1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

32 2,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Phương phápdạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức caonhất, ở đó các em không bị áp đặt phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cáchthụ động mà các em được chủ độ

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn

nhân lực phục vụ sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học

Trong xã hội hiện nay thực sự mới đang cần mô hình người lao động mớicần năng động, sáng tạo, quyết đoán thích ứng với sự phát triển của thời đạicông nghệ, đòi hỏi những phương pháp giáo dục trong nhà trường phải đổimới Mô hình học sinh học theo kiểu im lặng, lắng nghe giảng không ý kiếnphát biểu, học thuộc làu bài nhưng không hiểu bài đã không còn phù hợp.Trong xu thế như hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò ngườigiáo viên, sang phương pháp tập trung vào vai trò của học sinh Từ hình thứcdạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt độngnhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Phương phápdạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức caonhất, ở đó các em không bị áp đặt phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cáchthụ động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chứchướng dẫn và giải thích của giáo viên Giáo viên phải tạo được hình thức khơidậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động

cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến thức mới Khi có hứngthú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực Hứngthú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tậpcủa học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán Hiện nay đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện sâu rộng trong nhàtrường Giúp học sinh phát huy nội lực của từng học sinh

Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thôi vẫn chưa đủ Đi cùng với dạy học kiến thứccho các em chúng ta không thể quên được trách nhiệm dạy cho các em cáchhọc: Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình - Học để cùng

Trang 2

học Vậy kỹ năng sống là gì? Theo tôi kĩ năng sống là một trong những khái

niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay Có nhiều quan niệm về kĩnăng sống Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiếtchúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngàytrong cuộc sống Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thànhmột cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống vàqua giáo dục mà có Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhậnthức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân như:

Kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian

Kỹ năng ứng phó với những trạng thái căng thẳng

Kỹ năng quản lý và sử dụng tiền bạc

Kỹ năng xây dựng mục tiêu cho mình trong cuộc sống

Kỹ năng tư duy tích cực

Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người.Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan trọng

Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là

một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực" Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em

học được nhiều điều hay, lẽ phải Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thânthiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khảnăng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu Đây cũng là mộtnhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo Với học sinh lớp 5, đây là giaiđoạn tiếp nối hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năngsống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề mà xã hội và phụhuynh hết sức quan tâm Xác định tầm quan trọng đó tôi đã cố gắng nghiên

Trang 3

cứu thực hiện đề tài này Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 tôi đang phụtrách, nhằm mong muốn đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bịcho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời Đó là lý dotôi chọn sáng kiến này.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu vấn đề này, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động,sáng tạo của học sinh, rèn thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác Kĩnăng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập vàtrong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong học tập Làm cho

“học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi khám phá, phát hiện luyện tậpkhai thác và xử lí thông tin luyện tốt khả năng phát biểu trước đám đông Rèncho HS biết sống trong tập thể Biết nói và biết lắng nghe người khác nói.Học để đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Kỹnăng sống (KNS) đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống, hướng đến cuộcsống an toàn, khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống, vì thế kỹ năngsống không chỉ giới hạn trong trường học Là tập hợp nhiều kỹ năng tâm lý -

xã hội và giao tiếp cá nhân, giúp cho con người đưa ra những quyết định có

cơ sở, giao tiếp có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý, quản lý bản thânnhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Là những hànhđộng cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của nhữngngười khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trườngxung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh Là những kỹ năng mang tính tâm lý

xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàngngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết hiệu quảnhững vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày Là năng lực củabản thân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàngngày

- Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng tabiết” và thái độ “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực

tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng

Trang 4

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của học sinh và giáo viên khi dạy học cólồng ghép giáo dục kỹ năng sống Tìm ra những ưu điểm và tồn tại khi dạylồng ghép kỹ năng sống Từ đó tìm ra những cách giải quyết, những biện phápthích hợp để giúp giáo viên và học sinh phát huy hết tác dụng thực chất của

kỹ năng sống sao cho không mang tính hình thức, hời hợt, không ngại khithực hiện phương pháp này

