Từ thực tiễn trong quá trình công tác tôi mạnh dạn lựa chọn tình huống: “ Xử lý văn bản do Uỷ ban nhân dân phường ban hành trái thẩm quyền” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao
Trang 1PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bởi vậy, toàn bộ hoạt động của nhà nước của cả hệ thông chính chị cũng như của toàn xã hội đều phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Và để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật một cách triệt để nghiêm minh và hiệu quả thì đòi hỏi trước hết là cả bộ máy nhà nước phải gương mẫu, đi đầu trong việc tuân thủ và thực hiện đông bộ, thông nhất pháp luật
Trong những năm vừa qua cùng với sự nỗ lực của toàn công tác tư pháp Quận Hoàng Mai đã phấn đấu góp phần tích cực vào việc tăng cường nhận thức, nâng cao ý thức pháp luật và tuân thủ pháp luật của các cấp, các ngành
và nhân dân trên địa bàn Quận Tuy nhiên, bên cạnh những kêt quả đã đạt được còn rất nhiều những tồn tại và hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác ban hành văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng như: sai căn cứ pháp lý ban hành, vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản, sai về nội dung văn bản, thể thức văn bản
Qua nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của nhà nước và từ thực tiễn hoạt động của công tác tư pháp Quận Hoàng Mai Tôi nhận thấy việc tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật để áp dụng vào thực tế tại đìa phương là cấp thiết và đặc biệt quan trọng đối với các cấp, các ngành Từ thực tiễn trong quá trình công tác tôi
mạnh dạn lựa chọn tình huống: “ Xử lý văn bản do Uỷ ban nhân dân phường ban hành trái thẩm quyền” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao
nhận thức của cơ quan, chính quyền địa phương đối với công tác văn bản, giảm dần tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật và hoàn thiện chất lượng,
tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản {nhất là văn bản quy phạm pháp luật)
Trang 22
khi được ban hành Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, của các
tổ chức cá nhân kinh doanh Từ đó nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, hoàn thành niệm vụ chính trị được Đảng và nhà nước giao
Trang 3PHẦN II NỘI DUNG
1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Kể từ khi Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính
phủ về kiêm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (nay là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) chính thức có hiệu lực pháp luật và được triển khai tại địa
phương, hàng năm Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành Kế hoạch kiểm tra
và xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tiến hành tự kiểm tra (đổi với các văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành) và kiểm tra theo thẩm quyền (đổi với các văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố ban hành)
Tháng 5/2015, thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 08/01/2015 của Uỷ ban nhân dân Quận Hoàng Mai về triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, với thẩm quyền giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phòng Tư pháp đã thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra trực tiếp tại địa bàn phường ĐC đối với các văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường ĐC ban hành từ ngày 01/01/2014 đến ngày 29/4/2015
Qua một tuần (từ ngày 05/5/2015 đến ngày 09/5/2015) vừa thực hiện
kiểm tra đối với từng văn bản, vừa trực tiếp trao đổi với cơ sở nhận thấy công tác ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân phường ĐC vẫn còn một số những vi phạm nhất định như: vi phạm về căn cứ pháp lý ban hành văn bản, vi phạm về thể thức, kỹ thuật trình bày, vi phạm thẩm quyền về nội dung ban hành Điển hình là: Quyết định số 1073/2014/QĐ-UB ngày 28/11/2014 của UBND phường ĐC về việc quy định tỷ lệ thu nhập tối thiểu
trên doanh thu đối với từng ngành hàng kinh doanh trên địa bàn phường ĐC
Trang 44
Theo Quyết định trên, Uỷ ban nhân dân phường ĐC đã quy định:
Điều 1 Tỷ lệ thu nhập tối thiểu cho từng ngành hàng kinh doanh trên địa bàn phường ĐC như sau: ngành sản xuất 15%; ngành dịch vụ 32%; ngành ăn uống 35%; ngành thương nghiệp 17%>; ngành xây dựng 15%
Điều 2: Mức tỷ lệ thu nhập tối thiểu, giá quy định trên làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế môn bài”
Theo quy định này thì ví dụ: Với một hộ sản xuất kinh doanh có mức thu nhập là 10.000.000 VND/tháng sẽ phải nộp thuế môn bài cả năm phải nộp
là 1.500.00 VND Tuy nhiên, theo Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-
CP về điều chỉnh mức thuế môn bài thì hộ gia đình này chỉ phải nộp thuế môn bài cho cả năm là 1.000.000 VND Thực tế họ phải nộp cao hơn mức thuế nhà nước quy định 500.000 VND
Cụ thể: căn cứ vào Nghị định số 75/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài quy định tại Điều 1:
“Các tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 1.500.000 đồng, 1.000.000 đồng
Hộ cá thể kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1.000.000 đồng, 750.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể căn cứ tính thuế môn bài áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và hộ cá thể kinh doanh theo các mức trên."
Và để cụ thể hoá quy định trên, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP Theo thông tư số 96/2002/TT-BTC nêu trên thì việc nộp thuế môn bài được thực hiện như sau:
Trang 5“Các tổ chức kinh doanh nộp thuế Môn bài theo 4 mức bao gồm:
a - Thuế Môn bài nộp theo mức thống nhất 3.000.000 đồng một năm đối với các cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập gồm: Các doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có kinh doanh tại Việt nam, các cơ sở kinh tế của
cơ quan hành chính sự nghiệp Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang và tổ chức kinh doanh hạch toán kỉnh tế độc lập khác
b - Thuế Môn bài nộp theo mức 2.000.000 đồng một năm đổi với các
cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng cửa hiệu hạch toán phụ thuộc và các
tổ hợp sản xuất kinh doanh
c - Thuế Môn bài nộp theo mức 1.500.000 đồng một năm đổi với Các Hợp tác xã (trừ các HTX qui định ở tiết d điểm này)
d - Thuế Môn bài nộp theo mức 1.000.000 đồng một năm đổi với: _ Các HTX hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp HTX làm muối, HTX đánh bắt hải sản, HTX tín dụng
- Các cơ sở kinh doanh quy định tại tiết b, c điểm này nếu có các cửa hàng quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ ở các địa điếm khác không cùng địa điểm của cơ sở thì mỗi cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ phải nộp thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng một năm
2 - Các đổi tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm:
Hộ sản xuất kinh doanh cá thê
Người lao động trong các Doanh nghiệp (Doanh nghiệp NQD,
Trang 66
Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN ) nhận khoản tự trang trải mọi khoản chỉ phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo qui định tại diêm l.d nêu trên Trường hợp nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thì từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng ĩ
Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thu theo từng thành viên
Riêng xã viên, nhóm xã viên HTX (gọi chung là xã viên HTX) nhận nhiệm vụ HTX giao nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại tiết c điểm 1 phần
II cua Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã, thì không phải nộp thuế Môn bài riêng; nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phải nộp thuế Môn bài riêng
Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:
Trang 7Như vậy, theo 02 văn bản đã trích dẫn ở trên, không có nội dung
nào phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các cấp quy định cụ thể thêm về mức thu hay ban hành tỷ lệ thu nhập trên doanh thu của tổ chức, cá nhân kinh doanh để tính thuế môn bài Mà quy định trực tiếp cho cơ quan thuế triển
khai thực hiện thu bằng việc điều tra, kiểm tra về nguồn thu của các đơn vị kinh doanh dựa trên sổ sách, hoá đơn, chứng từ kinh doanh sau đó áp vào các mức thu cụ thể cho từng nhóm đối tượng với các mức thu đã được ấn định theo Nghị định số 75/2002/NĐ-CP và Thông tư số 96/2002/TT-BTC
Do vậy, việc Uỷ ban nhân dân phường ĐC ban hành Quyết định số 1073/2014/QĐ-UB ngày 28/11/2014 về việc quy định tỷ lệ thu nhập tối thiểu trên doanh thu đối với từng ngành kinh hàng kinh doanh trên địa bàn phường là trái thẩm quyền được phân cấp
Tại buổi làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cán bộ chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân phường ĐC vào 13 giờ
30 phút ngày 09/5/2015 (kết thúc đợt kiểm tra), Đoàn kiểm tra đã thông báo
sơ bộ về kết quả đợt làm việc của Đoàn Trong đó đã kết luận việc Uỷ ban
Trang 88
nhân dân phường ĐC ban hành Quyết định số 1073/2014/QĐ-UB ngày
28/11/2014 nêu trên là trái thẩm quyền được phân cấp {trái thẩm quyển
ngày từ thời điểm ban hành văn bản); việc áp dụng Quyết định này vào việc thu thuế môn bài (như đã phân tích ở trên) tại địa phương từ năm 2014 đến
nay đã làm thiệt hại lớn về kinh tế cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân vào chính quyền cơ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và cán bộ chuyên môn của phường cũng đã nhận rõ khuyết điểm, sai sót của địa phương sau khi nghe Đoàn kiểm tra kết luận
Trong tình huống này, vấn đề đặt ra là phải xử lý Quyết định số 1073/2014/QĐ-UB như thế nào cho phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn, vừa đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh, vừa đảm bảo lợi ích của chính quyền địa phương trong công quản lý, chỉ đạo, điều hành
2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu đặt ra khi phân tích tình huống:
