1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

14 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

Sau đây, em xin phép được trình bày nội dung bài tập học kỳ của mình liên quan đến vấn đề ‘‘thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo’’ như

Trang 1

Bài làm Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thừa nhận việc thúc đẩy bình đẳng giới sẽ đem lại cuộc sống với chất lượng tốt hơn cho tất cả mọi người Các quốc gia thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế đã đạt được sự đồng thuận cao cho rằng, nếu những phân biệt đối xử trên cơ sở giới bị xóa bỏ

sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho các cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định chính trị và công bằng xã hội Việt Nam là một trong những nước đã cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới về mọi mặt, thể hiện ở việc phê chuẩn hàng loạt công ước quốc tế có liên quan và phản ánh ở hệ thống luật pháp, chính sách của quốc gia, từ Hiến pháp tới các Bộ luật, Luật

Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ trong thực tiễn Một trong những cơ sở pháp lý đó là các quy định cụ thể của Luật bình đẳng giới hiện hành (Luật bình đẳng giới) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành và nội dung thể hiện biện pháp thúc đẩy binh đẳng giới là một trong những nội dung khá quan trọng Sau đây, em xin phép được trình bày nội dung bài tập học kỳ của mình liên quan đến vấn đề ‘‘thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo’’ như sau:

I Khái quát chung về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

1 Khái niệm biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật bình đẳng giới ‘‘Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam, nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam, nữ không làm giảm được sự chênh lệch này Biện pháp thúc đẩy

Trang 2

bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được’’.

2 Khái niệm biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tại khoản 5 Điều 14 Luật bình đẳng giới đã quy định rõ biện pháp thúc

đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ

lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được

hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, biện pháp thúc đẩy bình đẳng

giới trong lĩnh vực giáo dục và đào là những biện pháp do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành nhằm quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ mà không làm giảm được sự chênh lệch này.

II Thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

1 Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Như đã tìm hiểu ở trên thì có hai biện pháp để thực hiện việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Để hướng dẫn cụ thể việc thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định

về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã quy định: Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ giáo dục đào tạo và các

Bộ ban nghành khác có liên quan xây dựng , trình cơ quan có thẩm quyền ban

hành , hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu

Trang 3

tiên nữ trong tuyển dụng khi nữ có đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn như nam; quy định việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lao động nữ

1.1 Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo

1.1.1 Về ưu điểm

Phụ nữ và trẻ em gái đã được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp (Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8-2005 đã khẳng định điều này) Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015 Có

4 loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó

có phụ nữ Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước Hiện nay, tỷ lệ nữ biết đọc, biết viết tăng liên tục đến 91,4% Nữ sinh viên Đại học hơn 50% Nữ thạc sỹ gần 40%, nữ tiến sỹ chiếm hơn 10% Từ 2007-2009, các nhà khoa học nữ đã chủ trì thành công gần 70 đề tài khoa học cấp nhà nước được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực Nhiều chị nhận được các giải thưởng khoa học, được phong hàm giáo sư, phó giáo sư và danh hiệu Nhà giáo, Thày thuốc ưu tú, Nhà giáo, Thày thuốc Nhân dân

Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành GD&ĐT đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai đã từng khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT nước nhà” Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức

Trang 4

danh Phó Giáo sư Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh

nữ Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng cử nhân với thành tích xuất sắc: thủ khoa

1.1.2 Về những tồn tại bất cập

Mặc dù có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo nhưng thực chất bình đẳng giới trong GD&DT còn nhiều vấn đề cần xem xét Thực tế là phụ nữ vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi Đó là: cơ hội việc làm rất hạn chế do ít được đào tạo Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực nông thôn là gần 90%, chỉ có 3,65% lao động nữ ở vùng nông thôn có chứng chỉ nghề Thu nhập thực tế của nữ chỉ bằng gần 80% so với thu nhập của nam giới Có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc học cao Nữ tiến sỹ chỉ chiếm hơn 10%, nữ giáo sư khoảng 6%, phó giáo sư hơn 10% Cơ hội tiếp cận giáo dục, học tập của trẻ em gái, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số còn hạn chế, chuyên viên cao cấp, nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp

Về khách quan, nguyên nhân là do việc nhìn nhận vai trò của nữ giáo

viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên Trẻ em gái ít

cơ hội được đến trường so với nam giới Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới,

số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam

Trang 5

Về chủ quan, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận,

không cần phấn đấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình Mặt khác, các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh

hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng

rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn.

1.2 Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật

Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng to lớn và quan trọng của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009, phụ nữ chiếm 50,5% số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là 60%) Trong tổng lực lượng lao động nữ,

có 68% là hoạt động trong nông nghiệp, tỷ lệ này đối với nam giới là 58% Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước Là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị Chính vì vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến phụ nữ nông thôn Sau đây sẽ là một số thành công cũng như hạn chế mà biện pháp thúc đẩy bình giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã

và đang đạt được:

1.2.1 Về ưu điểm.

Một chú ý nhất trong thời gian gần đây liên quan đến việc hỗ trợ dạy nghề cho phụ nữ ở nông thôn đó là Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày

27-3-2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã nhấn mạnh:

Trang 6

“Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất” Mới đây, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê

duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” Theo đó, đối tượng được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm là lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối

đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các DN được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học Ngoài hỗ trợ chi phí học, các đối tượng này còn được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đồng/ ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên Trường hợp lao động nữ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo thì được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối

đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; đối với lao động nữ khác thì mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/người/khóa học Ngoài ra, lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Lao động

nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú) sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề…Đề án sẽ là cơ hội lớn để phụ

nữ nghèo ở nông thôn được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định và nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội

Để thực hiện tốt nhất các quy định hướng dẫn của nhà nước, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (HLHPN VN) đã và đang thực hiện tốt, hiệu quả hoạt

Trang 7

động liên kết với Tổng cục Dạy nghề trong việc dạy nghề cho phụ nữ giai đoạn 2006-2010 và trong giai đoạn sắp tới

Nhiều nội dung đã được triển khai cho lao động nữ như: Đào tạo nghề,

tư vấn giới thiệu việc làm, nâng cao kiến thức giáo viên, tạo điều kiện giúp lao động nữ tiếp cận nguồn vốn quốc gi giải quyết việc làm

Theo Hội LHPN VN, quá trình triển khai được thực hiện trong giai đoạn 5 năm 2006-2010,với nhiều kết quả tích cực: Hội LHPN Lào Cai có hơn 18.300 LĐ nữ được học nghề, Hải Phòng có 8000 LĐ, Nghệ An có 7.300 LĐ,

Đà Nẵng có 9000 LĐ, Long An có 13.000 LĐ Đa số LĐ nữ được học nghề phù hợp với đặc thù địa phương như: Chăn nuôi gia súc, thú y, dệt, thuê, trồng trọt, trang điểm, dịch vụ nhà hàng

Qua triển khai, nhiều cấp hội phụ nữ đã rút ra nhiều kinh nghiệm Theo

bà Phạm Hải Yến - PCT Hội LHPN Hải Phòng, việc dạy nghề đã được khảo sát để phù hợp với đối tượng cụ thể, gắn dạy nghề với tạo việc làm và lồng ghép dạy nghề với tổ tín dụng - tiết kiệm - vay vốn cơ sở nhằm giúp LĐ nữ có việc làm

Với Hội LHPN Thái Bình, công tác gắn dạy nghề với DN được chú trọng, cán bộ Hội phối hợp chặt chẽ với các DN nữ trong việc dạy nghề, tạo việc làm cho LĐ sau khi học nghề

Theo bà Đỗ Thái Mười - PCT Hội LHPN tỉnh Long An, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về nâng cao thu nhập và việc làm bền vững cũng giúp LĐ nữ tham gia học nghề nhiều hơn

1.2 Một số tồn tại

Năm 2011, Hội LHPN tiếp tục triển khai tiếp nhiều hợp tác với TC Dạy nghề, với mục tiêu tăng cường công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho LĐ nữ, tăng tỉ lệ LĐ nữ qua đào tạo nghề Theo đó, phấn đấu đưa trên 70 % LĐ nữ

Trang 8

được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về dạy nghề và việc làm, đưa tỉ lệ LĐ nữ trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh dạy nghề lên 40%

Tuy nhiên, quá trình triển khai còn nhiều khó khăn cần khắc phục

Hàng vạn nông dân không còn đất canh tác nên đòi hỏi phải có việc làm cho họ Trong số ấy, những thanh niên trẻ có điều kiện học hành, có bằng cấp nghề nghiệp thì được nhận vào làm cho các cơ sở công nghiệp Những nông dân là nam giới thì hoặc làm cho nhà máy, hoặc tự hành nghề xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sửa chữa cơ khí máy móc… Lực lượng còn lại không có việc làm chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 50 Ở độ tuổi này, các chị thường đã có chồng, có con Trình độ học vấn chủ yếu hết cấp Trung học cơ sở (xưa là hết lớp 7, nay là hết lớp 9) Hầu hết các chị là chủ gia đình, phải lo nuôi con ăn học, lo cuộc sống gia đình nên khi nói đến học nghề, ai cũng phấn khởi, ai cũng nhận thấy là cần thiết Qua thực tế mở các lớp dạy nghề cho phụ nữ nông

dân đã bộc lộ không ít những khó khăn từ phía chị em Trước hết là tư tưởng

và nhận thức, chị em chưa thấy hết tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc

học nghề nên chưa thật sự say mê Thứ hai là ý chí vươn lên để thoát khỏi cái

nghèo, cái khổ ở chị em chưa cao Nhiều người vẫn hy vọng vào vài sào ruộng

khoán Thứ ba là tâm lý thiếu kiên trì, ngại khó, nóng vội muốn có thu nhập

ngay Có chị hăm hở làm nhưng thành phẩm chưa đạt thế là chán, bỏ luôn Có chị thấy việc tỉ mỉ quá kêu “sốt ruột” cũng bỏ Có chị bảo làm mỗi ngày lấy

10 nghìn đồng (lúc mới tập) thì chơi cho sướng Nhiều chị chờ người khác làm xem sao đã Mặt khác, vấn đề tào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn nói riêng hiện vẫn chỉ dừng ở mức “có chăm lo”, còn hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức Hiện cả nước có khoảng 31% LĐ nữ thất nghiệp Theo số liệu của Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn, trong số LĐ trở về nông thôn, chỉ có khoảng 11% tìm được việc làm mới, trong đó, những cơ hội với LĐ nữ là rất ít

Trang 9

Về phía các chủ thể có thẩm quyền thì theo bà Lê Thị Tám, Hội LHPN Nghệ An, quy mô đào tạo LĐ nữ nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, thiếu tính bền vững, việc phối hợp khảo sát đánh giá vấn đề "giới" trong đào tạo giữa các ngành chưa thường xuyên, số liệu chưa khách quan Theo bà Đỗ Thái Mười - PCT Hội LHPN tỉnh Long An, trình độ của LĐ nữ ở nông thôn còn hạn chế, việc tiếp thu còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình đào tạo Trong khi đó, nhận thức về vai trò của phụ nữ trong nghề nghiệp - việc làm ở nhiều nơi còn hạn chế

Bài học tổ chức lớp học nghề cho phụ nữ nông dân quả là không đơn giản Làm thế nào để từ một nhóm người làm nghề vươn lên thành một làng nghề? Đó là câu hỏi cần nhanh chóng tìm ra câu trả lời

2 Ý nghĩa của việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập

và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai

có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế

Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ

và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người

mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái Ngoài ra, trình

Trang 10

độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên

III Một số giải pháp khắc phục để thực hiện việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục

Thứ nhất, các cơ quan cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Để thực hiện được các giải pháp này thì cần phải tăng cường hơn nữa năng lực

và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và năng lực của Hội Phụ nữ các cấp

Thứ hai, bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng

động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình

Thứ ba, phải có các chính sách ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ Khi đề cập đến tình hình thất nghiệp do ruộng đất bị thu hồi, trong

Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27-3-2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải

pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp đã nhấn mạnh: “Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc

làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất” Quá trình biến

động đất đai trong nông nghiệp không chỉ khiến cho nhiều nông dân, nhất là

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w