1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

24 900 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Đó lànhững quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân hay chủthể khác trong việc chiếm hữu, sủ dụng và định đoạt tài sản.. a Sở hữu nhà nướcTài sản thuộc hình thứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TP HCM, tháng 10 năm 2011

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Trang 4

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Nhận xét chung:

Điểm cho từng sinh viên:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại HọcCông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em cómột môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất

Chúng em xin cảm ơn khoa Lý luận chính trị đã giúp chúng em được mở mang tri thức về môn Pháp Luật Đại Cương, Chúng em chân thành cảm ơn cô Lương ThịThùy Dương đã hướng dẫn để nhóm chúng em hoàn thành tiểu luận này Hi vọngthông qua những nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm sẽ giúp các bạnhiểu rõ hơn chế định quyền sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005

Tuy nhiên, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểuNhóm 5 không tránh khỏi thiếu sót, mong cô và các bạn tận tình góp ý để chúng emhoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Mục Lục

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1) Giới thiệu 1

2) Mục đích- yêu cầu 1

3) Đối tượng nghiên cứu 1

4) Phương pháp nghiên cứu 1

5) Phạm vi nghiên cứu 1

6) Kết quả nghiên cứu 1

PHẦN HAI: NỘI DUNG 2

Chương 1: Tìm hiểu chung về chế định quyền sở hữu 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Các hình thức sở hữu nước ta hiện nay 2

a) Sở hữu nhà nước 2

b) Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội 3

c) Sở hữu tập thể 4

d) Sở hữu tư nhân 4

e) Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp 4

f) Sở hữu chung 5

Chương 2: Nội dung cơ bản của chế định quyền sở hữu 6

2.1 chủ thể của quyền sở hữu 6

Trang 7

2.2 khách thể của quyền sở hữu 6

2.3 Nội dung của quyền sở hữu 6

2.3.1 Quyền chiếm hữu 7

2.3.2 Quyền sử dụng 10

2.3.3 Quyền định đoạt 11

2.4 Bảo vệ quyền sở hữu 13

PHẦN BA: KẾT LUẬN 16

Trang 8

3) Đối tượng nghiên cứu

Chế định quyền sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005

4) Phương pháp nghiên cứu

Lô-gic, lịch sử, duy vật biện chứng

5) Phạm vi nghiên cứu

Bài tiểu luận được tiến hành nghiên cứu tại trường ĐH Công nghiệp TP Hồ ChíMinh, tháng 10/ 2011, tìm hiểu về những chế định quyền sở hữu trong bộ luật dân

sự năm 2005

6) Kết quả nghiên cứu

Nhận thấy được một số điểm mới trong chế định quyền sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005 so với bộ luật dân sự năm 1995

1

Trang 9

PHẦN HAI: NỘI DUNG

Chương 1: Tìm hiểu chung về chế định quyền sở hữu

1.1 Khái niệm

Sở hữu (quan hệ sở hữu) là mối quan hệ xã hội về việc chiếm hữu những củacải vật chất trong xã hội Đây là quan hệ giữa người với người mang nội dung tàisản chứ không phải là quan hệ giữa người với tài sản Tuy nhiên, quan hệ sở hữuluôn luôn gắn liền với một tài sản nhất định và nó tồn tại trong xã hội có quan hệ xãhội và có tài sản Mỗi chế độ xã hội có quan hệ tài sản nhất định và nó tồn tại trongmọi xã hội có quan hệ xã hội và có tài sản Mỗi chế độ xã hội có một chế độ sở hữutương ứng làm cơ sở cho nền sản xuất của xã hội đó Ở Việt Nam hiện nay, nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu kinh tế nhiều thành phầndựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữutoàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng Trong xã hội có giai cấp, có nhà nước, cóquan hệ sở hữu dược pháp luật diều chỉnh, từ đó xuất hiện khài niệm quyền sở hữu