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Qua thực tế dạy học lớp 5B là một lớp trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.Phương pháp dạy học có lồng ghép kỹ năng sống của giáo viên Phát huy tínhtích cực của học sinh

V ĐỐI TUỢNG NGHIÊN CỨU:

- Giáo viên dạy lớp 5 của trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

- Học sinh lớp 5B của trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

- Các phương pháp dạy lồng ghép kỹ năng sống

- Nghiên cứu trong SGK Lớp 5, các tài liệu tham khảo Nghiên cứu nộidung chương trình của lớp 5 Nghiên cứu những mặt mạnh, mặt yếu củaphương pháp dạy lồng ghép kỹ năng sống

- Nghiên cứu qua quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy Tìm hiểu qua đồngnghiệp, tổ chuyên môn

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Nghiên cứu lí luận và thực tiễn:

Tham khảo các tài liệu nắm chắc đặc điểm của phương pháp dạy lồng ghép

kỹ năng sống ở lớp 5 Xác định được mục đích cơ sở của phương pháp này

2 Phương pháp điều tra.

- Phỏng vấn giáo viên và học sinh khối lớp 5 của trường tiểu học NguyễnViết Xuân

3 Phương pháp thực nghiệm.

- Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 5B trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Trang 5

4 Phương pháp quan sát.

- Hướng dẫn học sinh quan sát trong bài học,trong giờ chơi, trong thực tế,trong cuộc sống hàng ngày

PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lí luận:

Dạy học có lồng ghép kỹ năng sống là phương pháp đã được chú ý triểnkhai qua nhiều năm Chúng ta biết được phương pháp dạy học lồng ghép kỹnăng sống này là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tíchcực nhưng không được thoát li trình độ hiểu biết, sự suy nghĩ của các em Giáo dục rèn luyện KNS là việc làm thiết thực, cấp bách và cần có thờigian, do đó, cần xây dựng chương trình rèn luyện giáo dục KNS cho HS ngay

từ khi còn nhỏ

Giáo dục rèn luyện KNS chỉ có hiệu quả khi đã tiếp nhận được một nền giáodục về giá trị sống Giáo dục rèn luyện kỹ năng sống phải được thực hiệnđồng bộ trong 3 môi trường giáo dục: gia đình- nhà trường và xã hội Nếugiáo viên đưa ra yêu cầu quá cao thì học sinh sẽ chán và thiếu tự tin vào bảnthân, còn nếu giáo viên đưa ra yêu cầu quá thấp thì các em thiếu hưng thú họctập

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2013-2014 của ngành, của trường về việc chútrọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

Vậy rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiếtcủa xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôiluyện những kĩ năng sống, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh,

an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trịsống để bước vào đời tự tin hơn

2 Cơ sở thực tiễn

Trang 6

Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân nằm ở trung tâm của Xã Hà Mòn.Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các đoàn thể Trường có đầy

đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày với đầy đủ ánh sáng, quạt mát, Trong năm học 2013 - 2014 đầu năm được biên chế vào 28 lớp Cán bộ giáoviên công nhân viên có lập trường kiên định, có phẩm chất đạo đức tốt Thựchành tiết kiệm chống lãng phí hết lòng hết sức vì học sinh Xây dựng nếpsống và làm việc khoa học Nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng họcsinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu Trường đã xây dựng được lớp học thân thiện,trường học thân thiện

b Ưu điểm của khối 5:

* Đội ngũ giáo viên: Nhiệt tình giảng dạy Có trình độ chuyên môn và có

năng lực sư phạm đã có nhiều năm trực tiếp dạy lớp Thường xuyên đổi mớiphương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh

* Học sinh: Các em được sự quan tâm của gia đình, tạo điểu kiện cho các

em học hai buổi/ ngày Đa số các em được cha mẹ đưa đón đi học Sách vở và

đồ dùng dạy học đầy đủ Các em đã có ý thức học tập

c Tồn tại:

