Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này có nhiều quan điểm về sự cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước này, cụ thể như sau: - Theo lý thuy t c đi n v cân b ng ngân sách, n i dung c
Trang 1MỤC LỤC TRANG
1 Khái niệm ngân sách nhà nước
3 Quan điểm về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước 2
4 Ý nghĩa của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước 3
II Phân tích nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
1 Sự thể hiện nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
2 Đặc điểm của nguyên tắc cân đối theo Luật Ngân sách Nhà nước 8
II Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách
IV Một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của nguyên tắc cân
đối trong hoạt động ngân sách nhà nước ở Việt Nam 14
Trang 2MỞ ĐẦU
Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng được đặt
ra đối với mỗi nhà nước, nó đảm bảo cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên đây là một vấn đề khó không chỉ với Việt Nam mà còn đối với cả
thế giới Do vậy, bài viết này của em xin tìm hiểu về:“Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.” để từ đó
hoàn thiện hơn vấn đề cân đối trong hoạt động ngân sách nước nhà
NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Khi nói đến ngân sách nhà nước thì tồn tại hai phương diện có liên quan là ngân sách nhà nước theo phương diện kinh tế và ngân sách nhà nước theo phương diện pháp
lý Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét chủ yếu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật (phương diện pháp lý), bởi lẽ đây là công cụ được nhà nước thừa nhận trong pháp luật và được ứng dụng trong thực tiễn
Theo quy định tại Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Với quy định này, chúng ta thấy rằng ngân sách nhà nước
chính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu, chi thực hiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó đây còn là công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước
2 Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù các khoản thu và chi được thực hiện trong một năm Trên thực tế, quá trình thu, chi ngân sách nhà nước luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi Do vậy, các khoản chi tiêu và thu ngân sách nhà nước phải được tính toán chính xác và phù hợp với thực tế để đảm bảo cho ngân sách nhà nước trong trạng thái cân bằng, ổn định
Trang 3Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế
Xét về bản chất, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó;
Xét về góc độ tổng thể, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa hoạt động thu và hoạt động chi trong một tài khóa Nó không chỉ
là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng
và nhiệm vụ được giao
Tựu trung lại ta có thể hiểu: Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là một
bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa hoạt động thu và hoạt động chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể
3 Quan điểm về nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Nguyên tắc ngân sách thăng bằng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này có nhiều quan điểm về sự cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước này, cụ thể như sau:
- Theo lý thuy t c đi n v cân b ng ngân sách, n i dung c a cân b ng ngânết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ội dung của cân bằng ngân ủa cân bằng ngân ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân sách r t đ n gi n: “ M i năm s thu ph i ngang v i s chi” Quan đi m này baoản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ới số chi” Quan điểm này bao ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân
g m hai nguyên t c c b n sau: M t là, t ng s nh ng kho n chi không đắc cơ bản sau: Một là, tổng số những khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ược quác quá
t ng s nh ng kho n thu Hai là, t ng s nh ng kho n thu c a ngân sách khôngổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ủa cân bằng ngân bao gi được quá ới số chi” Quan điểm này baoc l n h n t ng s nh ng kho n chi c a ngân sách T c là ngân sáchổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ủa cân bằng ngân ức là ngân sách nhà nưới số chi” Quan điểm này baoc ph i đản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ược quác cân b ng tuy t đ i vì trên th c t t ng s thu và t ng s chiằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ệt đối vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ực tế tổng số thu và tổng số chi ết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ngân sách nhà nưới số chi” Quan điểm này baoc bao gi cũng được quác cân b ng ngay t khi l p k ho ch d toán.ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ừ khi lập kế hoạch dự toán ập kế hoạch dự toán ết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ạch dự toán ực tế tổng số thu và tổng số chi
Trang 4S so sánh gi a t ng thu và t ng chi ngân sách hàng năm đ đánh giá sực tế tổng số thu và tổng số chi ững khoản chi không được quá ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ực tế tổng số thu và tổng số chi thăng b ng c a ngân sách không đằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ủa cân bằng ngân ược quác khách quan và chính xác, b i lẽ trong nhi uởi lẽ trong nhiều ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân
trư ng h p nh ng kho n thu có tính ch t hoa l i l i không đ đ trang tr iợc quá ững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ợc quá ạch dự toán ủa cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao
nh ng kho n chi có tính ch t phí t n, m c dù xét v t ng th thì t ng s thu vàững khoản chi không được quá ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao
t ng s chi v n cân b ng.ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ẫn cân bằng ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân
- Quan đi m m i v s cân đ i c a ngân sách nhà nển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ới số chi” Quan điểm này bao ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ực tế tổng số thu và tổng số chi ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ủa cân bằng ngân ưới số chi” Quan điểm này baoc cho r ng s thăngằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ực tế tổng số thu và tổng số chi
b ng ngân sách không hoàn toàn đ ng nghĩa v i s cân b ng gi a t ng thu vàằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ới số chi” Quan điểm này bao ực tế tổng số thu và tổng số chi ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ững khoản chi không được quá ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân
t ng chi mà th c ch t là s cân b ng gi a t ng thu hoa l i v i t ng chi có tínhổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ực tế tổng số thu và tổng số chi ực tế tổng số thu và tổng số chi ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ững khoản chi không được quá ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ợc quá ới số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân
ch t phí t n T quan đi m này có th hi u là, n u t ng thu có tính ch t hoa l iổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ừ khi lập kế hoạch dự toán ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ợc quá
l n h n t ng các kho n chi có tính ch t phí t n thì ngân sách nhà nới số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ưới số chi” Quan điểm này baoc khi đó sẽ
có th ng d (b i thu ngân sach); ngặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và ư ội dung của cân bằng ngân ược quá ạch dự toán.c l i, n u t ng thu có tính ch t hoa l i nhết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ợc quá ỏ
h n t ng các kho n chi có tính ch t phí t n thì ngân sách nhà nổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao ổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ưới số chi” Quan điểm này baoc sẽ lâm vào tình
tr ng thâm h t (b i chi ngân sách).ạch dự toán ụt (bội chi ngân sách) ội dung của cân bằng ngân
u đi m l n nh t c a quan đi m này là nó giúp cho vi c xác đ nh m t cáchển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ới số chi” Quan điểm này bao ủa cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ệt đối vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi ịnh một cách ội dung của cân bằng ngân chính xác và th c ch t v tình tr ng th ng d hay thâm h t c a ngân sách nhàực tế tổng số thu và tổng số chi ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ạch dự toán ặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và ư ụt (bội chi ngân sách) ủa cân bằng ngân
nưới số chi” Quan điểm này bao ạch dự toán.c t i m t th i đi m đ t đó đánh giá m c đ thăng b ng c a ngân sách nhàội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ừ khi lập kế hoạch dự toán ức là ngân sách ội dung của cân bằng ngân ằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ủa cân bằng ngân
nưới số chi” Quan điểm này baoc Trên th c t , quan đi m này đã đực tế tổng số thu và tổng số chi ết cổ điển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ển về cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ược quác th a nh n nhi u qu c gia và đ ngừ khi lập kế hoạch dự toán ập kế hoạch dự toán ởi lẽ trong nhiều ề cân bằng ngân sách, nội dung của cân bằng ngân ố thu phải ngang với số chi” Quan điểm này bao
th i cũng được quác ghi nh n trong Lu t ngân sách nhà nập kế hoạch dự toán ập kế hoạch dự toán ưới số chi” Quan điểm này baoc hi n hành Vi t Nam.ệt đối vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi ởi lẽ trong nhiều ệt đối vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi
4 Ý nghĩa của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Thứ nhất, cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước có ý nghĩa trong việc phân
bổ, sử dụng và điều chỉnh nguồn lực tài chính có hiệu quả Ý nghĩa này được thể hiện từ việc lập dự toán nhà nước đã có ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách, nhờ ý nghĩa định hướng của nguyên tắc này mà Nhà nước ta chủ động thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra Đồng thời, nó còn giúp cho việc ổn định hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến hành những công việc đã đề
ra theo kế hoạch
Thứ hai, nguyên tắc cân đối này còn góp phần vào việc tạo được nguồn dự trữ
ngân sách nhà nước vì nếu có sự cân đối trong thu và chi tiêu công thì những nguồn thu nào mà chưa có nhiệm vụ chi cụ thể do các cơ quan nhà nước đã có kế hoạch sử dụng
