1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 trong môn mĩ thuật

23 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật lớp 5
Tác giả Hồ Thị Kim Oanh
Trường học Trường TH Krông Ana
Chuyên ngành Mĩ thuật
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2014
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 11,2 MB

Nội dung

Hiện nay, giáo dục Kĩ năng sống trong môn Mĩthuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó không như các môn học khác chỉ cócông thức, hay các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí có các b

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU:

I.1 Lý do chọn đề tài

I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

I.3 Đối tượng nghiên cứu

I.4 Phạm vi nghiên cứu

I.5 Phương pháp nghiên cứu

II PHẦN NỘI DUNG:

II.1 Cơ sở lí luận

II.2 Thực trạng

II.3 Giải pháp biện pháp

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học vấn đề

nghiên cứu

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

III.1 Kết luận

III.2 Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

222333334718

18181923

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài

Với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học, các môn nói chung

và môn Mĩ thuật nói riêng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học, đáp ứng mụctiêu đào tạo và được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng,phù hợp với xu thế hội nhập Hiện nay, giáo dục Kĩ năng sống trong môn Mĩthuật luôn chiếm một vị trí quan trọng, vì nó không như các môn học khác chỉ cócông thức, hay các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí có các bước vẽ cơ bản, haynhững bài vẽ cụ thể, mà ở ngay trong từng nội dung bài học các em thể hiện đượcsuy nghĩ riêng, tìm tòi và vẽ tranh bằng cảm xúc của chính các em đã tham giahoặc chứng kiến để rồi đi đến thực hành việc làm đó qua tác phẩm của mình haykhông, nội dung có thay đổi lớn về suy nghĩ, thói quen, hành vi không tốt, biếtchọn thói quen hành vi tốt, đòi hỏi người học phải biết tích lũy, vận dụng biến tấukiến thức đó thành những kĩ năng, kĩ xảo vào quá trình học tập sao cho phù hợp,nội dung sinh động để tạo thành một bức tranh đẹp, có nét vẽ ngộ nghĩnh, hồnnhiên Muốn làm được điều này học sinh cần phải chăm chỉ thực hành, tích lũykiến thức hằng ngày để trang bị nhiều kĩ năng sống trong tương lai

Mĩ thuật là môn học mang tính nghệ thuật, vì vậy trong giảng dạy không ítgiáo viên còn băn khoăn ngoài một số cách thể hiện để học sinh nắm bắt được cách

vẽ một bức tranh rõ nội dung đề tài, đó là bố cục, hình ảnh, màu sắc; sao cho hợp

lý có tính lôgic,… mà học sinh còn thể hiện được cảm xúc, biểu đạt được tình yêucủa bản thân đối với một sự việc cụ thể nào đó hay một thái độ nhất định đối với đềtài nào đó thông bài vẽ của mình Đây là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối vớigiáo viên Trong khi đó, SGK và Vở tập vẽ chỉ cung cấp cho giáo viên một số kiếnthức về cách hướng dẫn vẽ tranh, không đề cập đến vấn đề kĩ năng sống trong cácbài về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp như thế nào, nên khi lên lớp giáo viêncòn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc Vậy làm thế nào để khi lên lớp giáo viên cóthể dự kiến và lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống để tổ chức cho HS họctập và nắm bắt để vẽ ý tưởng đẹp thành một bức tranh có ý nghĩa thiết thực Đó làđiều mà ai cũng mong muốn từ tiết học Mĩ thuật

Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòicác biện pháp để lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống cho HS trong quá trình học tập,gửi được thông điệp tốt trong các bài tập vẽ tranh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục của môn Mĩ thuật “Một số kinh nghiệm Giáo dục Kĩ năng sống trong

môn Mĩ thuật lớp 5” là một vấn đề tôi rất tâm đắc và chọn làm đề tài nghiên cứu

của mình

I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt, lựa chọn được hành vi, thói quen tốtthông qua nội dung để phù hợp với đề tài nhất định nào đó

Hiểu sơ lược về giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua cácdạng bài học và duy trì nền văn hóa truyền thống ấy Biết xây dựng mục tiêu phấnđấu cho tương lai

Trang bị cho các em kĩ năng ứng phó với những tác động tiêu cực từ môitrường sống Từ đó các em vẽ tranh phản ánh được hiện thực trong cuộc sống, bố

Trang 3

cục rõ ràng, màu sắc tươi sáng, rõ đậm nhạt, vẽ tranh biểu đạt được cảm xúc thôngqua tác phẩm của mình.

- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp

- Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏnhững hành vi, thói quen tiêu cực

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và pháttriển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

- Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”, đồng thời có sự thống nhất cao việc tăng cường giáo dục kỹ năngsống cho học sinh tiểu học trong toàn cấp học; giúp các em có khả năng làm chủbản thân, khả năng ứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống

Nhiệm vụ: Tìm giải pháp nâng cao giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5trong môn Mĩ thuật

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối lớp 5 (năm học 2011-2012; 2013 – 2014) của trường THKrông Ana

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 trong môn Mĩ thuật

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu

Điều tra thực trạng

Phương pháp quan sát

Phương pháp thảo luận

Phương pháp thực nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lí luận

Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mà nghệ thuật là sự kết tinhđặc biệt của sự sáng tạo thẩm mĩ, là đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ, góp phần quantrọng tạo nên đời sống thẩm mĩ Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợpnhiều giá trị đạo đức, chính trị, xã hội… Như vậy cái đẹp ở đây mang chiều sâunhân văn, giúp con người hành động và suy nghĩ theo lẽ phải, theo cái đẹp, cáihoàn thiện

Mĩ thuật tạo ra cái đẹp cho cuộc sống Cái đẹp rất cần thiết cho cuộc sốngcon người Từ biết cảm thụ cái đẹp, con người biết sống đẹp hơn rồi sau đó cònbiết tạo ra cái đẹp cho chính mình Ngày nay cái đẹp đã góp phần tạo nên chấtlượng các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống và nâng cao nhận thức thẫm mĩ chomọi người Thực tế đã chứng minh các mặt hàng tốt, hay lời nói hoa mĩ, việc làm

có ý nghĩa, tình cảm chân thực thì đều được mọi người yêu thích và lựa chọn Dovậy cái đẹp cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội

Chất lượng cuộc sống muốn nói đến là kết quả giáo dục, ở đây chính là kĩnăng sống của mỗi học sinh sau khi lĩnh hội kiến thức, cái khoảnh khắc, cái tồn tại

Trang 4

hiện sao cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn Kết quả không chỉ có côngthức hay những bài vẽ mà thể hiện được suy nghĩ riêng, tìm tòi và thể hiện bằngcảm xúc và thích thú của chính các em Vì vậy, dạy học mĩ thuật không nhằm đàotạo các em trở thành hoạ sĩ, mà giáo dục thẩm mĩ cho các em là chủ yếu, tạo điềukiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, biếtvận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc cụ thể trongtương lai Nghệ thuật không chỉ nhận thức thế giới mà còn góp phần tái tạo và cảitạo thế giới, bằng những bức tranh, những pho tượng đẹp đẽ và sinh động, gâyđược sự thích thú cho người xem, giúp người xem nhận thức được cái đẹp, cái tốt,

cái có ích khác với cái xấu, cái ác… như Samuel Simles đã nói “Gieo suy nghĩ gặt hành động; Gieo hành động gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách gặt số phận”.Từ đó con người có suy nghĩ, hành động đúng, phù hợp với

xã hội, với thời đại

Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của

Bộ giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013,trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi củahọc sinh

Giáo dục kĩ năng sống trong môn Mĩ Thuật góp phần thay đổi suy nghĩ, thóiquen, hành vi không tốt, chọn thói quen hành vi tốt, nhằm hình thành ở các emphẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội pháttriển ngày càng cao

Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xãhội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những

kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực,vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời

tự tin hơn

Chính vì thế việc định hướng cho các em nhận biết việc làm tốt, để hướngdẫn cho học sinh vẽ được một bài vẽ sẽ làm sâu sắc chủ đề, tạo nên dư âm, dư vịcho bức tranh đó là yếu tố cần thiết, giúp các em luôn xây dựng môi trường vănhóa mà ở đó mỗi người học biết cách tôn trọng những giá trị chung, góp phần xâydựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đó là lí do tôi chọn đề tài và chia

sẻ kinh nghiệm cùng với mọi người

II.2 Thực trạng

Tổng số học sinh toàn trường: 685 học sinh, trong đó: Nữ 312; dân tộc 31,

nữ dân tộc 10 Học sinh khối 5: 143 em, định biên thành 5 lớp (trong đó: Lớp 5A:

29 em; lớp 5B: 25 em; lớp 5C: 31 em; lớp 5D: 32em; lớp 5E: 26 em

a) Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi:

Chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học, có cấu trúc đồng tâm, các đơn vị kiếnthức ở các phân môn được lặp lại và nâng cao dần ở mỗi dạng bài của từng lớp vàphát triển đi lên ở các lớp trên, các dạng bài phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giảnđến phức tạp Nội dung tranh vẽ của các đề tài đề cập đến cuộc sống phong phúcủa đời sống hiện thực xung quanh các em, phản ánh trực tiếp các quan hệ đa dạng

Trang 5

trong cuộc sống bao gồm một số đề tài quen thuộc như: “Trường em; Ngày tết, Lễhội và Mùa xuân; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; An toàn giao thông; Bảo vệ môitrường; Vui chơi trong mùa hè;…” Những nội dung trên, được xâu chuỗi thànhcác mảng kiến thức liên quan trong cuộc sống giúp các em dễ hình thành các kĩnăng thực hành, ứng xử , thể hiện cái nhìn riêng qua tranh vẽ của mình một cách

cụ thể

Đa số học sinh là con em đóng trên địa bàn thị trấn, được sự quan tâm củagia đình đã định hướng, giáo dục, động viên giúp HS tránh xa tệ nạn xã hội, bố tríthời gian học tập, vui chơi phù hợp, cũng như sự quan tâm của chính quyền và địaphương, được sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển toàndiện về mọi mặt của học sinh Lãnh đạo đơn vị luôn khuyến khích đổi mới phươngpháp dạy học, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục học sinh trong quá trìnhgiảng dạy Đối tượng học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, đa số các em nhanh nhẹn, ýthức học tập và làm bài tốt Vì thế, giáo viên rất thuận lợi trong việc chú trọng bồidưỡng thêm một số kĩ năng giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong quá trìnhhọc tập

*Khó khăn:

- Về phía nhà trường

+ Không có phòng học môn Mĩ thuật riêng, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn,tranh minh họa hỗ trợ cho bài dạy còn thiếu, đặc biệt là một số tranh có nội dung

về phong tục tập quán vùng miền, địa phương

+ Một số đề tài vẽ tranh chưa phân phối chương trình theo mảng, nên việcliên kết lồng ghép nội dung giáo dục chưa được liền mạch

- Về phía giáo viên

+ Chưa được chuyên đề về bồi dưỡng Phương pháp Giáo dục kĩ năng sốngtrong các môn học cho học sinh

+ Mất nhiều thời gian, kinh phí để sưu tầm tranh ảnh và chuẩn bị đồ dùngdạy học về các đề tài phải đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính khoa học đểtrong quá trình gợi ý, hướng dẫn cho học sinh lựa chọn được nội dung vẽ làm saocho thật phù hợp với khả năng và không bị lạc nội dung đề tài của bài học

+ Dự kiến các tình huống xử lí nội dung liên quan trong tiết học, hoặc tìnhhuống đột ngột xảy ra trong quá trình giảng dạy của giáo viên chưa chu đáo, thiếukhoa học nên gây nhàm chán cho học sinh và hiệu quả tiết học chưa cao

- Về phía học sinh

+ Xu thế hiện nay, phần lớn các em thuộc gia đình ít con, được chăm sócchu đáo, ít phải tham gia các hoạt động tập thể, công việc nhỏ trong gia đình, vì thếviệc tái hiện lại những việc làm có thật trong cuộc sống hàng ngày chưa thật cụ thể,chưa sinh động, nên nội dung trong một bài vẽ còn ở mức sơ sài, không đầu tư vềnội dung và cả hình thức, chỉ có một số học sinh tham gia học tập, chú ý về hìnhtượng, bố cục, màu sắc, đường nét

+ Vốn về các hình ảnh, màu sắc còn nghèo nên chất lượng bài vẽ chưa cao:nội dung sơ sài, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơhoặc sao chép một cách máy móc, rập khuôn theo các bài vẽ mẫu và chưa có cảmxúc khi vẽ tranh

Trang 6

b) Thành công, hạn chế

* Thành công: Đa số học sinh đã chọn được nội dung phù hợp với khả năng,phù hợp với đề tài; nắm được cách vẽ hình và vẽ màu, tạo cho bức tranh đẹp hàihòa, rõ trọng tâm, còn thể hiện được cảm xúc của người học qua bài vẽ Đồng thờithông qua nội dung tranh các em tuyên truyền đến người xem tranh biết được hành

vi tốt của mình với việc làm cụ thể nào đó, cũng như kêu gọi mọi người cùng nhauthực hiện tốt nếp sống văn hóa, để xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn

Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữagiáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hội cho mọi đốitượng học sinh cùng tham gia

* Hạn chế: Đối với những em còn hạn chế về năng khiếu thì khả năng thểhiện nội dung đề tài chưa thật hài hòa về hình và về màu, cách vẽ hình cũng chưathật linh hoạt

c) Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh: Chất lượng bài vẽ của học sinh được nâng lên, cách thể hiệnnội dung mang tính giáo dục cao, bố cục, màu sắc chặt chẽ hơn, sinh động, ngộnghĩnh, tự nhiên, lôi cuốn được người xem, không còn rập khuôn, sao chép

* Mặt yếu: Vì vốn hình ảnh và trải nghiệm trong thực tế còn ít nên khi vẽhình của một số em còn sơ sài, nội dung chưa sinh động

d) Nguyên nhân

Với sự nhiệt tình nghiên cứu, tìm tòi kết hợp với quá trình trải nghiệm củagiáo viên và sự tiếp thu nhạy bén của học sinh đã rút ra được những biện pháp, giảipháp cho việc thực hiện đề tài này

Bên cạnh thành công trên, nguyên nhân dẫn đến một vài hạn chế, yếu kémkhi thực hiện đề tài này là vì:

+ Số học sinh có sở thích vẽ tranh chưa đồng đều, vốn hiểu biết về hình ảnhcủa các em còn ít, khả năng vận dụng các yêu cầu, các hoạt động … còn chưanhanh nhẹn

+ Một số học sinh chưa biết liên tưởng các hình ảnh xung quanh liên quanđến nội dung đề tài để vẽ thành một bức tranh

e) Phân tích và đánh giá những vấn đề của thực trạng

Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy môn Mĩ thuật, tôi cảm nhận đượccái khó trong việc tự trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh thông qua vẽ tranh cho học sinh Thực tế, một số học sinh chưa được trảinghiệm trong các việc làm hàng ngày tự phục vụ cho cá nhân cũng như giúp đỡcha mẹ và ông bà , bên cạnh đó còn có nhiều phương tiện giải trí, nên chưa dànhthời gian cho môn Mĩ thuật, còn e ngại trong cách thể hiện nội dung

Hơn nữa, vẽ tranh mang tính chất người thực việc thực hoặc chứng kiến, haytái tạo lại các hoạt động của kí ức, khoảnh khắc đã diễn ra và ghép lại thành mộtbức tranh thì rất khó đối với học sinh tiểu học, không đơn giản là vẽ được các hìnhảnh, vẽ được màu, mà qua các hình ảnh, màu sắc của tranh “nói” lên được điều gì

để người xem cảm nhận, bày tỏ thái độ: yêu, ghét, vui, buồn và suy nghĩ, hànhđộng theo cảm nhận của mình

Trang 7

Qua môn Mĩ thuật, còn phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúcthẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng cơ bản về vẽtranh, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống Học sinh sẽ cảm thụ được vẻ đẹp của thiênnhiên, cuộc sống xung quanh và tác phẩm mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội họa

là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúccủa mình về thế giới xung quanh

