có yêu cầu của đương sự

và tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ

Trang 24

quan, tổ chức đó vào tham gia tố tụng với tư cách là người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên, trong quá trình thụ lý vụ án dân sự cần xem xétyêu cầu hủy quyết định cá biệt thì đương sự đã khởi kiện vụ ánhành chính hay khiếu nại theo thủ tục hành chính về quyết định cábiệt đó hay chưa? Trong trường hợp đương sự không khởi kiện vụ

án hành chính hay khiếu nại theo thủ tục hành chính thì Tòa án mớixem xét yêu cầu hủy quyết định cá biệt đó trong cùng một vụ ándân sự Trong trường hợp một vụ án dân sự có một người vừa cóyêu cầu hủy quyết định cá biệt vừa khiếu nại theo thủ tục hànhchính và khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án phải yêu cầu đương

sự lựa chọn một trong ba loại tài phán đó Trường hợp quyết định

cá biệt có liên quan đến nhiều người mà có người khởi kiện vụ việcdân sự, có người có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại, có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án cóthẩm quyền, thì Toà án có văn bản yêu cầu các đương sự thỏa thuậnbằng văn bản lựa chọn hình thức giải quyết đối với quyết định cábiệt để khẳng định việc sẽ tiếp tục khiếu nại đến người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại, hay khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa

án có thẩm quyền hay đề nghị giải quyết trong vụ việc dân sự để từ

đó tòa án có căn cứ để tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sựtheo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS để chờ kết quả giảiquyết vụ án hành chính hay kết quả giải quyết khiếu nại theo thủtục hành chính hoặc tiếp tục giải quyết yêu cầu hủy quyết định rõràng trái pháp luật trong vụ án dân sự

4.3.2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Theo các điều 33 và 34 BLTTDS, Toà án có thẩm quyền giảiquyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm gồm có Tòa án nhân dâncấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện Theo các quy định nêu trênhầu hết các loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đềuthuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Xác định thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện cầncăn cứ vào Điều 33, 34 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phánTAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ

Trang 25

nhất “những quy định chung” của BLTTDS (sau đây gọi tắt là Nghịquyết số 03/2012/NQ-HĐTP) Hiện nay, theo Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của BLTTDS thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đãđược mở rộng hơn so với BLTTDS 2004 Nhiều tranh chấp kinhdoanh -thương mại thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh trước đây,nay theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thuộcthẩm quyền của toà án cấp huyện giải quyết

Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS năm 2004 thì Toà ánnhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấpphát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại từ điểm a đếnđiểm i Khoản 1 Điều 29 BLTTDS giữa các tổ chức, cá nhân cóđăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận Song,theo Luật sửa đổi, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giảiquyết tất cả các tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc Khoản 1Điều 29 BLTTDS và theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thìcác chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không nhưng nếu đều cómục đích lợi nhuận thì xác định là các tranh chấp về kinh doanhthương mại Vì thế, các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu,trái phiếu; những tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng tín dụng cóliên quan đến ngân hàng; những tranh chấp từ hợp đồng bảo hiểmcháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiện nay thuộc thẩm quyềngiải quyết của toà án nhân dân cấp huyện Đây chính là việc tăngthẩm quyền cho toà án cấp huyện giải quyết các tranh chấp dân sựtheo lộ trình tăng thẩm quyền mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra Kiểm tra điều kiện về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cáccấp, Thẩm phán cần lưu ý quy định riêng biệt tại khoản 3 Điều 102Luật Hôn nhân và gia đình về thẩm quyền giải quyết của Tòa áncấp huyện đối với các tranh chấp về ly hôn, quyền và nghĩa vụ của

vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi vàgiám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới vớicông dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới vớiViệt Nam

4.3.3 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Trang 26

Xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải căn cứ vàoĐiều 35 và Điều 36 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết03/2012/NQ-HĐTP Ví dụ: Đối với tranh chấp mà đối tượng tranhchấp là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa ánnơi có bất động sản giải quyết Bất động sản được xác định theoquy định của Bộ luật dân sự Đối với các tranh chấp này, các bênđương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơikhông có bất động sản giải quyết.

Đối với tranh chấp không phải bất động sản thì Tòa án cóthẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặcnơi bị đơn có trụ sở Ngoài ra các bên có quyền thỏa thuận chọnTòa án nơi nguyên đơn cư trú hay có trụ sở giải quyết hoặc đối vớitrường hợp theo Điều 36 BLTTDS thì nguyên đơn có quyền lựachọn Tòa án giải quyết Sự thỏa thuận của các đương sự phải bằngvăn bản và phải phù hợp với quy định của pháp luật Văn bản thỏathuận phải được nộp cho Tòa án cùng với đơn khởi kiện và các tàiliệu chứng cứ khác để làm căn cứ xác định thẩm quyền theo lãnhthổ của Tòa án

Kiểm tra điều kiện về thẩm quyền của Tòa án, Thẩm phán cầnđối chiếu với địa chỉ của người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan; đối tượng tranh chấp được trình bày trong nội dungđơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèmtheo đơn khởi kiện

4.4 Điều kiện về hòa giải tiền tố tụng

Đối với những tranh chấp mà pháp luật quy định phải yêu cầucác cơ quan khác giải quyết trước khi khởi kiện tại Toà án thì chủthể khởi kiện phải yêu cầu và được các cơ quan này giải quyết.Chẳng hạn như một số tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồnghoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải khôngthành hoặc không giải quyết trong thời hạn; tranh chấp lao động tậpthể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theoquy định của pháp luật lao động sau khi Chủ tịch UBND cấphuyện đã giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thờihạn theo quy định mà không giải quyết Các tranh chấp về quyền sửdụng đất theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (nay là

Trang 27

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013) phải hoà giải tại UBND xã,phường, thị trấn trước khi khởi kiện ra Toà án Theo quy định tạiđiểm b điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012hướng dẫn như sau:

- Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hànhhòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranhchấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai

- Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như:tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp

về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng làquyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phảithực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS Như vậy,theo hướng dẫn này thì không phải tất cả các tranh chấp liên quanđến quyền sử dụng đất đều phải hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện

ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật nội dung còn phảikiểm tra xem các bên tranh chấp có thỏa thuận về điều kiện khởikiện không? Ví dụ: các bên tranh chấp thỏa thuận trong hợp đồngnếu phát sinh tranh chấp thì các bên phải có trách nhiệm cùng nhauthương lượng và chỉ khởi kiện tại Tòa án nếu thương lượng khôngthành Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án chỉ thụ lý nếu các bêntranh chấp đã có sự thương lượng mà không đạt được kết quả

Một số tranh chấp đặc thù cần phải đáp ứng một số điều kiệnriêng biệt Toà án mới thụ lý giải quyết vụ án Vì vậy, tương ứng vớimỗi một loại tranh chấp, thẩm phán cần phải nghiên cứu luật nội

Trang 28

dung để kiểm tra điều kiện do pháp luật nội dung quy định Đối vớitranh chấp hôn nhân gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 85Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trong trường hợp vợ cóthai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồngkhông có quyền yêu cầu xin ly hôn Tranh chấp về bồi thường thiệthại do người thi hành công vụ của nhà nước gây ra, trong thời hạn

15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thườngquy định tại Điều 20 của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước

mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể

từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng

ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền

để yêu cầu giải quyết bồi thường Đối với một số loại tranh chấpnhư đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ… theo quy định củaNghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủyban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở liên quanđến người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nướcngoài tham gia thì khi chủ nhà muốn lấy lại phải thực hiện thủ tụcthông báo bằng văn bản cho phía bên kia trước một thời hạn từ 6đến 12 tháng Nếu đương sự khởi kiện mà chưa thực hiện việcthông báo cho bên kia thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện Đối với việckhởi kiện các cơ quan báo chí thì theo quy định của Điều 9 Luậtbáo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chínhphủ quy định chi tiết Luật báo chí thì phải yêu cầu cơ quan báo chígiải quyết việc đăng tin không đúng, sai sự thật rồi mới được khởikiện tại Tòa án

4.6 Điều kiện về nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp được miễn nộp toàn bộ tiền án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí

Tạm ứng án phí là khoản tiền mà người khởi kiện có nghĩa vụphải nộp để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án Tòa án chỉ thụ lý vụ ánkhi người khởi kiện xuất trình biên lai tạm nộp án phí dân sự sơthẩm Nếu người khởi kiện không nộp hoặc nộp không đủ tiền tạmứng án phí sơ thẩm thì Tòa án không thụ lý vụ án Qua kiểm tra đơnkhởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, xác định được ngườikhởi kiện đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, Thẩm phán tiến

Trang 29

hành thông báo nộp tạm ứng án phí sơ thẩm cho người khởi kiệnbiết (trừ trường hợp họ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự hoặc không phải nộp tiền tạm ứng

án phí) theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trườnghợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí

Theo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTDS thì Toà án dựtính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho ngườikhởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí Như vậy là cùng với thôngbáo nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải có phiếu báo ghi

số tiền tạm ứng án phí để người khởi kiện làm căn cứ nộp tại cơquan Thi hành án dân sự Để xác định người khởi kiện có phải nộptiền tạm ứng án phí cũng như mức tiền tạm ứng án phí mà ngườikhởi kiện phải nộpThẩm phán cần phải căn cứ vào nội dung tranhchấp, yêu cầu của người khởi kiện cũng như các quy định của phápluật tố tụng dân sự, cụ thể là Điều 127, 130, 131 BLTTDS và Pháplệnh án phí, lệ phí Tòa án Nếu yêu cầu của người khởi kiện bằnghiện vật thì Thẩm phán cần yêu cầu họ tự xác định giá trị tài sảntranh chấp, nếu phù hợp với giá thị trường và quy định của phápluật thì Thẩm phán chấp nhận, nếu không phù hợp Thẩm phán phảixác định lại

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí trong một thờihạn được nêu trong thông báo nộp tiền tạm ứng án phí Trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án vềviệc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạmứng án phí Đối với trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khảkháng thì thời gian do có trở ngại khách quan hoặc bất khả khángkhông tính vào thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 2 Điều171; điểm d, khoản 1 Điều 168 BLTTDS) Trở ngại khách quan “lànhững trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai,địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu “Bất khả kháng” là

sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được vàkhông thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cầnthiết và khả năng cho phép Ví dụ: do ốm đau, tai nạn phải điều trịtại bệnh viện nằm ngoài tầm kiểm soát của người khởi kiện nên

họ không thể thực hiện được việc nộp tiền tạm ứng án phí

Trang 30

Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn 15 ngày theo quy định tạikhoản 2 Điều 171 BLTTDS) mà người khởi kiện không nộp biênlai nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán cần lưu ý nội dunghướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP như sau:phải ấn định cho người khởi kiện trong thời hạn 7 ngày, người khởikiện phải nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, hết thờihạn này người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạmứng án phí thì tùy từng trường hợp mà xử lý như sau: tiến hành thụ

lý vụ án đối với trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện, trường hợp

đã trả lại đơn khởi kiện thì yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện và tiếnhành vào sổ thụ lý vụ án Hết thời hạn 7 ngày mà người khởi kiệnkhông nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩmphán phải thông báo bằng văn bản cho họ biết lý do về việc khôngthụ lý vụ án

Đối với trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạmứng án phí (miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí)thì họ phải có đơn đề nghị có đầy đủ các nội dung theo quy định tạiĐiều 15 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án Nộp kèm theo đơn là cáctài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn Đơn đềnghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí phải có xác nhận của UBND xã,phường, thị trấn nơi người khởi kiện cư trú hoặc cơ quan, tổ chứcnơi người khởi kiện làm việc đối với trường hợp người có khó khăn

về kinh tế Do đó, Thẩm phán phải kiểm tra đơn đề nghị miễn nộptiền tạm ứng án phí và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn đối chiếuvới các quy định của pháp luật về án phí Tòa án để quyết định chấpnhận việc miễn tiền tạm ứng án phí

Như vậy, kiểm tra điều kiện thụ lý vụ án dân sự bao gồm việckiểm tra 06 điều kiện nêu trên Các điều kiện này được quy định tạiĐiều 168 BLTTDS

Theo quy định tại Điều 168 được sửa đổi, bổ sung thì trongcác trường hợp mà Toà án trả lại đơn khởi kiện không có trườnghợp hết thời hiệu khởi kiện Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTPcũng đã hướng dẫn: Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơnkhởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêucầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp

Trang 31

tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy địnhpháp luật.

Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêucầu hoặc đình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà áncăn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởikiện và giải thích cho họ biết họ có quyền làm đơn đề nghị xemxét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,quyết định nêu trên

Như vậy, thời hiệu khởi kiện không phải là điều kiện để xácđịnh việc thụ lý vụ án dân sự Đây là điểm thay đổi mang tính chấtđột phá so với BLTTDS 2005

5 Trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo

Những trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện cho ngườikhởi kiện quy định tại Điều 168 BLTTDS Trong việc xác định cáccăn cứ trả lại đơn khởi kiện kiện cần lưu ý đối với các trường hợptrả lại đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo sau:

- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án làtrường hợp nội dung đơn yêu cầu giải quyết không thuộc một trongcác tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS Tòa

án chỉ trả lại đơn khởi kiện khi yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩmquyền giải quyết theo loại việc của Tòa án hoặc cũng nội dungtranh chấp, yêu cầu khởi kiện đó, cũng các đương sự đó nhưngđang được Toà án khác xem xét, giải quyết Đây là trường hợpnhiều Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo khoản 1Điều 36 BLTTDS, các bên tranh chấp đều khởi kiện ra Toà án đểyêu cầu giải quyết và một trong các Toà án đó đã thụ lý giải quyết

vụ án Toà án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giảiquyết vụ án dân sự Các Toà án khác nếu chưa thụ lý thì căn cứđiểm e khoản 1 Điều 168 BLTTDS trả lại đơn khởi kiện

- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; bổsung tài liệu, chứng cứ kèm theo là trường hợp đã nhận được yêucầu của Toà án về sửa đổi, bổ sung nhưng họ không tiến hành sửađổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong thời hạn quy định tạikhoản 2 Điều 169 BLTTDS

Trang 32

- Người khởi kiện yêu cầu trả lại đơn kiện trước khi Toà ánthụ lý vụ án Đối với trường hợp này, Tòa án phải lập biên bản trảlại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, vì

họ có quyền khởi kiện thì họ cũng có quyền dừng việc khởi kiện bất

cứ thời điểm nào

- Trường hợp trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèmtheo căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Phá sản năm

2004 Cụ thể là sau khi Toà án có quyết định mở thủ tục giải quyếtphá sản, các Toà án khác không được thụ lý vụ án dân sự có liênquan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủtục phá sản là một bên đương sự

Tại Điều 168 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫntại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP quy định thủ tục trả lại đơnkhởi kiện phải được Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởikiện biết ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời TAND tối cao

đã ban hành mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện số 03 kèm theoNghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP Toà án có thể gửi đơn khởi kiện vàtoàn bộ tài liệu, chứng cứ khởi kiện qua đường bưu điện hoặc báocho người khởi kiện biết để họ trực tiếp đến Toà án nhận Việc giaohoặc gửi thông báo phải có sổ theo dõi và ký xác nhận việc đã nhậnđơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện

6 Giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ

Theo quy định tại Điều 170 BLTTDS, trong thời hạn ba ngàylàm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứkèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại vớiChánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện Một điểm mới được bổsung trong BLTTDS là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể tử ngàynhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp cóquyền kiến nghị với chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.Chính vì vậy theo quy định bổ sung tại khoản 2 điều 168 BLTTDS,Tòa án phải gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sátnhân dân cùng cấp

Căn cứ vào nội dung văn bản thông báo lý do trả lại đơn khởikiện để khiếu nại, kiến nghị Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ

Trang 33

ngày nhận khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh

án Toà án phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Căn cứ cụ thể vàonội dung của sự việc, Chánh án ra quyết định giữ nguyên việc trảlại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ

án cấp trên trực tiếp phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Việnkiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã raquyết định trả lại đơn khởi kiện

7 Chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP củaHội đồng thẩm phán TAND tối cao thì thủ tục chuyển đơn khởikiện được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của BLTTDS vàhướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP Theo đó,khi chuyển đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, Toà

án phải ra quyết định chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền Quyếtđịnh này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổchức có liên quan Khi chuyển đơn khởi kiện Toà án phải liệt kêdanh mục tài liệu và đánh số thứ tự Việc chuyển đơn khởi kiệnphải được thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết

Trang 34

doanh-động, hôn nhân và gia đình Việc vào sổ thụ lý vụ án có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định trách nhiệm của Tòa án trong việcgiải quyết vụ án, là căn cứ để tính thời hạn chuẩn bị xét xử vụ ándân sự

Về mặt kỹ năng, khi tiến hành hoạt động vào sổ thụ lý vụ ánphải ghi đầy đủ các thông tin về vụ án Thông tin thứ nhất là ngày,tháng, năm vào sổ thụ lý Ngày vào sổ thụ lý chính là ngày thụ lý.Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộptiền tạm ứng án phí Trường hợp người khởi kiện được miễn toàn

bộ hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ ánđược xác định khi đủ các điều kiện thụ lý trừ điều kiện nộp tiền tạmứng án phí Tòa án (đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theođáp ứng đầy đủ điều kiện) Ngoài việc ghi ngày, tháng, năm cònphải ghi vào sổ thụ lý các thông tin như quan hệ pháp luật tranhchấp; họ tên, địa chỉ, năm sinh của người khởi kiện; họ tên, địa chỉ,năm sinh của người bị kiện; họ tên, địa chỉ, năm sinh của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Như vậy, thụ lý vụ án dân sự có một vai trò và ý nghĩa hết sức

to lớn đòi hỏi người thẩm phán phải nắm vững các kỹ năng cơ bản

từ khi nhận đơn khởi kiện, kiểm tra các điều kiện thụ lý và giảiquyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thụ lý vụ án nhằm xácđịnh đúng đắn các quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách đương sựtrong vụ án trên cơ sở đó tạo tiền đề để Thẩm phán có kế hoạchxây dựng hồ sơ vụ án được khách quan, toàn diện và đúng quy địnhcủa pháp luật

Trang 35

BÀI 2:

KỸ NĂNG XÂY DỰNG HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ

Xây dựng hồ sơ vụ án dân sự là nhiệm vụ hết sức quan trọng,không thể thiếu được của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ ándân sự Hồ sơ vụ án dân sự là tập hợp các tài liệu, chứng cứ đượcđương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà ánhoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tụngdân sự quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án

Xây dựng hồ sơ vụ án được thực hiện ở tất cả các giai đoạn

của quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ khi thụ lý vụ án cho đến

khi bản án có hiệu lực pháp luật Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến quy trình xây dựng hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm (từ khi thụ lý vụ án đến thời điểm ra quyết định đưa vụ án

ra xét xử sơ thẩm) Xây dựng hồ sơ vụ án dân sự ở giai đoạn chuẩn

bị xét xử sơ thẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi lẽ đây là giaiđoạn đầu tiên giải quyết tất cả các vấn đề cơ bản nhất của vụ án dân

sự, có sự tham gia của tất cả những người tham gia tố tụng và thựchiện tất cả các nguyên tắc của BLTTDS Thẩm phán xây dựng hồ

sơ vụ án và trên cơ sở hồ sơ đó để giải quyết vụ án Vì vậy, Thẩmphán có trách nhiệm xem xét toàn diện, đầy đủ tất cả các vấn đề của

vụ án và giải quyết vụ án đảm bảo khách quan, công bằng, đúngpháp luật

Xây dựng hồ sơ vụ án dân sự chính là việc xác minh, thu thậpchứng cứ Thẩm phán có nhiệm vụ đánh giá toàn bộ chứng cứ đểgiải quyết đúng đắn vụ án Việc đánh giá chứng cứ có đúng đắn,khách quan và toàn diện phụ thuộc vào việc thu thập chứng cứ cóđầy đủ, chính xác và đúng pháp luật hay không? Trách nhiệm củaThẩm phán là phải đảm bảo trong hồ sơ vụ án có đầy đủ chứng cứlàm căn cứ cho việc giải quyết vụ án Vì vậy, thu thập chứng cứ làtiền đề, cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ, giải quyết vụ án nênThẩm phán cần phải xác định đây là một hoạt động quan trọng, cốtyếu và luôn đan xen, gắn kết với hoạt động đánh giá chứng cứ Bởi

lẽ, qua đánh giá chứng cứ mới phát hiện được các chứng cứ cầntiếp tục thu thập bổ sung Hoạt động thu thập chứng cứ là kết quả

Trang 36

của quá trình áp dụng pháp luật nội dung và tố tụng dân sự vào một

vụ án cụ thể, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật tốtụng dân sự

Để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật,đúng thời hạn, đòi hỏi Thẩm phán cần có phương pháp xây dựng hồ

sơ khoa học Hoạt động xây dựng hồ sơ vụ án của Thẩm phán chỉđược thực hiện khi vụ án dân sự đã được thụ lý và bị giới hạn bởi

yêu cầu của các đương sự trong vụ án Điều 173 BLTTDS quy

định: Khi lập hồ sơ vụ án, Thẩm phán có nhiệm vụ thông báo thụ lý

vụ án; yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; thựchiện những biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản

2 Điều 85 BLTTDS Theo đó, Thẩm phán cần tiến hành các hoạt

động sau đây để xây dựng hồ sơ vụ án:

1 Kiểm tra hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự

Đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, cùng vớibiên lai nộp tiền tạm ứng án phí tạo thành hồ sơ khởi kiện Trongthời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà áncấp huyện có thể tự mình hoặc uỷ nhiệm cho một Phó Chánh ánphân công Thẩm phán giải quyết vụ án Đối với Tòa án cấp tỉnh thìChánh án Toà án có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chánh án hoặc uỷquyền cho Chánh toà hoặc Phó Chánh toà phân công một Thẩmphán giải quyết vụ án dân sự Theo hướng dẫn của Nghị quyết số05/2012/NQ- HĐTP thì khi phân công Thẩm phán giải quyết vụ

án, cần tiếp tục phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xétđơn khởi kiện và thụ lý vụ án Việc phân công này không phải raquyết định Tuy nhiên trong thực tế, Thẩm phán xem xét đơn khởikiện, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và Thẩm phán được phâncông giải quyết vụ án có thể khác nhau Dù Thẩm phán được phâncông xem xét đơn khởi kiện, thụ lý vụ án và Thẩm phán được phâncông giải quyết vụ án là một hay khác nhau thì việc kiểm tra lại hồ

sơ khởi kiện của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là rấtcần thiết để kiểm tra lại một lần nữa các điều kiện thụ lý vụ án dân

sự Kiểm tra hồ sơ khởi kiện được tiến hành tương tự kỹ năng kiểmtra đơn khởi kiện; tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn và kiểm tra cácđiều kiện thụ lý vụ án dân sự

Trang 37

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự màphát hiện vụ án đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân địaphương khác cùng cấp hoặc khác cấp thì Thẩm phán được phâncông xét xử vụ án cần phải nắm vững quy định tại khoản 1 điều 37BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP Trong trường hợp này, Tòa án đã thụ lý vụ án đó ra quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa

sổ thụ lý vụ án Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng ánphí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiềntạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được

xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân cônggiải quyết vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án Quyếtđịnh này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương

sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan Tòa án có thẩm quyềnsau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ sơ vụviệc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theoquy định chung Khi chuyển hồ sơ vụ án Toà án phải liệt kê danhmục tài liệu và đánh số thứ tự các bút lục có trong hồ sơ vụ án.Ngoài ra Thẩm phán cũng cần phân biệt các trường hợp đượcquy định tại khoản 1 điều 192 BLTTDS thì Tòa án ra quyết địnhđình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý

và trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo chođương sự nếu có yêu cầu Còn trong trường hợp Tòa án ra quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền vàxóa sổ thụ lý vụ án thì Thẩm phán không ra quyết định đình chỉgiải quyết vụ án

Tóm lại, thực hiện tốt việc kiểm tra hồ sơ khởi kiện sẽ tạo tiền

đề tốt cho quá trình xây dựng hồ sơ vụ án dân sự của Thẩm phán

2 Thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự

Sau khi được phân công giải quyết vụ án, Thẩm phán tiếnhành nghiên cứu hồ sơ khởi kiện và tiến hành hoạt động tố tụng đầutiên là Thông báo về việc thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 174BLTTDS Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án,

Trang 38

Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơquan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết

vụ án, Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án theomẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.Trong nội dung thông báo thụ lý vụ án quy định tại khoản 2 Điều

174 BLTTDS cần quy định về thời hạn người được thông báo phải

có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của ngườikhởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) và hậu quả pháp

lý của việc người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản về

ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn

Thẩm phán cần căn cứ vào nội dung đơn khởi kiện để xácđịnh các đối tượng cần thông báo thụ lý vụ án và gửi đến địa chỉcủa họ và lưu ý các vướng mắc có thể phát sinh trong thủ tục thôngbáo về việc thụ lý vụ án cũng như cách thức giải quyết Nếu bị đơn,

cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa liên quan đã nhậnđược thông báo thụ lý trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngàynhận được thông báo hoặc 30 ngày (trong trường hợp được tòa ánchấp nhận việc gia hạn) mà không thực hiện việc nộp cho Toà ánvăn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) thì Thẩm phán được quyềnquyết định áp dụng các biện pháp tố tụng để giải quyết vụ án

3 Tiếp nhận văn bản ghi ý kiến của bị đơn, của cá nhân,

cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo

Theo quy định của BLTTDS trong thời hạn mười lăm ngày

kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ án, bị đơn, cá nhân, cơ

quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ án được thông

báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêucầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải cóđơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là

có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không quá mười lămngày Văn bản ghi ý kiến và tài liệu chứng cứ, kèm theo cũng cóthể đến Tòa án trực tiếp hoặc bằng bưu điện Việc giao nhận tàiliệu, chứng cứ kèm theo văn bản ghi ý kiến phải được thực hiệntheo Điều 84 BLTTDS và hướng dẫn tại điều 4 của Nghị quyết số

Trang 39

04/2012/NQ Nếu người được thông báo có yêu cầu cho xem, ghichép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơnkhởi kiện thì Thẩm phán phải giải quyết và bảo đảm cho họ thựchiện quyền này.

4 Xem xét, chấp nhận xem xét, thông báo yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập

Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến củamình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền đưa rayêu cầu phản tố đối với nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan có yêu cầu độc lập BLTTDS không có quy định người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bênnguyên đơn hoặc với bên bị đơn có quyền yêu cầu độc lập cùng vớiviệc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêucầu của người khởi kiện Nhưng, theo các nguyên tắc của BLTTDS

họ có quyền yêu cầu độc lập cùng với việc nộp cho Tòa án văn bảnghi ý kiến Vì vậy, nếu họ thực hiện quyền yêu cầu độc lập tại thờiđiểm này, Thẩm phán phải xem xét yêu cầu của họ Trong thực tế,thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố và người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập ở các thời điểm khácnhau của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm Điểmmới được bổ sung trong BLTTDS là bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêucầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơthẩm và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa rayêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

sơ thẩm, nên sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thìThẩm phán không xem xét yêu cầu đó

Ngoài ra, Thẩm phán cần lưu ý là bị đơn, người có quyền lợinghĩa vụ liên quan có thể đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lậptrong văn bản ghi ý kiến, bản tự khai, biên bản lấy lời khai…BLTTDS quy định thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lậpđược thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiệncủa nguyên đơn Điều 13 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướngdẫn thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiệnnhư thủ tục khởi kiện của nguyên đơn quy định tại các điều 164,

165, 166, 167, 168, 169 và 170 của BLTTDS và hướng dẫn tại cácmục 4, 5, 6, 7, 8 và 9 của Nghị quyết Chính vì vậy Thẩm phán cần

Trang 40

hướng dẫn bị đơn làm đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan làm đơn yêu cầu độc lập đồng thời kiểm tra đơnyêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập và các tài liệu, chứng cứ kèmtheo đơn từ đó quyết định có chấp nhận xem xét yêu cầu phản tố,yêu cầu độc lập không

BLTTDS không quy định, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTPcũng không hướng dẫn cụ thể về nội dung, hình thức của đơn yêucầu phản tố và đơn yêu cầu độc lập cũng như cách thức nhận đơnyêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.Theo Điều 178 BLTTDS đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập vàcác tài liệu, chứng cứ kèm theo cũng có thể đến Tòa án bằng việcđương sự nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đều phải đượchợp lệ Về kỹ năng, thủ tục tiếp nhận, kiểm tra đơn yêu cầu phản tố,đơn yêu cầu độc lập và các tài liệu, chứng cứ kèm theo được thựchiện tương tự như tiếp nhận, kiểm tra đơn khởi kiện và các tài liệu,chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Các Tòa án cần có hệ thống sổnhận đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập vụ án dân sự, kinhdoanh- thương mại, lao động để xác định ngày nhận đơn Điều này

có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến việc xác định thời hiệukhởi kiện đối với yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập cũng như thờihạn thực hiện các hoạt động tố tụng khác trong giải quyết vụ án.Một trong những kỹ năng quan trọng của Thẩm phán khi kiểmtra đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và các tài liệu, chứng cứkèm theo đơn là phải có kỹ năng nhận diện yêu cầu phản tố, yêucầu độc lập của đương sự trong vụ án Điều này có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong hoạt động xây dựng hồ sơ vụ án dân sự bởi lẽ liênquan đến các hoạt động tố tụng tiếp theo cũng như phạm vi thuthập, đánh giá chứng cứ của Thẩm phán Tùy thuộc vào vị trí tốtụng của đương sự để xác định yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập.Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối

với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu

yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà ángiải quyết Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thamgia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn và yêu cầu của

họ độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn thì đó là yêu cầu

Ngày đăng: 01/02/2016, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w