HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ
3.1. Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà
Quần đảo Cát Bà chính thức được tổ chức Văn hoá-Khoa học-Giáo dục của Liên Hợp Quốc(UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ ngày 19/12/2004. Cát Bà là điểm du lịch độc đáo của Hải Phòng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, cần có những định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà.
Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008-2015, phê duyệt đièu chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, và tầm nhìn đến năm 2050, là cơ sở cho hang loạt các dự án được Chính phủ định hướng đầu tư để đưa du lịch Hải Phòng, đặc biệt là đảo Cát Bà đi lên thành khu vực du lịch tập trung có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Hiện tại Chính phủ đang rất ưu tiên xúc tiến thực hiện các dự án do Trung ương đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng. Cụ thể là những dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng(đường 5B), dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu Đình Vũ-Cát Hải, cảng Đình Vũ tiếp tục hoang thành giai đoạn II, cải tạo nâng cấp các bến tàu khách Cát Bà, Gia Luận, Bến Bèo, cảng hàng không quốc tế Cát Bi xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.
Phát triển du lịch là một chính sách được Chính phủ tập trung ưu tiên phát triển tại Hải Phòng, trong đó Cát Bà là trọng điểm. Đảo Cát Bà có lợi thế là khu dự trữ sinh quyển thế giới đang ngày càng biết đến như một địa điểm tham quan đầy lrs tưởng với khách du lịch. Nói một cách chính xác, lượng du lịch đến với Cát Bà đang đóng góp vào mức tăng trưởng du lịch hàng năm của Hải Phòng và tạo ảnh hưởng tích cực đến ngành du lịch Việt Nam.
Ông Vũ Tiến Bảy-Trưởng phòng VH,TT&DL huyện Cát Hải cho biết:”cơ sở hạ tầng, để phát triển kinh doanh du lịch, gồm nhà hàng, khách sạn ít, quy mô thấp không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của khách du lịch,nhất là khách nước ngoài.Cát Bà được đánh giá là khu du lịch đẹp của Việt Nam, nhưng mức độ đầu tư chưa tương
xứng nên chất lượng dịch vụ thấp, thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Cát Bà chắc chắn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhờ những công trình lớn mà Chính phủ đang triển khai, cộng với sự đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch như dự án Cát Bà Amatian(Dự án khu đô du lịch Cát Giá-Cát Bà) với chủ đầu tư là công ty Vinacenx- ITC.”
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành chỉ ra những tiềm năng, lợi thế là khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn biển và công viên địa chất, những thách thức trong quá trình phát triển và bảo tồn đảo Cát Bà là không nhỏ với yêu cầu cần tăng cường kết nối Cát Bà với thành phố và các trung tâm du lịch khác; công tác quy hoạch chưa theo kịp sự phát triển; cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch cao cấp còn thiếu…
Chủ tịch chỉ đạo, các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với huyện Cát Hải để đẩy nhanh công tác quy hoạch theo hướng phát triển du lịch dịch vụ sinh thái; tiếp cận và đón bắt dịch vụ mới khi Cát Bà nằm liền kề với cảng nước sâu; gắn phát triển với bảo tồn giá trị của quần đảo, đặt con người làm trung tâm; hoàn thiện quy hoạch lồng bè trong quý 2 theo hướng giảm 50% số ô lồng và chỉ để 5000 đến 6000 ô lồng.
Chủ tịch yêu cầu huyện phối hợp Sở Văn hóa- thể thao và du lịch tổng kiểm tra, đánh giá lại tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, cảnh quan, cơ sở hạ tầng, các vịnh và bãi tắm, cơ sở lưu trú, hệ thống điện nước, xử lý rác và nước thải trên đảo để có định hướng phát triển bền vững và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch; tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra trong quá trình quản lý nhà nước, trước mắt thí điểm về giải pháp cho giao thống ra đảo; cơ chế quản lý vịnh; mức thu phí tham quan vịnh; giao cho chủ tịch huyện chịu trách nhiệm về cơ chế quản lý môi trường trên các vịnh.