* Giáo viên: Tuy nhiên ở trong khối, trong trường vẫn còn giáo viên khi

dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống còn đang băn khoăn đôi khi còn lúngtúng không biết chọn kỹ năng nào cho phù hợp để dạy với nội dung bài đó.Dựa vào quyển Giáo dục kỹ năng sống thì có quá nhiều các kỹ năng cơ bảnđược giáo dục mà cụ thể hóa ở từng bài học là rất khó Tôi lấy ví dụ như mônĐạo đức bài 5 “Tình bạn” ở bài này nên giáo dục kỹ năng sống cho các em

có kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệmsai,những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè) Kĩ năng đưa ra quyếtđịnh phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè Kĩ năng giao tiếpứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống Kĩ năng thểhiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè Trong giờ chơi nên tham gia cáctrò chơi cho vui cho khỏe người thì trong quyển hướng dẫn giáo dục kỹ năngsống thì lại không có Giáo viên khi soạn bài còn phải dùng rất nhiều sách vở

Trang 7

khác nhau có nhiều phần phải lồng ghép như Bảo vệ môi trường, Đạo đức HồChí Minh, kỹ năng sống, tai nạn thương tích nên có một số giáo viên khi soạnbài còn quên không lồng ghép Lựa chọn cách tổ chức còn chưa phù hợp chưathực sự phát huy hết năng lực của các em.

* Học sinh: Trong giờ sinh hoạt ngoại khóa một số em còn quá nhút nhát.

Khi tổ chức cho các em lên hái hoa dân chủ GV gọi cũng không lên và cònrơm rớm nước mắt Học sinh lớp 5 các em vấn còn thiếu hiếu động Một số

em còn chưa mạnh dạn tham gia cùng nhóm, chưa tập trung khi các bạn kháclàm việc Một số em học chậm hơn lại cho rằng đó là việc của mấy bạn họcgiỏi, mình không tham gia Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đếnviệc học tập của các em còn phó mặc hoàn toàn cho nhà trường

Ngày nay học sinh rất ít có hoài bão, ước mơ Phụ huynh vì bận nhiều côngviệc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm chocác em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động bởi các

em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internetnhư Khu vườn trên mây, rồi đến lớp hỏi nhau “ Cậu lên cấp bao nhiêu?’ Đây

là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế vàthiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinhngày càng kém Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, khôngquan tâm đến cộng đồng Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểuhọc là ngoài những kiến thức phổ thông về toán, khoa học và nhân văn, họcsinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân

có ích cho cộng đồng Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên lớpmột những suy nghĩ, trăn trở

Khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học sinh tronglớp tôi gặp phải một số thách thức sau:

Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quánuông chiều, ngược lại một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quantâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết Nhiều em đến trường tỏ ranói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ

Trang 8

Bên cạnh những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: tôi nhậnđược một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với côgiáo Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng nhàtrường giáo dục các em Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quantâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục Chính

vì thế tôi luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em cómột niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động,sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển

II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG

1 Học sinh:

Học sinh ở lớp 5, xét về mặt tâm lí các em tư duy còn mang tính trực quannhiều Ý thức tự quản của các em chưa cao do công tác quản lí hướng dẫn củagiáo viên chưa chặt chẽ nên còn học sinh nói chuyện riêng làm riệc riêngtrong giờ Khi dự giờ một số tiết tôi thấy các em còn mang tính rập khuôn,hình thức Học sinh đều đã được giáo viên chuẩn bị cho hệ thống câu hỏi từtrước đôi khi còn cả phần trả lời các em về nhà chỉ việc học thuộc để hôm sautrả lời vanh vách theo ý của thầy, cô, không cho các em có một ý nào để nóithật theo ý hiểu của mình

Số lượng học sinh trong một lớp đông, khả năng tiếp thu của các em khôngđồng đều, một số em học chậm hơn lại cho rằng đó là việc của mấy bạn họcgiỏi, mình không tham gia Một số em học giỏi lại hiếu động muốn giành hếtviệc của các bạn khác và cho rằng ý kiến của mình là chắc chắn đúng nên sẵnsàng gạt đi những ý kiến của bạn khác Nhóm trưởng chưa điều khiển đượccác bạn trong nhóm tập trung thảo luận nội dung cơ bản do giáo viên yêu cầu.Các thành viên trong nhóm chưa biết lắng nghe các ý kiến của nhau.Cáchtrình bày của các em còn gượng gạo như cầm tờ giấy lên đọc còn mang nặnghình thức dẫn đến tiết học không tự nhiên mà máy móc chưa toát lên được cáiquan trọng là học sinh tích cực tự chiếm lĩnh kiến thức qua các hoạt động

2 Giáo viên:

Trang 9

Giáo dục kỹ năng sống không thể tách rời đổi mới phương pháp dạy học,trong đó chú trọng đến phương pháp thảo luận nhóm, riêng vấn đề này tất cảcác giáo viên của trường cũng đã thực hiện qua nhiều năm và đặc biệt đượcthể hiện ở các tiết thao giảng dự giờ.Tuy nhiên ở một số lớp tổ chức còn chưathường xuyên Một số giáo viên sử dụng nhưng kết quả chưa cao, người thầychỉ có thể bao quát chung mà không thể một lúc mà có thể kiểm tra được cáchoạt động Cách giao việc ở một số tiết còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể Cách tổchức còn lúng túng khi giao việc Câu lệnh chưa rõ ràng, còn chung chung.Không nhất thiết cứ phải tiết học nào chúng ta cũng phải cố suy nghĩ để cho

ra nhóm thì mới được do đó có một số giáo viên nội dung kiến thức vớiphương pháp thảo luận nhóm chưa phù hợp vì thế dẫn đến cách tiếp thu bàingày hôm đó của các em còn hạn chế Lạm dụng hình thức nhóm dẫn đếnkhông tập trung vào những vấn đề cơ bản cốt lõi mà học sinh phải lĩnh hội vàkhông đủ thời gian.Tổ chức nhóm còn rập khuôn thiếu sự linh hoạt và sángtạo nên chưa mang lại hiệu quả cao Khả năng bao quát lớp định hướng giúp

đỡ cho học sinh trong quá trình thảo luận đôi khi còn hạn chế Nhiều khi giáoviên chưa linh hoạt thay đổi các thành viên trong nhóm cũng như thay đổi cáchình thức nhóm như chỉ có nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn hay nhóm sáu.Đôikhi trong những tiết dự giờ giáo viên sợ học sinh không làm được sẽ ảnhhưởng đến tiết dạy nên đã chuẩn bị sẵn đáp án và ấn định cho học sinh.Nhiều giáo viên ngại sử dụng phương pháp này vì đòi hỏi phải có sự công phukhi soạn giáo án rồi quản lí khó khi tổ chức trên lớp và còn tốn nhiều thờigian, và sự chuẩn bị cầu kì như hoa, số, màu sắc Một phần nữa là ở khối 5 sĩ

số học sinh ở mỗi lớp rất đông như 5B có 28 em nên tổ chức theo nhóm ởtrong lớp cũng dẫn đến một số khó khăn cho giáo viên khi tổ chức phươngpháp này

II CÁC BIỆN PHÁP:

Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩnăng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờsinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ

Trang 10

năng sống, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biệnpháp sau:

Biện pháp 1 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh

Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh vàgiáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu

về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sởthích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em Đây là hoạtđộng giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường

học tập thân thiện - Nơi " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai

của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình" Đây

cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giaotiếp của học sinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môitrường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt

Mỗi lớp có hộp thư Điều em muốn nói Giáo viên phải gợi ý cho các em nóimột cách chân thật những điều em muốn tâm sự với thầy, cô không để chocác em ấm ức trong lòng nghĩ sai về thầy, cô Khi giáo viên giải quyết nhữngđiều học sinh bày tỏ cũng cần phải tế nhị tránh tổn thương đến các em

Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình

để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay

Trang 11

nhút nhát, thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn Và tiếp tục qua những tuầnhọc sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ,hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúcnào, giờ học nào Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạthiệu quả cao tôi tiếp tục:

Không chỉ trong giờ học mà giờ chơi giáo viên cũng có thể giành một chútthời gian chơi cùng các em Đối với học sinh nếu có giáo viên chơi cùng thìcác em cảm thấy rất vui và rất gần gũi

Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả trong việc tích hợp vào các môn học qua phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp thảo luận theo nhóm.