Quyền sở hữu là biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ sở hữu Đó lànhững quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân hay chủthể khác trong việc chiếm hữu, sủ dụng và định đoạt tài sản Giai cấp thống trị củng

cố cơ sở kinh tế của mình trước hết bằng cách luật pháp hóa các quan hệ sở hữu.Pháp luật của nhà nước xác nhận, củng cố và bảo vệ các hình thức sở hữu phù hợpvới lợi ích của giai cấp thống trị

1.2 Các hình thức sở hữu nước ta hiện nay

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Nhà nướccông nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sởhữu tư nhân, sở hữu cảu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, sở hữu hổnhợp, sở hữu chung

2

Trang 10

a) Sở hữu nhà nước

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng

có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên tronglòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tàisản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vựckinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùngcác tài sản khác do pháp luật quy định

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sởhữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vàtiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước

b) Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

Ðiều 196 Ðiều kiện định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quyđịnh của pháp luật

Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phảituân theo trình tự, thủ tục đó

Ðiều 197 Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thựchiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tàisản

Ðiều 198 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủyquyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật

Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạtphù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu

Ðiều 199 Hạn chế quyền định đoạt

1 Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định

2 Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiênmua

3

Trang 11

Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối vớitài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phảidành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

c) Sở hữu tập thể

Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể khác

do cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất, kinhdoanh nhằm mục đích thực hiện mục tiêu chung được quy định trong Điều lệ theonguyên tắc tự nguyên, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi Tài sảnthuộc sở hữu tập thể được hình thành từ các nguồn: Vốn góp của các thành viên, thunhập hợp pháp do sản xuất kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồnkhác

d) Sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là sở hữu của một cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình

Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và sở hữu tư sản tư nhân.Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị và baogồm: Thu hập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt,vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân

e) Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

-Ðiều 231 Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặngcho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sảnthuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã

4

Trang 12

f) Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Tài sản thuộc sởhữu chung là tài sản chung.Tài sản chung là một tài sản hoặc một tập hợp tài sảnkhông thể phân chia thành các phần khác nhau và các chủ sở hữu chỉ có thể khaithác được công dụng vốn có của tài sản nếu giữ nguyên kết cấu ban đầu của nó Sởhữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất Sở hữuchung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sởhữu được xác định đối với tài sản chung Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung

mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối vớitài sản chung Sở hữu chung hợp nhất lại chia thành sở hữu chung hợp nhất có thểphân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia

5

Trang 13

Chương 2: Nội dung cơ bản của chế định quyền sở hữu

Quyền sử hữu là chế định trung tâm của Luật dân sự, là tổng hợp các quyền năngcủa chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật.Quyền quyền

sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, cho nên nó cũng bao gồm ba thành phần:chủ thể, khác thể, nội dung

2.1 chủ thể của quyền sở hữu

Còn gọi là chủ sở hữu, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác (hộ gia đình,

tổ hợp tác…) có đủ ba quyền năng pháp lý là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng vàquyền định đoạt tài sản

2.2 khách thể của quyền sở hữu

Là tài sản bao gồm:

- Vật có thực: chính là đói tượng của thế giới vật chất: Động vật, thực vật, vật với ýnghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí) có thể đáp ứng được nhu cầu nào đócủa con người Như vậy, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sựchiếm hữu, kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thì mới trởthành đối tượng của giao lưu dân sự

- Cùng với sự phất triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp

lý cũng được mở rộng ví dụ: phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụnglàm nguyên liệu tái chế sẽ được coi là vật

- Tiền: các loại tiền của các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội

- Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu…

- Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao tronggiao lưu dân sự: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ…

2.3 Nội dung của quyền sở hữu

Nội dung của quyền sở hữu là tổng hợp các quyền chủ thể và nhĩa vụ pháp lýcủa các bên tham gia vào quan hệ sở hữu Quyền chủ thể là cách xử sự mà chủ thểđược phép tiến hành trong quan hệ sỏ hưũ tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền

sử dụng và quyền định đoạt tài sản Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc của

