Trên thực tế, hầu hết người dân chưa biết cách và có ít cơ hội tiếp cận với các dịch vụ Công tác xã hội, họ thường cố gắng chịu đựng trong một thời gian dài và không biết làm sao để thoá
Trang 11
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Gần đây, nhiều cuộc bạo hành gia đình xảy ra liên tục, hậu quả ngày
càng trở nên nghiêm trọng đã gây không ít bức xúc đối với dư luận xã hội
Những phụ nữ tay yếu chân mềm bị chồng hành hạ, làm nhục đã không
biết cách để bảo vệ bản thân mình Vì vậy, bạo lực gia đình đang là vấn đề được
dư luận quan tâm sâu sắc Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội
Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể xác cho đến dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa gây tổn thương về tâm lý và tinh thần của các thành viên đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân
Trên thực tế, hầu hết người dân chưa biết cách và có ít cơ hội tiếp cận với các dịch vụ Công tác xã hội, họ thường cố gắng chịu đựng trong một thời gian dài và không biết làm sao để thoát khỏi tình cảnh bị bạo lực, vì vậy cuộc sống cảu họ dễ đi đến chỗ bế tắc và có những hành vi tiêu cực, thậm chí kéo dài sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Vì những lý do trên, trong phạm vi bài tiểu luận, em xin trình bày một
tình huống “Xử lý tình huống bạo lực trong gia đình chị Trần Thị Lan” thuộc
quản lý của Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội, đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
Em xin trân thành cảm ơn tất cả các thầy cô của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã nhiệt tình giảng dạy trong thời gian khóa học lớp bồi dưỡng ngạch chuyên vừa qua Do giới hạn về thời gian cũng như giới hạn về trình độ, kinh nghiệm của bản thân nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô!
Trang 22
1.2 Mục tiêu của đề tài
Với đề tài này, em đề ra mục tiêu mô tả được tình huống , phân tích được những nguyên nhân xảy ra tình huống đó, hậu quả của tình huống Từ đó, đưa ra được các phương án xử lý tình huống, chọn được phương án tối ưu nhất Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án tối ưu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong bài tiểu luận đó là phương pháp so sánh, phân tích và xử lý tình huống
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội - trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
1.5 Bố cục của tiểu luận
Bố cục của bài tiểu luận bao gồm các phần sau:
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Nội dung bài tiểu luận gồm các mục:
1 Mô tả tình huống
2 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống
4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn các phương án xử lý tình huống
5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 3Chồng: Lê Văn Sơn
Tuổi: 35 tuổi
Quê quán: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội
Nơi ở hiện nay: Kim Giang, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội Nghề nghiệp: chủ tiệm cầm đồ
Trình độ văn hoá:12/12
Vợ: Trần Thị Lan
Tuổi: 32 tuổi
Quê quán: Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội
Nghề nghiệp: Thợ trang điểm, làm móng
Hoàn cảnh gia đình : Do cùng quê nên hai anh chị có cơ hội gặp gỡ và quen nhau sau đó hai người kết hôn năm 2006 Sau khi kết hôn, bố mẹ anh Sơn
do làm kinh doanh nên có vốn, ông bà hỗ trợ cho vợ chồng anh Sơn tiền vốn để hai vợ chồng làm ăn kinh tế Ngay sau đó, hai vợ chồng anh Sơn chuyển xuống quận Hà Đông sinh sống và dùng tiền vốn để anh Sơn mở tiệm cầm đồ, còn chị Lan quyết định đi học nghề làm thợ trang điểm và làm móng Hiện nay hai vợ chồng anh chị có 1 con trai 8 tuổi và 1 con gái 5 tuổi