Chủ tịch đề nghị các ngành và huyện chủ động, nhanh chóng tháo gỡ, xử lý vướng mắc khó khăn của các dự án đầu tư phát triển du lịch và phục vụ dịch vụ du lịch trên đảo, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc xem xét, phê duyệt thẩm định các dự án trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩn, tiêu chí, trong đó ưu tiên dự án phát triển du lịch sinh thái, xanh, sạch và thân thiện với môi trường.
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà
3.2.1. Công tác quy hoạch tổng thể
Để Cát Bà xứng tầm khu du lịch quốc gia và quốc tế, trước hết công tác quy hoạch phát triển du lịch phải đặt lên hàng đầu, trong đó quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết cần có tầm nhìn xa, nhưng lại phải cụ thể, để có sự đầu tư thích đáng cho ra
tấm, ra miếng, có sự phân kỳ vừa sức. Trong buổi làm việc với huyện Cát Hải cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành chỉ đạo: “Cần triển khai nghiêm ngặt việc xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư vào Cát Bà, bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chí, trong đó ưu tiên các dự án du lịch xanh, sạch, thân thiện với môi trường”. Việc xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn quy mô lớn, hiện đại với chất lượng quốc tế, các điểm du lịch trên đảo và dưới biển phong phú như sân golf, khu du thuyền, lặn biển, khám phá khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà là cần thiết. Thành phố, huyện đảo tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp và xây mới các cơ sở, dịch vụ du lịch ở Cát Bà, đẩy nhanh dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp Resort Cát Cò 2; dự án sân golf 9 lỗ ở Xuân Đám; dự án khu nghỉ dưỡng và suối khoáng nóng Xuân Đám; khu đô thị du lịch Cái Giá… Cát Bà phù hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, tham quan rừng biển, du lịch văn hoá... Huyện Cát Hải cũng đề nghị thành phố Hải Phòng và các sở ngành quan tâm bổ sung quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế, xã hội huyện Cát Hải, lập quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn khu vực Cát Bà và quy hoạch phát triển một số ngành kinh tế, đặc biệt là là ngành du lịch; sớm công bố quy hoạch huyện Cát Hải, triển khai nhanh các dự án xây dựng 3 hồ chứa nước trên đảo, đầu tư hệ thống cấp nước từ suối Gôi( xã Xuân Đám) về thị trấn Cát Bà, tiếp tục thực hiện dự án mở rộng và nâng cấp hai tuyến đường xuyên đảo; đầu tư nâng cấp và nghiên cứu cơ chế quản lý, vận hành hai tuyến phà Đình Vũ-Ninh Tiếp, Bến Gót-Cái Viềng; đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án đầu tư các trạm biến áp và đường dây tải điện 110KV Chợ Rộc-Cát Bà; điều chỉnh và cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải thị trấn Cát Bà, dự án nạo vét vịnh Cát Bà, thành lập ban quản lý vịnh Lan Hạ; có phương án giải quyết để triển khai tuyến xe búyt, điều chính các điểm cho tàu du lịch lưu trú qua đêm trên vịnh Lan Hạ…
Đó là hướng đi để Cát Bến trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, xứng đáng là trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.
3.2.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái
Giải pháp thiết yếu nhất và quan trọng nhất để phát triển du lịch sinh thái là giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái cho những đối tượng có liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, các hướng dẫn viên, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước.
Giáo dục tuyên truyền đối với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và các nhà hoạch định chính sách liên squan đến bảo tồn và du lịch có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch du lịch sinh thái. Đối với ho cần phải nhấn mạnh đến tiêm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng phải lưu ý họ về tầm quan trọng của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn.
Đào tạo giáo dục hướng dẫn viên nên được tiến hành chính quy trong các trường đại học, cac đẳng, trung cấp dậy nghề. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương.
Khách du lịch là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong định nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự.
Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức.Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình,tranh ảnh,các chương trình biểu văn nghệ... Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương (huyên, xã ), những người có uy tín trong cộng đồng chẳn hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân … Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn được dân nghe theo. Nên lấy người địa phương làm nhà quản lý khu du lịch sinh thái nếu có thể .
Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người Việt Nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của Việt Nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác
động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.
Đối với học sinh, sinh viên nên có những chương trình giáo dục du lịch sinh thái kết hợp với giáo trình của nhà trường. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên có chương trình giáo dục ngay từ cấp một vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn đối với những gì được dạy. Đối với những đối tượng lớn hơn nên chỉ lưu ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ thường thích làm trái lời để thể hiên sự trưởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để làm vậy.
Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với người dân trong nước, cần phải tuyên truyền du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối tượng khách nước ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà lưu niệm địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
3.2.3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái.
Trong nhiều năm qua,Cát Bà đã được xác định là điểm du lịch sinh thái quan trọng thu hút 500 nghìn lượt khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với áp lực của hoạt động du lịch đã tác động không nhỏ đến môi trường tại Cát Bà. Cuối năm 2008, Ban quản lý Vườn quốc gia Cát Bà đã tiến hành khảo sát điều tra với 300 lượt khách trong và ngoài nước về những tác động đến môi trường tự nhiên. Theo đó, cho thấy nguyên nhân chính gây tác động đến môi trường là do hoạt động du lịch và do cộng đồng địa phương. Ngoài ra, còn do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các thành phần kinh tế khác. Các nguồn gây tác động đến môi trường bao gồm nước thải, rác thải tuy chưa đến mức độ ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước và không khí, nhưng gây tác động không nhỏ đến động thực vật biển. Hệ thống thu gom rác thải tại các địa phương chưa toàn diện, các thùng rác đã co mặt tại các điểm công cộng nhưng còn hạn chế, hệ thống thu gom rác thải trên mặt nước còn chưa hiệu quả, khu vệ sinh công cộng còn thiếu, hệ thống thông tin chỉ dẫn về môi trường chưa hoàn thiện…Một nguyên nhân không kém phần quan trọng tác động đến môi trường tự nhiên ở Cát Bà là do hoạt động của hàng ngàn tàu đánh cá, tàu khách, tàu chở dầu.. đều xả thẳng nước và rác thải xuống biển làm môi trường biển bị ô nhiễm, làm chết các rạn san hô và các sinh vật biển. Như vậy, cần có những giải pháp để bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, cũng như gây được ấn
tượng tốt trong lòng khách du lịch. Chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan cần tiến hành đồng bộ các biện pháp như:
- Cần lắp đặt thêm các biển hướng dẫn nhắc nhở khách bỏ rác đúng nơi quy định, đặt thêm các thùng rác công cộng, có biện pháp xử lý nước thải, rác thải tốt hơn. - Tăng cường hệ thống thông tin về môi trường nhằm hướng dẫn thực hiện đúng
quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời cảnh báo cho khách biết về tình trạng môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân; xây them các khu vệ sinh công cộng.
- Chính quyền địa phương cần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng địa phương để họ tự giác chấp hành quy chế bảo vệ môi trường, không xả rác thải bừa bãi; có chế tài cho các công trình xây dựng ven biển, hoạt động du lịch, dịch vụ, các khu vui chơi giải trí; trên biển buộc phải có hệ thống xử lý rác thải, đảm bảo nước thải không gây ô nhiễm theo quy định; có các biện pháp mạnh nhằm xử lý nhiêm khắc những người vi phạm về luật bảo vệ môi trường.
Ngoài việc bảo vệ môi trường thì việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái là rất quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Bảo vệ tài nguyên đất
Chiến lược sử dụng và bảo vệ môi trường tài nguyên đất Hải Phòng phải gắn với chiến lược phục hồi rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi rừng ngập mặn. Đến năm 2005 phải có chính sách bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tăng