Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
NỘI DUNG 3
I./ Khái quát về công ty cổ phần: 3
1 Khái niệm 3
2 Đặc điểm 4
II./ Quy chế pháp lí về vốn trong công ty cổ phần 5
1 Khái niệm 5
2 Đặc điểm 6
3 Cổ phiếu, trái phiếu trong công ty cổ phần: 7
4 Chủ thể góp vốn 9
5 Tài sản góp vốn 10
6 Các trường hợp thay đổi vốn của Công ty cổ phần 10
6.1 Trường hợp tăng vốn của công ty 10
6.2 Trường hợp giảm vốn của công ty 11
7 Vấn đề chuyển nhượng cổ phần 11
7.1 Chuyển nhượng cổ phần cho người khác 12
7.2 Yêu cầu công ty mua lại cổ phần 13
8 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn 13
III./ Một số nhận xét về quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần 17
1 Về vốn chủ sở hữu: 17
2 Về vốn tín dụng: 18
3 Về thẩm quyền định giá tài sản góp vốn 20
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn Vốn
là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của quyền lực Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty Do vậy, một công ty cổ phần được thành lập và hoạt động có hiệu quả hay không thì việc hiểu rõ các quy định của pháp luật về vốn trong công ty cổ phần là rất quan trọng Bởi vậy, trong khuôn khổ bài viết hôm nay, em xin lựa chọn đề tài: “Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần”
NỘI DUNG
I./ Khái quát về công ty cổ phần:
1 Khái niệm
Công ty cổ phần được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển1
Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
1 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
2 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
3 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
4 Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
1 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, trang 26
Trang 35 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
6 Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.”
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn quy tụ các cổ đông
có thể là những người không quen biết nhau, tối thiểu phải là ba nhưng không hạn chế
số lượng tối đa, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu
2 Đặc điểm
- Về thành viên công ty: Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành
viên tham gia công ty cổ phần Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên
có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần
Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tối thiểu của công ty cổ phần
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu.
Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi thành viên có thể mua nhiều cổ phần Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần
mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: phần vốn góp ( cổ phần) của các
thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cố phiếu do công ty phát hành
là một loại hàng hóa Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
- Về chế độ trách nhiệm: Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty bằng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tức là đến hết giá trị
cổ phần mà họ sở hữu) Như vậy, trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro
Trang 4đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản vì cổ đông không bao giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần Cũng chính lợi thế này mà các công ty cổ phần có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình
- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán
để huy động vốn Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Công ty có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt
II./ Quy chế pháp lí về vốn trong công ty cổ phần
Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người Do vậy, cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn trong công ty cổ phần
sẽ đa dạng và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của đồng vốn trong công ty cổ phần
1 Khái niệm
Vốn của doanh nghiệp nói chung được hiểu là giá trị tính bằng tiền của những tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được doanh nghiệp
sử dụng trong kinh doanh Vốn là nhân tố cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các hoạt động kinh doanh Về cơ bản, đó là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận cấu thành
có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
Vốn của công ti cổ phần được tiếp cận dưới nhiều góc độ, dựa trên các tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào công dụng kinh tế và tính chất luân chuyển, vốn của công ty cổ phần được chia thành 3 bộ phận: Vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vốn của công ty cổ phần được chia thành vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn tín dụng (vốn vay)
Trang 52 Đặc điểm:
Thứ nhất, vốn của công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có nguồn hình thành vốn phong phú, đa dạng nhất Cốn ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn Trong các loại chứng khoán, cổ phiếu là công cụ riêng có của công ty
cổ phần, nó đem lại cho công ty cổ phần ưu thế rất lớn nhờ khả năng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng
Thứ hai, vốn của công ty cổ phần bắt buộc phải chia thành những phần nhỏ nhất
có giá trị bằng nhau gọi là cổ phần Cổ phần gồm rất nhiều loại khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý
Thứ ba, phần vốn của các cổ đông trong công ty có thể tự do chuyển nhượng
thông qua việc chuyển quyền sở hữu cổ phần (trừ một số trường hợp nhất định) mà biểu hiện về mặt hình thức là chuyển nhượng cố phiếu Tính chuyển nhượng của cổ phiếu mang lại cho nền kinh tế sự vận động nhanh chóng của vốn đầu tư mà không làm phá vỡ tính ổn định về tài sản của công ty Chính vì thế mà hình thức công ty cổ phần ngày càng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
Thứ tư, vốn của công ty cổ phần có sự liên quan mật thiết tới thị trường chứng
khoán Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để huy động vốn Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán
3 Cổ phiếu, trái phiếu trong công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ) Mặt khác với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng chuyển cổ phần
dễ dàng trên thị trường làm cho công ty cổ phần có phạm vi, quy mô kinh doanh lớn,
số lượng cổ đông đông đảo Khi tham gia vào công ty cổ phần các cổ đông không quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp
3.1 Cổ phiếu
* Khái niệm:
Trang 6Cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu
Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa cổ phiếu là “chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên” Như vậy, cổ phiếu trên thực
tế là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông, trong trường hợp cổ phiếu tồn tại dưới dạng bút toán ghi sổ thì bút toán ghi sổ đó là cơ sở để xác định phần quyền
sở hữu của cổ đông
* Các loại cổ phiếu
Thông thường các công ty cổ phần đều phân cổ phiếu thành “cổ phiếu thường”
và “cổ phiếu ưu đãi” Cách phân chia này tồn tại từ trước đến nay và hầu như thống nhất như nhau ở các nước phát triển
Cổ phiếu thường ghi nhận cổ đông nắm giữ có quyền hạn và trách nhiệm cơ bản như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình
Cổ phiếu ưu đãi bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cố phần ưu đãi cổ tức, cố phần ưu đãi hoàn lại ghi nhận cố phần ưu đãi sẽ được ưu đãi hơn cố phần phô thông trong một số quyền như nhận cổ tức với mức ưu đãi, tỷ lệ biểu quyết cao hơn, được hoàn lại cổ phần nhưng đồng thời cũng bị hạn chế một số quyền như: không được tự
do chuyển nhượng cổ phần, không có quyền bầu cử, ứng cử…
3.2 Trái phiếu
Trái phiếu là chứng khoán có thể chuyển nhượng được trong đó ghi nhận một khoản vay dài hạn của công ty cổ phần Người sở hữu trái phiếu có mệnh giá giống nhau thì có trái quyền giống nhau
Bằng việc phát hành trái phiếu công ty cổ phần có thể có được những số tiền lớn mà không gặp các khó khăn vì người sở hữu trái phiếu chỉ là một chủ nợ, cổ đông của công ty cổ phần sẽ không tăng thêm và không đảo lộn thành viên trong các phiên họp Đại hội đồng cổ đông Lãi suất trả cho các khoản vay có thể thấp hơn lãi suất ngân hàng và công ty cũng dễ dàng duy trì sự tồn tại của mình trước nhiều chủ nợ thay vì một chủ nợ duy nhất là Ngân hàng Mặt khác, khoản tiền lãi này được trừ vào lợi tức chịu thuế, một đặc điểm thuận lợi cho công ty cổ phần
Trang 7Tuy nhiên, công ty cổ phần chỉ được phát hành trái phiếu nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp Theo đó, trừ khi pháp luật chứng khoán
có quy định khác, công ty cổ phần không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp:
- Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành,
- Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành
Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định nói trên
Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu đều là công cụ huy động vốn của CTCP chỉ khác nhau ở chỗ trái phiếu là công cụ huy động vốn vay còn cổ phiếu để huy động hoặc tăng vốn điều lệ Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của CTCP, còn người mua
cổ phiếu sẽ là chủ sở hữu trong CTCP Cách gọi tên khác nhau này đồng nghĩa với việc người nắm giữ hai loại chứng khoán có những quyền và nghĩa vụ khác nhau nhưng nhìn chung nó đều có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của CTCP
4 Chủ thể góp vốn
Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định một số đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như công ty cổ phần nói riêng như sau:
“2 Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
Trang 8d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”
Chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty Khi đã trở thành cổ đông của công ty, họ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Khi tiếp nhận vốn góp của các nhà đầu tư, công ty cũng cần xem xét những trường hợp tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần của công ty cổ phần tại Khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, đó là: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
5 Tài sản góp vốn
Điều 89 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần” Như vậy,
ta có thể hiểu các tài sản góp vốn vào công ty cổ phần bao gồm các loại: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác theo quy định tại Điều lệ công ty Những tài sản góp vốn vào CTCP này phải được thanh toán đủ một lần
6 Các trường hợp thay đổi vốn của Công ty cổ phần
Theo khoản 1 điều 26 Luật Doanh nghiệp 2005: “Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ
sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội
Trang 9dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi”.
6.1 Trường hợp tăng vốn của công ty
Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
- Tăng vốn góp của thành viên;
- Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ
lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
6.2 Trường hợp giảm vốn của công ty
Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp;
- Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty
7 Vấn đề chuyển nhượng cổ phần
Luật doanh nghiệp quy định vấn đề chuyển nhượng vốn một cách khá chặt chẽ
và chi tiết Bản chất của việc chuyển nhượng vốn là thành viên công ty thực hiện hành
Trang 10vi làm chấm dứt quyền sở hữu đối với những cổ phần thuộc sở hữu của mình, đồng thời chấm dứt những trái quyền phát sinh từ số cổ phần đó
Việc chuyển nhượng cổ phần có thể được thực hiện bằng hai cách thức, đó là: chuyển nhượng cổ phần cho người khác và yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình
7.1 Chuyển nhượng cổ phần cho người khác
Theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2005, cổ đông công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ hai trường hợp sau:
- Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết:
Khoản 3 Điều 81 quy định: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.
Như vậy, nếu muốn chuyển nhượng những cổ phần này, người sở hữu cổ phàn phải chuyển đổi từ cổ phần ưu đãi biểu quyết sang cổ phần phổ thông
- Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
Việc chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế một phần, cụ thể là: trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng số
cổ phần phổ thông được quyền chào bán Số cổ phần này có thể được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và người chuyển nhượng sẽ không được biểu quyết việc chuyển nhượng này Sau thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hạn chế này đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập mới được bãi bỏ Quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông có quyền chào bán là quy định bắt buộc để ràng buộc nghĩa vụ vật chất của các cổ đông sáng lập đối với người mua, tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo để thu hút người mua
Qua những quy định trên, ta có thể thấy rằng việc chuyển nhượng vốn trong CTCP được thực hiện tương đối dễ dàng, thuận tiện cho các nhà đầu tư Đó cũng chính là một trong những ưu điểm nổi trội của công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác