1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật vềchào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực trạng và các đề xuất pháp lý

14 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với nền kinh tế hiện nay, chào bán chứng khoán là một hoạt động cần thiết nhằm huy động nguồn vốn để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh

Do đó, với tính chất đặc thù của chứng khoán và của thị trường giao dịch loại hàng hóa này, pháp luật Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều ban hành những quy định pháp luật nhằm điều chỉnh toàn bộ quá trình vận động của chứng khoán, từ khi một loại chứng khoán nào đó ra đời cho đến khi nó chấm dứt lưu hành trên thị trường, trong đó có hoạt động chào bán chứng khoán của các chủ thể có quyền phát hành chứng khoán

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến hoạt động chào bán chứng khoán của một chủ thể đặc biệt, đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Việc tìm hiểu hệ thống pháp luật điều chỉnh

và thực trạng hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài ở nước ta có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận lẫn thực tiễn

Với lí do đó, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thực trạng và các đề xuất pháp lý”

Tuy nhiên, vì lí do khách quan và chủ quan, bài viết của em vẫn còn

có nhiều thiếu sót, mong các thầy cô giáo bộ môn bổ sung thêm để bài viết của em được hoàn thiện, đầy đủ hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1 Chứng khoán

Theo quy định tại Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán

2 Chào bán chứng khoán

a) Khái niệm, đặc điểm

Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn đầu tư nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán

Chứng khoán thường được chào bán theo hai phương thức: chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet (Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật chứng khoán)

Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây: (1) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet; (2) Chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu

tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (3) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định (Khoản 12 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006)

Đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán:

- Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (công ty cổ phần và công ty TNHH)

Trang 3

- Đối tượng của chào bán chứng khoán là chứng khoán Chứng khoán

là hàng hóa không thể thiếu của thị trường chứng khoán Vì vậy, muốn thị trường chứng khoán đi vào hoạt động thì phải đưa hàng hóa là chứng khoán vào lưu thông ở thị trường này

- Chào bán chứng khoán chỉ được thực hiện trên thị trường sơ cấp Thị trường này là nơi diễn ra giao dịch trực tiếp giữa tổ chức chào bán và nhà đầu tư Theo đó, chứng khoán được bán được bán lần đầu cho nhà đầu

tư Điều đó có nghĩa là thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự chuyển cho tổ chức chào bán

b) Vai trò

Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ với chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung

Đối với các doanh nghiệp, chào bán chứng khoán là kênh huy động vốn rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn

về vốn mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, tiết kiệm được chi phí Hơn nữa, chào bán chứng khoán có khả năng đem lại cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn so với nguồn vốn vay

từ ngân hàng

Đối với nền kinh tế, chào bán chứng khoán sẽ đem lại nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà nước ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua lại

Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu

tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần , công

ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Trang 4

4 Chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần cũng là lực lượng quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việc cổ phần hóa doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài ở Viêt Nam nhằm thực hiện một số mục tiêu sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đầu tư Thứ ba, tăng tính thanh khoản đối với khoản vốn đầu tư nước ngoài, việc

hình thành công ty cổ phần cho phép các nhà đầu tư có thể nhanh chóng và

thuận tiện trong việc chuyển nhượng cổ phần Thứ tư, cổ phần hóa sẽ huy

động được vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đối với các công ty

cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài với thuận lợi về khả năng quản lí, kinh nghiệm, kĩ thuật, công nghệ chắc chắn sẽ thu hút được các nhà đầu tư Sự ra đời của các công ty cổ phần này sẽ cung ứng nhiều hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán Việt Nam Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã

có những quy định khá cụ thể để tạo ra sự bình đẳng tương đối cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chào bán chứng khoán Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như để phù hợp với quy định của pháp luật mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần có thể thông qua phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng hay chào bán chứng khoán riêng lẻ

II PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN CỦA

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp được chuyển đổi theo các hình thức sau:

- Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và chủ đầu tư

- Chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông mới

Trang 5

- Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng một phần vốn và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư

Có thể thấy, chủ thể chào bán chứng khoán ở đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, tức là doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chào bán cổ phần đến các đối tượng gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định

cư ở nước ngoài (đối tượng này có quyền tự quyết định là cổ đông nước ngoài hay cổ đông Việt Nam song phải đăng kí khi mua cổ phần và được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng)

Loại hình doanh nghiệp này có thể chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc chào bán chứng khoán riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần Tuy nhiên, đầu tiên các doanh nghiệp này phải đáp ứng điều kiện cần thiết để được chuyển đổi thành công ty cổ phần Đó là chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là cổ đông sáng lập Trường hợp có nhiều chủ doanh nghiệp thì ít nhất phải có một chủ doanh nghiệp là cổ đông sáng lập Phương án chuyển đổi của doanh nghiệp phải được Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt

1 Chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo quy định tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2006, điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài chia làm hai trường hợp

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng, pháp luật quy

định những điều kiện sau đây Thứ nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ

đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ 10 tỉ đồng Việt Nam trở lên tính

theo giá trị ghi trên sổ kế toán Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền

trước năm đăng kí phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm

đăng kí chào bán Thứ ba, có phương án phát hành và phương án sử dụng

vốn thu được từ đợt chào bán được chính doanh nghiệp 100% vốn nước

Trang 6

ngoài hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh thông qua Thứ tư, có

công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển đổi thành công ty cổ phần khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ đáp ứng các điều kiện giống như điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần và thêm điều kiện có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi Nghị định 14/2007/NĐ-CP được ban hành thì ngày 29/1/2007, Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia chính thức được UBCKNN cấp giấy chứng nhận cho công ty được phép chào bán cổ phiếu ra công chúng Trước đó, vào năm 2005, khi chủ trương của Chính phủ cho phép công ty có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển sang hình thức cổ phần, Hoàng Gia (lúc đó là Công ty Liên doanh Quốc tế Hoàng Gia) là doanh nghiệp thứ 2 trong 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần Việc cổ phần hóa hoàn tất, thủ tục xin phép phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng được hoàn tất Cùng với đó, công ty đã tiến hành các phiên hội nghị giớ thiệu triển vọng đầu tư vào công ty và nhận được sự quan tâm tích cực của giới đầu tư trong nước cũng như nước ngoài

Như vậy, những quy định trên đây của pháp luật là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa (Ví dụ như quy định đối với việc công ty có vốn đầu tư nước ngoài kết hợp giữa bán bớt phần vốn hiện có của chủ sở hữu kết hợp với chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng)

2 Chào bán chứng khoán riêng lẻ

Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán trong một phạm

vi, giới hạn nhất định của tổ chức phát hành là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Trang 7

a) Chào bán cổ phiều riêng lẻ

* Chủ thể thực hiện hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty

cổ phần

Việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công

ty cổ phần đã được Nghị định số 38/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BKH-BTC quy định rất chi tiết

* Điều kiện, thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Thứ nhất, phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi

thành công ty cổ phần

Thứ hai, doanh nghiệp phải hoạt động ổn định và có tình hình tài

chính lành mạnh Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp được chào bán cổ phiếu riêng lẻ mà chỉ quy định đối với doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng

Thứ ba, có phương án sử dụng vốn hiệu quả được cơ quan có thẩm

quyền thông qua, cam kết sử dụng đúng mục đích số vốn huy động được

Thứ tư, phạm vi chào bán chỉ hướng tới số lượng nhà đầu tư nhất

định, không chào bán rộng rãi ra công chúng Số lượng nhà đầu tư theo quy định của Nghị định 01/2010/NĐ-CP là dưới 100 nhà đầu tư

Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ đó là: Có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bản của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần); Có hồ sơ đăng kí chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ; Đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư

* Phương thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Các cổ phiếu được chào bán riêng lẻ có thể được chào bán thông qua nhiều phương thức khác nhau: bán trực tiếp, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành hoặc chào bán thông qua đấu giá, đấu thầu…

Trang 8

b) Chào bán trái phiếu riêng lẻ

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 52/2006/NĐ-CP về chào bán trái phiếu riêng lẻ thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quyền chào bán trái phiếu riêng lẻ

* Điều kiện, thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 52/2006/NĐ-CP, điều kiện để cách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành trái phiếu là:

Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm chào bán được kiểm toán; Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm chào bán phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền thông qua

Thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ đơn giản hơn so với chào bán trái phiếu ra công chúng Các doanh nghiệp không phải đăng kí với UBCKNN

* Phương thức chào bán trái phiếu riêng lẻ

Trái phiếu được chào bán riêng lẻ có thể thực hiện theo các phương thức: bán trực tiếp, bảo lãnh phát hành, đại lí phát hành, đấu thầu trực tiếp…

III THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN

CHỨNG KHOÁN CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI CÓ VỐN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiện có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay khá phức tạp Có nhiều văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lí nhưng chưa có cơ quan quản lí chung ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động này

Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung Chẳng hạn, có sự mâu thuẫn trong việc quy định điều kiện cháo bán trái phiều của công ty cổ phần giữa Luật doanh nghiệp 2005

và Nghị định số 52/2006/NĐ-CP, những bất cập về phương thức tổ chức bán

Trang 9

cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp, quy định về nhà đầu tư chiến lược…trong Nghị định

187/2004/NĐ-CP, quy định về đối tượng chưa được xem xét chuyển đổi trong Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC, quy định về phương thức chuyển đổi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công

ty cổ phần trong Nghị định 38/2003/NĐ-CP…

Do vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp đầu có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với thực tế và góp phần giải quyết những mâu thuẫn, bất cập giữa các văn bản pháp luật

IV MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

-Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt đồng chào bán chứng khoán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán và đưa các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết vào khuôn khổ pháp lý là điều cần thiết.Cần cụ thể hơn nội dung những thông tin phải công bố công khai, chất lượng thông tin, trách nhiệm của tổ chức phát hành

về tính chính xác, trung thực của thông tin Bổ sung quy định trách nhiệm của tổ chức trung gian, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong hoạt động chào bán chứng khoán Đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, thẩm quyền quản lí thuộc về nhiều cơ quan khác nhau Do vậy, cần quy định

rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, người chịu trách nhiệm chính, phối hợp quản lí rủi ro trong chào bán chứng khoán riêng lẻ giữa các cơ quan

Đặc biệt, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc xác định các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chào bán, quy định về hồ sơ, công bố thông tin trước và sau khi chào bán…đảm bảo cho hoạt động này diễn ra công bằng, đúng pháp luật giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trước hết cần tập trung giám sát việc thực hiện công bố thông tin, hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường, giám sát hoạt động giao dịch của nhà đầu tư đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và phòng tránh rủi ro trong chào bán

Trang 10

chứng khoán Nếu thực hiện tốt chế độ công bố thông tin nhiều tiêu cực trên thị trường sẽ được hạn chế Và chúng ta có thể từng bước áp dụng phương thức quản lí theo chế độ thông tin đầy đủ như những TTCK phát triển trên thế giới

-Hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Làm rõ nội hàm khái niệm nhà đầu tư chiến lược, xóa bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước Bởi theo quy định hiện nay, nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và được mua cổ phần với giá thấp hơn 20% so với giá đấu bình quân Quy định này thể hiện

sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài Có thể xác định lại nhà đầu tư chiến lược như sau: nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu

tư trong và ngoài nước, nhà sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, người cam kết tiêu thụ sản phẩm lâu dài, gắn bó lợi ích với doanh nghiệp, có tình trạng tài chính lành mạnh, có khả năng quản lý… Giá bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư hoặc theo giá do nhà đầu tư thỏa thuận với tổ chức phát hành nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá Như vậy, sẽ xóa bỏ được sự phân biệt giữa các nhà đầu tư, tăng thu cho Ngân sách nhà nước, thành công của đợt chào bán được đảm bảo

Hiện nay, Nghị định 38/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC là những văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán

cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, hai văn bản này tồn tại một số bất cập, cần được sửa đổi theo hướng sau:

Thứ nhất, về đối tượng được xét chuyển đổi: Những quy định theo

Nghị định 38/2003/NĐ-CP được coi là khá phù hợp nhưng Thông tư hướng dẫn lại thắt chặt hơn, loại bỏ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi Vì vậy, cần bỏ quy định về đối tượng tạm thời chưa được xem xét cho phép chuyển đổi tại Điều 1 Thông tư 08/2003/TTLT-BKH-BTC tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ chuyển đổi

Thứ hai, quy định cụ thể hơn về điều kiện chuyển đổi tại Điều 7 Nghị

định 38/2003/NĐ-CP Việc chỉ quy định doanh nghiệp có thời gian hoạt động là 3 năm trong đó năm cuối cùng phải có lãi thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi Tuy nhiên, cần bổ sung tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu hay đưa ra một mức lợi nhuận cụ thể để xác định doanh nghiệp kinh

Ngày đăng: 30/01/2016, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật chứng khoán, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật chứng khoán
Nhà XB: Nxb.CAND
2. Lục Thị Hồng Nhung, Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệ Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoánriêng lẻ của doanh nghiệ Việt Nam hiện nay
3. Nguyễn Thị Thư, Hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán racông chúng của công ty cổ phần
4. Vũ Thị Quỳnh Hương, Một số vấn đề pháp luật phát hành chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Khóa luận tôt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp luật phát hành chứngkhoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
6. Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán Khác
7. Nghị định của Chính phủ số 01/2010/NĐ-CP ngày 4/1/2010 quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ Khác
8. Nghị định của Chính phủ số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần Khác
9. Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 29/12/2003 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP Khác
10.Nghị định của Chính phủ số 52/2006/NĐ-CP ngày 15/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w