Tòa án có quyền hạn khá lớn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý cơ bản của vụ việc phá sản như : quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Điều 22, Điều 28 ; quyết định áp dụng t
Trang 1BÀI LÀM
Phá sản là hiện tượng kinh tế- xã hội vô cùng phức tạp kéo theo nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ nợ, bản thân doanh nghiệp mắc
nợ, người lao động và lợi ích của xã hội nói chung nên nó đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Sự ra đời của pháp luật phá sản 2004 cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn giải quyết phá sản đã tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết việc phá sản, bảo đảm quyền lợi của chủ nợ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy sự pháp triển các loại hình doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đó qua thực tiễn thực hiện pháp luật phá sản cũng đã bộc lộ rất nhiều thiếu xót, dẫn đến việc giải quyết phá sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của nền kinh tế, gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh của môi trường kinh doanh Bài tiểu luận sau sẽ giúp bạn đọc thấy rõ được thực tiễn thực hiện pháp luật về phá sản doanh nghệp, hợp tác xã ở nước ta, qua đó xin được đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN.
Pháp luật phá sản là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về điều kiện mở thủ tục phá sản và điều kiện tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quy định trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như thi hành quyết định tuyên bố phá sản, về địa vị pháp lý và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia tố tụng phá sản vầ các vấn đề phát sinh liên quan đến giải quyết phá sản Những nội dung cơ bản của pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành đó là:
1 Đối tượng áp dụng của luật phá sản Việt nam
Đối tượng áp dụng luật phá sản là các chủ thể có thể bị áp dụng thủ tục phá sản và có thể bị tuyên bố phá sản Khoản 1 Điều 2 Luật phá sản 2004 quy định:
Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác
Trang 2xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Theo đó thì đối tượng áp dung của luật phá sản là doanh
nghiệp và hợp tác xã Như vậy các chủ thể kinh doanh khác không phải doanh nghiệp, hợp tác xã thì không là đối tượng của Luật phá sản
2 Dấu hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Dấu hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là căn cứ
để tòa án có thể thụ lý và mở thủ tục phá sản Tình trạng phá sản có thể được quy định theo phương pháp định tính và định lượng Luật phá sản 2004 đã quy định một cách đơn giản nhưng đầy đủ những tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản, đó là: doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu Quy định này phù hợp với
thông lệ chung của thể giới, giúp cho có thể sớm mở thủ tục phá sản và làm tăng khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của người mắc nợ
3 Các chủ thể tham gia thủ tục phá sản.
Quá trình tiến hành các thủ tục phá sản có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau Các chủ thẻ này có địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của thủ tục phá sản, gồm bốn chủ thể chính: Tòa án, chủ
nợ, con nợ và tổ quản lý, thanh lý tài sản
Thủ tục phá sản là một loại thủ tục pháp lý có sự tham gia của Tòa án với tư
cách là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ phá sản Tòa án có quyền hạn khá lớn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý cơ bản của vụ việc phá sản như : quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản ( Điều 22, Điều 28) ; quyết định áp dụng thủ tcụ phục hồi (Điều 68) ; thủ tục thanh lý (Điều 78,79,80) ; thủ tục tuyên bố phá sản (Điều 86,87) ;…Bên cạnh đó, Tòa án cũng có một số quyền hạn nhất định trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất kinh tế của vụ việc phá sản
Trang 3như : quyết định cử người thay thế người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doang nghiệp, hợp tác xã (Điều 20), quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã ; và các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Con nợ là chủ thể quan trọng trong các quan hệ pháp luật phá sản Con nợ
chính là chủ thể rơi vào tình trạng phá sản và pháp luật phá sản quan tâm nhiều nhất Trong các quan hệ pháp luật phá sản, chủ thể này ham gia với tư cách người
