Có thể nói rằng, công ty cổ phần (CTCP) ra đời là một phát minh quan trọng của loài người trong nền sản xuất xã hội.
Trang 1III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Khái niệm và đặc điểm
5.1/ Chuyển nhượng cổ phần cho người khác
5.2/ Yêu cầu công ty mua lại cổ phần
6 Các trường hợp thay đổi vốn của CTCP
6.1/ Các trường hợp tăng vốn của công ty
6.2/ Các trường hợp giảm vốn của công ty
7 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn
IV./ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
C - LỜI KẾT
Trang 2A – LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng, công ty cổ phần (CTCP) ra đời là một phát minh quan trọngcủa loài người trong nền sản xuất xã hội Các CTCP đầu tiên trên thế giới ra đờivào khoảng thế kỷ XVII, nó gắn liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc tạicác nước thuộc địa Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, CTCP là loạihình doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn Cũng giống như tất cả các loạihình doanh nghiệp khác, vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếukhi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của CTCP Nó không nhữngquyết định sự sống còn của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh chịunghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp; quyết định quyền, nghĩa vụ của các chủ sởhữu, chủ đầu tư của công ty; quyết định quy mô của công ty trong quá trình hoạtđộng kinh doanh
Để tìm hiểu về “Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần”, trong phạm
vi một bài luận cá nhân, em xin đề cập tới một số khía cạnh sau đây:
B - NỘI DUNG
I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Khái niệm
Tại khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Trang 3b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”.
Từ quy định trên, ta có thể hiểu khái niệm CTCP một cách khái quát như sau:
“CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu CTCP được quyền phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân”.
2 Đặc điểm
Từ khái niệm đã nêu trên, có thể nhận thấy một vài đặc điểm cơ bản của CTCPdựa vào đó để phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danhnhư sau:
-Thứ nhất, về thành viên của công ty: tối thiểu phải có ba thành viên tham gia
công ty trong suốt quá trình hoạt động, không giới hạn số lượng tối đa Cổđông có thể là tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân khôngđược quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 Luậtdoanh nghiệp)
Thứ hai, về vốn: vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau
gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được phảnánh trong cổ phiếu Pháp luật không quy định mỗi thành viên có thể mua tối đabao nhiêu cổ phần nhưng các thành viên có thể thoả thuận trong điều lệ công tygiới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việcmột thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty
Thứ ba, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản: có sự tách bạch tài sản của
công ty và của cổ đông công ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
Trang 4và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, CTCPchịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi tài sản của công ty.
Thứ tư, về chuyển nhượng cổ phần: cổ đông công ty có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật
Thứ năm, về phát hành chứng khoán: CTCP có quyền phát hành
chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huyđộng vốn Điều này thể hiện lợi thế của CTCP là có khả năng huy động vốn lớn
Thứ sáu, CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
II./ NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 1999
Trong Luật doanh nghiệp cũ (ban hành năm 1999), quy định về CTCP cũng làphần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất Tuy nhiên, với Luật doanh nghiệpmới, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến rất gần tới chuẩn mựcchung của thế giới về CTCP Trong Luật có gần 50% nội dung liên quan vềCTCP Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước đối vớiviệc phát triển loại hình doanh nghiệp này - một loại hình doanh nghiệp đượccho rằng đã giải quyết gần như triệt để các nhược điểm của công ty trách nhiệmhữu hạn
Nhìn chung, Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã có nhiều sửa đổi, bổsung, hoàn thiện hơn các quy định về CTCP Trong phạm vi đề tài này em chỉxin đề cập tới một số điểm mới liên quan đến quy chế pháp lý về vốn củaCTCP Cụ thể:
Mở rộng quyền của cổ đông phổ thông: Ngoài những quyền tại Luật
doanh nghiệp 1999, cổ đông còn được quyền xem xét, tra cứu và trích lục cácthông tin trong Danh sách cổ đông; có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các
Trang 5thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệcông ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hộiđồng cổ đông.