Mặt khác, hiện nay nhu cầu tiến tới cái đẹp ngày càng cao, các em biết nhậnxét, bình chọn những tiêu chí cho cái đẹp, thế nào là đẹp phù hợp với cá nhân Chính vì thế, môn Mĩ thuật là môn hỗ trợ cho nhu cầu tất yếu của các em trongcuộc sống, từ đây khơi gợi cho các em những lựa chọn đúng trong học tập và thực

tế trong sinh hoạt hàng ngày, cho mai sau

Từ những thực trạng trên, tôi đưa ra một số kinh nghiệm về lồng ghép giáodục kĩ năng sống trong môn Mĩ thuật của bản thân, đã thực hiện trong thời gianqua, phần nào đó đã cải thiện được chất lượng học tập của môn học này

II.3 Giải pháp biện pháp

a) Mục tiêu của giải pháp thực hiện

Nhằm giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sống qua các bài học củamôn Mĩ thuật, xây dựng những thói quen và những hành vi lành mạnh, tích cực, từ

đó các em thể hiện nội dung việc làm qua hoạt động vẽ tranh

Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương, quý trọng , với mọi người, sử dụngngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng màu sắc, có khảnăng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo chohọc sinh…

Rèn cho học sinh có thói quen luôn quan tâm, quan sát để ý đến các hoạtđộng đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày của các em, quan tâm đến nhữngphong tục tập quán của quê hương, đất nước con người Việt Nam chúng ta

Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về vẽ tranh

Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của họcsinh

b) Nội dung thực hiện các biện pháp

b.1) Hình thành cho học sinh kĩ năng nhận thức

Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng đểcon người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để cóthể cảm thông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con ngườimới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khảnăng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội Ngược lại, đánh giákhông đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bạitrong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác Để tự nhận thức đúng về bảnthân, cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với mọi người

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày luôn diễn ra nhiều hoạtđộng, những hoạt động này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đi vào trí nhớ củacon người một cách vô thức nếu ta không để ý đến nó như các hoạt động vui chơi,học tập, lao động, giải trí Đề tài vẽ tranh cũng rất phong phú và đa dạng, xảy ra

Trang 8

thường ngày trong cuộc sống, ta quy nó về thành một đề tài lớn để vẽ thành tranhnhư “Đề tài An toàn giao thông; đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân; đề tài gầngũi với học sinh là đề tài Trường em; đề tài Sinh hoạt (học tập, lao động) những

đề tài này bắt buộc học sinh phải quan sát, ghi nhớ hình ảnh xung quanh một cáchchọn lọc để thể hiện thành một bức tranh, phản ánh lại thực tế xung quanh, thể hiệnđược cảm xúc của cá nhân về cái nhìn thu nhỏ riêng trong cuộc sống

Mỗi một đề tài chứa đựng nhiều nội dung riêng, thông qua cái nhìn của mỗihọc sinh, khi quan sát nội dung tranh ta kiểm tra được khả năng, cảm xúc của từng

em rõ rệt, thể hiện phản ứng đồng tình hay không đồng tình với nội dung của tranh,với việc làm hay hành động không phù hợp vớ sự phát triển của quy luật Qua đó,các em hiểu được nội dung cần thiết khi vẽ tranh như thế nào, khiến người xemtranh sẽ nhận được một thông điệp cụ thể nào đó, có được thiện cảm thực sự Vìthế, cần phải có các yếu tố sau:

Nội dung có hình tượng mang tính tích cực và tiêu cực

Tạo được tính giáo dục và sự mới mẻ về hình ảnh, bố cục, màu sắc, đườngnét , trong từng bài vẽ, lí thú hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh và hứng thú của ngườixem

Tôi xác định giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở phần quan sát chọn nộidung này, muốn có được sự lựa chọn đúng đắn thì cần phải làm gì? Bắt buộc tôi

phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của các em,

độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề Vì nếu không có tính chấtkịch tính thì các em không thể tập trung học tập, không thể hiểu biết, không cải tạođược tự nhiên, xã hội và rèn luyện bản thân Đồng thời, thúc đẩy các em tự rènluyện học tập, nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, đưa ra nhữngnhận xét đúng đắn của cá nhân về một sự việc nào đó

Ví dụ: Vẽ tranh đề tài Bảo vệ Môi trường

Giới thiệu một số ảnh chụp

Dùng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung để học sinh cùng tham gianhận biết về những việc làm đúng, chưa đúng của mọi người trên ảnh, đâu là môitrường trong sạch, đâu là môi trường bị ô nhiễm Từ đó các em đưa ra đánh giánhận xét riêng của bản thân và nêu được những việc làm thiết thực để bảo vệ môitrường

Chú trọng vào ảnh 2, 4 để học sinh nhận biết việc làm của các bạn như thế

nào? mục đích là để lôi cuốn học sinh vào việc tham gia bảo vệ môi trường, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” mà Bác Hồ đã dạy Vậy, em đã làm

những việc gì để môi trường luôn sạch đẹp? Chính lúc này bắt buộc các em phảihình dung, tái hiện lại và nêu các việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh ta

Trang 9

như: quét lớp, quét nhà, nhặt rác, lau bàn ghế, bỏ rác đúng nơi quy định, tướicây Giúp các em luôn tin tưởng các việc làm trên, tuy những việc làm nhỏ thôinhưng được các em lặp đi lặp lại hàng ngày thì nó sẽ trở thành thói quen bảo vệmôi trường ngày một tốt đẹp hơn Khuyến khích học sinh luôn luôn thực hiệnnhững việc làm bảo vệ môi trường trên thường xuyên để môi trường ngày càng trởnên xanh- sạch- đẹp hơn.

Giúp các em ghi nhớ hơn việc bảo vệ môi trường bằng một câu chuyện: Ởnước Đan Mạch, có một cậu bé tên là Peter, cậu bé rất thích ăn kẹo Một hôm Peter

đi chơi xa bằng phương tiện là xe buýt, Peter lấy kẹo ra ăn và tìm chỗ vứt vỏ kẹonhưng tìm mãi cậu ta không thấy, sau đó Peter cất ngay vỏ kẹo vào túi áo Đi cùngtrên xe có một cụ già nhìn thấy và hỏi Peter: “Sao cháu lại cất vào túi áo?” Peterđáp lại bà cụ: “Dạ cháu để đến khi xuống trạm có thùng rác gần đấy cháu bỏ vỏkẹo vào cho sạch ạ”

Giớ thiệu thêm về cách phân loại rác của người Nhật: Họ chia thành các loạirác như sau: rau, củ quả ; bao, bì bóng; cao su; nhựa; thủy tinh; giấy Rác làmphân vi sinh là loại tự phân hủy được; có loại tái chế sử dụng lại

Vậy, các em thấy bạn Peter là người như thế nào? Các em có làm được nhưbạn Peter và người Nhật không?

Giáo viên đúc kết lại ý nghĩa sâu xa của câu chuyện và giáo dục các em luônthực hiện việc làm tốt và tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ môitrường

Đối với việc chấp hành đúng luật An toàn giao thông hiện nay đang là vấn

đề được mọi người quan tâm, vậy ý thức và trách nhiệm của mỗi công dân Việtnam chúng ta phải như thế nào Qua bài dạy Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông(ATGT) bản thân thực hiện như sau;

Giới thiệu tranh để học sinh nhận biết về việc tham gia giao thông hiện naycủa mọi người như thế nào

Hình 1 Hình 2

Hình 3 Hình 4

Trang 10

Em hãy nêu nhận xét của mình về việc thực hiện đúng luật An toàn giaothông đường bộ của mọi người trong các tranh trên Học sinh sẽ nhận biết đượctranh nào vẽ mọi người tham gia đúng luật An toàn giao thông.

Giáo viên giới thiệu thêm bảng nội dung một số hành vi được coi là hành vi

“có văn hóa” để học sinh cùng lựa chọn và điền từ thích hợp với từng ý dưới đậy:

Các từ: Chạy; dừng; sự cố; hiệu; trật tự; vệ sinh; người già; đội nón; nhường nhịn

6 Giúp đỡ người gặp , bị nạn

7 Tôn trọng tín giao thông

8 Tham gia giữ an toàn giao thông

9 bảo hiểm khi tham gia giao thông

Sau khi học sinh điền hoàn chỉnh, giáo viên cùng học sinh tham gia nhậnxét, chỉnh sửa để nội dung hoàn chỉnh như sau:

1 Chạy đúng tốc độ quy định.

2 Đi đúng đường, dừng đúng vạch.

3 Nhường nhịn người khác.

4 Giúp đỡ người già, trẻ em qua đường.

5 Ý thức giữ vệ sinh đường phố.

6 Giúp đỡ người gặp sự cố, bị nạn.

7 Tôn trọng tín hiệu giao thông.

8 Tham gia giữ trật tự an toàn giao thông.

9 Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Kết luận: Những hành vi trên thể hiện văn hóa của người tham gia giao

thông, vì vậy mỗi học sinh cần tuân thủ, thực hiện tốt những hành vi đúng này

Các em thân mến!

Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là nghĩa vụ, trách nhiệmcủa tất cả mọi người trong cộng đồng Mỗi học sinh hãy hưởng ứng bằng việc chấphành tốt luật giao thông Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật, không cỏ vũ chonhững hoạt động trái pháp luật như đua xe, đánh võng, lạng lách gây nguy hiểmcho bản thân và người đi đường Thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông như

đi đúng phần đường, dừng đúng vạch, không dàn hàng ngang, không ồn ào gây mấttrật tự khi tham gia giao thông, không khạc nhổ bừa bãi Hỗ trợ những người bịnạn khi lưu thông là nét đẹp mà mỗi người cần thực hiện

Trang 11

Cách thực hiện này, giúp học sinh tái hiện lại nhiều hơn các hình ảnh tiêubiểu của đề tài, đồng thời cũng nhớ lâu hơn các hình ảnh từ thực tế của cuộc sống,

từ đó chọn lọc, đưa vào trong tranh vẽ một cách phù hợp với nội dung của bài học

Duy trì nếp văn hóa truyền thống người Việt là nhiệm vụ của tất cả công dânViệt Nam, cứ hàng năm vào dịp tết Nguyên Đán mọi người đều tập trung về nhà.Vậy, dịp tết chúng ta thường làm gì? và các em thường đi đâu? Lúc này học sinh

sẽ tái hiện lại hình ảnh đẹp về ngày Tết mà các em đã chứng kiến, đã trải qua Các

em sẽ lựa chọn được nội dung để vẽ tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, nêuđược lí do chọn vẽ nội dung ấy

Kết luận: Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, và là

ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên vàquan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộcsâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theochu kỳ vận hành của vũ trụ Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làngxóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ,tri ân ông bà tổ tiên Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết,Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngànki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết,được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà mộtthời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắpyêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời Theo quan niệm truyền thống củangười Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hànglàng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tìnhthầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa Đó cũng là nétđẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy

b.2) Hình thành cho học sinh kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

Để hình thành cho các em kĩ năng này chúng ta phải tổ chức cho các emđược làm việc theo nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm cụ thể cho nhómtrưởng và các thành viên làm việc thông qua phiếu câu hỏi cụ thể, mục đích để pháthiện ra ai là người điều hành, quản lí nhóm của mình thực hiện tốt hoạt động họcnày

Ví dụ: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác Qua thời gian

thảo luận làm việc theo nhóm nhỏ, chúng ta sẽ nhận thấy nhóm nào làm việc hiệuquả như (nhóm trưởng phân công các câu hỏi cho từng thành viên, sau đó mỗithành viên cùng tham gia trao đổi ý kiến với nhóm về nội dung của bức tranh, nếucác thành viên thấy phù hợp thì tiếp tục chuyển lần lượt từng câu hỏi cho đến hết.Nhóm trưởng vừa điều hành, vừa theo dõi, nhận xét các thành viên có tham giathảo luận tích cực, có hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm giao cho hay không) Trongquá trình làm việc theo nhóm sẽ thấy hết được ý thức tự giác tham gia học tập củatừng em và nhận thấy được trách nhiệm lớn của nhóm trưởng, từ đó dần hình thànhcho học sinh được kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm của cá nhântrước tập thể

Khi hết một thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trước lớp, lúcnày các nhóm sẽ nhận xét được sự hợp tác và tập trung cùng nhau làm việc củanhóm nào cao nhất, từ đó nhóm làm việc hiệu quả chia sẽ cách làm việc cho cả lớp

Ngày đăng: 30/01/2016, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w