* Kỹ năng làm việc hợp tác trong nhóm ở các tiết học nếu phát huy tốt

đương nhiên đã giáo dục kỹ năng sống cho các em rất nhiều Như tính năngđộng, hoạt bát, nhanh nhẹn xử lý tình huống và bày tỏ ý kiến của mình, bìnhluận ý kiến của bạn Dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh dần dần đã đã cónhững phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cựcnhư giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm

về kết quả học tập của mình và kết quả học tập của nhóm bạn cũng như của cảlớp Tăng cường phỏng vấn lẫn nhau các loại câu hỏi có liên quan đến nộidung bài và các em hứng thú khi học thích được đặt câu hỏi cho bạn thíchđược làm chủ tiết học, các em thi đua nhau, thi đua giữa các nhóm.cái gì màcác em phát hiện ra lại được sự khích lệ của giáo viên và các bạn trong lớp thìcác em sẽ nhớ rất lâu

Để đạt được những điều trên mỗi giáo viên cần:

1 Giáo viên:

GV phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khó tương đối,

có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận,tranh cãi mới vỡ lẽ ra vấn đề

2 Chia nhóm:

Trang 12

Có nhiều cách chia nhóm Tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp, ta

có thể chia nhóm theo các cách sau đây:

- Nhóm gọi số : cho học sinh đếm số từ 1 đến 8, đếm cho hết số học sinhcủa lớp Những em nào có số giống nhau thì được xếp vào một nhóm

- Nhóm cùng trình độ hoặc đa trình độ do giáo viên lựa chọn

- Nhóm theo biểu tượng: giáo viên chuẩn bị các biểu tượng có số lượngbằng nhau và phát ngẫu nhiên cho học sinh Những học sinh có cùng biểutượng thì được xếp vào một nhóm

- Nhóm chọn bạn: học sinh có quyền chọn bạn để thành lập một nhóm

- Nhóm cố định : do giáo viên chọn những em ngồi gần để thành lập mộtnhóm (ngoài ra còn nhiều cách chia nhóm khác nữa)

Một số lưu ý khi tiến hành chia nhóm:

- Cần xác định số lượng thành viên trong mỗi nhóm Qua khảo sát nhiềulớp/trường và tiến hành thử nghiệm số lượng thành viên trong hoạt độngnhóm thì mỗi nhóm chỉ có từ 2 đến 5 thành viên là có hiệu quả nhất Vì nếunhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia nhưngcác kỹ năng như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thốngnhất ý kiến, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, quản lí để nhiều học sinh tham giakhó có thể đạt được

- Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từnhóm đôi Khi trẻ đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với

số lượng nhiều hơn

Nếu nhóm trên 5 em, nhiều trẻ sẽ thụ động, hoặc chỉ trao đổi với một hay haithành viên bên cạnh Học hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyệncác kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò raquyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, để cùng hưởng vui,buồn với kết quả của mình Do vậy trẻ cần có thời gian để thích ứng với cáchoạt động nhóm

- Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu

sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau

Trang 13

- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng:giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trườngsống

3 Phân công trách nhiệm trong nhóm :

Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình Việc phâncông trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất

và thống nhất Thông thường trong mỗi nhóm có các thành phần sau:

+ Trưởng nhóm : quản lí, chỉ đạo, điều hành nhóm hoạt động

+ Thư kí : Ghi lại kết quả của nhóm sau khi được thống nhất

+ Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm

+ Người theo dõi về thời gian

Trách nhiệm này không phải cố định mà phải được thay đổi luân phiên saumỗi lần sinh hoạt nhóm hoặc định kỳ do giáo viên hoặc tổ quy định Nghĩa làmỗi thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo cáo viên