Bảo vệ quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số, cụ thể:
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Ban kiểmsoát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động củacông ty khi xét thấy cần thiết Có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đôngcông ty khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa
vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; nhiệm
kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưađược bầu thay thế…
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông
dự họp đại diện ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết, trước đây theo Luậtdoanh nghiệp 1999 là 51%
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họpkhi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổđông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là51%
Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằngvăn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số
cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể
do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%
Quy định cơ chế xử lý đối với cổ đông sáng lập không thanh toán đủ
số cổ phần đã đăng ký mua
Luật doanh nghiệp 2005 quy định xử lý như sau: (i) Các cổ đông sáng lập cònlại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; (ii) Mộthoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; (iii) Huy động người
Trang 6khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhậngóp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng kýđương nhiên không còn là cổ đông của công ty
Về cổ phiếu: Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể, chi tiết hơn về
trường hợp cổ phiếu có sai sót trong nội dung và hình thức thì quyền và lợi íchcủa người sở hữu nó không bị ảnh hưởng; trường hợp cổ phiếu bị mất, rách, bịcháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổphiếu theo đề nghị của cổ đông đó
Về chào bán và chuyển nhượng cổ phần: Luật doanh nghiệp 2005 đã
quy định cụ thể hơn đồng thời bổ sung thêm một số quy định mới như: luật quyđịnh tỷ lệ chiết khấu cụ thể trong trường hợp cổ phần chào bán cho người môigiới hoặc người bảo lãnh phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ítnhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
Về phát hành trái phiếu: Luật doanh nghiệp 1999 quy định một cách
chung chung “Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu
chuyển đổi và các loại trái phiếu khác ” (Khoản 4 Điều 62) Luật doanh
nghiệp 2005 tiếp tục kế thừa quy định trên, bên cạnh đó Luật có quy định cáctrường hợp CTCP không được quyền phát hành trái phiếu, trừ khi pháp luật vềchứng khoán có quy định khác, tại các điểm a), b) khoản 2 Điều 88 Đây là quyđịnh một mặt làm đảm bảo an toàn về mặt tổ chức cho công ty, mặt khác vừabảo vệ được quyền lợi cho các chủ nợ (người sở hữu trái phiếu)
III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1 Khái niệm và đặc điểm
1.1/ Khái niệm
Vốn: khái niệm vốn nói chung được nhiều ngành khoa học tiếp cận
theo nhiều phương diện và phạm vi khác nhau Trong khoa học tài chính, vốn
Trang 7của doanh nghiệp (cũng như của CTCP) được quan niệm là vốn kinh doanh, làgiá trị của toàn bộ tài sản(đại lượng bằng tiền) được đầu tư vào hoạt động kinhdoanh nhằm mục đích sinh lời Vốn là cơ sở vật chất không thể thiếu cho sự tồntại và hoạt động của doanh nghiệp.
Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
Xét về mặt khách quan, tất cả những quy phạm pháp luật liên quan
đến vốn của CTCP đã hình thành một “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP”.
Do đó có thể định nghĩa: “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng thể các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình gópvốn, quản lý sử dụng vốn, chuyển nhượng vốn và những vấn đề khác liên quanđến sự thay đổi vốn của CTCP
Xét theo nghĩa chủ quan, trên cơ sở những quy định của pháp luật,trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành công ty các chủ sở hữu công ty cóthể cùng nhau xây dựng một hệ thống quy tắc điều chỉnh quan hệ mang tínhchất nội bộ trong quá trình quản lý, sử dụng vốn của công ty Như vậy, dưới góc
độ này, “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng hợp những quy tắc thể
hiện ý chí, quyền tự định đoạt của nhà đầu tư vốn đối với những vấn đề liênquan đến vốn và tài sản của CTCP
1.2/ Đặc điểm
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể thấy “quy chế pháp lý về vốn trong
CTCP” có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nó vừa thể hiện ý chí của Nhà nước vừa thể hiện ý chí của
nhà đầu tư vốn Bởi lẽ, trên cơ sở những quy phạm pháp luật, những chuẩn mựcpháp lý do Nhà nước ban hành, các nhà đầu tư cùng thoả thuận để xây dựng nênnhững quy tắc mang tính chấp nội bộ trong quá trình quản lý, sử dụng vốn củacông ty
Thứ hai, nó quy định quyền và nghĩa vụ của công ty, của các thành
viên công ty đối với vốn và tài sản của công ty
Trang 8 Thứ ba, nội dung chủ yếu của quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
được thể hiện chủ yếu và cụ thể trong điều lệ công ty, bao gồm những nội dung
cơ bản như: cấu trúc vốn, chủ thể góp vốn, huy động vốn, vấn đề chuyểnnhượng cổ phần, các trường hợp tăng, giảm vốn của công ty
2 Cấu trúc vốn trong CTCP
Xét về phương diện cấu trúc, vốn của doanh nghiệp nói chung và của CTCP nóiriêng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các bộ phận cấu thành cómối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Cấu trúc vốn là đặc điểm cơ bản nhất tạonên bản chất pháp lý của CTCP
Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn của công ty nói chung vàCTCP nói riêng bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động
Nhìn từ góc độ pháp lý, cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: vốn điều lệ và vốnvay
lý khác nhau Cụ thể đó là:
Cổ phần phổ thông: đây là loại cổ phần bắt buộc phải có của CTCP.
