Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải ở Việt Nam Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nh
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi con người ngày càng phát triển thì cũng là lúc mà chúng ta càng tác động nhiều đến môi trường, trong đó phần lớn là những tác động xấu Chính vì thế môi trường hiện nay đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia Nguy cơ về môi trường cực kì nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát truển – nơi mà nhu cầu hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo về tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống Trong đó, Việt Nam của chúng ta chính là một trong những nước đứng đầu trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển phải đối diện với các nguy cơ về môi trường
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong
xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Trong những biện pháp mà nhà nước ta sử dụng trong lĩnh vực này và cũng như trong tuyệt đại đa số các lĩnh vực khác trong đời sống, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng Sự xuất hiện và vai trò ngày
Trang 2càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường
Đi vào chi tiết hơn chúng ta có thể thấy rằng, một trong những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là vấn đề quản lý chất thải Quản lý không tốt vấn đề này, rất có thể Việt Nam sẽ trở thành bãi rác thải của thế giới
B NỘI DUNG
I Các khái niệm
1 Khái niệm về chất thải và phân loại chất thải
Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn
Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng
và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và
sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí
Chất thải được phân loại phụ thuộc vào nhiều tiêu chí Chẳng hạn, phân theo dạng thì ta có chất thải dạng rắn (túi ni long, rác hữu cơ,…) dạng lỏng (nước thải…) dạng khí (khói bụi, khí độc,…); theo nguồn phát sinh ta có chất thải sinh hoạt (phát sinh trong qua trình hoạt động sống thường ngày của con người như túi nilon, hộp đựng thức uống,….), chất thải công nghiệp (sinh ra trong quá trình sản xuất và mỗi ngành nghề phát sinh những chất thải khác nhau như xi mạ có kim loại, sản xuất xi măng có bụi đất đá ) và chất thải nông nghiệp (sinh ra trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi …)
2 Hoạt động quản lý chất thải
Trang 3Quản lý chất thải là hoạt động của con người bao gồm thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tận dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải
II Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải ở Việt Nam
Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh
có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi trường Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải trong phạm vi
cả nước, kiểm soát chất thải ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý
và tiêu hủy chất thải
Quản lý chất thải nguy hại
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại Đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân:
• Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
• Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặt hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ,
Trang 4rơi vãi, phát tán ra môi trường Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường
• Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền
về phân luồng giao thông quy định Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự
cố do chất thải nguy hại gây ra
• Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường
• Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường
Quản lý chất thải rắn
Tương tự như chất thải nguy hại, việc quản lý chất thải rắn cũng được quy định
thành một quy trình để triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, vận chuyển đến việc xử lý, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại Không dừng lại ở đó, pháp luật còn quy định về việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các cơ sở tái chế, tiêu hủy và khu chôn lấp chất thải rắn, quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn, quy định về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong quản lý chất thải rắn
Quản lý nước thải và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ
Pháp luật quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cá nhân, đô thị, các tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong việc xử lý nước thải đó là cần tập trung thu gom nước thải và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường
Trang 5Bùn thải từ hệ thống nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại
Pháp luật cũng quy định về các đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải và điều kiện cần thiết của một hệ thống nước thải, đồng thời yêu cầu chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải cần phải thực hiện quan trắc định kỳ trước và sau khi xử lý
Về việc kiểm soát bụi, khí thải, hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: tổ
chức, cá nhân hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải, gây tiếng ồn, độ rung,ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải cũng như kiểm soát, xử lý tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ đạt tiêu chuẩn môi trường; yêu cầu các thiết bị giao thông, máy móc phải có bộ phận lọc giảm bụi, khí thải Khí thải có yếu tố nguy hại được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại Ngoài ra, nhà nước nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh
và sử dụng pháo nổ Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa sẽ thực hiện theo quy định của Thủ tướng chính phủ
III Đánh giá về thực trạng quản lý chất thải hiện nay và phương
hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất thải
1 Thực trạng quản lý chất thải hiện nay
Mục đích của pháp luật quản lý chất thải là bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng Thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định về trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước về môi trường: quyền, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân liên quan đến quản lý chất thải Pháp luật quản lý chất thải đã phân định rõ quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao Đồng thời pháp luật còn định hướng cho hành vi, xử sự của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng các chất thải nguy hại vào môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống
Trang 6Trong xu thế hội nhập hiện nay, với việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp luật về quản lý chất thải đã góp phần đáng kể hạn chế các vi phạm về môi trường thông qua các biện pháp cụ thể Mặt khác, không thể không nói đến rằng trong công tác quản lý chất thải ở nước ta đã có phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, và giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại ở các cơ sở; thanh tra, phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm
Mặc dù vậy, quá trình quản lý chất thải ở Việt Nam cũng vẫn bộc lộ không ít hạn chế:
Chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại:
Việt Nam chưa có hướng dẫn thực hiện theo pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến chất nguy haị Bộ Tài nguyên và Môi trường có trang web Hệ thống quản lý chất thải nguy hại http://www.capphep.chatthainguyhai.net còn đang thử nghiệm và chưa hoàn chỉnh
Không kiểm soát hết được các hành vi vi phạm
Vi phạm pháp luật về quản lý chất nguy hại là rất nhiều, số lượng vụ việc được phát hiện, khởi tố điều tra rất hạn chế Tình trạng doanh nghiệp lừa dối, dấu chất nguy hại trong hàng hoá xuất nhập khẩu không khai báo rất phổ biến
Quy hoạch vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất nguy hại chưa theo đúng quy định của pháp luật và chưa đúng với công nghệ xử lý chất nguy hại.
Qua khảo sát tình hình quản lý môi trường các KCN, hầu hết các KCN không thực hiện quy hoạch khu xử lý chất thải rắn, chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn KCN, chưa thiết lập hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại 1
Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập
1 Sở tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn 2011 Hầu hết các Khu công nghiệp không quy hoạch khu xử lý chất thải rắn Sở tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn 21/08/2011 Địa chỉ truy cập:
<http://tnmtlangson.gov.vn/index.php?nre_ls=News&go=print&sid=3>
Trang 7Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải tương đối nhiều, hiệu quả pháp lý khác nhau, làm cho các bên hiểu khác nhau, không rõ trách nhiệm cho cơ quan nào, các bên đổ lỗi cho nhau
Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy
Vì các khái niệm đưa ra không rõ ràng, không thống nhất, khái niệm chuyên môn, khái quát, mơ hồ, tối nghĩa, nên thực tế có những cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan Nhà nước và với doanh nghiệp Các quy định của pháp luật còn phân tán trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dẫn đến chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn
Các văn bản kém ổn định
Văn bản kém ổn định làm mất hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và ảnh hương đến hoạt động của người bị quản lý
Các văn bản mới ban hành xong, lại sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 17/03/2009 thì ngày 04/06/2009 Bộ đã phải ban hành thông tư 29/2009/TT-BNN sửa đổi bổ sung thông tư này
2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất thải
Từ những trình bày ở trên cho thấy việc xây dựng cơ chế quản lý chất thải nguy hại ở nước ta phải quán triệt quan điểm: kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng một
hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách quản lý “mềm” phù hợp với đặc thù của Việt Nam nhằm đảm bảo sự cân bằng hai lợi ích - vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế và vừa ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại đến môi trường
Một hệ thống pháp luật “cứng” là việc xây dựng một hệ thống các văn bản pháp
lý quy định chi tiết và đầy đủ trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại như: các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý tiêu huỷ chất thải nguy hại cũng như các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm Bên cạnh đó, chúng
ta cũng cần phải biết “mềm” hoá việc thực thi pháp luật bằng các cơ chế, chính
Trang 8sách phù hợp nhằm tạo điều kiện kích thích cho việc đầu tư phát triển nền kinh tế nhưng vẫn kiểm soát và ngăn ngừa được ô nhiễm do việc phát sinh các chất thải nguy hại gây ra
Để cụ thể hoá cho quan điểm trên, theo em cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể
Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc chọn lựa địa điểm, thiết kế xây dựng, vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại Nghiên cứu, ban hành các hướng dẫn về phương pháp tính để xây dựng phí thu gom, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại Ban hành danh mục các loại phế liệu, phế phẩm (trong đó có quy định khống chế tỷ lệ chất thải nguy hại) được phép nhập khẩu dùng trong sản xuất công nghiệp
Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý các vi phạm
Hiện nay, các mức phạt theo các quy định tại Nghị định số 26/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là quá nhẹ, không hợp lý và còn nhiều điểm quy định rất chung chung (ví dụ: theo Điểm b, Điều 16 Nghị định 26/CP, mức phạt cao nhất chỉ là 15.000.000đ áp dụng đối với hành vi chôn vùi, thải các chất thải nguy hại quá giới hạn cho phép với khối lượng lớn, thời gian khắc phục hậu quả lâu dài) Ngay cả trong 10 tội danh tại Chương 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội phạm về môi trường cho thấy các mức xử lý các
cá nhân vi phạm cũng còn rất thấp (chỉ có từ 5 – 10 năm là tối đa) Ở đây, chúng
ta thử một phép so sánh một cá nhân nếu phạm tội cố ý giết người trong Luật hình sự có thể bị kết án tử hình Tuy nhiên, chủ một doanh nghiệp cố ý thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, gây nên nhiều căn bệnh nan y dẫn đến tử vong cho nhiều người trong một thời gian dài thì chỉ bị phạt tiền hoặc phạt tù ở mức độ thấp – đây là một điều chưa hợp lý Trong thời gian qua có rất nhiều tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định này và vẫn thường xuyên tái phạm vì tiền phạt không thấm là bao
so với việc phải đầu tư trang thiết bị cho công tác xử lý chất thải nguy hại Vì
Trang 9vậy, sự nghiêm minh và tính răn đe của pháp luật chưa được phát huy hiệu lực Giải pháp đề ra trong thời gian tới là: chúng ta cần sửa đổi, bổ sung các mức xử phạt đúng đắn, sát với tình hình thực tế của công tác quản lý chất thải nguy hại nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý trong vấn đề này
Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp
Các chính sách về tài chính
+ Thu lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm:
Các phí này là loại thuế hoặc phí trực tiếp đánh vào các chất thải nguy hại tại điểm được sản sinh ra hay tại điểm đổ bỏ Mục tiêu chính của những thuế này là kích thích các nhà sản xuất sử dụng các phương pháp hạn chế và giảm thiểu chất thải Đánh thuế trực tiếp vào một số sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như xăng, dầu có chì, nhà máy nhiệt điện, thuốc trừ sâu, một số hoá chất, năng lượng
+ Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch và tạo điều kiện cho việc hình thành các công ty vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ những nguồn vốn khác nhau (vốn liên doanh, vốn cổ phần hoặc vốn tư nhân) bằng các cơ chế tài chính như: miễn thuế, giảm thuế, cho vay tín dụng
ưu đãi )
Các chính sách về quản lý hành chính và đầu tư khoa học công nghệ
+ Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường Cần tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn cũng như luật pháp đề đội ngũ này có khả năng thực thi có hiệu quả công tác kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
+ Xây dựng những khu công nghiệp tập trung bao gồm nhiều nhà sản xuất để
có phương án tập trung xử lý chất thải, cách này giảm được chi phí riêng biệt cho các nhà sản xuất và tránh được ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực khác nhau
Trang 10+ Khuyến khích việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại
Công tác tuyên truyền, giáo dục
Khuôn khổ pháp lý là cần thiết nhưng ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường cũng đóng góp một vai trò quan trọng, phù hợp với quan điểm chung: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”, tất cả cùng hướng đến mục đích vì một sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai cho đất nước Vì vậy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chất thải và pháp luật về quản lý chất thải, phân tích làm cho nhân dân hiểu được rằng đây là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm và “tai hoạ sẽ đến với tất cả chúng ta, không kể người giàu hay nghèo” nếu không ý thức được điều này
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình hội nhập chúng ta cần:
+ Tích thực nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới trong vấn đề quản lý chất thải để tìm ra các giải pháp, các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
+ Thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế sẽ giúp cho các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải đạt kết quả cao hơn Thông qua các hoạt động như trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ về tài chính, chúng ta sẽ có điều kiện triển khai giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý chất thải, nhất là vấn đề vốn và công nghệ
+ Tham gia xây dựng và thực hiện các công ước quốc tế về lĩnh vực quản lý chất thải cũng cần coi là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách bảo vệ môi trường bởi nói không chỉ thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ sự phát triển bền vững của riêng đất nước chúng ta mà còn là trách nhiệm chung đối với sự tồn tại và phát triển của toàn nhân loại