1. Trình bày vị trí, nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. Liên hệ việc nhận thức và vận dụng Quy luật này của Đảng và Nhà nước ta? 2. Trình bày về hàng hóa sức lao động. Phân biệt hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP NHÓM MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN 2
Hà Nội, tháng 3/2016
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Phần 1 2
Phần 2 19
Tài liệu tham khảo 24
Trang 3Phần 1: Trả lời câu hỏi:
Bộ câu hỏi 2:
1 Trình bày vị trí, nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa Liên hệ việc nhận thức và vận dụng Quy luật này của Đảng và Nhà nước ta?
2 Trình bày về hàng hóa sức lao động Phân biệt hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường
Với câu hỏi 1 về Quy luật giá trị:
Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh… Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị
1 Vị trí, nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa: 1.1 Vị trí của quy luật giá trị: Là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa từ đó yêu cầu quy luật giá trị đặt ra
1.2 Nội dung hay là yêu cầu chung của quy luật giá trị: quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
1.3 Nội dung cụ thể:
Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất ta có một số nhận xét như sau:
+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình
+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình
+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ
Đối với tổng hàng hóa:
Trang 4+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và
ổn định thị trường
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường
Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá
Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó Ngang giá không phải là ngang bằng Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó,
“biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ
+ Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu thì giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu thì giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa
Trang 5Sơ đồ minh họa:
1.4 Tác động của quy luật giá trị:
Trong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất một cách tự phát:
+ Khi cung > cầu, giá cả sẽ nhỏ hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ không tạo ra lợi nhuận nên thu hẹp sản xuất
+ Khi cung < cầu giá cả sẽ lớn hơn giá trị, việc tiếp tục sản xuất sẽ có lãi nên
mở rộng sản xuất
+ Khi cung = cầu: Giá cả sẽ bằng với giá trị, thị trường đã bảo hòa tất yếu xảy ra quá trình chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động sang lĩnh vực sản xuất khác co lợi nhuận cao hơn
- Điều tiết lưu thông: Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá
cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định
Thứ hai là kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
- Để có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và thu được nhiều lợi nhuận, ngoài việc phát huy những điều kiện thuận lợi, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến, tổ chức quản lí, sản xuất phân phối, người sản xuất còn phải cải tiến kĩ thuật bằng cách đầu tư, mua sắm thiết bị, máy móc, cũng như sử dụng lao động có tay nghề cao.Từ đó, năng suất lao động cá biệt sẽ tăng lên, năng suất lao động xã hội cũng tăng theo và lưc lượng sản xuất xã hội sẽ phát triển
Giá cả Cung< cầu
Giá trị
Cung> cầu
Trang 6Thứ ba là thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
Trong quá trình sản xuất kinh doanh người sản xuất nào có điều kiện thuận lợi, biết đầu tư đúng chỗ cũng như nỗ lực sản xuất cải tiến kĩ thuật và quản lí, có thể tạo ra sản phẩm với giá trị cá biệt thấp hơn thì sẽ thành công và trở nên giàu có
- Ngược lại, những người sản xuất kinh doanh không có điều kiện thuận lợi, không đầu tư đúng chỗ cũng như không nỗ lực cải tiến kĩ thuật và quản lí hoặc gặp rủi ro, tai nạn thì sẽ mất vốn, bị phá sản, phải đi làm thuê cho người khác Điều này sẽ phân hóa giàu nghèo, tạo cơ sở hình thành quan hệ chủ -thợ và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Trong sản xuất hàng hoá những người có sản điều kiện sản xuất thuận lợi có trình độ cao có vốn nhiều tức có lượng lao động hao phí cá biệt kết tinh trong hàng hoá thấp hơn so với lượng lao động cần thiết của xã hội, thì họ sẽ giàu, ngược lại những ngưòi không có điều kiện trên hoặc gặp rủi ro dẫn đến phá sản,tác động này đào thải cái yếu kém kích thích nhân tố tích cực phân hoá sản xuất thành những ngưòi giàu và nghèo tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất lớn hiện đại
Như vậy , quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực
Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của
nó, đặc biệt trong điều kiện phát huy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
2 Liên hệ việc nhận thức và vận dụng Quy luật này của Đảng và Nhà nước ta:
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau , quy luật giá trị được áp dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp đặc điểm của từng thời
kì Nhà nước điều khiển nền kinh tế bằng hệ thống pháp lệnh về số lượng ,
về thu nhập ,về nộp ngân sách , về vốn và lãi suất tín dụng … Giá cả do Nhà nước quyết định Thực chất cũng là một chỉ tiêu pháp lệnh mà giá cả lại là biểu hiện của quy luật giá trị Chính vì vậy có thể nói trong thời kỳ này quy luật giá trị được áp dụng một cách cứng nhắc, áp đặt vào nền kinh tế thông qua việc định giá theo những chỉ tiêu có sẵn mà không để ý đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam Những năm 1964, ở miền Bắc, hệ thống giá được
sự chỉ đạo của Nhà nước đã được hình thành trên cơ sở lấy giá thóc sản xuất trong nước làm căn cứ xác định giá chuẩn và tỷ lệ trao đổi hiện vật Hệ
Trang 7thống giá này về cơ bản được thực hiện cho đến năm 1980, trong khi điều kiện sản xuất , lưu thông, thị trường trong nước và quan hệ kinh tế đối ngoại
đã có những thay đổi lớn Hệ thống giá chỉ đạo của Nhà nước ngày càng thấp
xa so với giá thị trường tự do làm rối loạn phân phối lưu thông , gây khó khăn cho ngân sách Nhà nước Việc duy trì hệ thống giá này chủ yếu là sự viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Dương trước đây Suốt thời kì Nhà nước chỉ đạo giá cho đến trước cải cách giá năm 1991 , trên thị trường có hai hệ thống giá : giá chỉ đạo của Nhà nước áp dụng trên thị trường
có tổ chức và giá thị trường tự do biến động theo quan hệ cung cầu Đặc điểm của giá chỉ đạo là không chú ý đến quan hệ cung-cầu và gần như bất biến
Những năm 1975, sau ngày Miền Nam được giải phóng , cùng với quá trình thống nhất đất nước về chính trị và quân sự , việc thống nhất về thể chế kinh tế cũng được xúc tiến Quá trình thống nhất về thể chế kinh tế trong cả nước , trên thực tế là sự dập khuôn gần như toàn bộ thể chế kinh tế đã tồn tại trước đó ở miền Bắc Như vậy, lịch sử phát triển kinh tế nước ta một lần nữa lại lặp lại thời kỳ trì trệ, bảo thủ, đáng lẽ phải mở ra một thời kì mới , phát huy cao độ các động lực nền kinh tế hàng hoá và làm cho chúng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế
đi lên
Đất nước thống nhất đã tạo niềm phấn khởi lạc quan cả về chính trị xã hội và kinh tế Tuy nhiên những khó khăn mới cũng xuất hiện Trước hết là sự thiếu hụt nguồn tài trợ , sự bùng nổ về tiêu dùng, về công ăn việc làm đã bị dồn nén qua nhiều năm chiến tranh Các tổ chức kinh tế quốc doanh địa phương mọc lên nhanh chóng , bộ máy hành chính kinh tế từ trung ương đến tỉnh, huyện , xã đã quá nhiều tạo ra tình trạng thừa người thiếu việc việc làm nghiêm trọng Trong kinh tế quốc doanh và trong bộ máy Nhà nước hình thành hệ thống quan liêu mà cho đến ngày nay vẫn còn là gánh nặng đối với toàn bộ nền kinh tế Việc duy trì chính sách tài chính , tín dụng , chính sách giá cả và tiền lương theo kiểu cấp phát , giao nộp hiện vật bình quân của nền kinh tế thời chiến gây ra tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế
Trong thời kỳ này đời sống của nông dân , công nhân , viên chức , lực lượng vũ trang giảm sút nghiêm trọng Thực trạng kinh tế đó đã làm lung lay các tư tưởng cổ điển và làm xuất hiện những ý tưởng cải tạo đầu tiên một số lĩnh vực kinh tế nóng bỏng nhất như chính sách giá cả , cơ chế kế hoạch hoá chính sách tài chính , chính sách đầu tư và hiệu quả kinh tế quốc dân Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 đã
Trang 8nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế một bước cơ chế quản lý hành chính tập trung, chú ý hơn đến sản xuất công nghiệp nhỏ , sản xuất hàng tiêu dùng và thừa nhận kinh tế tư nhân và thị trường tự do như một thành phần của nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên , nền kinh tế quốc doanh vẫn còn khó khăn , trì trệ, sản xuất tiếp tục giảm sút Cuối năm 1980, chính phủ đã đưa ra quyết định 96 CP về bãi bỏ chế độ giao nghĩa vụ nộp nông sản theo giá thấp và chuyển sang thu mua theo hợp đồng kinh tế hai chiều Chính sách này chưa phát huy tác dụng ngay trong năm 1980 mà phải sau đó một năm mới thực sự có tác động tốt
* Sự vận hành giá cả thị trường
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hoá
Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Chức năng thông tin: Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung và cầu, biết được sự khan hiếm đôí với các loại hàng hoá Nhờ đó mà đơn vị kinh tế có liên quan ra được những quyết định thích hợp Như vậy những thông tin về giá cả điều chỉnh hướng sản xuất và quy mô sản xuất , từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội
+ Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế: Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động trong phân bố các nguồn lực kinh tế Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả hàng hoá cao , do đó lợi nhuận cao , tức là các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất , cân đối giữa tổng cung và tổng cầu
+ Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Để có thể cạnh tranh được về giá cả , buộc những người sản xuất phải giảm sản phẩm đến mức tối thịêủ bằn cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Do đó thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật , công nghệ và sự phát triển lực lượng sản xuất Ngoài ra giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại
Do đó việc chuyển sang cơ chế một giá - giá cả thị trường dối với tất cả các loại hàng hoá , chỉ trừ một số rất ít hàng hoá do nhà nước định giá là bước chuyển có ý nghĩa quyết định từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường
ở nước ta
Trang 9Tuy nhiên giá cả thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố sau :
+ Giá cả thị trường: giá cả thị trường là kết quả của sự cân bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá trong cùn một ngành thông qua cạnh tranh Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành một giá trị xã hội trung bình Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi ngành mà giá trị thị trường có thể ứng với một trong biến áp trường hợp sau :
Trường hợp 1: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định Đây là trường hợp phổ biến nhất
Trường hợp 2: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định
Trường hợp 3 : giá trị thị trường hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định
+ Giá trị (hay sức mua) của tiền : Giá trị thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị hay sức mua của tiền Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hoá không đổi thì giá cả hàng hoá vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền tăng lên hay giảm xuống Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường là hiện tượng đương nhiên là vẻ đẹp của cơ chế thị trường , còn sự phù hợp giữa chúng là sự ngẫu nhiên
+ Cung và cầu : Trong nền kinh tế thị trường , cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường Cầu được biểu hiện là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định , nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư Nói cụ thể hơn , cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất định Nhưng nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng , quy mô thị trường , giá cả và tình trạng của hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích , trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất
Cung được biểu hiện là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định Nói cụ thể hơn cung là lượng một mặt hàng
mà người bán muốn ở mức giá nhất định Nhưng nhân tố ảnh hưởng tới cung là sản phẩm sản xuất , đây là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới cung , giá cả và tình trạng của hàng hoá khác
Trang 10Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng ; sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường , giá cả đó không thể đạt được ngay , mà phải trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng Đó là thực chất của lý thuyết cung cầu
Cung cầu có quan hệ tương quan mật thiết với nhau có những chức năng sau đây:
- Tương quan cung và cầu chỉ rõ sản xuất xã hội được phát triển cân đối đến mức nào Bất kỳ một sự mất cân đối nào trong sản xuất đều được phản ánh vào trong tương quan giữa cung và cầu
- Tương quan cung và cầu điều chỉnh giá cả thị trường , chính xác hơn là điều chỉnh
sự chênh lệch giữa giá cả thị trường với giá trị thị trường Sự biến đổi của tương quan cung và cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường , ngược lại giá cả cũng ảnh hưởng trở đối với cung và cầu Cầu biến đổi ngược chiều vói giá cả thị trường và cùng chiều với mức thu nhập còn cung biến đổi ngược chiều với giá cả đầu ra , nhưng cũng biến đổi ngược chiều với giá cả đầu vào
Khi hướng tới trạng thái cân bằng , cung và cầu tạo khả năng khôi phục nhưng cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế
Tuy nhiên sự cân bằng cung cầu là tạm thời , sự không cân bằng giữa cung và cầu
là thường xuyên vì cung và cầu vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , mà các nhân tố này luôn luôn biến đổi , nên cung và cầu thường xuyên là không cân bằng Chính điều này đã hình thành quá trình tác động lẫn nhau giữa cung cầu giá cả ; quá trình này đưa đến sự cân bằng tạm thời giữa cung và cầu
Như vậy trạng thái cân bằng cung cầu là do quá trình mất cân bằng hình thành
- Cung và cầu đảm bảo mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối của quá trình tái sản xuất , tức là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng , đồng thời quan hệ cung và cầu còn biểu hiện quan hệ về lợi ích gtữa người sản xuất và người tiêu dùng , giữa người bán và người mua
+ Cạnh tranh trên thị trường : Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội Trong kinh tế thị trường các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm dành lợi ích tối đa cho mình Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế