Phần mở đầu Vốn điều lệ của công ty là vấn đề quan trọng của công ty vì nó không những cho biết tiềm lực của công ty đối mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định địa vị
Trang 1A Mở đầu……… …….……… …… 1
B Nội dung……… … ……….… 1
I Khái quát công ty cổ phần và vốn trong công ty cổ phần………1
II Mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần………… 3
1 Mua lại cổ phần……… 3
2 Chuyển nhượng cổ phần ……… ………… 7 III Khái quát công ty TNHH hai thành viên và vốn trong công ty TNHH hai thành viên……….… 9
IV Mua lại vốn góp và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên.……….……… 10
… 10
2 Chuyển nhượng vốn góp………
… …12
V Một vài kiến nghị liên quan……….….… 14
C Danh mục tài liệu tham khảo……… … 16
Trang 2
A Phần mở đầu
Vốn điều lệ của công ty là vấn đề quan trọng của công ty vì nó không những cho biết tiềm lực của công ty đối mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định địa vị pháp lý của các thành viên hay cổ đông thông qua tỷ lệ phần vốn góp hay số lượng cổ phần do cổ đông nắm giữ Như vậy có thể nói rằng, vốn điều lệ cho phép xác định mối quan hệ giữa các thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay các cổ đông trong công ty cổ phần cũng như sự chi phối về quyền quản lý trong công ty của các thành viên công ty Vì vậy các chế định liên quan đến vốn điều lệ của hai loại hình công ty đối vốn này được pháp luật cũng như điều lệ của công ty quan tâm Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến mua lại
cổ phần, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và mua lại vốn góp, chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
B Nội dung
I Khái quát công ty cổ phần và vốn trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ
đông Chế độ trách nhiệm của cổ đông trong công ty cổ phần là trách nhiệm hữu
hạn tức là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao Việc chia nhỏ vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau nhằm tạo ra sự linh hoạt cho các giao dịch liên quan đến vốn của các cổ đông Nhờ vậy mà loại hình công ty này có
ưu điểm lớn về việc huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán và chuyển nhượng cổ phần dễ dàng do cơ cấu vốn mang lại Việc chuyển nhượng vốn trong
Trang 3công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần Công ty cổ phần có hai loại cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông
Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn cổ tức hàng gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công tỵ;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ sở hữu theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu cổ phần
ưu đại hoàn lại;
Cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó, cổ phần
ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần
ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ
và lợi ích ngang nhau
Trang 4Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Ngoài ra khi cổ đông không tán thành các quyết định liên quan đến lợi ích của mình thì cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình để tự bảo vệ quyền lợi cho mình
Tuy nhiên quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến vốn vẫn còn nhiều điều đáng xem xét
II Mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần, mọi quá trình góp vốn, huy động vốn, chuyển nhương vốn… đều gắn liền với việc phát hành, mua bán cổ phiếu, trái phiếu do công ty phát hành Bản chất của việc mua lại cổ phần, chuyển nhượng cổ phần là thành viên công ty thực hiện hành vi chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với những cổ phần thuộc sở hữu của mình đồng thời chấm dứt những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ chúng
1 Mua lại cổ phần
Việc mua lại cổ phần là sự điều chỉnh về vốn trong công ty cổ phần nó làm cho vốn điều lệ của công ty giảm đi so với lúc ban đầu việc thay đổi này diễn ra trong quá trình hoạt động của công ty, do chịu sự ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế, hoặc xuất phát từ tình hình kinh doanh của công ty… Công ty chỉ được quyền mua lại và thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và các cổ phần được mua lại được xem là cổ phần thu về và được quyền chào bán
Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty Sau khi
Trang 5thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại
- Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Mua lại cổ phần của cổ đông trong công ty thực chất là việc công ty thu hồi lại một
số cổ phần đã phát hành và trả cho cổ đông một số tiền tương ứng với giá trị số cổ phần mà cổ đông yêu cầu công ty mua lại Số cổ phần mà công ty mua lại sẽ trở thành cổ phần chưa bán trong tổng số cổ phần được quyền chào bán Yêu cầu công
ty mua lại là một quyền quan trọng của cổ đông nhất là với cổ đông thiểu số, họ có thể sử dụng công cụ này để bảo vệ quyền lợi của mình Nhưng việc yêu cầu công
ty mua lại cổ phần có ảnh hưởng trực tiếp đến vốn điều lệ công ty nên khi cổ đông muốn yêu cầu công ty mua lại cổ phần thì phải có những điều kiện nhất định
Theo quy định tại điều 90 Luật doanh nghiệp 2005 thì Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.
Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Trang 6Quy định quyền của cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần là điểm mới của luật doanh nghiệp so với luật công ty trước kia Tuy nhiên quy định này của luật doanh nghiệp 2005 vẫn chưa thỏa đáng vì Theo quy định trên thì chỉ cổ đông có quyền biểu quyết mới có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần cổ đông ưu đãi cổ tức
và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết nên cũng không có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần Việc quy định như vậy xuất phát từ quyền lợi mà các loại cổ đông này được hưởng trong quá trình hoạt động của công ty Tuy nhiên việc quy định như vậy còn quá hạn chế quyền của các loại cổ đông này bởi lẽ trong trường hợp cổ đông sở hữu loại cổ phần này không tán thành những vấn đề nêu trên hoặc ho muốn chấm dứt tư cách thành viên của công ty thì họ chỉ có duy nhất một cách là chuyển nhương phần cổ phần của mình tuy nhiên hai loại cổ đông này không tìm được người mua cổ phần thì họ sẽ không thực hiện được quyền tự bảo
vệ của mình và họ vẫn phải gắn bó với công ty trong khi bản thân họ không muốn hoặc muốn đầu tư sang lĩnh vực khác Điều này làm cho các cổ đông ưu đãi này gặp khó khăn trong việc rút vốn khỏi công ty Bên cạnh đó luật doanh nghiệp 2005 cũng không quy định rõ rằng khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần thì cổ đông có bắt buộc phải bán lại toàn bộ các loại cổ phần thuộc sở hữu hay chỉ phải bán một loại trong số các loại cổ phần đó
- mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Điều 91 Luật doah nghiệp 2005 quy định: Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ
tức đã bán theo quy định sau đây: Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại
không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán
cổ phần của họ cho công ty.
Trang 7Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của
họ trong công ty Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua Thông báo phải
có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên
Việc công ty quyết định mua lại cổ phần của công ty sẽ làm giảm một số vốn điều
lệ nhất định của công ty vì vậy khi công ty quyết định mua lại cổ phần của các cổ đông phải được xét kĩ lưỡng và cẩn trọng
Tuy nhiên theo quy định tại điều 94 luật doanh nghiệp 2005 cổ phần sau khi được mua lại có thể bị thu hồi tiền thanh toán khi việc mua lại cổ phần có dấu hiệu của việc thu hồi vốn bất hợp pháp các cổ đông nhận thấy công ty có nguy cơ làm ăn thua lỗ và sử dụng việc mua lại vốn góp như một thủ đoạn nhằm bảo toàn nguồn vốn của mình và để ngăn chặn hành vi này luật còn quy định trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Trang 8của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại Nhằm nâng cao trách nhiệm và đảm bảo tính minh bạch việc mua lại cổ phần
2 Chuyển nhượng cổ phần
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ một
số trường hợp) đây là một trong những quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần Và điều này tạo nên một trong những ưu thế của công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác Tuy nhiên luật vẫn có những sự hạn chế nhất định
Khoản 5 điều 84 quy định việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với cổ đông sáng lập.
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng
cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
Điều 23 khoản 10 nghị định 102 thì việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005 chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng kí mua tại thời điểm đăng kí doanh ngiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày kể tư ngày cấp Giấy cứng nhận đăng kí doanh nghiệp Bên cạnh đó Luật doanh nghiệp còn quy định Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác
Trang 9Việc pháp luật quy định như vậy đối với cổng đông sáng lập và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là cần thiết vì nguyên nhân là các loại cổ phần này gắn liền với yếu tố quyền lực và quyền quyết định các vấn đề của công ty Để công ty cổ phần có thể bước đầu phát triển một cách ổn định đúng mục đích và cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của các cổ đông sáng lập và cổ đông có quyền biểu quyết trong việc điều hành và duy trì hoạt động công ty một cách có hiệu quả Ngoài quy định của điều luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của cổng đông đặc biệt thì
về cơ bản điều lệ công ty của công ty cổ phần không có quyền quyết định đến quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông Cổ đông có thể trực tiếp chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng thông qua sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đã có niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán
Việc đảm bảo quyền tự do chuyển nhượng cổ phần có ý nghĩa quan trọng đối với
cổ đông và các nhà đầu tư tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán một trong những phương pháp để xã hội hóa đầu tư Bởi lẽ ngoài mục đích đầu tư vào công ty để thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thì nhiều nhà đầu đầu tư mua
cổ phần nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần và nắm giữ phần chênh lệch của giá chuyển nhượng cổ phần và lợi nhuận thu được từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần thường lớn hơn nhiều so với cổ tức mà họ được hưởng hàng năm Như vậy việc tự do chuyển nhượng cổ phần nhằm đáp ứng đa dạng mục đích kinh doanh của các nhà đầu tư Điều này còn tạo cho nhà đầu tư thực hiện chiến lược đầu tư trưng mua cổ phần công ty nhằm khống chế sau đó cải tạo sắp xếp lại bộ máy quản lý và điều hành công ty Đây cũng là một dạng mua bán công ty cổ phần ẩn sau việc chuyển nhượng cổ phần phổ biến trên thế giới
III Khái quát công ty TNHH hai thành viên và Vốn trong công ty TNHH hai thành viên
Công ty TNHH cũng là một loại hình công ty đối vốn công ty TNHH có tài sản riêng, tài sản của công ty là một khố thống nhất tách bạch với tài sản của thành
Trang 10viên trong công ty Và công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trong phạm vi phần tài sản của công ty còn các thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp và cam kết góp của mình tức là khi thành viên chưa thực sự góp vốn vào công ty mà mới chỉ đăng kí thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phần vốn đăng kí góp đó Vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên không được chia nhỏ thành các phần bằng nhau như công ty
cổ phần và công ty TNHH cũng không có quyền phát hành cổ phiếu như công ty
cổ phần Loại hình công ty TNHH là loại hình công ty “đóng” số lượng thành viên công ty thường không nhiều nên nó thường thích ứng với các loại hìh kinh doanh vừa và nhỏ tíh chất xã hội hóa trong tổ chức và quản lý không cao Khi góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên thì họ trở thành thành viên của công ty và có quyền quản lý công ty tương ứng với phần vốn của họ trong công ty Và các thành viên không bắt buộc phải gắn bó suốt đời với công ty với phần vốn góp của mình khi họ không muốn tiếp tục ở lại công ty họ có thể có nhiều lựa chọn như yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác
IV Mua lại vốn góp và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Tuy công ty THNN là loại hình công ty đối vốn song nó vẫn mang dáng dấp của công ty đối nhân Nó giống như là loại công ty “nằm giữa” loại công ty đối vốn và đối nhân Bởi lẽ khả năng thay đổi thành viên của loại hình công ty này khó khăn hơn so với công ty cổ phần Nếu các cổ đông trong công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cổ phần một cách dễ dàng thì điều đó lại bị hạn chế hơn trong công ty TNHH
1 Mua lại vốn góp
Điều 43 luật doanh nghiệp 2005 quy định về mua lại vốn góp như sau: Thành viên
có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề