1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm hướng dẫn HS lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ tập đọc

23 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Khi nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, tôi muốn đưa ra: " Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc”.. ===== Một số kinh nghiệm hư

Trang 1

MỤC LỤC

I Phần mở đầu

I.1 Lí do chọn đề tài

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

I.3 Đối tượng nghiên cứu

I.4 Phạm vi nghiên cứu

I.5 Phương pháp nghiên cứu

II Phần nội dung

II.1 Cơ sở lý luận

II.3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của

13 13 13

Trang 2

Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Đây là mộtphân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và pháttriển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc đầutiên trong trường phổ thông

Trong phân môn Tập đọc thì đọc diễn cảm có vai trò đặc biệt quan trọng Đọc diễncảm có tính đặc thù vì đây là hình thức đọc nghệ thuật Người đọc phải hòa cảm xúc thảhồn mình vào bài văn, bài thơ để suy nghĩ, rung cảm và truyền cảm đến người nghe,khiến người nghe hiểu được nội dung và cảm xúc của bài văn, bài thơ Đọc diễn cảmgiúp các em có khả năng cảm thụ văn học tốt hơn và từ đó các em biết làm giàu vốn hiểubiết về tiếng Việt, đồng thời mang đến cho các em tình cảm cao đẹp, tình yêu với cuộcsống con người, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước

Đối với chương trình phân môn Tập đọc lớp Bốn đã bộc lộ là một bộ môn nghệthuật với hai yêu cầu cơ bản là rèn đọc diễn cảm và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ Khi

nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm, tôi muốn đưa ra: " Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc”

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu:

Giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc về một số thể loại văn bản khác nhau

Học sinh nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhânvật, tính cách, để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong cácbài văn, bài thơ

Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người và góp phần hình thànhnhân cách con người mới

* Nhiệm vụ:

Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí lứa tuổi và kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 để lựachọn phương pháp thích hợp dạy phân môn Tập đọc

Trang 3

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

Tìm hiểu nội dung, chương trình, thể loại văn bản, phương pháp dạy học củaphân môn Tập đọc trong sách giáo khoa và một số tài liệu tham khảo để có những biệnpháp luyện đọc diễn cảm cho học sinh

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Krông Ana năm học 2011 - 2012

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung chương trình, phương pháp và hình thức dạy đọc diễn cảm của họcsinh trong phân môn Tập đọc lớp 4

I.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phướng pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

II Phần nội dung

II.1 Cơ sở lý luận

Tập đọc là sự nhận thức tư duy, trừu tượng , tình cảm, trí nhớ và nhân cách họcsinh được hình thành, tiềm tàng khả năng đã và đang phát triển Với sự ngây thơ hồnnhiên, trong sáng, tính tò mò mà lại hiếu động hay khám phá, độc lập, tự lực và làm theobản năng

Dạy Tập đọc cho học sinh bước đầu là giúp cho não bộ và cơ quan phát âm, ngônngữ, những tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ Giáo viên rèn kĩnăng đọc, hiểu, cảm thụ văn học kết hợp rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức Từ đóphát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho họcsinh tiểu học

Phát triển đúng đắn nhân cách là phụ thuộc vào quá trình giáo dục của thầy Dạytập đọc giáo viên phải có phương pháp phù hợp với tâm lí của trẻ

Trang 4

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

Vấn đề ngôn ngữ, chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu đoạn, văn bản,ngữ điệu, tình cảm ngôn ngữ Đó là những vấn đề gắn bó việc dạy học Tập đọc của thầy

và trò

Dạy Tập đọc là giúp các em biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọcđúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, học sinh biết tư duy, tưởng tượng, biết cảm xúc Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc là hình thành năng lực cho học sinh Được thểhiện 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức( đọc hiểu) và đọc hay ( đọc diễncảm) Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau

Đầu tiên là giải mã chữ âm một cách sơ bộ, phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ,câu "chìa khóa" ( chốt trọng yếu), biết tóm tắt nội dung của bài văn hay đoạn thơ Biếtđọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản

Qua một số năm thực dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc của các

em mới dừng lại ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy,còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế Đó là những khó khăn đã ảnh hưởngtrực tiếp đến việc tiếp thu về kiến thức nội dung bài học cũng như rèn đọc diễn cảm củahọc sinh trong giờ tập đọc

* Khó khăn:

Kĩ năng phát âm của học sinh do phương ngữ khác nhau

Sự quan tâm giúp đỡ của một vài phụ huynh chưa có sự sát sao để kết hợp với giáoviên trong việc rèn đọc cho học sinh

Một số em chưa có tính ham đọc văn bản

b Thành công – hạn chế

* Thành công: Khi vận dụng phương pháp luyện đọc diễn cảm các em đã có sự tậptrung chú ý cao trong giờ học và có cách đọc tốt, tiến bộ về kĩ năng đọc, có nhiều em

Trang 5

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

đọc hay, thể hiện được lời nhân vật và biết thay đổi giọng điệu của các câu văn, câu

thơ Các em rất hào hứng thi đọc trong giờ tập đọc

* Hạn chế: Chất giọng của vùng miền ảnh hưởng về âm sắc cũng như tốc độ đọc

của các em

c Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh: Khi vận dụng đề tài này trong các tiết học đã kích thích được sự đam

mê và tình yêu Tiếng Việt của học sinh, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của đấtnước, cuộc sống sinh hoạt và cách giao tiếp của con người Việt Nam Từ đó các em thiđua phấn đấu, hăng say học tập tích cực

* Mặt yếu: Trong một tiết tập đọc thời gian dành cho hoạt động luyện đọc diễn cảm

còn ít nên mỗi bài đọc chưa có nhiều em thể hiện được cách đọc diễn cảm

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

* Nguyên nhân thành công

Ở các lớp học dưới các em phần nào cũng đã được rèn đọc rất cơ bản

Những nội dung của phân môn Tập đọc sắp xếp trong sách giáo khoa phù hợp vớilứa tuổi của các em

Sự vận dụng của giáo viên trong mỗi bài học hợp lí, tạo ra những điều hấp dẫn chohọc sinh từ việc đọc mẫu, hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đến cách sử dụng đồdùng dạy học

Sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân

* Nguyên nhân hạn chế

Các em chưa kiên trì luyện đọc và chú ý sửa lỗi phát âm sai theo tiếng địa phương

và có thói quen cách phát âm trong giao tiếp hằng ngày với người thân nên thể hiện vănbản chưa rõ ràng, trôi chảy, chưa có mức độ truyền cảm nhiều

e Phân tích và đánh giá các vấn đề của thực trạng

Trang 6

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

Trong chương trình tiếng Việt lớp 4 phân môn Tập đọc tiếp tục rèn luyện kĩ năngđọc cho học sinh với yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thờitiến hành đọc diễn cảm ( thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc,hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài) Bởi vậy giáo viên phải sử dụng biệnpháp hướng dẫn học sinh đọc với hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm theo nhữngmục đích và yêu cầu luyện tập khác nhau Đọc thành tiếng để luyện đọc hay, đọc diễncảm: giáo viên căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm

ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: giáoviên hướng dẫn thông qua việc dẫn dắt, gợi mở thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọcphù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài ( bước đầu họcsinh biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng về ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ và

âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài đọc)

Tuy nhiên đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của cá nhân, giáoviên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo khuôn mẫu Đối với loại hình vănbản phi nghệ thuật: giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp

với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận đượcnhững vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản); khắc phục cách đọc thiên về hìnhthức hoặc “ diễn cảm” tùy tiện

Vận dụng phương pháp và hình thức về dạy học giáo viên tổ chức cho học sinhluyện đọc theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp, đọc phân vai khi cần thiết thay đổi hoạt động, tạokhông khí hào hứng cho lớp học Nếu như việc tổ chức đọc diễn cảm tốt thì tạo nên bầukhông khí tươi vui trong giờ học Người học trong chừng mực nào đó, có thể thưởngthức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản Có thểthấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần;việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán vàmất tập trung Do đó bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinhnhững bất ngờ, hoặc sự hứng thú và khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ vềvăn bản Đó là chưa nói nếu như giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì còn tạo cơ hộicho các em bộc lộ bản thân Đương nhiên giáo viên phải "gieo" vào học sinh ý thức đọcsao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện và đọc ở đây thể hiện sự cảm thụ, hiểu

Trang 7

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

sâu sắc về tác phẩm là làm sao để người khác cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương

tự như mình

II.3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Nhằm giúp học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm và khả năng cảm thụ tốt văn học Từ

đó giúp các em làm giàu vốn hiểu biết về tiếng Việt, đồng thời mang đến cho các em tìnhcảm cao đẹp, tình yêu với cuộc sống con người, tình yêu gia đình, yêu quê hương đấtnước,

Phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh trong giờ tập đọc

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

b.1 Tìm hiểu cấu trúc chương trình, nội dung của phân môn Tập đọc

Với mỗi tuần thực hiện 2 tiết tập đọc và thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại

hình thức văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch

và 17 bài thơ ( có 2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc lớp 4tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành, phát triển từcác lớp dưới, đồng thời rèn một kĩ năng đọc mới là đọc diễn cảm, giúp học sinh nâng cao

kĩ năng đọc – hiểu văn bản, cụ thể là: Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài, biết phát hiện giátrị của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản văn chương

Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản

về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh của con người thông qua ngôn ngữvăn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn, do đó có tác dụng mở rộngtầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảmnhân cách cho học sinh

b.2 Nắm bắt thực trạng

* Trao đổi với phụ huynh học sinh

Thông qua những phút giây trò chuyện trao đổi trong buổi họp phụ huynh học sinhvào đầu năm học, cuối kì học để thấy được sự cảm nhận của phụ huynh về kĩ năng đọc bài của con em mình ở nhà như thế nào, từ đó nắm bắt mức độ, khả năng đọc diễn cảmcủa các em

Trang 8

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

* Khảo sát chất lượng đầu năm

Lớp 4A Sĩ số Đọc đúng Đọc lưu loát Đọc diễn cảm

2011 - 2012 33 25 = 75,8% 04 = 12,1 % 04 = 12,1 %

Các em còn phát âm nhiều theo tiếng của địa phương

Khả năng cảm thụ văn, thơ của các em chỉ có thể ở mức độ nào đó hoặc làvốn hiểu biết về từ ngữ của các em còn có những hạn chế

Chưa hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong thơ

b.3 Một số biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc b.3.1 Công việc chuẩn bị đọc diễn cảm

* Sự chuẩn bị của giáo viên:

Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lí, dàn đều lực học ở các bàn để tạo không khíthi đua giữa các cá nhân với cá nhân, các bàn với nhau, các tổ với nhau

Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn phương pháp, đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy Xác định đúng trọng tâm của bài, truyền tải kiến thức ngắn gọn, hấp dẫn

Luyện đọc diễn cảm với nội dung của từng bài trước khi thực hiện trên lớp

* Sự chuẩn bị của học sinh:

Đọc trước bài ở nhà nắm bắt thể thức dấu câu và tìm hiểu nội dung bài qua việcđọc câu hỏi cuối mỗi bài

Tự xác định cách đọc dựa vào kiến thức vốn có của bản thân

b.3.2 Luyện đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát và nắm được nội dung văn bản

Trang 9

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

Trước khi học sinh biết đọc diễn cảm tốt các văn bản thì các em phải đọc đúng, rõ

ràng, lưu loát các văn bản và hiểu được ý nghĩa của văn bản đó Vì khi đọc đúng, các em

sẽ phát âm chính xác từ ngữ trong văn bản đó, biết ngắt, nghỉ nhịp sau các dấu câu vàgiữa các cụm từ để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa trong văn bản Khi các em đã nắmđược nội dung trong văn bản sẽ giúp các em xác định được giọng đọc phù hợp và biếtnhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm Quan trọng hơn là khi nắm được nội dung vănbản các em sẽ thể hiện được cảm xúc của mình khi đọc Đây là một trong yếu tố rất quantrọng để học sinh biết đọc diễn cảm

Để giúp các em luyện đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy các văn bản, chủ yếutôi thực hiện ở phần luyện đọc Tôi gọi học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảmvăn bản trước, sau đó tôi yêu cầu các em giúp đỡ nhau đọc từ việc đọc chậm, phát âm sai

từ ngữ đến đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc trôi chảy văn bản

Giúp cho học sinh nắm được nội dung văn bản, chủ yếu tôi hướng dẫn học sinhtrong phần tìm hiểu bài, dựa vào các câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa, sau đó tôi đưa thêmmột số câu hỏi gợi mở để học sinh nắm vững và hiểu sâu hơn về nội dung văn bản đó

b.3.3 Các bước cần tiến hành khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng Đó là khả năng làm chủ được ngữ

điệu, tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợpvới từng văn bản để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bàiđọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm Đọc diễn cảm không phải là việc làm chủ những đặc tính âm thanh riêng lẻ củagiọng đọc mà là sự hoà đồng của các âm thanh tạo nên âm hưởng chung của bài đọc Vìvậy, muốn dạy học sinh đọc diễn cảm trước hết phải làm cho các em hoà nhập với bàivăn, bài thơ và có cảm xúc thì sẽ bật ra được ngữ điệu thích hợp

Để đọc diễn cảm tốt thì theo nhà văn Vũ Nho cho rằng: " Không hiểu tư tưởng

chính của tác phẩm và mục đích chính của việc đọc nhằm thể hiện nó thì không thể đọcdiễn cảm nổi, dù chỉ là một dòng" Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nónên không thể áp đặt giọng đọc của bài Vì vậy, giáo viên không nên đặt ra ngữ điệu từđầu Ngược lại, xác định giọng đọc của bài phải là kết luận tự nhiên được học sinh đưa rasau khi hiểu sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của cô

Trang 10

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

Khi đọc diễn cảm không nhất thiết yêu cầu học sinh đọc cả bài mà có thể chỉ yêucầu học sinh đọc diễn cảm câu, đoạn trong bài hoặc một vài khổ thơ, Vì vậy tôi đã tiếnhành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm như sau:

- Cho học sinh làm quen với toàn tác phẩm và tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận

ra thể loại văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng đọcchung của cả bài

- Xác định nội dung giọng đọc chính của từng đoạn (mà trong phần đọc hiểu đãtrình bày sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vuitươi, ngợi ca, mạnh mẽ, trầm lắng, buồn thương , nhịp điệu của bài: nhanh, hơi nhanh,hơi chậm, chậm

- Hướng dẫn học sinh cách đọc theo ngữ điệu từng loại câu( cất cao giọng hoặc hạgiọng, theo câu kể, câu cảm, câu cầu khiến),nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảmtrong câu văn ( cao hay thấp) các tiếng gieo vần trong thơ Tuỳ theo nội dung bài hoặcđoạn văn mà có giọng đọc phù hợp linh hoạt: buồn vui, trang nghiêm, đọc phân biệt lờingười dẫn chuyện với lời nhân vật Trong bài có nhiều nhân vật, căn cứ vào tính cách củatừng nhân vật chuyển giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật, diễn biến nội dung bài

- Tổ chức cho học sinh luyện giọng đọc từng câu, đoạn bài theo cá nhân hoặc nhóm

- Gọi học sinh đọc diễn cảm kết hợp với những lời khen ngợi động viên, khuyếnkhích các em, theo dõi, đánh giá học sinh trong giờ học một cách toàn diện về kiến thức,

kỹ năng, thái độ trong một giờ tập đọc mà học sinh cần đạt Đặc biệt tôi đã nhấn mạnhvào mặt thành công của học sinh để khuyến khích tạo sự hưng phấn cho học sinh đọc tốtbài

b 3.4 Một số biện pháp hướng dẫn cụ thể trong giờ Tập đọc.

