1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY HỢP DANH

16 602 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Vậy ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của do

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY HỢP DANH

I CÔNG TY HỢP DANH

II DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

B ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆ TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY HỢP DANH

I.ƯU ĐIỂM

1.Loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh khá đơn giản

và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

2.Tạo điều kiện thuận lợi để DNTN và CTHD dễ vay vốn.

II.HẠN CHẾ

1 Doanh nghệp tư nhân

a Trách nhiệm vô hạn

b Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

b Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân bị ràng buộc bởi trách nhiệm vô hạn.

2 Công ty hợp danh

a Trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh

b Thành viên hợp danh cũng gặp những sự ràng buộc nhất định

bởi trách nhiệm vô hạn.

KẾT LUẬN

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kể từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) đề ra là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí cảu nhà nước, hàng triệu người dân đã bỏ công bỏ của đầu tư cho sản xuất kinh doanh Với quan điểm:” dân có giàu thì nước mới mạnh”, các thành phần kinh tế đều được nhà nước khuyến khích phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sự xuất hiện của nhiều hình thức kinh doanh là điều tất yếu Pháp luật nước ta hiện nay đã ghi nhận nhiều hình thức tổ chức kinh doanh để người kinh doanh có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện

và khả năng kinh doanh của mình Doanh nghiệp tư nhân ( DNTN) và công ty hợp danh ( CTHD) là hai loại hình tổ chức kinh doanh Vậy ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân ( với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)” là gì? Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta phát huy được những ưu điểm, lợi thế của mỗi loại hình doanh nghiệp và khắc phục được những hạn chế của chúng để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH VÀ

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

I Công ty hợp danh.

Ở đa số các quốc gia trên thế giới, công ty hợp danh (CTHD) được pháp luật ghi nhận là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên ( đều là cá nhân và là thương nhân) cùng tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định: “1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; 2 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh; 3 Công ty hợp danh không

khoản nợ của công ty”.

Theo Luật Doanh nghiệp (LDN) quan niệm về CTHD ở nước ta hiện nay có một số điểm khác với cách hiểu truyền thống về CTHD Theo đó CTHD được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp (DN) với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

1.Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung.

Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh ít nhất là hai thành

viên Thành viên hợp danh phải là cá nhân

Trang 4

Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới Chủ sở hữu có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ Mặt khác các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty

2.Thành viên của công ty hợp danh

Trong công ty hợp danh có thể chỉ có thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn Các thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế, là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong quản lý công ty mà không phụ thuộc vào số vốn đã đóng góp vào công ty, trong qua trình hoạt động, công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới nhưng ít nhất cũng phải có hai thành viên hợp danh Việc trở thành thành viên hợp danh và xin khỏi công ty phải tuân theo những quy định chặt chẽ

Trong công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty tức là chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Bởi vậy, quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn rất hạn chế Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về các nghĩa vụ của công ty như những khoản nợ mà tài sản của công ty không đủ để thanh toán

Vì lý do này, các thành viên hợp danh thường là những người đã quen biết, tuyệt đối tin tưởng nhau

3.Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

LDN thừa nhận tư cách pháp nhân của kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng

kí kinh doanh Tài sản góp vốn của các thành viên hợp danh phải chuyển quyền

Trang 5

sở hữu sang công ty nên đó là tài sản của công ty Tài sản hình thành trong quá trình hoạt động cũng là tài sản của công ty Bởi vậy công ty vẫn có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, thoả mãn các dấu hiệu của pháp nhân Tuy nhiên, công ty hợp danh không được phát hành bất ký loại chứng khoán nào

II Doanh nghiệp tư nhân

Trước hết, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định , được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (khoản 1 Điều 4

Luật Doanh nghiệp năm 2005) Bên cạnh những dấu hiệu chung để nhận biết một doanh nghiệp (DN), DNTN có những nét rất đặc thù mà thông qua đó có thể phân biệt DNTN với các DN khác Để làm rõ các khía cạnh pháp lí cơ bản của DNTN, Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân”.

DNTN có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

1.DNTN là DN do một cá nhân làm chủ.

