1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình tội phạm giết người - Nguyên nhân giải pháp phòng ngừa

19 5,7K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu tội giết người nói chung và tình hình tội phạm nói riêng đang là một vấn đề vô cùng cấp bách nhằm

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn vượt bậc, đó là sự nổ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Kinh tế tăng trưởng giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý và kinh tế thị trường Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt hạn chế của nó, nó ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn

đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội giết người nói riêng

Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng nhức nhối, có

xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến

sự phát triển chung của đất nước Trong đó có nhiều vụ giết người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, những tranh chấp không đáng kể, những hành vi giết người này chủ yếu xảy ra trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, vợ chồng Tội giết người diễn ra với tính chất nhất thời, xem thường tính mạng của người khác gây nên đau thương, tang tóc cho gia đình nạn nhân không những như thế mà còn gây mất trật tự an toàn, xã hội, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân

Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu tội giết người nói chung và tình hình tội phạm nói riêng đang là một vấn đề

vô cùng cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm, đưa

ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, chống tội phạm và tội giết người, tiến tới đẩy lùi tội giết người trong thời gian sắp tới

2 Phạm vi nghiên cứu

Trong các tội xâm phạm thì tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì tội xâm phạm tính mạng là nguy hiểm nhất trong xã hội, vì hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác, một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người Tuy nhiên trong nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh vấn đề tình hình tội giết người, để tìm ra những vấn đề cốt lỗi, trọng tâm của tội phạm này để có biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm có hiệu quả

3 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ tình hình tội phạm giết người, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội

để có những hướng giải quyết có hiệu quả cao, phân tích đánh giá, những yếu tố cấu

Trang 2

thành tội giết người để từ đó đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

4 Phương pháp nghiên cứu

Niên luận được xây dưng trên cơ sở, vận dụng những kiến thức đã học, thu nhập và tổng hợp tài liệu có liên quan và kết hợp xem xét các vụ án trên thực tế để chứng minh và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp thu nhập tài liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Cơ cấu niên luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về tội giết người hiện nay.

Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân của tình hình tôi phạm giết người hiện nay.

Chương 3: Những giải pháp đấu tranh phòng chống tội giết người

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI HIỆN NAY

1.1 Khái niện tội giết người.

Giết người là hành vi trái cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật

Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích ( khi có lỗi cố ý gián tiếp) Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt1

1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội giết người.

1.2.1 Khách thể của tội giết người.

Khách thể của tội phạm là một trong một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm Khách thể là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp của người khác

Nếu quan hệ xã hội không bị xâm phạm thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm Do đó khi đề cặp đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại

Trong luật hình sự Việt Nam, khách thể được bảo vệ là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chế độ Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa, tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên những lĩnh vực khác của trật tự xã hội

Khách thể tình hình tội phạm giết người là xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái pháp luật Điều 71 Hiến Pháp 1992 khẳng định quyền được sống, quyền bảo vệ tính mạng, không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác trong bất kì hình thức nào Trong luật hình sự, Nhà Nước bảo hộ tính mạng của công dân bằng cách quy định tội phạm và hình phạt đối với tội xâm phạm tính mạng Điều này thể hiện tại Điều 93 Bộ Luật hình sự giết người là hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật vì thế ngưới phạm tôi giết người phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc đúng pháp luật

1

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%BFt_ng%C6%B0%E1%BB%9Di

Trang 4

1.2.2 Mặt khách quan của tội giết người.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm tác động, gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ

Dấu hiệu khách quan của tội phạm bao gồm:

- Hành vi của tội giết người

- Hậu quả của tôi giết người

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành và hậu quả

Ngoài ra còn có phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi giết người, thời gian không gian xảy ra hành vi giết người

- Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng

- Của người một cách trái pháp luật và bằng mọi thủ đoạn

- Hậu quả của tội giết người là gây ra cái chết

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả người có lỗi và cái chết gây ra cho người bị hại

Hành vi khách quan của tôi giết người là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan có sự điều khiển của ý chí lẫn ý thức Nói cách khác hành vi tước đoạt tính mạng sống của người khác là hành vi có khả năng dẫn đến cái chết, chấm dứt sự sống của người đó dưới bất kì hình thức nào, thường thì hành vi tước đi mạng sống của người khác được thể hiện thông qua các hành động như đâm, chém, bắn Ngoài ra khách quan của tội giết người thể hiện qua không hành động đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải làm công việc nhất định để đảm bảo sự an toàn cho người khác nhưng họ không hành động không thực hiện những nghĩa vụ đó gây ra cái chết cho nạn nhân