* Đối với thể loại văn bản kể chuyện

Thể loại kể chuyện thường có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có một tính cách khácnhau nên khi đọc thường nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và đọc nhiều giọng đọckhác nhau như:

- Giọng đọc hăm dọa, dữ dằn, hách dịch ( phù hợp với nhân vật hiện thân là cái ác)

- Giọng đọc thong thả, chậm rãi, xúc động ( phù hợp với tâm trạng buồn cảm)

- Giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, lễ phép, thản nhiên ( phù hợp với nhân vật hiệnthân là cái thiện)

Trang 11

===== Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc ====

- Giọng đọc dứt khoát, rành mạch, mạnh mẽ ( phù hợp với nhân vật hiện thân củacác anh hùng dân tộc)

- Giọng kể chậm rãi, rõ ràng ( phù hợp với người dẫn chuyện)

- Giọng khoan thai, nhẹ nhàng, khiêm tốn và thể hiện thái độ tôn trọng lễ phép (phùhợp với nhân vật hiện thân của những người tri thức)

- Giọng đọc phân trần, thật thà, ngạc nhiên, cương quyết (phù hợp với nhân vậthiện thân của những người nông dân nghèo khổ, chất phát)

Ví dụ: Khi dạy bài Người ăn xin ( Tiếng Việt 4 Tập 1, trang 30 )

Toàn bài văn được đọc với giọng kể chuyện

Tôi định hướng giúp học sinh hiểu thế nào là đọc với giọng kể chuyện?

( Đọc với tốc độ vừa phải, ngắt nghỉ đúng dấu câu, tìm giọng đọc phù hợp với nội dungcủa từng đoạn bài: Đoạn kể và tả hình dáng của ông lão với giọng đọc chậm rãi, thươngcảm Đọc phân biệt lời nhân vật ông lão và cậu bé Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm).Tôi hướng dẫn cho học sinh đọc đoạn 2 trong bài và giúp các em nhận biết đoạn văn thểhiện tâm trạng của ông lão khi nhận được tình thương, sự cảm thông và tôn trọng của cậu

bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rấtchặt và hướng dẫn học sinh đọc cá nhân với giọng đọc như sau:

Tôi chẳng biết làm cách nào.// Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia://

- Ông đừng giận cháu,/ cháu không có gì để cho ông cả.//

Nhìn ăn xin nhìn tôi chằm chằm/ bằng đôi mắt ướt đẫm.// Đôi môi tái nhợt nở nụ

cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi://

- Cháu ơi,/ cảm ơn cháu!/ Như vậy là cháu đã cho lão rồi.//

Sau mỗi lần một học sinh đọc, tôi cho cả lớp nhận xét về cách đọc, xác định đúng

từ ngữ cần nhấn giọng, chỗ ngắt, nghỉ phù hợp nhất để cùng thống nhất giọng đọc Tiếptục cho các em thi đọc cá nhân thể hiện theo ánh mắt, hành động, giọng đọc ông lão ănxin, giọng cậu bé để đánh giá khả năng đọc diễn cảm của học sinh

Hoặc khi dạy bài : Một người chính trực ( Tiếng Việt 4 - Tập 1, trang 36 )

Đây là một văn bản hội thoại, khi đọc với hai nhân vật diễn ra như là một màn kịchnói hội thoại có sử dụng nhiều dấu câu: dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy liên tiếpvới tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ và dấu gạch ngang liên tiếp, tôi đã yêucầu học sinh tự xác định cách đọc, chuyển đổi giọng đọc linh hoạt, đọc đúng ngữ điệu

Ngày đăng: 31/01/2016, 18:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w