có nghĩa vụ chính, tuy nhiên vẫn có một số quyền như : quyền được tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi mở thủ tục phá sản( Điều 30) ; quyền tham gia hội nghị chủ nợ, xây dựng phương pháp phục hồi hoạt động kinh doanh để trình ra Hội nghi chủ nợ xem xét, thông qua (ĐIều 68) ; thực hiện phương án phục hồi haotj động kinh doanh đã có hiệu lực (Điều 73) ; được nhận phần giá trị tài sản còn lại của mình sau khi đã thanh toán đủ các nghĩa vụ tài sản( Điều 37) ; quyền khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án, của Tổ quản lý, thanh lý tài sản ( Điều 25,32,52,53,56,83,91) Bên cạnh đó doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cũng có những nghĩa vụ nhất định, chẳng hạn : nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi thấy mình lâm vào tình trạng phá sản( Điều 15) ; trách nhiệm tự kiểm kê tài sản và nộp lại bảng kê cho Tòa án( Điều 50),…
Trong thủ tục phá sản, chủ nợ là một chủ thể đặc biệt tham gia vào hầu hết
các giai đoạn của thủ tục phá sản Theo Luật phá sản 2004, có hai nhóm chủ nợ có
địa vị pháp lý khác nhau : Một là nhóm chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm
một phần Pháp luật quy định nhóm này có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích các chủ nợ và số phận doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, như : quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 13, 14) ; quyền tham gia hội nhị củ nợ và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Hội nghị chủ nợ (Điều 68) Hai là, nhóm chủ nợ có đảm bảo Căn cứ vào lý do
Trang 4quyền lợi của nhóm chủ nợ này sẽ luôn được đảm bảo dù có mở thủ tục phá sản hay không, nên pháp luật quy định họ bị hạn chế một số quyền như quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, không có quyền biểu quyét thông qua Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, Các chủ nợ thực hiện quyền của mình thông qua Hội nghị chủ nợ- Đây là cơ quan cao nhất đại diện cho ý chí của các chủ nợ Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ hai phần ba trở lên tổng số nợ không có bảo đảm biểu quyết tán thành Bên cạnh đó, các chủ nợ có nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho Tòa án theo đúng thời hạn quy định, chấp hành Nghị quyết của hội nghị chủ nợ
Theo luật phá sản 2004, việc quản lý và thanh lý tài sản của daonh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được giao cho một thiết chế là Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Do Thẩm phán hoặc tổ Thẩm phán quyết định thành lập) Tổ
quản lý, thanh lý tài sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau : lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã( Khoản 1 Điều 10, khoản 3 Điều 50) ; giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Khoản 1 Điêu 30) ; đề nghị thẩm phán quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết( Điều 55) ; lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ (Diều 52, 53) ;…Tổ quản lý, thanh lý tài sản được giải thể khi có quyết định của Thẩm phán về việc mở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã (Khoản 1 Điều 73) ; có quyết định của Thẩm phán về việc đình chỉ việc phân chia tài sản do doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản ; hoặc có quyết định của thẩm phán về việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thực hiện song phương án phân chia tài sản
4 Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
Trang 5Theo luật phá sản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản gồm các bước cơ bản sau :
a Nộp và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chủ thể có quyền nộp đơn bao gồm : chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần ; người lao động ; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước ; các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn chính là bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong thời hạn 3 tháng kể
từ khi nhận thầy mình lâm vào tình trạng phá sản
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bồ phá sản thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
b Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ là một bước quan trọng tỏng thủ tục phá sản Kết quả cảu Hội nghị chủ nợ sẽ quyết định thủ tcụ phá sản sẽ được tiếp tục một trong ba hướng :
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vòa tình trạng phá sản sẽ được áp dụng thủ tục phục hồi
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản sẽ được áp dụng thủ tục thanh lý và bị tuyên bố phá sản
- Thủ tục phá sản sẽ bị đình chỉ (Điều 67)
c Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều kiện để Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tcụ phục hồi là Hội nghị chủ
nợ lần thứ nhất thông qua thủ tục phục hồi và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi Phương án phục hồi phải có
Trang 6đầy đủ nội dung như sau : các điều kiện để phục hồi, thười hạn phục hồi, các biện pháp cần thiết, và kề hoạch thanh toán các khoản nợ Nếu thực hiện xong phương
án phục hồi, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thcủ tục phục hồi và doanh nghiêph, hợp tác xã sẽ được coi là chưa lâm vào tình trạng phá sản
d Thủ tục thanh lý tài sản.
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau :
- Trường hợp đặc biệt : doanh nghiệp, hợp tác xã đã được Nhà nước áp dụng các biện pháp đặc biệt để phục hồi mà vẫn lâm vào tình trạn phá sản thì không cần mở Hội nghị chủ nợ (Điều 78)
- Hội nghị chủ nợ không thành (Điều 79)
- Thủ tcụ phục hòi bị thất bại(Điều 80)
Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phải bao gồm phương án phân chia tài sản Thủ tục thanh lý tài sản bị đình chỉ khi phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản
e Thủ tục tuyên bố phá sản
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố daonh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong các trường hợp sau :
- Đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tạm ứng phí phá sản mà chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của daonh nghiệp, hợp tác xã không còn tiền và tài sản khác để nộp tạm ứng phí phá sản
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạn phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản
Trang 7Tòa án có trách nhiệm thông báo công khai quyết định tuyên bố phá sản như đối với quyết định mở thủ tục phá sản và phải gửi quyết định tuyên bố phá sản cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh
• Ngoài các quy định trên, pháp luật phá sản cũng quy định khá đầy đủ về trách nhiệm tài sản của người mắc nợ sau khi bị tuyên bố phá sản cũng như các chế tài trong lĩnh vực phá sản
II THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ.
1 Kết quả thực hiện Luật phá sản 2004
Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi luật phá sản có hiệu lực đến hết năm 2008, đã có 331 vụ phá sản được thụ lý Cụ thể :
- Năm 2005, toàn ngành tòa đã thụ lý đến 11 vụ Năm 2004 chuyển qua 3 vụ, tổng cộng 14 vụ tòa án đã giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%) ; còn tồn chuyển sang năm 2006 là 13 vụ
- Năm 2007, toàn ngành Tòa án đã thụ lý tới 144 vụ phá sản, trong đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 24 vụ Năm 2006 chuyển qua 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc Trong số đó tòa án
đã quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại đơn 01 vụ Tòa án nhân dân cáp huyện giải quyết xong tất cả 24 vụ đã thụ lý (đều ra quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100% Còn lại 151 vụ phá sản do Tòa án nhân dân cáp tỉnh thụ lý được giaiả quyết như sau : quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 4 vụ, quyết
Trang 8định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết đinh mở thủ tục thanh lý tài sản
75 vụ, còn tồn lại 51 vụ đang tiếp tục được giải quyết
- Năm 2008, toàn ngành tòa án thụ lý mới 136 vụ Trong đó các tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản là 131 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 04 vụ và quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 01 vụ
2 Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật phá sản 2004
a Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản còn ít, chưa phản ánh đúng thực trang hoạt động của các chủ thể kinh doanh.
Luật phá sản 2004 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thành khung pháp lý khá đầy đủ cho việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn về tài chính, không thể tiếp tục hoạt động Tuy nhiên theo tổng kết của ngành Tòa án, số lượng vụ việc phá sản mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết trong 4 năm kể từ ngày Luật phá sản có hiệu lực là rất ít, chỉ có 331 vụ Tình trạng nhiều doanh nghiệp hoạt dộng thu lỗ nhưng không được xử lý bằng thủ tục phá sản mà lại bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục khác vẫn còn phổ biến
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, đến hết tháng 9 năm 2008, cả nước đã có khoảng gần 350.000 doanh nghiệp nhưng trong số đó chỉ có khoảng 270.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có thực hiện nghĩa vụ thuế Trong số 80.000 doanh nghiệp còn lại, chỉ có khoảng 40.000 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật Như vậy, còn khoảng 40.000 doanh nghiệp không hoạt động nhưng không làm thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật và vẫn tồn tại về mặt pháp lý, trong số đó, chắc chắn có không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả nămg thanh toán nợ đến hạn nhưng không thực hiện thủ tục phá sản
Trang 9b Tình trạng vi phạm các quy định trong quá trình giải quyết vụ phá sản còn phổ biến.
Thực tiễn thi hành luật phá sản trong thời gian qua cho thấy vẫn còn những biểu hiện vi phạm quy định của pháp luật Những vi phạm này xuất phát từ tất cả các chủ thể tham gia vụ việc phá sản
Theo điều 15 Luật phá sản, khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải gửi cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu như báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ; báo cáo về các biện pháp tài chính mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đế hạn ; bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã ; danh sách các chủ nợ và người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều vụ việc, doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đủ các giấy tờ, tài liệu trên nhưng tòa án vẫ tiến hành thụ lý
và ra quyết định mở thủ tục phá sản, dẫn đến sau đó Tổ quản lý, thanh lý tài sản yêu cầu doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản làm lại các tài liệu trên Tuy nhiênm sau vài tháng, doanh nghiệp mới hoàn thành để nộp cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản Lúc đó Tổ quản lý, thanh lý tài sản mới bắt đầu hoạt động Dẫn đến kéo dài vụ việc phá sản, vi phạm thời hạn tố tụng
c Quá trình giải quyết vụ phá sản còn bị kéo dài, hiệu quả giải quyết phá sản còn kém.
Từ khi luật phá sản có hiệu lực, ở hầu hết các địa phương, việc giải quyết vụ phá sản thường kéo dài Những vụ Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản là rất ít
Do vụ phá sản bị kéo dài dẫn đến chi phí giải quyết phá sản chiếm một tỷ lệ khá cao Hiệu quả giải quyết phá sản còn được xác định bằng tỷ lệ thu hồi nợ của các chủ nợ Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy tỷ lệ này là khá thấp Theo xếp
Trang 10hạng chỉ số phá sản của Việt Nam trong báo cáo Doing Business các năm 2007,
2008 và 2009 của Ngân hàng Thể giới và Tập đoàn tài chính quốc tế công bố thì thời gian giải quyết một vụ phá sản của Việt Nam là 5 năm, chi phí giải quyết phá sản là 15% giá trị tài sản phá sản, tỉ lệ thu hồi cho các chủ nợ là 18% Các chỉ số trên đều giữ nguyên từ 2007 đến 2009 Ttrong khi đó các nước có thực tiễn tốt về thủ tục phá sản, các chỉ số so với Việt Nam là rất lớn Ví dụ : Ireland thời gian giải quyết một vụ là 0,4 năm ; Ở singapore, chi phí giải quyết phá sản là 1% giá trị tài sản phá sản ; ở Nhật bản tỉ lệ thu hồi nợ là 92,5%
Như vậy, so sánh Việt Nam với một số nước thì rõ ràng hệ thống pháp luật phá sản hiện nay còn nhiều hạnh chế, đó là tốn thời gian, chi phí lớn, và rủi roc ho các chủ nợ và bản thân doanh nghiệp
d Luật phá sản chưa phát huy được vai trò là công cụ giúp phục hồi daonh nghiệp, tỉ lệ phục hồi hoạt động doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản là rất thấp.
Luật phá sản 2004 đã được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi đẻ doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có thể nhanh chóng tiếp cận với thủ tục phục hồi theo Luật phá sản Tuy nhiên, trên thực tế, Luậtvẫn chưa phát huy được hiệu quả Theo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao đến hết 2008, chỉ có
01 vụ việc phá sản tại Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng được giải quyết với kết quả phục hồi doanh nghiệp (Xí nghiệp Dâu tằm tơ tháng tám) Như vậy, tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản so với tổng số vụ việc mà Tòa án đã thụ
lý giải quyết là rất thấp Tính trong 4 năm từ 2005 đến hết 2008, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 0,3% (1/331 vụ)
III NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN