Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 5, Điều 3, Luật nuôi con nuôi 2010: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ BÀI 1
PHẦN NỘI DUNG 1
I Lí luận chung về NCN có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1
1 Khái niệm 1
2 Nguyên tắc giải quyết việc NCN 1
3 Điều kiện nuôi con nuôi 2
3.1 Điều kiện đối với người nhận nuôi 2
3.2 Điều kiện đối với con nuôi 3
4 Hệ quả của việc NCN, chấm dứt việc NCN 4
5 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc NCN có yếu tố nước ngoài 5
III Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt nam hiện nay và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này 5
1 Thực trạng 5
2 Đề xuất giải pháp 8
PHẦN KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỪ VIẾT TẮT: NCN: Nuôi con nuôi
Trang 2PHẦN MỞ BÀI
Mỗi đứa trẻ bị bỏ rơi, mồ côi là mỗi hoàn cảnh đặc biệt, và càng đặc biệt hơn khi trẻ bị khuyết tật hay bệnh cần điều trị y tế lâu dài, tốn kém Để tìm gia đình thay thế, với trẻ bình thường đã không đơn giản, và trẻ khuyết tật, bệnh tật thì càng khó khăn hơn Trong khi đó, việc được chăm sóc, chữa trị sớm sẽ kéo dài thời gian sống, hoặc chữa trị dứt điểm được bệnh Thế nhưng, rất hiếm người trong nước nhận những trẻ này làm con nuôi, mà chủ yếu là người nước ngoài Sau đây em xin trình bày về
vấn đề: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”.
PHẦN NỘI DUNG
I Lí luận chung về NCN có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
1 Khái niệm.
Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 5, Điều
3, Luật nuôi con nuôi 2010: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con
nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà mọt bên định cư ở nước ngoài”.
Như vậy, trong các quan hệ NCN có yếu tố nước ngoài có liên quan đến pháp luật của nhiều nước, trong đó có pháp luật của cha mẹ nuôi (Luật quốc tịch hoặc luật nơi thường trú của người nhận nuôi) và pháp luật của con nuôi (Luật nơi thường trú hoặc Luật quốc tịch của con nuôi) Thực tiến cho thấy không tránh khỏi những trường hợp pháp luật của các nước liên quan quy định khác nhau về vấn đề nuôi con nuôi (như vấn đề về điều kiện NCN, thủ tục thực hiện việc NCN quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ nuôi và con), thậm chí có nước không có chế định NCN hoặc cấm NCN Từ đó dặt
ra yêu cầu lựa chọn pháp luật của một trong các nước có liên quan điều chỉnh việc NCN
2 Nguyên tắc giải quyết việc NCN.
Điều 4 Luật NCN năm 2010, việc NCN được thực hiện theo các nguyên tắc:
- Khi giải quyết việc NCN cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc
Trang 3- Việc NCN phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và dạo đức xã hội
- Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay
ở trong nước
Đồng thời để đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền và lợi ích của đứa trẻ, pháp luật Việt Nam còn đưa ra nguyên tắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ (theo Điều 5, Luật NCN 2010) Trường hợp có nhiều người cùng hàng
ưu tiên xin nhận 1 người làm con nuôi, thì xem xét giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất
So với trước đây, khi Luật NCN chưa được ban hành thì nguyên tắc giải quyết vấn đề NCN được quy định trong nghị đinh 68/2002/NĐ-CP và nghị định 69/2006/NĐ-CP thì những nguyên tắc trong Luật NCNcos điểm mới khá nổi bật, đó
chính là việc đưa them vào nguyên tắc “Khi giải quyết việc NCN, cần tôn trọng quyền
của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc” và nguyên tắc “Chỉ cho làm con nuôi nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước” Đây là
điểm hoàn toàn mới mà chưa có một văn bản nào trước đây quy định
So với Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, thì pháp luật Việt Nam đã có những nguyên tắc nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc của công ước
3 Điều kiện nuôi con nuôi.
3.1 Điều kiện đối với người nhận nuôi.
Theo Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nước người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật NCN năm 2010, phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục con cái nuôi
Trang 4- Có tư cách đạo đức tốt
Đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người NCN, đảm baopr cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất, được lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh VÌ vậy, về nguyên tắc khi nhận nuôi con nuôi người nhận nuôi phải
có đủ các điều kiện đó Nếu vợ, chồng cùng nhận NCN thì cả vợ và chồng đều phải có
đủ các điều kiện theo luật quy định
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú và luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện của người nhận nuôi Luật NCN năm 2010 còn quy định, công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện trên (Điều 14) và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (khoản 2, Điều 29)
3.2 Điều kiện đối với con nuôi.
Điều 8 Luật NCN năm 2010 quy định độ tuổi của người được nhận làm con nuôi như sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
+ Được cô, cậu, gì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi
Căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và giáo dục Theo quy định tại Điều 1 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì đây
là lứa tuổi các cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ
Đây là một điểm mới so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (quy định độ tuổi cảu trẻ em được cho làm con nuôi là dưới 15 tuổi) Sự thay đổi này là do sự thay đổi về cách nhìn trong vấn đề cho và nhận con nuôi, tạo điều kiện cho nhiều trẻ em có
Trang 5thể tìm được mái ấm gia đình hơn Quy định như vậy cũng không trái với công ước Lahay năm 1993
4 Hệ quả của việc NCN, chấm dứt việc NCN.
Về hệ quả của việc NCN, Điều 24 Luật NCN năm 2010 đã quy đinh rất rõ Như vậy, theo quy định này đứa trẻ khi được nhận làm con nuôi chỉ có mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi cũng như các thành viên khác trong gia đình cha
mẹ nuôi Nó có thể bị thay đổi họ, tênm dân tộc theo yêu cầu của cha mẹ nuôi Cha
mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lí, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi ( trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác) Tức là trẻ em Việt Nam không còn có quan hệ pháp lí với cha mẹ đẻ Quy định này cần thiết, bởi thực tế khi cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì cha mẹ đẻ ở Việt Nam không thể
có cơ hội và điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình đối với con Mặt khác, điều đó sẽ đảm bảo cho con nuôi Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền
và lợi ích như mọi trẻ em sinh sống tại nước nhận, đồng thời cũng tránh được việc cha
mẹ đẻ có thể lợi dụng quyền làm cha làm mẹ để đòi hỏi cha mẹ nuôi hoặc con đã cho làm con nuôi giúp đỡ về vật chất
Công ước Lahay (ĐIều 26) không bắt buộc việc NCN làm chấm dứt quan hệ pháp lí giữa trẻ em và cha mẹ đẻ Việc NCN chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp lí giữa trẻ
em và cha mẹ đẻ , nếu việc NCN có hệ quả như vậy tại nước kí kết nơi thực hiện việc NCN ( nước nhận)
Từ đó cho thấy, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Lahay, nếu trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại nước thành viên Công ước, nơi pháp luật quy định việc nuôi con nuôi làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con, thì trẻ em Việt Nam sẽ không còn giữ quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ ở tại Việt Nam Ngược lại, nếu trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại nước thành viên Công ước, nơi pháp luật không quy định làm chấm
Tuy nhiên, về vấn đề quốc tịch của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi
ngước ngoài, khoản 1 Điều 37 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Trẻ em
là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc
Trang 6tịch Việt Nam” Đồng thời, Luật quốc tịch còn quy định: “Sự thay đôi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự dồng ý bằng văn bản của người đó” (khoản 4 Điều 37) Đây là điểm khác cơ bản giữa Luật quốc tịch Việt Nam
và Công ước Lahay năm 1993
5 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc NCN có yếu tố nước ngoài.
- Thẩm quyền giải quyết việc NCN theo các điều ước quốc tế: Trong các hiệp đinh tương trợ tư pháp, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc NCN cũng không thống nhất, một số hiệp định quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết
là cơ quan của nước kí kết mà con nuôi là công dân1, một số nước khác quy định thuộc thẩm quyền nước cha mẹ nuôi là công dân hoặc có nơi cư trú2
Các hiệp định song phương về NCN giữa Việt Nam và các nước quy định 2 giai đoạn giải quyết như sau: Thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm con nuôi và thực hiện thủ tục giao nhận con nuôi thuộc nước kí kết mà trẻ em là công dân, đối với Việt Nam là UBND cấp tỉnh nơi thường trú của trẻ em có quyền đăng kí việc NCN, Sở tư pháp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về hồ sơ, giao nhận con nuôi; Việc công nhận quan hệ NCN và các hệ quả pháp lí thuộc thẩm quyền của nước nhận
- Thẩm quyền giải quyết việc NCN theo pháp luật Việt Nam, được quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật NCN năm 2010 Bộ tư pháp thực thi chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan trung ương về NCN, có quyền trực tiếp thụ lí hồ sơ giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam lâm con nuôi, lập và quản lí danh sách, hồ sơ trẻ em có
đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, kiểm tra giám sát các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cho các cơ sở nuôi dưỡng
III Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt nam hiện nay và
đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
1 Thực trạng
Việt Nam hiện đã ký khoảng 16 Hiệp định về nuôi con nuôi quốc tế với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ, có 68 văn phòng đại diện của các tổ chức nuôi con nuôi quốc
tế được Bộ tư pháp cấp phép hoạt động tại Việt Nam
1 Khoản 4, Điều 31, HĐ TTTP Việt Nam - Lào; Điều 31,32, HĐ TTTP Việt Nam – Ba Lan.
2 Khoản 4, Điều 41, HĐ TTTP Việt Nam – Hunggari,
Trang 7Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thực hiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi Vào ngày 01/02/2012, Công ước Lahay năm 1993 đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam
Số lượng trẻ em đi làm con nuôi ở nước ngoài nhiều nhất nhiện nay là thành Phố Hồ Chí Minh, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn…Theo thống kê từ Cục con nuôi, từ năm 2003, số trẻ em làm con nuôi nước ngoài tăng lên so với thời kì những năm 90 Năm 2003 có 800 trường hợp, năm 2004
là 550 trường hợp, năm 2005 là 1250 trường hợp, năm 2006 là 1550 trường hợp, năm
2007 là 2000 trường hợp, năm 2008 là 1200 trường hợp, năm 2009 là 1064 trường hợp, 7 tháng đầu năm 2010 là 674 trường hợp3
Tại cuộc hội thảo về việc giải quyết nuôi con nuôi với trẻ có nhu cầu đặc biệt do
Bộ Tư pháp tổ chức Cục Con nuôi cho biết, để giúp những trẻ có nhu cầu đặc biệt này, Bộ Tư pháp đã xây dựng chương trình tìm gia đình thay thế cho các em, thí điểm tại 4 tỉnh, thành là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu Đây là những địa bàn tập trung rất nhiều trẻ em bị bệnh, khuyết tật với 22 cơ sở nuôi dưỡng, 1.088 trẻ
em có nhu cầu đặc biệt với đủ các loại khuyết tật và bệnh tật khác nhau Chương trình thí điểm này dự kiến hỗ trợ cho 50 trẻ em khuyết tật, bị bệnh có khả năng được nhận làm con nuôi người nước ngoài, với kinh phí thực hiện hơn 900 triệu đồng do Unicef tài trợ4
Trước đó, trong hai năm 2009 và 2010, cả nước đã giải quyết được 2.511 trường hợp trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, trong đó có 151 trường hợp trẻ em
bị bệnh, khuyết tật được nhận làm con nuôi tại Pháp, Italia, Canada và Đan Mạch Riêng tại 4 tỉnh, thành nói trên, có 92 trẻ khuyết tật được nhận làm con nuôi người nước ngoài Như vậy, số trẻ có nhu cầu đặc biệt được giải quyết làm con nuôi người
3 http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4368
4 http://phapluatxahoi.vn/20120324102929586p1002c1022/248-nguoi-nuoc-ngoai-san-sang-xin-tre-khuyet-tat-bi-benh-lam-con-nuoi.htm
Trang 8nước ngoài rất thấp so với trẻ có sức khỏe bình thường, và so với số trẻ khuyết tật, bị bệnh đang được nuôi dưỡng5
Điều này có nhiều nguyên do, như khó khăn trong việc tìm kiếm người có nhu cầu nhận những trẻ này làm con nuôi vì hầu hết cha mẹ nuôi đều đăng ký xin trẻ khỏe mạnh, chưa kể tình trạng một số cơ sở nuôi dưỡng cho rằng những trẻ này không thể cho làm con nuôi, nên ngay từ đầu, không đưa trẻ vào danh sách đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài để xét duyệt Hay việc xác minh hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi còn rất chậm Luật Con nuôi qui định trong 30 ngày, cơ quan công an phải xác minh nguồn gốc trẻ
và trả lời cho cơ quan tư pháp, nhưng hầu hết trường hợp cơ quan công an chậm trả lời
Theo thống kê của Cục Con nuôi, hiện có 248 cha mẹ nuôi người nước ngoài đang sẵn sàng chờ đón nhận trẻ em có nhu cầu đặc biệt thuộc 18 loại bệnh khác nhau làm con nuôi Đây sẽ là cơ hội cho những trẻ thiệt thòi có được mái ấm gia đình khi bị cha mẹ đẻ bỏ rơi Đến nay, sau 1 năm thực hiện chương trình, đã có 67 trẻ có nhu cầu đặc biệt dược bàn giao về gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài6
Vấn đề NCN ở khu vực biên giới, hiện nay một số tỉnh biên giới (Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…) tình hình trẻ em là người nước ngoài được các gia đình ở vùng biên giới nhận về nuôi dưỡng, không qua thủ tục nhận NCN diễn ra khá phổ biến Ví dụ, tại tỉnh Cao Bằng có 23 trẻ em là người nước ngoài (không rõ nguồn gốc, cha mẹ và nơi sinh của trẻ em ở Trung Quốc) được các gia đình ở Cao Bằng nhận
về nuôi Vấn đề này chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn chưa kiểm soát được7
Một điều đáng lưu ý nữa là khả năng hạn chế trong việc điều chỉnh hoạt động cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Pháp luật chỉ tỏ rõ hiệu lực chủ yếu ở phần đầu quá trình cho và nhận con nuôi, về điều kiện, thủ tục, còn đối với phần sau của quá trình NCN quốc tế (vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đứa
5 http://phapluatxahoi.vn/20120324102929586p1002c1022/248-nguoi-nuoc-ngoai-san-sang-xin-tre-khuyet-tat-bi-benh-lam-con-nuoi.htm
6 http://phapluatxahoi.vn/20120324102929586p1002c1022/248-nguoi-nuoc-ngoai-san-sang-xin-tre-khuyet-tat-bi-benh-lam-con-nuoi.htm
7 TS.Nguyễn Hồng Bắc, TS.Nông Quốc Bình, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2011.
Trang 9trẻ trong mối quan hệ với bố mẹ nuôi) sau khi trẻ em được giao cho cha mẹ nuôi nước ngoài thì gần như pháp luật Việt Nam chưa phát huy được hiệu lực do pháp luật quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó Trong khi đó, các hiệp định tương trợ tư pháp chỉ dừng lại ở việc quy định luật áp dụng, thẩm quyền giải quyết NCN Các hiệp định hợp tác về NCN chưa thực sự là khung pháp lí đầy đủ, chi phối rộng khắp các vấn đề phát sinh trong quan hệ NCN quốc tế
Quy trình NCN quốc tế bị ảnh hưởng bới mối quan hệ không lành mạnh có thể tồn tại giữa các tổ chức con nuôi và các cơ sở nuôi dưỡng tập trung Vấn đề này liên quan đến các khoản đóng góp bắt buộc và tương đối lớn từ các tổ chức dưới hình thức
“viện trợ nhân đaọ” cho các cơ sở nuôi dường mà bản thân họ thấy là “đối tác” tiềm năng cho NCN quốc tế Vấn đề “viện trợ nhân đạo” dường như quan trọng hơn nhiều
so với việc đảm bảo rằng chỉ coi con nuôi quốc tế như một biện pháp ngoại lệ cho từng trường hợp cụ thể Các tổ chức cạnh trạnh nhau đê đón được trẻ và thường kỳ vọng rằng sẽ được giới thiệu cho họ để làm con nuôi quốc tế theo giá trị viện trợ nhân đạo mà họ cung cấp Hầu như không có hoặc có rất ít việc giám sát hoạt động của các
tổ chức này và bản thân tổ chức của họ hoặc cơ sở nuôi dưỡng mà họ cùng làm việc không có động cơ gì để giải quyết hoặc thông báo các vấn đề bởi vì phương thức hoạt động của hệ thống hiện thời đều có lợi cho cả hai bên
2 Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, cần phân công trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước:
Cần đưa ra các chuẩn mực ở cấp quốc gia để xác định ai sẽ chịu trách nhiệm khâu nào trong quá trình xét đơn xin con nuôi Cần tăng cường thẩm quyền cho Cục con nuôi quốc tế để cơ quan này có đủ thẩm quyền cần thiết để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực NCN quốc tế, mà trước hết cần phân định rõ thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài giữa Cục con nuôi quốc tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Bên cạnh đó cần chú trọng công tác bòi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ của Cục
Thứ hai, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về sự đồng ý của người mẹ
trong việc cho đứa trẻ làm con nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà chưc trách trong quá trình thực hiện thủ tục NCN giữa các nước Theo pháp luật của một số nước trên
Trang 10thế giới, việc NCN được thực hiện theo hai phương thức khác nhau Đó là theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (tòa án, Bộ trưởng bộ tư pháp, Ủy ban nhân dân địa phương…) hoặc thông qua sự thỏa thuận giứa người cho con nuôi và người nhận con nuôi Tuy nhiên, dù thực hiện theo cách thức nào thì hiệu lực của việc nhận con nuôi cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng ý của những người có liên quan đến việc nhận con nuôi (cha mẹ, người đại diện theo pháp luật, người giám hộ của đứa trẻ) Pháp luật của hầu hết các nước quy định rất chi tiết về việc lấy ý kiến của các bên liên quan
Thứ ba, cần phải có sự quy định rõ ràng về thời gian thử thách cho việc NCN,
để trong trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp cho trẻ hồi hương Đó là khoảng thời gian pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người nhận nuôi sống chung với người được nhận nuôi để cùng thích nghi và xem xét khả năng phù hợp với nhau giữa hai bên, từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận hay không công nhận việc NCN trên cơ sở đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi Thời gian thử thách phải đủ hợp lí để các bên để các bên tạo nên sự hòa hợp thích ứng
Thứ tư, Cần phải quy định cụ thể hơn nữa việc điều chỉnh mối quan hệ pháp lí
giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi sau khi việc NCN nước ngoài được tạo lập cho phù hợp với Cong ước Lahay năm 1993 Ví dụ cần quy định cụ thể hệ quả của việc NCN, như việc con đã cho đi làm con nuôi thì có quyền hưởng thừa kế của cha
mẹ đẻ nữa không? (Luật NCN năm 2010 không có quy định) Hay việc quy định quốc tịch của trẻ sang nước ngoài làm con nuôi, Luật quốc tịch có quy định khác với Công ước Lahay 1993, hiện nay công ước này đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam thì việc quy định quốc tịch của đứa trẻ Việt Nam đã cho làm con nuôi nước ngoài sẽ như thế nào?
Thứ năm, về phí Phí do các cơ quan hữu quan của Việt Nam thu trong quá
trình xét đơn xin con nuôi cần được chi tiết hóa, quy định ró ràng và cồng khai tại các điểm công cộng Ban hành biểu phí, lệ phí NCN để làm minh bạch về tài chính, phải kiểm soát được từ trung ương đến địa phương Thành lập Quỹ hỗ trợ NCN, đây sẽ là
tổ chức tài chính phi lợi nhuận của nhà nước, chịu sự quản lí của cơ quan trung ương