Bạo lực bắt đầu diễn ra từ năm 2012, cửa tiệm của Anh Sơn đến giai đoạn làm ăn thua lỗ, vắng khách, không có lãi, không đủ bù vào chi phí phải bỏ ra, nên dần dần anh Sơn chán nản, theo bạn bè ham chơi cờ bạc, rượu chè Anh Sơn không những không đưa tiền sinh hoạt cho chị Lan chăm lo cho gia đình và các con mà còn thường xuyên hỏi chị Lan đưa tiền cho mình Một mình chị phải vất
vả lo kiếm tiền trang trải toàn bộ sinh hoạt cho gia đình và tiền cho chồng chơi
cờ bạc Vì kinh tế khó khăn, cuộc sống ngày càng vất vả nên hai anh chị thường
Trang 4mà không có tiền cho chồng, thậm chí còn cho rằng chị mượn cớ đi làm để ngoại tình và tỏ ra tức giận, ghen tuông vô cớ
Hình thức bạo lực: Thể chất, tinh thần và kinh tế: Mỗi lần xung đột, anh Sơn thường quát mắng, đe dọa, đánh vợ bằng cách tát vào mặt, đá vào mông, vào lưng, xương sườn, rồi nắm tóc xô đẩy Sau khi đánh xong thì anh ta chửi bới, chì chiết rồi bỏ đi… Lần gần đây nhất, anh ta uống rượu say rồi về nhà đánh
vợ một trận nhừ tử, mặt mũi thâm tím, khiến vợ phải nhập viện
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống
- Mục tiêu 1: Giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra: Bạo lực gia đình với
phụ nữ, quyền con người, tính pháp lý của luật phòng chống bạo lực gia đình,
vai trò chính quyền và các tổ chức có liên quan,…
- Mục tiêu 2: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: cụ thể ở đây là hệ
thống pháp luật của Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình, quyền con người,…
Bộ luật quốc tế về quyền con người ( Internationnal Bill of Human
Rights) bao gồm tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và cac điều ước quốc tế khác về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban hành đã xác lập một khung các quyền con người cơ bản mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều được hưởng và được bảo vệ trong mọi hoàn cảnh và môi trường kể cả môi trường gia đình Bạo lực gia đình là một trong các hành vi cấu thành sự vi phạm nhiều quyền con người cơ bản cụ thể là:
Quyền Sống: Mọi người đều có quyền sống, quyền này được pháp luật bảo vệ, không ai có thể bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ
Trang 55
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm: không ai được
tự ý làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhận phẩm của người khác
Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật: theo quy định này mọi người, bất kể sự khác biệt về giới tính, độ tuổi… đều có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng Theo đó, quy định về quyền này trong pháp luật quốc tế về quyền con người có ý nghĩa phòng, chống bạo lực gia đình trước hết nảy sinh từ vị thế bất bình đẳng giữa kẻ có hành vi bạo lực với người bị bạo lực mà thông thường là giữa nam giới và phụ nữ
Quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử: Quyền này trở thành nền tảng cho việc phòng, chống bạo lực gia đình, bởi lẽ bạo lực gia đình cơ bản có nguyên nhân từ sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới
Căn cứ luật số 02/2007/ QH12 của Quốc Hội Luật phòng, chống bạo lực gia đình Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình
Điều 2 của luật này quy định về các hành vi bạo lực gia đình gồm có: Hành hạ, ngược đãi đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe tính mạng
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng…
Điều 3 luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình:
Kết hợp các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình , lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Trang 6Chấp hành quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền
Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc trừ trường hợp nạn nhân từ chối
Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bị bạo lực gia đình khi có yêu cầu của pháp luật
Chương IV của luật này quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực gia đình
Trên đây là một số căn cứ pháp lý mà theo học viên chọn lọc có thể áp dụng để giải quyết tình huống bạo hành trong gia đình chị Lan Toàn bộ những điều khoản quy định trong luật này sẽ được áp dụng để phân tích tình huống của gia đình chị Lan và cũng sử dụng làm căn cứ để xây dựng phương án giải quyết tình huống của gia đình chị ở phần sau
-Mục tiêu 3: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân
Dựa vào cơ sở lý luận trên ta nhận thấy rằng tình trạng bào hành ở gia đình chị Lan không dừng lại ở phạm vi trong gia đình nữa mà vấn đề chị Lan gặp phải hoàn toàn được pháp luật can thiệp và bảo vệ
Anh Sơn không những thường xuyên mắng nhiếc chị Lan trong thời gian dài, thậm chí còn đánh chị đến mức phải nhập viện Những hành động này của anh Sơn đã xâm phạm đến cả thể xác và tinh thần của chị Xét theo luật phòng
Trang 7có cơ sở để kiện anh Sơn ra tòa án địa phương
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
* Nguyên Nhân:
Nguyên nhân chủ quan từ phía chị Lan và anh Sơn:
Về phía anh Sơn và chị Lan, Hai gia đình cùng trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội do vậy sự khác biệt về văn hóa sống là rất ít hoặc không có Do vậy có thể kết luận nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là do đặc điểm công việc của hai người và do điều kiện kinh tế của gia đình
Thứ nhất, trình độ học vấn của anh Sơn chỉ hết lớp 12, còn thiếu nhận thức về những vấn đề pháp luật liên quan tới luật hôn nhân và gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình Việc bạo hành của anh Sơn với chị Lan không còn là vấn đề riêng của hai vợ chồng mà ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và vi phạm pháp luật
Về phía anh Sơn: Sau khi kết hôn với chị Lan, anh làm ăn thua lỗ lại theo bạn bè chơi cờ bạc và rượu chè, chi phí hàng ngày trong gia đình dựa phần lớn vào khoản thu nhập từ công việc của chị Lan Anh Sơn rơi vào cái vòng luẩn quẩn, rượu chè cờ bạc, thiếu tiền lại về đòi chị Lan Khi không được đáp ứng thì
có hành vi đánh đập chị Lan Anh Sơn không nhận thấy mình sai và luôn cho những hành vi chửi bới, mắng nhiếc, đánh chị Lan là điều đương nhiên, là quyền của anh được làm với chị Lan – vợ anh
Thứ hai, về phía chị Lan: Tình trạng cãi vã, anh Sơn đánh chị Lan sau những lần rượu chè, thiếu tiền chơi cờ diễn ra và thời gian này đã kéo dài gần bốn năm Anh Sơn vẫn tiếp tục những hành vi sai trái của mình và chị Lan vẫn tiếp tục sự chịu đựng Chị vì hạnh phúc gia đình, vì con và thông cảm cho chồng trong thời gian khó khăn làm ăn thua lỗ… chị âm thầm chịu đựng và không hề
Trang 8tư vấn giúp đỡ của trung tâm Công tác xã hội Hà Nội Nguyện vọng của chị vẫn muốn giữ hạnh phúc gia đình, chị vẫn còn tình cảm với anh Sơn, hơn nữa chị muốn giữ lại hạnh phúc gia đình vì các con, chị mong các đoàn thể tư vấn giúp
đỡ để chị chia sẻ với chồng, giúp chồng chị hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh, công việc và những khó khăn của chị, tu trí làm ăn và con chị có cuộc sống gia đình trọn vẹn
Nguyên nhân khách quan:
- Kiến thức của một bộ phận dân cư về bạo lực gia đình còn hạn chế Yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông pháp luật đặc biệt là cung cấp những thông tin kiến thức về bạo lực gia đình để các chị em có điều kiện tiếp cận, hiểu và nắm được vấn đề để phòng, tránh nguy cơ bạo hành gia đình trong chính cuộc sống của họ Thêm một nguyên nhân nữa cũng do nhận thức
đó là bản thân người phụ nữ bị bạo hành họ không cho đấy là hành vi vi phạm pháp luật nên họ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề Rào cản văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền cơ sở
và các cơ quan liên quan vào cuộc can thiệp vấn đề bạo hành gia đình gặp nhiều khó khăn
- Sự bất cập trong văn bản hệ thống pháp luật: mức độ răn đe chưa cao
Đa phần các vụ việc được giải quyết trên phương diện nhắc nhở, khuyên bảo nên tỷ lệ bạo hành tái phạm cao
- Sự thiếu sót của cơ quan tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước: không phát hiện được vi phạm hoặc khi phát hiện xử lý thì hậu quả đã nghiêm trọng Trường hợp của chị Lan đã bị bạo hành nhiều năm mà không có sự can thiệp của chính quyền, cơ quan tổ chức liên quan
Trang 99
Có thể nói nguyên nhân dẫn đến hậu quả của tình huống này chủ yếu vẫn
là do bản thân anh Sơn và chị Lan không nhận thức đúng được hoàn cảnh và hành vi của mình Do vậy muốn khắc phục tình trạng hiện tại chị Lan phải là người chủ động lên tiếng để giữ lấy hạnh phúc gia đình, giải thoát cho mình
* Hậu quả:
Về phía chị Lan:
Thiệt hại về mặt sức khỏe, tinh thần và kinh tế Nếu tình trạng bạo hành của anh Sơn đối với chị Lan vẫn tiếp diễn thì hạnh phúc gia đình anh chị sẽ không được đảm bảo Nguy cơ đi đến kết thúc hôn nhân là rất cao Chị Lan sẽ phải chịu cảnh bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần
mà hạnh phúc gia đình cũng không có được do anh Sơn không hiểu được bản chất của vấn đề Gia đình tan vỡ kéo theo các con của chị sẽ không có một gia đình yên ấm, đầy đủ tình cảm Hai con sẽ bị thiếu tình thương của cả cha và mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này
Hậu quả về mặt xã hội:
Tình huống bạo hành ở gia đình nhà chị Lan là một trong những tình huống khá điển hình của nạn bạo hành gia đình mà xưa nay vẫn được gọi dưới
vỏ bọc là “chuyện trong nhà” Nó ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất trong khoảng thời gian dài, tác động lớn đến tâm lý của người bị bạo hành Cụ thể trong tình huống là ảnh hưởng đến chị Lan, bị ảnh hưởng mặt sức khỏe, tâm lý thậm chí có nguy cơ tan vỡ gia đình
Nếu chính quyền cơ sở và các cơ quan liên quan không có biện pháp xử
lý, can thiệp cách khéo léo thì sẽ không giúp được anh Sơn, chị Lan và toàn bộ người dân trong xã nhận thức được đúng đắn về vấn đề bạo hành gia đình, vấn
đề giới hiện nay trong xã hội, gây tình trạng mất ổn định trật tự xã hội
Có thể nói bạo hành gia đình là một trong những hành vi lệch chuẩn mà cần được nhận thức đúng Do vậy một xã hội văn minh, một xã hội phát triển trong tương lai hi vọng sẽ không còn nạn bạo hành gia đình, đặc biệt phổ biến như tình huống của chị Lan và anh Sơn
Trang 10ở các gia đình trong xã hội Nếu một trường hợp điển hình được giải quyết sẽ giúp cho người dân có cơ hội hiểu rõ hơn vấn đề và nhận thức vấn đề bạo hành một cách đúng đắn hơn, làm tăng thêm uy tín và trách nhiệm của chính quyền cơ
là trái với lẽ thường Họ luôn cam chịu, không dám nói lên ý trí, nguyện vọng và
lý tưởng sống của riêng mình mà chấp nhận cuộc sống phụ thuộc
Do vậy thông qua việc giải quyết tình huống bạo hành ở gia đình nhà chị Lan giúp gửi thông điệp đến những gia đình, những cá nhân đã và đang có hành
vi bạo hành đối với người phụ nữ, người vợ trong gia đình rằng: phụ nữ có tiếng nói riêng của họ, họ có quyền được sống, quyền thể hiện bản thân và tất cả những quyền ấy họ được pháp luật bảo vệ