6

Trang 14

chủ thể để thỏa mãn quyền lợi của các chủ thể khác và lợi ích chung của xã hội các

xử sự này cũng rất đa dạng tùy theo từng quan hệ sở hữu cụ thể

2.3.1 Quyền chiếm hữu

Là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lí tài sản tuộc sở hữucủa minh Dó là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình,không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian

Ðiều 183 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sauđây:

1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợpvới quy định của pháp luật;

4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sởhữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điềukiện do pháp luật quy định;

5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợpvới các điều kiện do pháp luật quy định;

6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Ðiều 184 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sởhữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sảnnhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trườnghợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác

Ðiều 185 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1 Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyềnthực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn dochủ sở hữu xác định

2 Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tàisản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật

7

Trang 15

Ðiều 186 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1 Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nộidung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phảithực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch

2 Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyềnchiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý

3 Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giaotheo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này

Ðiều 187 Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìmđắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

1 Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phảithông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phảithông báo hoặc giao nộp cho ỦY ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ

sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của phápluật

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị

bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm pháthiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quannhà nước có thẩm quyền

2 Ðối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luậthoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báohoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Ðiềunày

Trong thực tế chủ sở hữu thường tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản Trongmột số trường hợp, chủ sở hữu chuyển giao quyền này cho người khác thông quamột hợp đồng dân sự theo ý chí của các bên chủ thể: như cho thuê cho mượn tàisản…dưới góc độ pháp lí, chúng ta còn phân biệt: giữa chiếm hữu thật tế vsf chiếmhữu pháp lí đối với tài sản

Ví dụ: những tài sản có giấy chứng nhận đăng kí sở hữu tài sản thì vấn đề cần quantâm là: việc chiếm hữu về mặt pháp lí.chẳng hạn như viẹc thiết lập hợp đồng gửi xe

8

Trang 16

máy thì chủ sở hữu vẫn giữ nguyên quyền chiếm hữu pháp lí (vẫn giữ giấy chứngnhận đăng kí xe máy) mặt dù chủ sở hữu không trực tiếp nắm giữ quản lí xe máy.Trong đời sống thường ngày xảy rs trường hợp có những người không phải là chủ

sở hữu tài sản nhưng vẫn chiếm hữu tài sản.vấn đề cần phải xem xét là sự chiếmhữu của người đó có hợp pháp hay không? Vì vậy, cần phải phân biệt 2 loại chiếmhữu tài sản:

+ chiếm hữu hợp pháp: là hình thức chiếm hữu có căn cứ pháp luật.Đó là sự chiếmhữu tài sản của chủ sở hữu.NGười không phải là chủ sở hữu chỉ được coi là chiếmhữu hợp pháp khi có sự chuyển giao tài sản của chủ sở hữu thông qua hợp đồng dân

sự và một số trường hợp khác do pháp luật quy định như: người phát hiện và giữ tàisản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chìm đắm,, chôn giấu…

Như vậy người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trongtrường hợp được chủ sở hữu chuyển giao tài sản hoặc do pháp luật quy định

+ chiếm hữu bất hợp pháp: là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản màkhông dựa trên những cơ sở của pháp luật Cụ thể đó là những trường hợp ngườichiếm hữu tài sản vơi tư cách không phải là chủ sở hữu nhưng cũng không đượcchủ sở hữu chuyển giao tài sản và pháp luật cũng không quy định người đó đượcquyền chiếm hữu tài sản

Trong việc chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng sau:

Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là người chiếm ữu kông có căn cứ pháp luật,nhưng họ không thể biết và pháp luật không buộc người đó phải biết việc chiếmhữu của mình là bất hợp pháp Ví dụ:A trộm chiếc điện thoại di động rồi bán chiếcđiện thoại di động đó cho B, nhưng B không biết tài sản là do A trộm cắp mà có nênvẫn mua nó

Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: là người chếm hữu không có căn cứ phápluật biết đó là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng pháp luật quyđịnh cần phải biết rằng việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp Ví dụ: anh C muamột chiếc xe máy không có giấy tờ ở cửa hàng D(xe máy là tài sản phải có giấychứng nhận đăng kí sở hữu)

9

Ngày đăng: 30/01/2016, 05:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w