1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh ppt

10 503 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH DANH SÁCH NHÓM THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 1. Đặng Ngọc Bảo 2. Bùi Thị Cúc 3. Nguyễn Văn Dũng 4. Phan Thị Hà 5. Đặng Xuân Hiệu 6. Lê Thị Hương 7. Nguyễn Thị Huyền 8. Nguyễn Thị Lê 9. Lê Thị Minh Ly 10. Lê Nữ Như Ngọc 11. Trần Phạm Kiều Oanh 12. Võ Thị Phượng 13. Nguyễn Thị Thảo 14. Lê Thị Hoài Thu 15. Phan Thị Minh Thùy 16. Phan Văn Tiến 17. Nguyễn Thị Ánh Tuyết 18. Bùi Ngọc Yến Trong quá trinh thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Trang 1 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN : Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân :  Đặc điểm về chủ sở hữu của doanh nghiệp: − là một cá nhân, công nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam không nằm trong trường hợp bị cấm trong việc thành lập doanh nghiệp (khoản 2 điều 13 luật doanh nghiệp ). − Một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được tham gia gốp vốn vào bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác.  Đặc điểm về vốn và tài sản của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ). − Do chủ sở hữu đầu tư toàn bộ. − Chủ sở hữu phải khai báo tổng số vốn đầu tư, loại tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, số lượng và giá trị mỗi loại tài sản. − Vốn và tài sản của doanh nghiệp không độc lập và tách biệt với vốn và tài sản riêng của chủ sở hữu. − Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền trong việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp nhưng không được thấp hơn vốn pháp định, và việc tăng hoặc giảm vốn này phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của công ty và phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tăng hoặc giảm đó. Trang 2 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH  Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm : − Doanh nghiệp tư nhân thuộc loại hình chịu trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu dùng tất cả tài sản của mình để chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Đặc điểm về tư cách chủ thể : − Doanh nghiệp tư nhấn là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.  Đặc điểm về tham gia thị trường chứng khoán : − Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Nguồn vốn huy động chủ yếu của doanh nghiệp tư nhân là vốn chủ sở hữu. 1.2 Tổ chức quản lý doanh nghiệp : Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, toàn quyền quyết định mô hình tổ chức và quản lý doanh nghiệp phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định mô hình tổ chức và quản lý doanh nghiệp phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trang 3 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 1.3 Những đặc điểm khác có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân : Ngoài những đặc điểm chính đã nêu trên thì doanh nghiệp tư nhân còn có một số đăc điểm sau: Doanh nghiệp tư nhân được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật đối với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh. Điều này được quy định tại điều 3 của luật DNTN. Ngoài ra nhà nước còn bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân (điều 4 luật DNTN ). Điều 16 luật DNTN: Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giải thể doanh nghiệp của mình nếu bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp và thanh lý hết hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Trong thời gian cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.(điều 144 luật doanh nghiệp) Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào doanh nghiệp khác. Sau khi đã hoàn tất thủ tục bán hoặc sáp Trang 4 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH nhập thi chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan kế hoạch đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và phải công bố công khai. Người mua lại doanh nghiệp tư nhân phải tiến hành đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh ( khoản 4 điều 145 luật doanh nghiệp 2005) Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty TNHH để được hưởng quy chế chịu trách nhiệm hữu hạn.  Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân : Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là khả năng kiểm soát doanh nghiệp tối đa của một chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Chủ sở hữu có quyền quyết định tất cả các vấn đề từ tổ chức, điều hành, tăng giảm vốn, sử dụng lợi nhuận Do đó, doanh nghiệp tư nhân có khă năng ra quyết định rất nhanh và rất linh hoạt trước sự biến động của môi trường kinh doanh. Nhược điểm của loại hình này là khả năng huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý phụ thuộc vào kinh nghiệm điều hành của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể huy động vốn từ vốn của chủ sở hữu, vốn tín dụng, nhưng không được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trang 5 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH II. CÔNG TY HỢP DANH : 1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý : 1.1. Khái niệm : Công ty hợp danh (CTHD) là loại hình doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung( gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chiụ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. 1.2. Đặc điểm pháp lý :  Đặc điểm chủ sở hữu công ty  Thành viên hợp danh : − Có ít nhất hai thành viên. − Phải là cá nhân có uy tín danh tiếng, năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công ty hoạt động. − Bị pháp luật hạn chế một số quyền :  Không được đồng thời là chủ sở hữu của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác hoặc chủ hộ kinh doanh Trang 6 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH  Không được nhân danh mình, nhân danh người khác, tổ chức khác để tiến hành hoạt động kinh doanh cùng một ngành nghề với ngành nghề mà công ty hợp danh đã đăng ký  Không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. − Thành viên hợp danh mới là thành viên có quyền quản lý công ty, có quyền nhân anh công ty để thực hiện hoạt động kinh doanh.  Thành viên góp vốn : − Số lượng không hạn chế. − Có thể là tổ chức hoặc cá nhân. − Thành viên không bắt buộc phải có trong công ty. − Có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng một ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. − Không đươc nhân danh công ty để kinh doanh ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. − Được chuyển nhượng phần vốn của mình cho tổ chức hoặc cá nhân khác. − Không được tham gia quản lý công ty.  Đặc điểm về vốn và tài sản của công ty: − Vốn điều lệ do các chủ sở hữu góp. − Tài sản: chủ sở hữu có thể dùng tất cả các loại tài sản để góp vốn. Trang 7 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH − Vốn và tài sản của công ty hợp danh thì độc lập và tách biệt với vốn và tài sản của các chủ sở hữu. − Ngoài phần vốn mà các chủ sở hữu góp,tài sản của công ty hợp danh còn bao gồm cả những tài sản được tạo lập mang tên công ty và tài sản thu được trong hoạt động kinh doanh của công ty mà do các thành viên hợp danh thực hiện. − Công ty hợp danh có quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động kinh doanh.Việc tăng vốn điều lệ: điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị phần tăng hoặc tăng thành viên góp vốn.Việc giảm vốn điều lệ: do thành viên góp vốn rút vốn hoặc giảm thành viên góp vốn.  Đặc điểm về giới hạn chịu trách nhiệm : − Thành viên hợp danh: trách nhiệm vô hạn. − Thành viên góp vốn: chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. − Công ty phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chính mình.  Đặc điểm về tư cách chủ thể: − Là loại chủ thể có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.  Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty: − Tất cả các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty đều có quyền nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch pháp lý.Mọi sự hạn chế về quyền đại diện này chỉ có hiệu lực đối với bên thứ 3,nếu bên thứ 3 biết được điều đó. Trang 8 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH  Đặc điểm tham gia thị trường chứng khoán: − Công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. 1.3. Tổ chức và quản lý công ty hợp danh: Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty bao gồm tất cả các thành viên, hội đồng thành viên phải bầu ra một người làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc) của công ty nếu điều lệ của công ty không có quyết định khác. Trong công ty hợp danh,các thành viên hợp danh là những thành viên có quyền quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.Các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.Các thành viên góp vốn chỉ được biểu quyết và góp ý kiến trong những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên. Khi một số hoặc tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện công việc kinh doanh thì việc quyết định được thực hiện theo nguyên tắc đa số. Tất cả những hoạt động kinh doanh nằm ngoài phạm vi ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận 1.4. Các đặc điểm khác :  Đặc điểm về thành lập công ty hợp danh :  Sáng lập : − Pháp luật quy định phải thành lập công ty hợp danh trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và trách nhiệm của nhữnh người hành nghề. Đó là những ngành nghề liên quan đến sức khoẻ của con người hay trật tự, an ninh chung Trang 9 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH của xã hội. Ở những ngành nghề này, người kinh doanh phải phải có chứng chỉ hành nghề như dịch vụ pháp lý; dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm kinh doanh, dịch vụ thiết kế công trình, kinh doanh dịch vụ kiểm toán  Đăng ký kinh doanh : − Thành viên hợp danh đại diện cho công ty hoặc người được công ty uỷ quyền làm hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư, nơi công ty có trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm Đơn đăng ký kinh doanh cùng các tài liệu khác theo quy định  Chấm đứt tư cách thành viên hợp danh Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: − Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. − Chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết. − Bị toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi nhân sự hoặc mất năng lực hành vi nhân sự. − Bị khai trừ khỏi công ty. − Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.  Tiếp nhận thành viên mới : − Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn và phải được Hội đồng thành viên tiếp nhận. − Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thận khác. Trang 10 . sở hữu của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác hoặc chủ hộ kinh doanh Trang 6 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH . doanh nghiệp tư nhân có quyền bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào doanh nghiệp khác. Sau khi đã hoàn tất thủ tục bán hoặc sáp Trang 4 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP. giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Trang 1 TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN & CÔNG TY HỢP DANH I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN : Là doanh nghiệp do một cá nhân

Ngày đăng: 12/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w