Khái niệm + Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2010 và thì: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
Trang 11.2 Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính
Theo quy định tại Điều 3, Điều 28 Luật Tố tụng hành chính 2010; Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC; Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi, bổ sung ngày 05 tháng
4 năm 2006) trước đây thì đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính bao gồm:
1 Quyết định hành chính
2 Hành vi hành chính
3 Quyết định kỉ luật buộc thôi việc
4 Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân
5 Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì để một quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính phải thỏa mãn các điều kiện nhất định
1.2.1 Quyết định hành chính
a Khái niệm
+ Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2010 và thì:
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một số vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
+ Theo Khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
trước đây và Khoản 10 Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo thì:
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
+ Ví dụ: Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giải quyết khiếu nại
b Đặc điểm
Một Quyết định hành chính để được xem là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính phải có các đặc điểm sau:
- Một là: Quyết định phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Trang 2Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ
án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi
giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính
được hướng dẫn tại điểm a khoản này
(Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP)
- Hai là: Quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính cá biệt.
+ Căn cứ vào tính chất của quyết định hành chính được chia làm 3 loại: quyết định hành chính chủ đạo, quyết định hành chính quy phạm, quyết định hành chính cá biệt Trong ba loại quyết định trên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện đối với quyết định hành chính cá biệt vì quyết định hành chính cá biệt áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể giải quyết một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính trực tiếp tác động đến quyền lợi của cá nhân,
cơ quan, tổ chức
+ Trên cơ sở quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có quyết định này mà pháp luật được thi hành Vốn dĩ,
là một quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng của một quyết định cá biệt như: được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng
cụ thể Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo cũng như các quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công vụ cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước +Chính vì vậy, quyết định hành chính cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi
Trang 3hoặc chấm dứt một quan hệ hành chính cụ thể Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng xét xử của vụ án hành chính phải là quyết định cá biệt Tức là, quyết định áp dụng pháp luật vào một trường hợp cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc nhiều đối tượng khác nhau
- Ba là: Quyết định hành chính đó phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân Khi ban hành quyết định hành chính để giải quyết những công việc cụ thể trong quản lý hành chính, để áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể Cơ
quan hành chính hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định hành chính, nhưng việc banhành quyết định này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Tức là, làm phát sinh tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước về quyết định hành chính
- Bốn là: Quyết định hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo Danh mục do Chính phủ quy định
và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Năm là: Quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính lần đầu.
+ Quyết định hành chính đó có thể là quyết định hành chính được ban hành lần đầu tiên để xử lý một vụ việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính hoặc có thể là quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được ban
hành trước đó (Điểm a, b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HDDTP).
+ Quyết định hành chính bị khiếu kiện phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
+ Ngoài những quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, thì những quyết định hành chính sau đây cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu:
a Trường hợp 1: Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó ban hành một quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước, thì quyết định mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu;
b Trường hợp 2: Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có
khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành
Trang 4chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó ban hành một quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước, thì phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, huỷ bỏ và quyết định sửa đổi,
bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước đều là quyết định hành chính lần đầu;
Cần lưu ý là đối với hai trường hợp a và b trên đây nếu các quyết định sau được ban hành sau khi cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã nhận được đơn khiếu nại và các quyết định đó là kết quả giải quyết khiếu nại, thì các quyết định sau là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không phải là quyết định hành chính lần đầu;
c Trường hợp 3: Sau khi Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án
hành chính ra quyết định huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị khởi kiện; giao cho cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước giải quyết lại vụ việc đối với phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã bị huỷ và kết quả giải quyết lại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính mới, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu;
d Trường hợp 4: Sau khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định giải quyết khiếu nại và người có quyết định hành chính đã ra quyết định hành chính sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đó, thì quyết định hành chính sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trước và phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi đều là quyết định hành chính lần đầu
Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường T, quận H, thành phố H ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 400.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra Ông A khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường T đã ra quyết định giải quyết khiếu nại kết luận giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình
Ông A khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận H, thành phố H Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận H ra quyết định giải quyết khiếu nại kết luận nội dung khiếu nại là đúng một phần đối với quyết định về hình thức xử phạt bổ sung và yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường T sửa đổi quyết định đó
Trang 5Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường T ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới sửa đổi hình thức xử phạt bổ sung thay buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra bằng buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra
Trong trường hợp này quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 400.000 đồng và quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau với hình thức xử phạt bổ sung là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường T đều là quyết định hành chính lần đầu
( Mục 2 Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính tại NQ04-2006/HĐTP trước đây).
Các quyết định hành chính nếu hội đủ các dấu hiệu trên mà xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và họ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì được coi là đối tượng xét xử của Tòa hành chính Tuy nhiên, trên thực tế có những quyết định hành chính bất hợp pháp nhưng chưa gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì thường không bị cá nhân, tổ chức khiếu nại,
do đó không có vụ án hành chính để xét xử Ví dụ: Một số cơ quan tự ý chia đất cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở (đất này thuộc diện đất an ninh quốc phòng, không được chia cho cán bộ công nhân viên làm nhà) Trong trường hợp này, mặc
dù việc tự ý chia đất là bất hợp pháp, nhưng lại có lợi cho cán bộ công nhân viên, nên họ không khiếu kiện
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành còn đề cập đến các trường hợp đặc biệt như Quyết định tranh chấp đất đai, mặc dù là quyết định hành chính, nếu xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân tổ chức thì họ không khiếu kiện ra Tòa hành chính mà được giải quyết tại cơ quan hành chính
Tóm lại, Quyết định hành chính là đối tượng xét xử của Tòa án hành chính
phải thỏa mãn các dấu hiệu trên Tuy nhiên, để Tòa thụ lý vụ và xét xử thì người khởi kiện phải thực hiện đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính: Qúa trình tài phán phải trải qua các giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng, tức là người khởi kiện phải khiếu nại lên cấp trên của cơ quan hành chính đã ban hành và nếu cơ quan hành chính không giải quyết hoặc giải quyết nhưng chưa thỏa đáng thì mới khởi kiện ra Tòa án hoặc khiếu nại lên câp trên của cơ quan hành chính đó Người khởi kiện phải thực hiện đúng quy định này thì Tòa mới xem xét và giải quyết đối với quyết định hành chính bị khởi kiện
Trang 61.2.2 Hành vi hành chính
a Khái niệm
+ Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2010 và Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
+Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo thì:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
b Đặc điểm
- Một là: chủ thể thực hiện hành vi hành chính: có thể là hành vi của cơ quan nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó
Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ
án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó
và phân biệt như sau:
+ Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó;
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 126 của Luật Đất đai thì hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND xã, phường, thị trấn Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại UBND xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của UBND xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho
Trang 7ông A là hành vi hành chính của UBND xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C
+ Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện;
Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND xã H là người có thẩm
quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông D, nhưng đã ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch UBND
xã H trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế Trong trường hợp này, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D là hành vi hành chính của Chủ tịch UBND xã H mà không phải là hành vi hành chính của Phó Chủ tịch UBND xã H
+ Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày
29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh thuộc
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp được thành lập trong địa giới hành chính tỉnh Doanh nghiệp N đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nhưng quá thời hạn mà pháp luật quy định, Phòng đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh cho doanh nghiệp N Trong trường hợp này, việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N là hành vi hành chính của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A
+ Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện
Trang 8nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công,
uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 30 của Luật Cư trú thì trong thời hạn 3 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình hoặc cá nhân đề nghị Bà X đã nộp đủ giấy
tờ theo quy định đề nghị Trưởng Công an xã N cấp sổ tạm trú, nhưng quá thời hạn
3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ mà Trưởng Công an xã N không cấp
sổ tạm trú cho bà X Trong trường hợp này, việc không cấp sổ tạm trú cho bà X là hành vi hành chính của Trưởng Công an xã N
( Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP).
- Hai là: về hình thức thực hiện hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động Hành vi hành chính là hành vi thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao
Khác với quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản thì hành vi hành chính được biểu hiện bằng những hành động không đúng hoặc làm trái với các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện công vụ mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện Chẳng hạn như cán bộ công chức có hành vi sách nhiễu, phiền hà nhân dân, không thực hiện công vụ đúng thời hạn pháp luật quy định
- Ba là: hành vi hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo Danh mục do Chính phủ quy định và các hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức
1.2.3 Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
a Khái niệm
+ Theo Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2010 thì:
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình
+ Theo Khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây thì:
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết dịnh bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản
lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Trang 9b Đặc điểm
+ Một là: quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
+ Hai là: hình thức kỷ luật là buộc thôi việc
+ Ba là: người áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc phải là công chức giữ chức
vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống Lý giải cho điều này như chúng
ta đã biết trong cơ cấu tổ chức Bộ máy nhà nước thì chính phủ là cơ quan hành chính trung ương, giám sát chính phủ là Quốc hội, trong đó có Thủ tướng chính phủ vì vậy Quyết định buộc thôi việc do Thủ tướng quyết định sẽ do Quốc hội giám sát chứ không được kháng nghị tại Tòa, mà nguyên nhân sâu xa đó xuất phát
từ nguyên tắc tập quyền Xã hội Chủ nghĩa, quyền lực tập chung vào Quốc hội 500 người
1.2.4 Quyết định về giải quyết vụ việc canh tranh
a Khái niệm
- Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh là văn bản do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ban hành về việc xử lý
vụ việc (hành vi) hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể tham gia chủ yếu trong các hoạt động kinh tế-thương mại
- Hành vi hạn chế cạnh tranh được liệt kê tại Điều 8 của Luật cạnh tranh là các thỏa thuận
“Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
1 Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2 Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6 Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7 Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
8 Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.”
Trang 10- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì theo Khoản 4, Điều 3 Luật cạnh tranh
quy định “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”
- Về việc khiếu kiện đối với Quyết định giải quyết giải quyết vụ việc cạnh tranh Điều 1 NQ 02/2011 của HĐTP đã nêu rõ:
“Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.”
- Điều 115 của Luật cạnh tranh quy định: “1 Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan
có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền.
2 Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm chỉ đạo chuyển hồ sơ
vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.”
Như vậy, để tiến hành khiếu kiện ra Tòa hành chính thì chủ thể phải tiến hành khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Công thương và nhận được quyết định khíêu nại từ cá nhân, tổ chức đó nhưng không đồng ý một phần hay toàn bộ Quyết định giải quyết khiếu nại đó hoặc Tòa án sẽ thụ lý đơn khiếu kiện đó nhưng phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan giải quyết khiếu nại và Tòa không nhất chí với một phần hoặc toàn bộ quyết định đó
1.2.5 Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.