4 Giao nhiệm vụ cho nhóm :

Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viênhiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của tổ mình phải làm gì, làm trong thời gian baolâu; nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm ,kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giaohay chưa Giáo viên cần gợi ý cho các nhóm để các bạn lâu nay ít được phátbiểu, ít được đề đạt ý kiến của mình có quyền đưa ra câu trả lời trước nhất

5 Tổ chức quản lí nhóm :

Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không theo cánhân Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đónggóp, mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phảiđược lĩnh hội kiến thức Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi

cá nhân.Vì thế trẻ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau

Như đã nêu trên, vì câu hỏi khó và mở cần có nhiều ý trả lời nên mỗi thànhviên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án đúng Cần ưu tiên cho

Trang 14

những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất để các bạn này có cơhội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.

Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát,phát hiện và hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời uốn nắn, điều chỉnhnhững lệch lạc của học sinh Giáo viên phải hạn chế đến mức thấp nhất việcnói của mình trong khi các em đang hoạt động nhóm Nếu cần, giáo viên cho

cả lớp dừng lại để tập trung chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thêm

6 Tổ chức báo cáo :

Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho các nhóm lên báo cáo; khôngchỉ trích các nhân cụ thể mà chỉ phân tích ý tưởng, suy nghĩ Nói cách khác,trong tranh luận chỉ có quan điểm hợp lí và chưa hợp lí mà thôi

Sau đây tôi lấy một số ví dụ về phân tích cách soạn và dạy bài có sử dụnghoạt động nhóm

Môn: KHOA HỌC

Bài: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”

ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T1)

I MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nêu đượợc một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý

- Từ chối, không sử dụng rượu bia, thuốc lá,ma tuý.

- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “không!” với các chất gây nghiện.

- GDKNS: KN phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK,

của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin

về tác hại của chất gây nghiện KN giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thông tin và hình SGK/20, 21, 22, 23.

- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ: (4’)

Trang 15

H Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở

Hoạt động 1: (14’) Thực hành xử lí thông tin.

* Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.

- Hơi thở hôi, răng vàng

- Mất thời gian, tốn tiền,

- Người say rượu bia thường bê tha

- Dễ mắc nghiện, khó cai.

- Sức khoẻ giảm sút.

- Mất thời gian, tốn tiền.

- Không làm chủ được bản thân.

- Nguy cơ lây nhiễm hiv cao

- Trẻ em bắt chước và dễ trở thành nghiện thuốc lá.

- Dễ bị gây lộn.

- Dễ bị tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu.

- Kinh tế gia đình suy sụp.

- Tội phạm gia tăng

- Trật tự XH bị ảnh hưởng.

- Luôn sống trong lo

âu, sợ hãi.

HS: Trình bày Mỗi HS chỉ trình bày 1 ý HS khác bổ sung.

GV: Kết luận: Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý là những chất gây nghiện Riêng chất ma tuý

là chất gây nghiện bị nhà nước cấm Vì vậy, sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý đều là những việc làm vi phạm pháp luật Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh; làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất tật tự an toàn xã hội.

Hoạt động 2: (15’) Trò chơi: “Bốc thăm TLCH”

Trang 16

* Mục tiêu:

- Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.

* Cách tiến hành:

HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi theo hình thức thi đua “ Ai nhanh nhất”

GV: Nêu câu hỏi - HS thảo luận theo nhóm đôi và thi đua trả lời.

* Nhóm câu hỏi về tác hại của thuốc lá

H1 Khói thuốc lá có thể gây ra bệnh gì?

H2 Khói thuốc lá gây hại cho người hút ntn?

H3 Hút thuốc lá ảnh hưởng đến người xung quanh ntn?

H4 Bạn có thể làm gì để giúp người thân không hút thuốc lá?

* Nhóm câu hỏi về tác hại của rượu, bia:

H1 Rượu, bia là những chất gì?

H2 Rượu, bia có thể gây ra bệnh gì?

H3 Rượu, bia có thể ảnh hưởng đến nhân cách người nghiện ntn?

Ngày đăng: 27/06/2016, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w