1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới ở nhà

10 4,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 101 KB
File đính kèm SKKN_Huong_dan_HS_CBB_o_nha.rar (22 KB)

Nội dung

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong mấy năm qua, ngành GD ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực. Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quán triệt: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.... Song để thực sự biến chủ trương trên thành hiện thực, cần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu đọc chép, thầy giảng trò nghe. Phát huy có hiệu quả nhóm các phương pháp dạy học tích cực...

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 – Cơ sở lí luận:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong mấy năm qua, ngành GD & ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quán triệt: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên " Song để thực sự biến chủ trương trên thành hiện thực, cần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu đọc chép, thầy giảng trò nghe Phát huy có hiệu quả nhóm các phương pháp dạy học tích cực

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh (HS) phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “ học “ là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,…HS tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Tổ chức hoạt đông nhận thức cho HS, dạy HS tìm ra chân lí

Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức

thực hiện các hoạt động học tập của học sinh Chính vì thế việc tổ chức hoạt

động của HS trước trong và sau tiết học là một hoạt động sư phạm hết sức quan trọng góp phần đổi mới phương pháp và nội dung tiết dạy

Để có một tiết dạy thành công đòi hỏi giáo viên phải có quá trình chuẩn bị công phu về nội dung, về phương pháp, phương tiện dạy học Hơn nữa đối với mỗi một loại bài khác nhau, từng đối tượng học sinh khác nhau thì thầy, cô lại phải lựa chọn, áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học khác nhau để giờ học đạt kết quả cao Đối với học sinh thì khâu quan trọng để tiếp thu nhanh, chủ động trong giờ học thì các em nhất thiết phải chuẩn bị bài ở nhà

2 – Cơ sở thực tiễn:

Để phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học là một yêu cầu mà bất cứ giáo viên nào cũng luôn mong muốn và luôn sử dụng mọi phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu trên Cũng như nhiều bộ môn học khác, môn Sinh học hiện nay đang thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi vì kết quả học tập của bộ môn Sinh học không cao Rất nhiều học sinh sợ học, không thích học

Vậy phải làm thế nào để tạo hứng thú học tập hơn cho học sinh trong giờ học sinh học? Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy và tham dự nhiều tiết hội giảng của các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Để có một giờ học thành công, đạt hiệu qủa giáo viên phải kết hợp rất nhiều biện pháp dạy học từ phương pháp truyền thống đến các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh theo tinh thần đổi mới

Trang 2

Và dù sử dụng theo các phương pháp dạy học nào thì một giờ giảng đạt hiệu quả cao không thể thiếu sự chuẩn bị trước bài học của học sinh ở nhà

Hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến lớp mới giở SGK theo yêu cầu của GV mà không hề xem trước bài ở nhà Vì vậy, có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được Không khí lớp nặng nề và buồn chán, để khỏi mất thời gian, giáo viên giảng, đọc, học sinh ghi.Vấn đề đặt

ra ở đây là gì? Làm sao để học sinh tham gia tích cực vào một tiết học? Đó là bước chuẩn bị ở nhà của các em: Đọc sách giáo khoa bộ môn và sách tham khảo…

Như vậy, từ việc chuẩn bị bài trước ở nhà sẽ giúp học sinh nắm sơ bộ kiến thức từ đó hình thành các kỹ năng học tập, xử lí các thông tin, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh Với mục đích giúp cho giáo viên xác định đúng mức việc chuẩn bị bài ở nhà sao cho đạt yêu cầu của bài, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh, từng khối lớp để nâng cao bài

dạy hiệu qủa của bài học Tôi xin trao đổi “Một số kinh nghiệm hướng dẫn

học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà để giờ học đạt hiệu quả”.

NỘI DUNG

1 Thực trạng.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo viên giảng dạy Sinh học nói riêng và giáo viên giảng dạy các bộ môn ở trường Trung học cơ sở nói chung đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Một trong những việc giáo viên từng làm đó là việc hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị bài mới ở nhà và giảng dạy trên lớp để từng bước nâng cao chất lượng bài dạy

Thực tế cho thấy không phải người giáo viên nào cũng coi trọng việc tổ chức hoạt động cho HS trước tiết học Nếu có thì hầu hết cũng chỉ là hình thức Tôi đã đi dự giờ rất nhiều đồng nghiệp đơn vị mình công tác, sau mỗi bài dạy, tôi thấy giáo viên chỉ nói một cách chung chung: các em về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết sau Hiếm khi thấy giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể các em cần chuẩn bị những gì cho tiết học ấy (Có lẽ trừ những bài thực hành) Còn nếu có thì cũng chưa thực sự có hiệu quả Bên cạnh đó HS chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà, nếu có cũng chỉ là ép buộc Các em chuẩn bị hết sức sơ sài, chiếu lệ Vì thế mà chất lượng các tiết học nhìn chung chưa cao

Tuy nhiên, thực tế quá trình chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh còn có thực trạng sau:

- Hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến lớp mới giở SGK theo yêu cầu của GV mà không hề xem trước bài ở nhà Vì vậy, có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được Không khí lớp nặng nề

và buồn chán, để khỏi mất thời gian, giáo viên giảng, đọc, ghi bảng, học sinh ghi

- Phần lớn học sinh ít chịu tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi xem nội dung bài học hôm nay mình học có những nội dung gì Thường soạn bài qua loa, đối phó giáo viên bộ môn, chép bài từ sách tham khảo, mượn tập học chép lại có khi của các anh chị học trước chép lại

Trang 3

- Soạn bài kiểu gối đầu: Học xong bài nào về viết lại nội dung bài đã học vào tập bài soạn, khi giáo viên bộ môn gọi đến thì bảo “ hôm nay do công việc nên chưa soạn kịp em quên, …” Kết quả tiếp thu chậm bài mới hoặc không thể tiếp thu được kiến thức học của ngày hôm đó Giáo viên bộ môn đặt ra câu hỏi thì không thể trả lời được – dẫn đến đến lớp học trầm, tạo ra tâm lí bị động do hằng ngày không phát biểu nên khi biết được nội dung nào đó thì không dám trả lời, không dám phát biểu vì không tự tin Tâm lí rất sợ phát biểu trên lớp

Đa số học sinh không soạn bài hoặc không biết cách soạn bài Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng sở dĩ học sinh không soạn bài hoặc soạn không đúng yêu cầu là vì:

+ Các em lười đọc sách, nhất là sách giáo khoa

+ Khi trả lời các câu hỏi mục trong bài mới các em không tích cực tư duy để trả lời câu hỏi mà chỉ trả lời chiếu lệ, cho có bài soạn

+ Các em không có tài liệu tham khảo nào khác ngoài SGK (ở đây không nói đến sách giải bài tập)

+ Các em không có một phương pháp soạn bài đúng Nhiều em thậm chí không thèm đọc bài mới mà mượn của bạn chép cho nó xong Cho nên điều đầu tiên phải làm là hướng dẫn học sinh soạn bài

+ Một số ít các em vì hoàn cảnh gia đình nên các em rất ít có thời gian để học bài và chuẩn bị bài ở nhà

+ Một số phụ huynh khó khăn về kinh tế nên chỉ lo làm việc kiếm tiền mà

ít quan tâm đến việc học của con em mình, đặc biệt là thời gian các em học ở nhà

Kết quả qua theo dõi trong nữa đầu học kỳ I năm học 2015 – 2016, cho thấy tỉ lệ chuẩn bị bài ở nhà của 2 lớp 7A6 và 7A7 là thấp và trong giờ học thì nhận thấy các em xung phong xây dựng bài thấp

Lớp Sỉ

số

HS có chuẩn bị bài Số HS xung phong

trong giờ học

2 Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.

Hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà được giáo viên thực hiện cuối mỗi tiết học chính Thực chất đó là khâu dặn dò ở cuối mỗi bài học GV tuỳ theo từng đơn vị bài học mà vạch kế hoạch hướng dẫn cụ thể những nhiệm vụ HS cần phải chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học sau Những nội dung đó được GV soạn sẵn trong giáo án hoặc đã được chuẩn bị sẵn trong đầu Thông thường đối với môn Sinh học, GV yêu cầu HS soạn bài theo hệ thống câu hỏi mục  trong SGK, đọc nội dung bài, chuẩn bị những bài tập trình bày theo nhóm, sưu tầm tranh ảnh… minh hoạ hoặc có thể là việc đi tham quan, đi thực

tế, đi xem phim để phục vụ cho tiết học…

Tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào mỗi bài học, GV đưa ra các nhiệm vụ tương ứng cho HS Nhưng nếu GV chuẩn bị càng kĩ, giao nhiệm vụ càng cụ thể, chi