Việc phân tích tình huống nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết, phân định được đúng – sai để từ đó có được phương án giải quyết đúng đắn Việc phân tích tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phân tích tình huống dựa trên cơ cở các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Phân tích tình huống đảm bảo tính khách quan, minh bạch, chính xác, sát với thực tế
- Đưa ra phương án giải quyết đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền
Trang 9- Tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.2 Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống:
- Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã
- Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 về điều chỉnh mức thuế môn bài
- Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP
Luật số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân đã quy định
về Phạm vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (Khoản 2 Điều 2 đã quy định):
2 Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những trường hợp sau đây:
a) Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn;
c) Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Uỷ ban nhân dân quy định một vấn đề cụ thể
Và nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 19):
1 Quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật trên địa bàn xã, thị trấn quy định tại các điều 111, 112, 113,
Trang 1010
114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên
2 Quyết định của Uỷ ban nhân dân phường được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện chủ trương, biện pháp khác về xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn phường quy định tại Điều 118 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008
- Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Thông tư số 20/2010/TT- BTP ngày 30/11/2010 về việc hướng dẫn
thực hiện nghị định số 40/2010/NĐ-CP
2.3 Nguyên nhân nảy sinh tình huống
* Nguyên nhân
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên để từ đó tổ chức triển khai và thực hiện cho đúng {tuân thủ đầy
đủ các quy định của pháp luật) để đảm bảo hiệu quả và không trái pháp luật
đang là vấn đề cấp thiết và khó khăn không chỉ của riêng phường ĐC, của Quận Hoàng Mai mà còn của các cấp chính quyền địa phương trên cả nước Tồn tại trên xuất phát từ một số các nguyên nhân cơ bản như:
Trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đang còn rất hạn chế Công tác bố trí cán bộ chưa đúng người, đúng việc, một cán bộ còn phải kiêm nhiều công việc một lúc; số lượng cán bộ còn thiếu so với quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra
Trang 11Công tác ban hành văn bản, đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền địa phương các cấp (nhất là cấp huyện và cấp xã) chưa được coi trọng trong khi văn bản có thể coi là “xương sống' của quá trình tổ chức
triển khai và điều hành công việc của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
cơ sở Ở cấp huyện, sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân được giao nhiệm vụ xây dựng, thẩm định văn bản với các cơ quan có liên quan chưa chặt chẽ và chưa thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật; Công tác tự kiểm tra, rà soát, các văn bản đã được HĐND, UBND huyện ban hành cũng như việc lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của các ngành, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đặc biệt trong việc gửi văn bản thẩm định và
tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn (Phòng Tư pháp) về tính
hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống văn bản đã ban hành chưa được thường xuyên thực hiện
Trong trường hợp này, ở cấp tỉnh phía Cục thuế thành phố, Sở Tài chính chưa kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cho các quận, huyện để thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật hiện hành Ở cấp quận huyện, Phòng Tài chính giá cả cùng Chi cục thuế Quận khi trình ban hành văn bản không gửi cho phòng Tư pháp Quận tham gia ý kiến và cán bộ, công chức Tư pháp phường ĐC chưa phát huy được vài trò tích cực của mình là cán bộ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân phường về lĩnh vực tư pháp trong đó có công
tác văn bản (thẩm định văn bản; tự kiểm tra, rà soát lại đổi với văn bản do Uỷ ban nhân dân phường ban hành) nên đã để xảy ra việc ban hành văn bản trái
thẩm quyền nêu trên
2.4 Phân tích hậu quả của tình huống
Việc Uỷ ban nhân dân phường ĐC ban hành Quyết định số 1073/2014/QĐ-UB ngày 28/11/2014 trái thẩm quyền đã tạo một tiền lệ xấu
trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương (văn bản