Cổ phần phổ thông tạo cho người nắm giữ nó các quyền lợi về kinh tế và
“quyền lực” trên cơ sở nguyên tắc đối vốn Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi
là cổ đông phổ thông Tỷ suất cổ tức mà cổ đông phổ thông được hưởng phụthuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Do đó, cổ đông phổ thông chỉ đượctrả cổ tức khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và cácnghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ công ty và
bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty Việc trả
cổ tức cho cổ đông phổ thông cũng phải đảm bảo là ngay sau khi trả hết số cổ
Trang 9tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác đến hạn Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có các quyền khácnhư: quyền biểu quyết, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tươngứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông, được tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ trườnghợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập) Các cổ đông sáng lập phải cùngnhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của côngty
Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác biệt so với
cổ phần phổ thông Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi, đượchưởng một số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu cổ phần phổ thông
và phải chịu một số hạn chế khác Cổ phần ưu đãi có thể được chuyển đổi thành
cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ phầnphổ thông không thể được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi củaCTCP bao gồm:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết
nhiều hơn so với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưuđãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định Người sở hữu loại cổ phần ưu đãinày gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luậtdoanh nghiệp 2005 thì chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sánglập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong CTCP Cổ phần
ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó,
cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổthông Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không có quyền chuyểnnhượng cổ phần đó cho người khác
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả số cổ tức với mức cao
hơn so với mức cổ tức của cổ đông phổ thông hoặc mức cổ tức hàng năm gồm
cổ tức cố định và cổ tức thưởng Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức
do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định Cổ tức
Trang 10cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Mức cổ tức cốđịnh cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của
cổ phần ưu đãi cổ tức Do đã được ưu đãi trong việc trả cổ tức nên cổ đông sởhữu cổ phần ưu đãi cổ tức bị hạn chế một số quyền như: không có quyền biểuquyết; quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; quyền đề cử người vào Hội đồngquản trị, Ban kiểm soát Tuy nhiên, ngoài quyền ưu đãi về cổ tức, cổ đông nắmgiữ cổ phần ưu đãi cổ tức còn có một số quyền như của cổ đông phổ thông, đó
là quyền chuyển nhượng cổ phần; quyền đối với tài sản còn lại tương ứng với số
cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ,
cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: đây là loại cổ phần sẽ được công ty hoàn
lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu cổ phần hoặc theo cácđiều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại (Điều 83 Luật doanhnghiệp 2005) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi này có các quyền như cổ đôngphổ thông và cũng bị hạn chế một số quyền như đối với cổ đông sở hữu cổ phần
ưu đãi cổ tức
Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Có thể thấy rằng, với cơ cấu vốn điều lệ có thể bao gồm nhiều loại cổ phần vớinhững tính chất pháp lý đa dạng, CTCP có thể thiết lập cơ chế góp vốn linhhoạt, đáp ứng được những nguyện vọng, yêu cầu khác nhau của các nhà đầu tư.Nhà đầu tư có thể lựa chọn cách thức góp vốn phù hợp với điều kiện cụ thể vànhu cầu lợi ích của mình Mặt khác, tính tự do chuyển nhượng của các cổ phần
đã quy định cấu trúc “vốn mở” của CTCP Với cấu trúc này, vốn của công ty có
thể dễ dàng xã hội hoá, cơ cấu cổ đông có thể thay đổi uyển chuyển, linh hoạt
mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty Đây chính là cơ sở quan trọngcho việc hình thành thị trường vốn mà đỉnh cao là thị trường chứng khoán
2.2/ Vốn vay
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty đang trong tình trạng khókhăn về tài chính hay công ty muốn thay đổi quy trình công nghệ cũng như mở
Trang 11rộng quy mô sản xuất Vốn vay là nguồn vốn huy động từ bên ngoài bằng cáchình thức khác nhau như: vay ngân hàng; vay của các tổ chức, cá nhân khác
3 Chủ thể góp vốn
Tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân Tại Điều 57
Hiến pháp 1992 đã quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy
định của pháp luật” Trên cơ sở của Hiến pháp, khoản 1 Điều 13 Luật doanh
nghiệp 2005 đã quy định: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước
ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này ”.
Kinh doanh là một hoạt động hết sức khó khăn và phức tạp, chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có các quy luật cạnh tranh,quy luật cung cầu Do vậy, mặc dù pháp luật thừa nhận quyền tự do kinhdoanh của các cá nhân, tổ chức, song không phải mọi chủ thể đều có thể thựchiện quyền năng này, khoản 2 Điều 13 đã quy định một số đối tượng khôngđược thành lập và quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng Chủ thể góp vốn vào CTCP sẽ trở thành cổ đông của công ty Khi đã trở thành
cổ đông của công ty, họ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
và Điều lệ công ty