Trang 4

tiết thì hoạt động trước tiết học của HS càng đạt kết quả, việc chuẩn bị cho tiết học càng chu đáo, đảm bảo sự thành công ở mức cao Tất nhiên điều đó có đạt được được hay không, thì ngoài vai trò tổ chức hoạt động của người GV, HS đóng vai trò quyết định trong khâu thực hiện hoạt động đó Dù GV có giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết bao nhiêu nhưng HS không tự giác thực hiện thì cũng

sẽ không đem lại kết quả gì Chính vì thế, GV cần phải rèn luyện cho HS thói

quen chuẩn bị bài ở nhà, thường xuyên khuyến khích, động viên kịp thời những

HS có ý thức tự giác, đôn đốc, kiểm tra những HS thiếu ý thức hoặc có chuẩn bị nhưng theo hình thức đối phó Và điều cần thiết nhất là GV cần phải làm cho

HS thấy việc chuẩn bị bài ở nhà có tầm quan trong như thế nào

* Đọc và nghiên cứu trước bài học trong SGK ở nhà tạo cho học sinh tiếp thu nhanh hơn và nắm bài kỹ hơn Nhưng điều này không phải học sinh nào cũng nghiêm túc thực hiện được vì nó đòi hỏi học sinh phải có thói quen chuẩn

bị trước bài học và xem đó là việc làm cần thiết, và điều này giáo viên bộ môn phải hình thành cho các em ngay từ lớp sáu hoặc ngay đầu năm học Trước hết xác định:

- Nhiệm vụ của thầy:

Hướng dẫn học sinh cách làm việc với SGK và những tài liệu học tập bắt buộc, sau đó mới giới thiệu với các em số tài liệu sẽ cần đến

Sử dụng các phương pháp khác nhau khi làm việc với SGK về các bộ môn khác nhau Tuy nhiên cũng có một số phương pháp và cách làm việc chung như:

+ Giới thiệu cho HS hiểu cấu trúc và đặc điểm của SGK của môn học mà các em học (Tiết đầu năm học)

+ Nhấn mạnh sự liên quan kiến thức của SGK năm trước và nội dung SGK năm nay, nêu lên sự khác nhau như thế nào? Kiến thức nào học tiếp, kiến thức nào nâng cao để học sinh có cái nhìn khái quát hơn

+ Mỗi bài học đểu hướng dẫn các em xem lại gì ở bài cũ, chuẩn bị gì ở bài mới? Các câu hỏi, các bài có kiến thức liên quan

+ Thông tin cho học sinh hiểu về sự cần thiết của việc học tập tích cực, đặc biệt là trong khâu soạn bài ở nhà Như đã nói ở trên, môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tâm lí, sự hình thành và phát triển tính cách của học sinh Một số học sinh ngày nay thường ham chơi hơn ham học, dẫn đến lười học, chán học, thậm chí có nguy cơ bỏ học Vì vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên cần sinh hoạt cho học sinh hiểu về sự cần thiết và quan trọng của việc soạn bài để giúp học sinh nhận thức rõ hơn Từ đó, học sinh có thể chú trọng hơn đến nhiệm vụ của mình và mang lại hiệu quả học tập cao

+ Quy định mỗi học sinh phải có một quyển vở soạn Sinh học riêng (vở bài tập) để tránh tình trạng các em soạn nhiều môn cùng một quyển vở hoặc vở học và vở soạn viết cùng nhau gây khó khăn cho việc theo dõi bài và học bài

+ Giáo viên đầu tư, hướng dẫn cho học sinh cách soạn bài – nghĩa là học sinh phải nắm được nội dung, yêu cầu cụ thể mình cần phải soạn trong mỗi tiết dạy

- Nhiệm vụ của trò:

+ HS đọc trước bài học để nắm rõ những điều GV sẽ dạy trên lớp

Trang 5

+ Tự tìm hiểu vấn đề, tự giải quyết một phần nội dung bài học hay luyện tập

+ Trả lời trước câu hỏi mục  theo mức độ hiểu biết của mình vào

vở bài tập Có thể ghi lại những thắc mắc của mình để hỏi khi đến lớp

+ Tham khảo bản đồ, đồ thị hoặc tranh ảnh minh họa

+ Tham gia phát biểu tích cực các vấn đề mà giáo viên đặt ra để tìm hướng giải quyết thống nhất nội dung bài học

+ Ứng dụng vào thực tế cuộc sống…

* Cũng như các môn học khác, môn Sinh học đòi hỏi sự tư duy, chuẩn bị trước ở nhà Tuy nhiên, nó cũng có đặc trưng riêng, đó là óc quan sát và kỹ năng tích hợp nhạy bén Cho nên thái độ học tập tích cực, thói quen học bài cũ, soạn bài mới là yếu tố hết sức quan trọng và hết sức cần thiết Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mục tiêu nói trên được thực hiện có hiệu quả – nghĩa là không hoàn toàn áp đặt mà phần lớn là dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác của học sinh Để phần nào giải quyết vấn đề trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau đây:

* Sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập cũng như ý thức đạo đức của học sinh Bên cạnh quá trình dạy học của nhà trường thì yếu tố gia đình cũng có tác động mạnh mẽ đến các em Kết hợp với việc học trên lớp dần dần các em sẽ thấy được hiệu quả của bước học trước một lần Cũng từ đây, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị và tầm quan trọng của vở chuẩn bị bài

* Giáo viên cần xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài học, phải nghiên cứu thật kĩ bài học trong sách giáo khoa, sách tham khảo… nhằm nắm được nội dung kiến thức cơ bản mình cần truyền đạt và khối lượng kiến thức học sinh có thể chiếm lĩnh Từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể để học sinh ở từng bài

* Với những kiến thức đã từng học, kiến thức mang tính chất giới thiệu hoặc dễ hiểu hơn có thể hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trong sách giáo khoa, kết hợp với những hiểu biết của các em, hỏi bạn bè … và vào tiết sau có thể cho các tự đứng trước lớp thuyết trình nhằm kích thích tính độc lập sáng tạo trong mỗi học sinh và còn rèn cho mỗi học sinh khả năng tự tin khi trình bày một vấn

đề trước đám đông Đó là tạo cho tạo cho học sinh một tâm lý tự tin trước đám đông

* Nghiên cứu những tài liệu tham khảo, nắm những nội dung có liên quan đến bài học Chuẩn bị những đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung của bài giảng đó

* Một số nội dung hướng dẫn chuẩn bị ở một số bài:

- Bài “rêu, cây rêu” – Sinh 6 Giáo viên yêu cầu học sinh cần phải xem lại những bài có liên quan như: bài thụ tinh, kết quả và tạo hạt, bài vận chuyển các chất trong thân… các khái niệm về mạch rây, mạch gỗ… Chuẩn bị một số cây rêu, Đọc trước bài và trả lời trước câu hỏi mục  theo sự hiểu biết của mình vào vở bài tập GV có thể lấy 1 mẫu cây rêu trước để cho các em thấy và chuẩn

bị cho đúng với yêu cầu của giáo viên

- Bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát - sinh học lớp 7 Hướng dẫn cho HS đọc trước bài, trả lời trước các câu hỏi mục  từng mục vào vở bài tập Ở phần các loài khủng long Giao cho bốn nhóm học sinh về nhà viết một

Trang 6

bài trình bày sự ra đời phồn thịnh và diệt vong của khủng long Giáo viên chỉ việc chỉnh sửa hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh Làm như vậy giúp các em có thể tự lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động hơn

- Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP – Sinh Học 7 Cần hướng dẫn cho HS:

Đọc trước bài ở nhà vài lần, trả lời theo hiểu biết của mình các câu hỏi mục  của từng mục trong bài

Trong bài có 3 bảng để HS hoàn thành cho nên phải dặn dò HS kẻ trước vào vở bài tập để khi đến lớp học không mất thời gian ngồi kẻ, theo dõi bài không kịp

- Bài 31 TH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CÁ CHÉP - Sinh học 7 Cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Cần tìm hiểu trước

Đời sống cá chép: nơi sống, thức ăn, nhiệt độ cơ thể, quá trình sinh sản

Cấu tạo ngoài:

+ Cơ thể của cá chép được chia làm mấy phần ? Mỗi phần gồm có những

bộ phận nào ?

+ Kẻ trước Bảng 1 SGK/ 103

+ Tìm hiểu chức năng của vây cá

Mỗi cá nhân chuẩn bị 1 con cá chép nhỏ còn sống để quan sát các hoạt đông của vây cá

- Bài 12 Thực Hành: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG – sinh 8 Cần hướng dẫn kỹ cho HS chuẩn bị các dụng cụ cần cho thực hành:

Chuẩn bị theo nhóm (4 – 6 em) phải có: 2 thanh nẹp dài 30 – 40 cm, rộng 4 – 5cm, dày khoảng 0,6 – 1cm bằng gỗ hoặc bằng tre bào nhẵn; 4 cuộn băng y tế mỗi cuộn 2m; 4 miếng vải sạch kích thước 20x40cm (hoặc 4 miếng gạc y tế)

Đọc trước phần nội dung các bước tiến hành nhiều lần, có thể tóm tắt cách làm trước vào vở bài tập để nắm

- Bài 19 Thực Hành: SƠ CỨU CẦM MÁU – Sinh 8 Cần hướng dẫn kỹ cho HS chuẩn bị các dụng cụ cần cho thực hành:

Chia nhóm chuẩn bị dụng cụ: Phải có: Băng 1 cuộn, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm (10x30 cm)

