1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

12 552 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 88 KB

Nội dung

I.Đặt vấn đềChúng ta đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá .Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất h

Trang 1

I I.Đặt vấn đề

Chúng ta đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất

và trao đổi hàng hoá Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó

có sự xuất hiện cuả quy luật giá trị.Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này.Nó là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì,phân hoá giàu nghèo,những cuộc cạnh tranh không lành mạnh Chính vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới,khi sự cạnh tranh về kinh tế đang diễn ra vô cùng khốc liệt trên trường quốc tế,mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định,phong phú,có vị thế thì đều cần có những chính sách kinh tế toàn diện,hiệu quả,phù hợp với hoàn cảnh từng nước.Muốn vậy đòi hỏi trong chính sách kinh

tế của mỗi quốc gia phải được dựa trên một nền tảng lý thuyết vững chắc về quy luật kinh tế,đặc biệt là quy luật giá trị

Trang 2

Nội dung và tác động của quy luật giá trị

1 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hóa, chi phối toàn bộ hoạt động của những người sản xuất và trao đổi hàng hóa Theo yêu

cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ

sở hao phí lao động cần thiết Điều đó có nghĩa những người sản xuất hàng

hóa phải luôn tìm cách làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động cần thiết Trong trao đổi hoặc lưu thông thì phải theo nguyên tắc ngang giá Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

2

Tác động của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hóa giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thì quy luật giá trị có những tác động chủ yếu sau:

a Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao hơn

Trang 3

Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng

từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định

b Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển

Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện sản xuất khác nhau, do

đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa nào có mức hao phí lao động xã hội cần thiết Do đó, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động cần thiết thì sẽ có lãi, càng thấp hơn càng lãi nhiều Điều đó kích thích tổ chức quản lí, thực hành tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, cố gắng hạ thấp giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống ít nhất là bằng, càng thấp hơn giá trị

xã hội của hàng hóa càng tốt

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến kết quả là năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí giảm xuống, lực lượng sản xuất của xã hội ngày càng phát triển

c Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người nghèo

Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động và ngày càng giàu có, trở thành ông chủ

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê

Trang 4

* Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước ta cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa

II/ Phân tích ví dụ thực tiễn

1.Tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Ví dụ về thị trường cà phê Việt Nam những năm gần đây là minh chứng cho tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị Nhìn lại quá trình tham gia thị trường cà phê thế giới, có thể thấy đến năm 2007 kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất cà phê Việt Nam đã tham gia thị trường

cà phê thế giới từ trước đó gần hai thập kỷ Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp cà phê quan trọng trên thị trường thế giới

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong số những mặt hàng nông sản

có thế mạnh hàng đầu Việt Nam Vào cuối những năm 80 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam được phân bố khá đều giữa các nước Châu Âu, Châu á(chiếm 31, 8%), Châu Mĩ mà chủ yếu là thị trường Mĩ chiếm 16, 67% Chúng ta cả nước mới có 20 000 ha, với sản lượng không quá 10 000 tấn vào thời gian này Nhưng đến năm 2000 là 516000 ha và 66 000 tấn và đến nay có khoảng 600000 ha và khoảng 688000 tấn Với kết quả sản xuất như vậy, Việt Nam cùng Braxin, Côlômbia là 3 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng cà phê Trong những năm qua, khối lượng xuất khẩu cà phê tăng với tốc độ khá nhanh Vụ 1992-1993: 135500 tấn, vụ 1993-1994: 15852 tấn, vụ19941995: 212038tấn,

vụ 1995-1996: 233000 tấn, vụ 1996-1997: 346000 tấn, vụ 1997-1998: 395000 tấn, vụ 1998-1999: 410000 tấn, vụ 1999-2000: 660000 tấn, đạt tốc độ tăng 72, 7% đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê sau Braxin Sản lương xuất khẩu cà phê

Trang 5

trong 4 năm từ 1996-2000 đã tăng gấp 3 lần, chiếm 13, 05% tổng sản lượng

cà phê xuất khẩu toàn thế giới Về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam, trước những năm 1990 chủ yếu là xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu theo hiệp định và phải xuất khẩu qua nước trung gian, chủ yếu là Singapo chiếm 68, 69% lượng cà phê của Việt Nam, Đức, Pháp, Balan, Italia…Từ cuối năm 1993, Mĩ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, xuất khẩu cà phê sang Singapo giảm dần chỉ chiếm 3, 63% và xuất khẩu sang thị trường Mĩ tăng mạnh Ngành cà phê đã có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên thị trường khu vực và thế giới Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, đến nay cà phê của Việt Nam đã có mặt tới khoảng

64 nước trên thế giới Một số thị trường lớn có quan hệ thương mại, nhập khẩu cà phê của Việt Nam là: EU, Mĩ, Nhật Bản, ASEAN, Châu Phi, Trung Cận Đông, Trung Quốc, Canada,Đức, Singapo là thị trường trọng điểm của Việt Nam qua trong cà phê xuất khẩu

Tính đến hết tháng 7/2012, Việt Nam xuất khẩu 1,22 triệu tấn cà phê, đạt giá trị 2,58 tỷ USD, tăng 31,6% về khối lượng và 25,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới

Về thị trường, chỉ có 5/30 thị trường tỷ lệ kim ngạch giảm, đáng kể như Hà Lan (-58,13%), Bỉ (-56%), Singapore (-36%) Tính đến hết tháng 7 năm 2012,

có nhiều thị trường có tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch trên 100%, như Indonesia (760%), Ai Cập (512%), Canada (111%),…

Về giá, giá cà phê Việt Nam đã tăng từ 38 triệu đồng/tấn đầu vụ lên trên 40 triệu đồng/tấn, thậm chí có thời điểm còn bán được với giá 43,5 triệu

đồng/tấn Với tình hình suy thoái như hiện này, các nhà máy chế biến cà phê

và người tiêu dùng trên thế giới đã chuyển hướng sang dùng cà phê robusta,

đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong xuất khẩu cà phê, đặc biệt là cà phê robusta

Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, sản lượng xuất khẩu cà phê arabica của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới đã tăng đáng kể, từ 24 nghìn tấn năm 2009 lên 41 nghìn tấn năm 2010 và đạt 50 nghìn tấn vào năm 2011 Cùng với đó giá xuất khẩu tăng lên gấp đôi, từ 2.313 USD/tấn năm 2009 lên đến 4.261 USD/tấn năm 2011 Đồng thời mức giá chênh lệch giữa cà phê arabica và cà phê robusta ngày càng tăng

Lọt vào top 4 nước xuất khẩu cà phê từ năm 1997, sau 15 năm, Việt Nam

đã vượt Brazil thành nước xuất khẩu cà phê số một thế giới.

Trang 6

Có rất nhiều yếu tố cùng chi phối tác động đẩy khối lượng xuất khẩu và giá cà phê lên

Một là Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch

Hai là, Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao

Ba là ,Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại Do không có mối liên kết nên một khi giá cà phê lên cao các doanh nghiệp thường gặp khó khăn là khó có thể thu mua được số lượng lớn trong một thời gian ngắn để xuất khẩu

Nhìn vào thành công của xuất khẩu cà phê trong năm nay ở nước ta, có thể thấy rõ sự tác động của quy luật giá trị vào nền kinh tế Xét riêng trong trường hợp này là trong lưu thông hàng hóa Do nguồn cung cà phê trên thế giới bị thiếu hụt, nhiều nước muốn nhập khẩu cà phê Giá cà phê được đẩy lên cao, những nhà đầu tư sẽ chung chuyển cà phê từ nơi giá thấp đến nơi có giá cao Làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt, góp phần làm thị trường cà phê trên thế giới có sự cân bằng nhất định

Chính phủ luôn xem cà phê là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp - nông thôn, từ đó có những chính sách đầu tư đáng kể cho cà phê

2

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,

hạ giá thành sản phẩm, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh Trong thực tế sản xuất ở Việt Nam, để tạo ra được sản phẩm có chất lương, thu được nhiều lợi nhuận là điều bất cứ ai cũng mong muốn Chính vì vậy người sản xuất hàng hóa đều tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để giảm hao phí lao động cá biệt của mình, giảm giá trị cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra Từ đó là co kĩ thuật của toàn xã hội càng phát triển lên trình

độ cao hơn, năng suất càng cao hơn

Trang 7

Một ví dụ điển hình về việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động

là việc nuôi trồng tôm sú ở nước ta

Ở nước ta , nghành nuôi trồng tôm phát triển bắt đầu tại Nam Bộ ,sau đó năm

1989, tám tỉnh ven biển phía Bắc đã khá nhạy bén bước vào nghề nuôi tôm sú song đến năm 1998 mới khẳng định miền Bắc nuôi được tôm sú

Miền Bắc diện tích và sản lượng có đà tăng trưởng ,theo tạp chí Thông Tin và Giá Cả 3/2001, diện tích sản lượng tôm sú ở các tỉnh phía Bắc:

Hải phòng đang dẫn đầu các tỉnh Miền Bắc về nuôi tôm sú cả về diện tích và sản lượng Những hộ nuôi tôm giỏi tập trung nhiều ở Đồ Sơn, An Hải, Cát

Bà, theo ông Phạm ánh Dương (Cát Hải) nuôi bán thâm canh trên 3800 m2, sau 90-110 ngày đã thu hoạch 1260 kg, đạt năng suất kỷ lục 3.3 tấn / ha, lãi

35 triệu đồng Song số hộ nuôi theo phương thức bán thâm canh mới chỉ có 10.3%hộ trong năm 1999, còn lại là quảng canh và quảng canh cải tiến Năng suất bình quân mới chỉ đạt 198 kg/ha Năm 2000 ở Thanh Hoá đã có 2000 ha nuôi, thu hoạch 700 tấn tôm sú, đạt năng suất 350 kg/ha, ở Nam Định :1500

ha nuôi tôm sú đã cho 550 tấn, đóng góp hơn 40% kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh, ở Thái Bình có 883 ha tôm sú thu hoạch 205 tấn, tương đương 20 tỷ đồng

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), năm 2011,

cả nước thả nuôi được 656.425 ha tôm nước lợ, với sản lượng đạt 495.657 tấn, tăng 2,71% về diện tích và 5,48% về sản lượng so với năm 2010 Trong

đó, diện tích nuôi tôm sú là 623.377 ha, đạt sản lượng 319.206 tấn, bằng 95,81% năm 2010; tôm chân trắng là 33.049 ha, đạt sản lượng 176.451 tấn, bằng 129,06% năm 2011 Ở miền nam, Riêng khu vực ĐBSCL, tổng diện tích thả nuôi tôm là 602.416 ha (bao gồm 588.419 ha nuôi tôm sú và 18.498 ha nuôi tôm thẻ chân trắng), chiếm 91,8% diện tích nuôi tôm của cả nước

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày nay trong cơ chế quản lí mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kĩ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2011 đạt 2.396 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2010 và đã vượt qua mốc 2 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu tôm sú đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng giá trị, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 704 triệu USD, chiếm 29,3% tỷ trọng, 12% còn lại là tôm các loại khác

Về thị trường xuất khẩu, tôm Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn và các thị trường khác ngoài 3 thị trường trọng điểm truyền thống là Mỹ, Nhật Bản và

EU Năm 2010, giá trị xuất khẩu tôm sang 3 thị trường này chiếm hơn 71% tổng sản lượng xuất khẩu tôm cả nước Sang năm 2011 tỷ trọng này còn 66% Trong khi đó, XK sang một số thị trường khác như Hàn Quốc, ASEAN… và đặc biệt là sang Nga tăng mạnh, XK tôm sang Nga tăng 124% so với năm

2010 XK tôm sang Hàn Quốc tăng 23%, sang ASEAN tăng 54,7%

Trang 8

Năm 2011, tôm sú vẫn giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam Tuy nhiên, tỷ trọng về khối lượng và giá trị đang giảm dần, đặc biệt là các mặt hàng tôm sú sống, tươi hoặc đông lạnh Tôm chân trắng ngày càng thể hiện được lợi thế khi mà mặt hàng tôm sú không ổn định nguồn nguyên liệu do dịch bệnh và nhu cầu thế giới đang chuyển dần sang các sản phẩm tôm

cỡ nhỏ, giá rẻ hơn Năm 2011, tỷ trọng của tôm chân trắng trong tổng xuất khẩu tôm đã lên tới 29%, so với 26% của năm 2010

Như vậy, với chiến lược cải tiến kĩ thuật, áp dụng giống mới, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động của ngành nuôi trồng tôm sú nước ta đã có những bước tiến mới, có chỗ đứng trên thị trường thế giới Sự tiến bộ này đã tạo ra thế cạnh tranh giữa các nước trong ngành sản xuất mặt hàng cà phê buộc tất cả các nước đang sản xuất cà phê phải tuân theo quy luật giá trị Rõ ràng, tác động của quy luật giá trị đã khiến cho việc sản xuất mang tính cạnh tranh cao và tăng cường khả năng phát triển cũng như sự thích ứng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế chung Áp dụng tốt quy luật giá trị, sáng tạo, đổi mới công nghệ sản xuất, ngành nuôi trồng tôm sú không những tạo ra uy tín của mình trên thị trường mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển

3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu người nghèo:

Sự tác động của quy luật giá trị, bên cạnh những mặt tích cực là điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa và kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, giá thành sản phẩm thì còn có tác động khác,

đó là sự phân hóa thành người giàu, người nghèo Để làm rõ tác động này, chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể về sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty dịch vụ viễn thông viettel và tập đoàn VNPT

Trước hết, đây là hai thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông So về tuổi, Vinaphone đến nay được thành lập đúng 16 năm, chỉ bằng một phần ba quãng đường mà VNPT đã trải qua Còn nếu xét về những doanh nghiệp sức mạnh đem tới doanh thu và lợi nhuận

Trang 9

quan trọng nhất của hai phía, thì mạng di động Vinaphone cũng vừa 16 trong khi đó MobiFone ( 20 năm) Thế mà, về sự phát triển và đặc biệt là doanh thu,

đã có chiều hướng tỷ lệ nghịch, Vinaphone đã đạt mức tăng trưởng doanh số

và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh chóng

VNPT khi đầu tư ra nước ngoài như Lào, Campuchia, và đã bắt đầu có nguồn thu

Ngày 16/1/2009, mạng di động VinaPhone đã công bố kết quả kinh

doanh năm 2008.

Theo kết quả này, doanh thu của VinaPhone năm 2008 đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007.VinaPhone đã phát triển thêm 7,5 triệu thuê bao thực, nâng tổng số thuê bao thực đang hoạt động trên mạng là 16 triệu; tăng năng lực mạng lưới gấp đôi so với năm 2007

Theo VinaPhone, năm 2009, nhà mạng đã đạt doanh thu 20.519 tỷ đồng và hiện tại có 27 triệu thuê bao phát sinh cước, đang hoạt động trên hệ thống và khai báo đầy đủ thông tin cá nhân theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông Năm 2009, VinaPhone đã dần lấy lại sức hấp dẫn của mình đối với

khách hàng đã bị mai một trong một khoảng thời gian trước đây

Có thể khẳng định, 2009 là năm đánh dấu một bước phát triển đặc biệt quan trọng của VinaPhone Doanh thu toàn mạng đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, thuê bao phát triển thêm đạt trên 10 triệu thuê bao, đặc biệt số lượng thuê bao trả sau phát triển tương đương tổng số thuê bao của mười năm trước cộng lại Cùng với việc phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng, VinaPhone đã trở thành nhà khai thác đầu tiên khai trương mạng 3G tại Việt Nam Công tác đầu tư phát triển, hiện đại hoá mạng lưới của VinaPhone

đã được ghi nhận cùng bước ngoặt lịch sử là khai trương mạng 3G

Mặc dù quy mô mạng lưới ngày càng lớn, lưu lượng và sản lượng dịch vụ ngày càng tăng nhưng số lần mất liên lạc trong năm 2009 của VinaPhone đã giảm nhiều Theo kết quả đo kiểm tra của Cục quản lý chất lượng CNTT và truyền thông, VinaPhone đã có bước tiến nhảy vọt về chất lượng dịch vụ Tỷ

lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, chất lượng thoại và mức độ đáp ứng giải quyết khiếu nại khách hàng về chất lượng dịch vụ của mạng đều đạt cao hơn so với tiêu chuẩn ngành VinaPhoneđang từng bước khẳng định về chất lượng mạng lưới so với các nhà cung cấp dịch vụ di động khác tại Việt Nam

Có thể nói, việc tăng thị phần tư 26% lên trên 30% năm 2009 là minh chứng

rõ ràng nhất đối với sự thành công của VinaPhone trong lĩnh vực kinh doanh

tiếp thị và chăm sóc khách hàng

Trang 10

Nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác kinh doanh, tiếp thị

và chăm sóc khách hàng, ngay từ đầu năm 2009, VinaPhone đã xây dựng lộ trình giá cước và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận tiện trong việc mua và thanh toán dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh (triển khai thuê tư vấn quốc tế về chiến lược kinh doanh)…

Về lợi nhuận, Vinaphone đạt trên 10.000 tỷ đồng, chỉ còn kém VNPT khoảng 3.000 tỷ đồng Đây là một bước tiến ngoạn mục của Viettel trong việc thu hẹp khoảng cách và “đe dọa” tới ngôi đầu của VNPT trong nhiều chục năm qua Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với tốc độ phát triển và những tiềm năng tăng trưởng từ những ngành nghề mới của Viettel, thế tương quan kèn cựa nhau, thậm chí vượt mặt VNPT, sẽ không còn xa Mảng thông tin di động vẫn đóng vai trò chủ lực trong nguồn thu của cả hai tập đoàn

Với chiến lược hướng vào đối tượng bình dân, Vinaphone đã không ngừng triển khai các dịch với giá thành hấp dẫn, luôn có những trương trình khuyến mại, với các gói cước giá rẻ để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, trong khi đó, hai mạng Mobi Fone và của VNPT có giá cước cao hơn khá nhiều Vietel đầu tư xây dựng ngày càng nhiều các trạm phát sóng trên cả nước để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ mạng Viettel không ngừng mở rộng các hoạt động của mình tại các quốc gia ở khắp các khu vực trên thế giới Tháng 2/2009, Vinaphone chính thức khai trương mạng di động đầu tiên của hãng tại nước ngoài - mạng Metfone ở đất nước chùa Tháp Campuchia, sau một năm rưỡi xây dựng hạ tầng mạng rộng khắp toàn quốc 8 tháng sau, Vinaphone tiếp tục khai trương mạng Unitel tại Lào Có thể nhận thấy chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Vinaphone là “đánh” vào những thị trường khó, những thị trường chưa phát triển, thậm chí là bất ổn về chính trị và khó khăn

về tự nhiên Điều đó khẳng định rằng Vinaphone “đánh” ra nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trường đó Để làm được điều đó, Vinaphone áp dụng chiến lược Đại dương xanh – nghĩa là họ đang tự tạo ra một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại dương” các dịch vụ mới

ở một vùng đất còn chưa được ai khai phá Trong khi đó VNPT chỉ chú trọng

Ngày đăng: 29/01/2016, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w