Doanh nghiệp tư nhân là một trong năm loại hình doanh nghiệp được LDN

điều chỉnh và thuộc vàonhóm các doanh nghiệp một chủ khác (như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) đều do một “người” làm chủ, nhưng “người” làm chủ của doanh nghiệp tư nhân cũng có sự khác biệt Nếu như chủ sở hữu của công ty nhà nước chỉ có thể là Nhà nước (một tập thể), của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức thì chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải là cá nhân (một người cụ thể)

Trang 6

2.DNTN không có tư cách pháp nhân.

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tự bỏ tài sản riêng của mình để thành lập DNTN.Trên lý thuyết thì khối tài sản đó sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, pháp luật không quy định khi tăng vốn điều lệ chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan nhà nước Việc khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ phải thực hiện trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng ký Vì vậy không có ranh giới rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp và không thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn cơ bản để có tư cách pháp nhân Việc không có tư cách pháp nhân, cũng gặp phải một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành

3.Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật; có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh Do là chủ sở hữu duy nhất nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và

Trang 7

của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư

B.ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Với thực tiễn áp dụng hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh vào hoạt động kinh doanh trên, có thể nhận thấy rằng mỗi loại hình trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Tuy nhiên với giới hạn của mình, bài viết xin đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Với những đặc điểm pháp lí nêu trên thì Daonh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh có những ưu điểm chung sau:

1.Loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh khá đơn giản

và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

a, Đối với công ty hợp danh:

Do tính an toàn và hợp lí đối với công chúng cao và các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân nên việc quản lí CTHD của pháp luật Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về việc quản lí, điều hành công ty Tuy nhiên cần lưu ý là quản lí CTHD chỉ là thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lí công ty Theo quy định tại khoản 3 Điều 135 LDN thì trong CTHD, hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên Cơ cấu tổ chức của CTHD thường cũng đơn giản hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần Hội đồng

Trang 8

thành viên bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch kiêm Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty (khoản 1 Điều 135)

Tuy nhiên chức danh này mang nhiều tính tượng trưng bởi trong quá trình hoạt động của công ty các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết được hạn chế

đó Mô hình công ty này còn hạn chế tối đa sự tham gia của người ngoài bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ về nhân sự cũng có thể kéo cả công ty đến vấn đề giải thể Chính yếu tố chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đã tạo nên sợi dây vô hình vững chắc giữa các thành viên trong công ty

Mô hình này cũng rất phù hợp với tâm lý kinh doanh của người phương Đông khi coi trọng yếu tố nhân thân, tình cảm, đặc biệt đối với những lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm cao của người làm việc như tư vấn pháp luật, tư vấn xây dựng, y tế…

b, Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Chủ sở hữu đồng thời là người quản lý DN Vốn của DNTN chủ yếu là nguồn tài sản riêng của chủ sở hữu không được hợp thành từ tài sản góp vốn của các thành viên như ở hình thức công ty, vì vậy đương nhiên vốn của DNTN không lớn Đồng thời, chủ DN tự khai vốn của DNTN nên có quyền tăng giảm mà không cần khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh, trừ trường hợp giảm vốn đầu tư xuống dưới mức đã đăng kí

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của DNTN không phải quá phức tạp như các loại hình doanh nghiệp khác, nó không cần phải có hội đồng quản trị như công ty cổ phần, hội đồng thanh viên như công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp

danh… Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 LDN thì “tất cả mọi quyền quản lý trong doanh nghiệp tư nhân đều thuộc về chủ sở hữu” Ngoài ra chủ sở hữu có

Trang 9

quyền thuê người khác quản lý giúp mình nhưng mọi trách nhiệm họ vẫn phải gánh chịu (khoản 2 Điều 143 LDN) Mô hình tổ chức như vậy đã giúp DNTN tiết kiệm nhiều chi phí quản lý, hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở tự quyết, linh hoạt đối với việc sử dụng vốn

2.Tạo điều kiện thuận lợi để DNTN và CTHD dễ vay vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết để DN hoạt động Đối với một số nghành kinh doanh đặc thù pháp luật quy định vốn pháp định như ngân hàng, bảo hiểm… Khi không đủ vốn, DN sẽ không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh, thậm chí lâm vào phá sản LDN cũng lấy tiêu chí tài chính để xác định khi nào doanh nghiệp

lâm vào tình trạng phá sản “doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản” (Điều 3 Luật phá sản 2004). Để có thêm vốn sản xuất, doanh nghiệp có thể thêm thành viên, chào bán cổ phần…nhưng đơn giản nhất vẫn là vay vốn

Khi một chủ nợ cho vay, điều đầu tiên họ quan tâm là liệu con nợ đó có thể thanh toán được khoản nợ không? Đối với các công ty theo chế độ trách nhiệm hữu hạn thì các chủ nợ thường phải xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp và yêu cầu các biện pháp bảo đảm cho khoản vay đó Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, pháp luật chỉ đặt ra chế độ trách nhiệm hữu hạn tức là họ chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản theo phạm vi số vốn đã đóng góp (hoặc cam kết góp) vào công ty Như vậy rủi ro lớn nhất của họ là mất toàn bộ

số vốn đã đầu tư Nhưng đối với DNTN và CTHD, trách nhiệm của họ không chỉ dừng lại ở đó Tài sản riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và các thành viên hợp danh là nguồn bảo đảm chắc chắn cho các khoản nợ của doanh nghiệp Vì vậy các chủ nợ thường ít đặt điều kiện hoặc điều kiện dễ dàng hơn khi cho DNTN và CTHD vay vốn

II HẠN CHẾ

Trang 10

Bên cạnh một số ưu điểm, chế độ này cũng có một số hạn chế nhất định mà rất khó có thể giải quyết hợp lí và thỏa đáng nhất bằng những biện pháp thích hợp của những người đứng đầu CTHD và DNTN

1.Doanh nghiệp tư nhân

a Chế độ trách nhiệm vô hạn.

Chế độ trách nhiệm vô hạn được LDN quy định đối với CTHD và DNTN Ở DNTN, nhìn chung tài sản của doanh nghiệp và chủ sở hữu là một, vì vậy khi doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì tài sản riêng của chủ sở hữu được dùng để thanh toán

b Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Tài sản độc lập hay là một tiêu chuẩn cơ bản để xác định tư cách pháp nhân của loại hình doanh nghiệp Đối với công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên phải chuyển tài sản của mình thành tài sản của công ty đúng như cam kết, và tài sản đó độc lập với tài sản của các thành viên Ở công ty hợp danh, LDN đã thừa nhận tư cách pháp nhân của loại hình doanh nghiệp này Như những phân tích ở trên thì chỉ có duy nhất một loại hình DN không có tư cách pháp nhân đó là DNTN là vì ta không thể xác định rõ ràng đâu là tài sản của doanh nghiệp, đâu là tài sản của chủ sở hữu Việc tăng giảm vốn của doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự quản lý của pháp luật mà chủ yếu phụ thuộc vào sự chủ quan của chủ DNTN

Việc không phải là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành

Tuy nhiên việc có tư cách pháp nhân hay không là vấn đề không quan trọng trong hoạt động kinh doanh của CTHD hay DNTN Ý nghĩa cơ bản của việc xác định tư cách pháp nhân để chỉ rõ ai là nguyên đơn, bị đơn phải chịu trách nhiệm

Ngày đăng: 29/01/2016, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6, Các trang web:http://www.danluat.vn http://www.sinhvienluat.vn http://www.dienanphapluat.vn Link
1, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, trường ĐH luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 Khác
2, Luật Doanh nghiêp năm 2005 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) Khác
3, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế (tập 1:Luật Doanh nghiệp), NXB.ĐHQG, Hà Nội, 2006 Khác
4, Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương Đông, TRần Quỳnh Anh, Nguyễn Như Chính, Hỏi đáp Luật Thương Mại, NXB. Chính trị - hành chính, 2011 Khác
5, Vũ Đặng Hải Yến, Những vấn đề pháp lí cơ bản về Công ty hợp danh, luận văn Thạc sĩ luật học, 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w