Ví dụ: Người vợ bị bệnh tật không thể đi đứng được khi đói phải có người cho

ăn, nhưng do người chồng mê cờ bạc, rược chè, đã bỏ đói vợ mình cho đến chết đi Do

di luận cũa xã hôi người chồng bị nhiểm HIV thì người vợ không lo lắng chăm sóc cho người chồng mà nhót người chồng trong phòng và không cho ăn cơm bỏ đối cho đến chết Đúng ra người chồng phải lo lắng và chăm sóc cho người vợ và ngược lại người

vợ cũng chăm sóc lo lắng cho người chồng Chính vì không hành động của người không phạm đã gây ra cái chết cho nạn nhân

Hành vi tước đoạt tính mạng của người là hành vi trái pháp luật bị pháp luật cấm nghiêm cấm, không cho phép thực hiên Vì vậy không thể coi là phạm tội giết người nếu hành vi đó không bị pháp luật cấm, không được quy định trong bộ luật hình

sự năm 1999 Ngoài ra có những trường hợp dẫn đến cái chết cho nạn nhân nhưng không phải là tội phạm, chẳng hạn như trường hợp phòng vệ chính đáng ( Điều 15 Bộ Luật Hình Sự ) Đây là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của nhà

Trang 5

nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích của mình mà chống lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên

Ví dụ: Lực lượng công an đang truy đuổi bắt tên tội phạm nguy hiểm, trên

đường truy đuổi tên tội phạm đã dung sung bắn trả cac anh đã tranh được, đến một con hẻm anh A đã đối mặt với tên tội phạm, hắn bắn chúng vai anh A và định bắn thêm phát nửa Nhưng anh A nhanh tay hơn và đã bắn trúng tên tội phạm và hắn chết khi trên đường đưa đi cấp cứu Hành vi của anh A không coi là tội phạm giết người Đây

là hành vi nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra, ngoài ra chúng ta còn kể đến những trường hợp tình thế cấp thiết hoặc thi hành hình phạt tử hình…

Trong những trường hợp nêu trên trong thực tiển xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng của người khác do được sự đồng ý của nạn nhân đều là hành

vi trái pháp luật Ví dụ: Tước đoạt tính mạng của người mất bệnh hiểm nghèo không

thể cứu chữa, hết hy vọng, và đang trong tình trạng đau đớn, theo yêu cầu của nạn nhân và gia đình cho họ chết Tuy nhiên trong thời gian gần đây pháp luật của một số nước trên thế giới lại cho phép và công nhận việc tước đọat tính mạng người khác trong những trường hợp đó là hợp pháp Hành vi tự tước đoạt tính mạng mình không phải là hành vi khách quan của tội giết người

Hành vi giết người được thực hiện bằng những hành vi đâm, chém, bắn

Tội giết người là tội có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc, nghĩa là tội giết người coi là hoàn thành khi có hậu quả giết người xảy ra Nếu người phạm tội thực hiện hành vi giết người với mục đích mong muốn gây ra cái chết cho người khác nhưng vì lý do khách quan nào đó mà nạn nhân không chết thì hành vi

đó vẫn là hành vi giết người chưa đạt và phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

về tội giết người chưa đạt

Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giữa hành vi khách quan của tội giết người với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người cũng là dấu hiệu bắt buộc Giữa hành vi tước đoạt tính mạng trái pháp luật của người khác với hậu quả chết người phải có mối quan hệ nhân quả với nhau Hành vi khách quan của tội giết người, phải xảy ra trước hậu quả chết người về mặt thời gian và có mối quan hệ nội tại với hậu quả Hậu quả chết người xảy ra phải đúng là sự hiện thức hóa khả năn thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi

Ví dụ: A và B là hai tên hoạt động trong gian hồ có mâu thuẫn với nhau vì cùng

yêu một cô gái tên là C Một hôm A bị một nhóm côn đồ đánh bất tĩnh B lại gần trong thấy con dao thái do bọn giang hồ để lại người A, B liền lấy dao đâm A một nhát vào ngực làm B chết Kết quả giám định cho thấy A chết là do dao đâm trúng tim Chính vì

Trang 6

hành vi đâm của B gây hậu quả chết cho A Đám thanh niên côn đồ chỉ phạm tội cố ý gây thương tích Điều 104 Bộ Luật Hình Sự Trong thực tế có nhiều trường hợp xác định không đúng nguyên nhân gây ra cái chết người dẫn đến xử oan người vô tội hay

bỏ lọt tội phạm

1.2.3 Mặt chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuồi

do pháp luật quy định Theo Điều 12 Bộ Luật hình sự “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặt biệt nghiêm trọng” Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 93 Bộ

Luật Hình Sự tội giết người điều là tội phạm rất nghiêm trọng Do vậy, chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

1.2.4 Mặt chủ quan của tội giết người.

Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra Dấu hiệu mặt chủ quan của tội giết người bao gồm lỗi, động cơ, mục đích

Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội Mặt chủ quan của tội giết người được thực hiện với lỗi cố ý, dưới hình thức là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

Trong trường hợp kẽ giết người với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức rõ hành vi tước đoạt tính mạng của người khác do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hộ, bị pháp luật cấm Họ thấy trước hậu quả đó có khả năng gây chết người và mong muốn nó xảy ra

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Minh do đi công tác xa hai tháng, và sau hai tháng anh

trở về và nghe tin đồn vợ mình là (chị Nhung) quan hệ bất chính với anh hàng sớm (anh Toàn), anh Minh không nói gì và tìm cách trả thù, Minh hẹn Toàn ra một chỗ vắng và Minh đã dùng cây đập Toàn cho đến chết

Trong trường hợp với lỗi cố ý gián tiếp nhận thức rỏ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hành vi đó có thể xãy ra, tuy không mong muốn nhưng để mặt cho hậu quả xảy ra

Ví dụ: Do lúa bị chuột phá hoại Lê Văn Bình đã nhiều lần dùng thuốc diệt chuột

và keo dán chuột nhưng không có hiệu quả Thấy nhiều gia đình khác dùng điện diệt chuột có hiệu quả nên Lê Văn Bình đã dùng điện mách xung quanh lúa của mình và đã không thông báo cho hàng sớm biết thời gian và địa điểm, khoảng 4 giờ sáng Bình

Trang 7

cắm vào ổ điện để diệt chuột cùng thời gian trên Bảo đi ruộng để thâm câu và bị vướng phải dây diện và bị diện giật chết Bình vô ý vì tự tin dẫn đến chết người

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm một hành vi nguy hiểm cho xã hội dù thỏa mãn các dấu hiệu khách quan, chủ thể, khách thể của tội phạm nhưng chỉ bị coi là hành vi phạm tội khi người thực hiện hành vi đó có lỗi theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Bộ Luật hình sự

Động cơ phạm tội là động cơ bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành

vi phạm tội Theo quy định của Bộ Luật hình sự đối với tội giết người thì động cơ phạm tội không là dấu hiệu của cấu thành tội phạm

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt dược, cũng giống như động cơ phạm tội mục đích tội phạm không là dấu hiệu của bắt buộc của cấu thành tội phạm Trong một số trường hợp mục đích phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng cụ thể giết người để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác thì quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 Bộ Luật hình sự, giết người để thực hiện lấy bộ phận trên cơ thể của nạn nhân thì bị xử phạt theo quy định điểm h khoản điều

93 Bộ Luật hình sự Mục đích phạm tội hoàn toàn khác với hậu quả của tội phạm, khi bắt đầu thực hiện tội phạm người phạm tội đã có mục đích sẳn trong đầu tức là mục đích phạm tội đã hình thành trước đó Hậu quả của tội phạm là kết quả xảy ra trên thực

tế sau khi hành vi phạm tội được thực hiện Có những trường hợp mà hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế không đúng như mục đích mà người phạm tội mong muốn do những nguyên nhân khách quan khác

Ví dụ: A, B là hai nhà hàng sớm với nhau Hai nhà có tranh giành với nhau về

lối đi chung ai cũng cho rằng lối đi đó là thuộc sở hữu của riêng mình Chuyện tưởng đơn giản nhưng mâu thuẫn giữa A và B ngày càng gay gắt, A định chặn đường đánh B một lần cho hả dạ Vào một hôm trên đường B đi nhậu về A kích sẳn, A dùng cây đập vào lưng và đùi B, B té và đập đầu vào tản đá bên đường bị chắn thương sọ não và chết Mục đích A muốn đánh B một lần cho hả dạ nhưng hậu quả trên thực tế gây ra cái chết cho B Điều này hoàn toàn trái với ý muốn của A

1.3 Hậu quả.

Năm 2010, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội có xu hướng tăng đột biến, toàn quốc đã xảy ra 1.553 vụ án giết người, trong đó có 1.419 vụ giết người do nguyên nhân xã hội (chiếm 91,37%), tăng 239 vụ (20,25%) Quí I/2011, toàn quốc xảy

ra 317 vụ, giảm 27 vụ = 7,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó số vụ do người thân trong gia đình giết lẫn nhau chiếm khoảng 14%

Đáng lưu ý là tình trạng những người thân thích, ruột thịt trong gia đình, họ hàng chém giết lẫn nhau, nhưng tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hành vi dã man, tàn

Trang 8

bạo như chồng chém chết vợ, con giết bố mẹ (năm 2010 loại án này chiếm khoảng 20%; quí I/2011 chiếm 14%) mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong cuộc sống, do tranh chấp đất đai hoặc do những mâu thuẫn nhỏ nhặt khác

Tình trạng các băng nhóm tội phạm có tổ chức; các thanh, thiếu niên hư hỏng tụ tập thành các băng nhóm côn đồ gây án với động cơ, mục đích khác nhau như thích thể hiện, tranh giành ảnh hưởng, tranh giành địa bàn, giải quyết mâu thuẫn hoặc đâm thuê, chém mướn… vẫn diễn biến hết sức phức tạp Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong 3 tháng đầu năm 2011 các băng nhóm lưu manh côn đồ sử dụng vũ khí (súng AK, súng ngắn, súng tự chế, súng bắn đạn hoa cải ), dùng dao, mã tấu đã gây ra 107 vụ chém giết lẫn nhau, tăng 51 vụ so với cùng kỳ năm 2010 (trong đó có 31

vụ dùng vũ khí) chiếm 34% so với tổng số xảy ra; hậu quả làm 30 người chết, 121 người bị thương Địa bàn xảy ra tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Cần Thơ và các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đồng Nai

Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập rủ nhau uống rượu, bia, sau đó phát sinh mâu thuẫn dẫn đến chém giết lẫn nhau xảy ra nhiều ở các tỉnh phía Nam như: TP HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long…

Các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, trong nội bộ từng gia đình là nguyên nhân chính xảy ra các vụ án giết người trong thời gian qua.

Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này, nhưng sự nỗ lực đó là chưa đủ nếu không có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là của các ban ngành, đoàn thể, các

tổ chức xã hội và trong từng gia đình, từng cá nhân mỗi người2…

2 http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosointepol/2011/7/75615.cand

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT

NGƯỜI HIỆN NAY

2.1 Thực trạng của tình hình tội giết người ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Diễn biến

Trong thời gian gần đây tình hình tội phạm diễn ra thường xuyên với mức độ ngày càng phức tạp hơn Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung ( hoặc một tội hoặc nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định

Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó không

chỉ giúp cho nhận diện “ bức tranh” về tội phạm – tình hình tội phạm được rõ nét mà

nó còn giúp cho việc dự doán ( tuy chỉ là tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơ quan chức năng sát với thực tiễn diễn biến của tình hình có thể là diễn biến của tình hình nói chung, diễn biến của tình hình tội phạm một nhóm tội cụ thể hoặc một tội phạm cụ thể nào đó

Diễn biến của tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động của hai loại yếu tố:

- Các yếu tố xã hội như: sự tăng trưởng suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân,

sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn sự chênh lệch về mức sống của người dân…

- Sự thay đổi về mặt pháp lý trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lý hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng vận động của tội phạm

Việc đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu Trên thực

tế, việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm thường đặt ra trong khoảng thời gian 5 năm ( hoặc 10 năm), vì đây là khoảng thời gian tương đối dài, ổn định nên nhận định về nó có độ chính xác tương đối cao Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian dài sẽ giúp cho việc tìm ra được quy luật vận động của tội phạm

Để tìm ra quy luật này, trước tiên, người nghiên cứu sẽ chọn năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là năm gốc và số liệu liên quan đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số liệu gốc ( coi là 100%), sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của năm tiếp theo ( tính theo tỷ lệ %)

Trang 10

Các con số phản ánh diễn biến của tình hình tội phạm cần được thực hiện trên các bảng thống kê và sau đó cần được biểu đạt bằng đồ thị Với đồ thị, diễn biến của tình hình tội phạm sẽ được thể hiện sinh động, rõ nét làm cho người đọc có thể nhận biết được ngay xu hướng tăng hay giảm của tình hình tội phạm tronh khoảng thời gian nhất định

Sau đây là tình hình thực tế về tội giết người tại Phường 9 Thành phố Sóc Trăng Ví dụ: số vụ tội giết người xảy ra trên địa bàn Phường 9_TPST từ năm 2006 đến năm 2011 như sau:

Nhận xét: nhìn chung tình hình tội phạm từ năm 2007_2008 có xu hướng tăng

nhanh, từ năm 2008_2009 có xu hướng giảm mạnh, từ năm 2009_2010 cũng có xu hướng giảm dần, từ năm 2010_2011 tình hình tội phạm không có xu hướng tăng lên

2.1.2 Cơ cấu

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w