Đọc trước phần nội dung thực hành thật kỹ, có thể tóm tắt trước từng bước làm vào vở bài tập theo cách làm mình hiểu

-

3 Kết quả đạt được.

- Số HS về nhà chuẩn bị bài mới tốt ngày càng tăng

- Số HS xây dựng bài trong giờ học càng lúc càng tăng

- Tạo cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu

- Chất lượng giờ học nâng lên, lớp hoạt động sôi nổi, học sinh có thể tự ghi chép thành bài học

Trang 7

- Nếu làm công việc này một cách đều đặn và tâm huyết thì khả năng tự học tự nghiên cứu của học sinh sẽ được nâng cao Đây cũng là một trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy

- Sau một thời gian vận dụng vào 2 lớp 7A6 và 7A7 từ nữa sau học kì I đến nay thì kết quả đạt được như sau:

Lớp sốSỉ HS có chuẩn bị bài

Số HS xung phong trong giờ học

4 Bài học kinh nghiệm.

- Định hướng cho học sinh phương pháp và cách thức học hiệu quả trước thực trạng hiện nay Dễ thực hiện cho mọi cá nhân học tập Tạo cho học sinh có thói quen tốt trong học tập, hạn chế thói quen tham gia những cuộc vui vô bổ Rèn luyện cho HS ý thức học tập hàng ngày Giải thóat cho Hs tâ lí nặng nề khi đến lớp, vào tiết học và những giờ kiểm tra Giúp học sinh hứng thú, phấn khởi học, tích cực học hơn Hạn chế được thực trạng đến lớp 03 không: Không làm bài tập – không làm bài cũ – không sọan bài mới

- Muốn thực hiện tốt những vấn đề trên người thầy phải biết mình phải dạy học sinh làm việc theo những sách nào về bộ môn mình Giáo viên cũng phải xem qua tài liệu của SGK và chú ý hơn những phần nào cần giải thích hợp

lý ngay trong tiết học, phần nào giáo viên giao cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà

- Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bài của các em nhất là những thời gian đầu khi nhận lớp

- Sau kết thúc một giờ học, giáo viên thường dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là bước đệm rất quan trọng cho bài học mới đạt kết quả

- Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà, giáo viên không nên chỉ đơn giản nhắc các em đọc trước bài mới, mà cần nêu cụ thể câu hỏi khi đọc xong bài đó để các em có thể trả lời được Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh đọc sách có mục tiêu cụ thể, rõ ràng

- Thường xuyên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu mỗi học sinh

có vở bài tập để chuẩn bị bài ở nhà

5 Khả năng ứng dụng.

Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn trường

Có thể áp dụng cho các lớp, các môn khác

KẾT LUẬN

Để phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học là một yêu cầu mà bất cứ giáo viên nào cũng luôn mong muốn và luôn sử dụng mọi phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu trên

Trang 8

Cũng như nhiều bộ môn học khác, môn Sinh học hiện nay đang thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi vì kết quả học tập của bộ môn Sinh học không cao Rất nhiều học sinh sợ học, không thích học

Vậy phải làm thế nào để tạo hứng thú học tập hơn cho học sinh trong giờ học sinh học? - Để có một giờ học thành công, đạt hiệu qủa giáo viên phải kết hợp rất nhiều biện pháp dạy học từ phương pháp truyền thống đến các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh theo tinh thần đổi mới Và dù sử dụng theo các phương pháp dạy học nào thì một giờ giảng đạt hiệu quả cao không thể thiếu sự chuẩn bị trước bài học của học sinh ở nhà

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình giảng dạy Trên cơ sở đó tôi đã xây dựng nên sáng kiến kinh nghiệm này nhằm góp phần vào việc định hướng cho HS xây dựng thói quen chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn và có hiệu quả hơn Tuy nhiên

đó là sự tổng hợp theo ý kiến của cá nhân tôi nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Mong các quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để được hòan thiện hơn

Ngan Dừa, Ngày 21 tháng 11 năm 2015

Người viết sáng kiến

Thái Văn Bằng

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo sinh học 6,7,8

- Thông tin từ internet,

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn sinh học chu kỳ III MỤC LỤC. Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 – Cơ sở lí luận: 1

2 – Cơ sở thực tiễn: 1

NỘI DUNG 2

1 Thực trạng 2

2 Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà 3

3 Kết quả đạt được 6

4 Bài học kinh nghiệm 7

5 Khả năng ứng dụng 7

KẾT LUẬN 7

Trang 10

Xét duyệt hội đồng khoa học nhà trường

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày đăng: 27/02/2016, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w