Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm 05 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại Đi
Trang 1MỤC LỤC
I Đặt vấn đề 2
II Nội dung 2
1 Một số hiểu biết về quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài 2
2 Tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 3
2.1 Đơn kiện 3
2.2 Chọn và chỉ định trọng tài viên 4
2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp 8
2.4 Quyết định trọng tài 10
3 Những điểm mới trong Quy tắc tố tụng trọng tài có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 11
III Kết luận 15
Trang 2I Đặt vấn đề.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964) Theo Điều lệ, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ v.v Cũng như các Trung tâm Trọng tài Quốc tế khác, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có quy tắc tố tụng riêng của mình Em
đã tìm hiểu và trong bài viết này em xin được trình bày một số hiểu biết của
mình về “Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”.
II Nội dung
1 Một số hiểu biết về quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.
Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh cùng nhau Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng
Trang 3quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có thỏa thuận (khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh trọng tài thương mại)
Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do Ủy ban về luật thương mại quốc
tế của Liên hợp quốc (thông qua năm 1976) hay Bản quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín (London, Brussell…) thường được coi là cơ sở, khuôn mẫu cho việc xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
2 Tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam được đăng trên Website htpp://www.viac.org.vn - Website chính thức của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam Bản quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC gồm 36 Điều quy định một số vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài, trong đó có những nội dung chính sau:
2.1 Đơn kiện
Điều 7 của bản quy tắc tố tụng quy định về đơn kiện như sau:
1 Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm, Nguyên đơn phải làm Đơn kiện
gửi Trung tâm
2 Đơn kiện gửi Trung tâm gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Căn cứ pháp lý để khởi kiện;
e) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
Trang 4f) Tên Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc yêu cầu của Nguyên đơn về việc Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình
Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Nguyên đơn có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên Trường hợp chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, Nguyên đơn phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn Trường hợp Nguyên đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên
3 Kèm theo Đơn kiện, Nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chứng
từ nộp tạm ứng phí trọng tài
4 Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải lập đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này
2.2 Chọn và chỉ định trọng tài viên
Theo Điều 8, Điều 9 quy tắc tố tụng của VIAC, việc chọn và chỉ định trọng tài viên theo các nguyên tắc và trình tự sau đây:
Điều 8 Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên
1 Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại Điều 7 của Quy tắc này, Trung tâm gửi cho Bị đơn Đơn kiện và các tài liệu kèm theo của Nguyên đơn, tên Trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn hoặc tên Trọng tài viên mà Chủ tịch Trung tâm chỉ định cùng với Danh sách Trọng tài viên
Trang 52 Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được Đơn kiện của Nguyên đơn và các tài liệu kèm theo do Trung tâm gửi đến, Bị đơn phải chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên cho các Bị đơn
Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Bị đơn có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho mình Trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên cho các Bị đơn Nếu chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, Bị đơn phải thông báo cho Trung tâm họ tên và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà Bị đơn chọn Trường hợp Bị đơn yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên
3 Nếu Bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ba mươi (30) ngày nêu trên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên cho Bị đơn
4 Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm chỉ định làm Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp, hai Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn
Trang 6được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên
Điều 9 Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất
1 Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm, các bên phải thống nhất chọn một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên và thông báo cho Trung tâm hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình
Trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có thể chọn một Trọng tài viên có tên trong hoặc ngoài Danh sách Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên cho mình Trường hợp chọn Trọng tài viên ngoài Danh sách Trọng tài viên, các bên phải thông báo cho Trung tâm họ tên
và địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên mà các bên chọn Trường hợp các bên yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất
2 Trong trường hợp các bên không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên duy nhất thì một bên trong các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng tài viên của một trong các bên, Chủ tịch Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên làm Trọng tài viên duy nhất
Bản quy tắc tố tụng của VIAC cũng có những quy định về sự vô tư khách quan của trọng tài viên, nếu các bên thấy có yếu tố ảnh hưởng dẫn đến
Trang 7nghi ngờ về sự vô tư, khách quan của trọng tài viên thì có thể từ chối, hoặc thay đổi trọng tài viên Vấn đề này được quy định tại Điều 13 và Điều 14:
Điều 13 Tính độc lập, vô tư và khách quan của Trọng tài viên
1 Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định phải độc lập, vô tư và khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp
2 Từ khi được chọn hoặc được chỉ định và trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính độc lập, vô tư và khách quan của mình
Điều 14 Từ chối, thay đổi Trọng tài viên
1 Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; b) Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp;
c) Trọng tài viên tự nhận thấy mình không độc lập, vô tư, khách quan hoặc các bên có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không độc lập, vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp
2 Sau khi một bên đã chọn Trọng tài viên, bên này mới phát hiện được Trọng tài viên do mình chọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì bên này có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên này
3 Đơn từ chối giải quyết vụ tranh chấp của Trọng tài viên, đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên của các bên phải được gửi cho Hội đồng Trọng tài xem xét trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài Trong trường hợp Hội
Trang 8đồng Trọng tài chưa được thành lập thì đơn từ chối giải quyết vụ tranh chấp, đơn yêu cầu thay đổi Trọng tài viên phải được gửi cho Chủ tịch Trung tâm xem xét
4 Việc từ chối, thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên còn lại trong Hội đồng Trọng tài xem xét quyết định Nếu các Trọng tài viên này không quyết định được thì Chủ tịch Trung tâm quyết định
Trong trường hợp có hai Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối hoặc bị yêu cầu thay đổi thì việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm quyết định
5 Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu có Trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia thì việc thay đổi Trọng tài viên sẽ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9 của Quy tắc này
6 Hội đồng Trọng tài mới tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp Trong trường hợp cần thiết, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng Trọng tài mới có thể xem xét lại những vấn đề đã được xem xét tại các phiên họp giải quyết tranh chấp trước
2.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp.
Theo quy tắc tố tụng của VIAC thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo trình tự sau đây:
Sau khi được chọn hoặc được chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ và có quyền xác minh sự việc, nếu thấy cần thiết Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên
Trang 9Về việc thu thập chứng cứ: Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp, có quyền tự mình thu thập chứng cứ Hội đồng Trọng tài có thể mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, ra Quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút khiếu nại Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, ra Quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý
do chính đáng thì được coi là đã rút khiếu nại Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp sau khi đã nhận được Quyết định của Tòa án
Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng
Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải được gửi cho các bên chậm nhất là ba mươi (30) ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận
Trang 10khác Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai Các bên có quyền mời nhân chứng, người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và thông báo cho Hội đồng Trọng tài trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Địa điểm giải quyết vụ tranh chấp do các bên có quyền thoả thuận
chọn Nếu các bên không có thoả thuận thì địa điểm giải quyết vụ tranh chấp
do Hội đồng Trọng tài quyết định có tính đến hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và
sự thuận tiện cho các bên
Căn cứ pháp lý để giải quyết nội dung vụ tranh chấp: Đối với vụ tranh
chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật Việt Nam Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, vào luật áp dụng
do các bên chọn, vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính đến các tập quán thương mại quốc tế Trong trường hợp các bên không chọn hoặc không thống nhất được việc chọn luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định chọn luật áp dụng mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp
2.4 Quyết định trọng tài
Quyết định trọng tài được quy định tại Điều 28 quy tắc tố tụng của VIAC như sau:
1 Quyết định Trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra Quyết định Trọng tài;
b) Tên Trung tâm;
c) Tên, địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;