Trang 5những nguồn khác để đầu tư cho nhiệm vụ chi đó, tức là nguồn thu và nhiệm vụ chi nào
đó được hài hòa với nhau thì một phần sẽ được giữ lại trong ngân sách để dự trữ nhằm đáp ứng những mục tiêu chi phát sinh đột xuất Chúng ta sẽ không phải hoãn lại những
kế hoạch nào đó để chờ nguồn thu cụ thể mà sẽ thực hiện ngay do nguồn dữ trữ tài chính sẵn có, điều này giúp những công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả góp phần làm cho kinh tế- xã hội được ổn định lâu dài
Thứ ba, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn có ý nghĩa
trong việc đảm bảo công bằng xã hội, bởi lẽ Nhà nước ta đã có kế hoạch cụ thể để xây dựng những vùng dân cư đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa cho nên khi dự toán ngân sách thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã điều chỉnh nhiệm vụ chi để tập trung đầu tư cho những vùng khó khăn, để những vùng này bước đầu được cân đối trong mối quan hệ tổng thể với các vùng phát triển khác trong cả nước, Nhà nước cũng có thể huy động nguồn lực tài chính từ những vùng kinh tế vững mạnh để chung tay xây dựng những vùng khó khăn mà không cần hoặc cần ít đến ngân sách nhà nước, những nguồn lực đầu tư cho những vùng khó khăn sẽ được cân bằng với việc chi cho những công việc quan trọng khác của đất nước Cho nên, áp dụng nguyên tắc này khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội của đất nước tức là sẽ có công bằng xã hội
Thứ tư, nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những tính toán cho việc
thu ngân sách, nguồn thu này có thể thu cao hay thấp hơn so với những năm ngân sách trước và nguồn thu đó cũng đã được lên kế hoạch để đáp ứng chi cho những nhiệm vụ chi cụ thể, điều này đòi hỏi “những cơ quan có thẩm quyền thu, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thu và những cơ quan và cá nhân có nghĩa vụ nộp vào ngân sách những khoản bắt buộc mà pháp luật yêu cầu họ phải nộp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình” Do những nguồn thu, mức thu đã được lên kế hoạch, tính toán cụ thể cho nên không thể làm sai lệch những con số cụ thể đó, “nhằm đảm bảo cho các nguồn thu đều được tập trung một cách đầy đủ vào ngân sách nhà nước để cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch phân bổ những nguồn vừa thu được từ các hoạt động do những
cơ quan có thẩm quyền thu trực tiếp tập trung về ngân sách nhà nước” Như vậy, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn có ý nghĩa “đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Trang 6II Phân tích nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trong Luật Ngân sách Nhà nước
1 Sự thể hiện nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trong Luật Ngân sách Nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 đã ghi nhận nguyên tắc cân đối trong hoạt
động ngân sách nhà nước tại Điều 8 như sau: “1 Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách;
2 Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách
để chủ động trả hết nợ khi đến hạn;
3 Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”
Như vậy, với quy định này thì nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước bao gồm những nội dung sau đây:
Một là, Ngay từ quy định tại khoản 1 Điều 8 đã thể hiện rõ quan điểm của Việt
Nam về cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước, đó là: tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển Nội dung này của nguyên tắc cân đối đặt ra yêu cầu là tổng số thu có tính chất hoa lợi (trong đó chủ yếu là thuế, phí, lệ phí) phải lớn hơn tổng số chi có tính chất phí tổn là các khoản chi thường xuyên tiêu dùng Đồng thời, quy định này cũng phân định ranh giới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện sự thận
Trang 7trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam Theo đó, các khoản thu thường xuyên được sử dụng để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyên cùng với thu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển, trong đó chi đầu tư phát triển được chú trọng hơn vì nó có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước nhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, bởi
lẽ giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chi tiêu công của Nhà nước Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, nó tạo ra những điều kiện cở sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từ
đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo các vấn đề xã hội của đất nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Hai là, bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và
nước ngoài Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề bội chi ngân sách
là không thể tránh khỏi đối với một quốc gia nhưng chưa hẳn bội chi ngân sách nhà nước là biểu hiện của sự yếu kém của nền kinh tế mà nó còn là một trong các cách thức tạo ra sự cân đối của hoạt động ngân sách nhà nước trong dài hạn, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển và ổn định Nguyên tắc vay bù đắp bội chi mang lại hiệu quả cao nhưng không dẫn đến lạm phát và nhà nước có thể huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
Tuy nhiên, Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Chi cho tiêu dùng là hoạt động chi không mang tính chất thu hồi vốn và không tạo ra thặng dư, do đó nguồn vay bù đắp bội chi chỉ được để dành cho mục đích phát triển
Ba là, theo khoản 3 ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không
vượt quá tổng số thu Ở đây, ta nhận thấy có sự khác biệt trong nguyên tắc cân đối NSNN và NSĐP Điều này xuất phát từ nguyên tắc phân cấp quản lý, giữa cấp NSTW
và NSĐP có nguồn thu, nhiệm vụ chi khác nhau, do đó để đảm bảo cân đối ngân sách hợp lý thì cần có sự khác nhau này Trong dự toán NSĐP luôn có sự cân bằng giữa thu
và chi vì NSĐP nếu thu cố định không đủ thì có thu điều tiết, thu điều tiết không đủ có
Trang 8bổ sung ngân sách cấp trên để cân đối thu chi Trong khi đó, NSTW để tạp ra sự cân bằng không có sự hỗ trợ của NSĐP mà phải xem xét điều chỉnh lại nguồn thu và nguồn chi Điều này dẫn đến sự khác nhau trong nguyên tắc cân đối giữa hai cấp ngân sách này
Ngoài ra, nguyên tắc cân đối này còn tạo cho chính quyền địa phương có được nhiều ưu thế hơn trong việc quyết định ngân sách cấp mình Vấn đề cho phép cấp tỉnh vay nợ là cần thiết, giúp cho chính quyền địa phương có thể chủ động hơn trong việc tạo
ra những điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề
xã hội của địa phương mình Tuy nhiên, khoản vay nợ này lại được tính vào thu trong cân đối ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu, chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại không tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ tối đa chung cho mọi địa phương là 30%( trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý vì mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau nên nhu cầu vay nợ, khả năng quản lý nợ và hoàn trả nợ là khác nhau
Bốn là, bên cạnh quy định của Luật ngân sách nhà nước, điểm 4 Mục II Thông tư
số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước quy định ngân sách cấp trên được phép chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân đối thu, chi Quy định này có
ưu điểm là giúp cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm
vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh được giao Tuy nhiên, cơ chế này lại tạo cho địa phương quá bị động và không đảm bảo tính trách nhiệm cũng như minh bạch trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính ở địa phương
Năm là, ngoài những nội dung trên đây thì nguyên tắc cân đối trong hoạt động
ngân sách nhà nước cũng được thể hiện ở chỗ: phải dựa trên hệ thống các nguyên tắc lập ngân sách và quản lý chi tiêu công Cụ thể: về tính tổng thể và tính kỷ luật tài chính đó
là, để kiểm soát được các nguồn tài chính có hiệu quả, yêu cầu trong cân đối của hoạt động ngân sách nhà nước phải đánh giá đúng nguồn lực tài chính đó và lựa chọn những công cụ thích hợp nhất để phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu ngân sách đã đề
Trang 9ra Điều này có nghĩa là, khi cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước thì những quyết định về chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cần phải được gắn kết với nhau, trong chi tiêu ngân sách nhà nước cần tập trung chi vào những khoản cần thiết, chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí để thực hiện tốt các chiến lược mà chính phủ đề ra
“Về tính linh hoạt và tính tiên liệu, trong cân đối của hoạt động ngân sách nhà nước, tính linh hoạt và tính tiên liệu là cần thiết vì nó giúp nhà quản lý đưa ra cách xử lý
và điều phối nguồn lực tài chính một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra Tính linh hoạt yêu cầu phải trao quyền cho người quản lý trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực tài chính đã thu được từ các nguồn thu khác nhau mà đất nước có Tính tiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả Nội dung này đòi hỏi nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phải chú ý đến sự cân đối trong ngắn hạn
và dài hạn và phải vận dụng cách tiếp cận trung hạn đối với việc điều chỉnh mất cân đối ngân sách nhà nước
Về tính trung thực, thì khi sử dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước nên dựa vào những dự toán đã được lập từ thực tế tình hình kinh tế- xã hội của đất nước mà không có sự thiên vị về vấn đề thu hoặc chi ngân sách nhà nước Những dự toán quá lạc quan sẽ dễ đưa đến sự vi phạm tính kỷ luật tài chính và dẫn đến việc không thực hiện được những chiến lược, chính sách mà Nhà nước đã đề ra do ngân sách nhà nước không bảo đảm cân đối trong quá trình hoạt động khi chưa đưa ra những kế hoạch
cụ thể
Về thông tin, minh bạch và trách nhiệm, đây là vấn đề rất cần thiết trong cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước Thông tin tốt sẽ làm tăng thêm tính trung thực và giúp người quản lý sẽ đưa ra những quyết định hợp lý Thông tin chính xác và kịp thời
về chi phí, đầu ra và kết quả đạt được sẽ giúp cho quá trình thực hiện cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước đạt hiệu quả nhất định”
2 Đặc điểm của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước phản ánh mối
quan hệ tương tác giữa các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Việc cân đối trong hoạt động ngân sách
Trang 10không phải chỉ là thu, chi cân đối hoặc chỉ là cân đối về mặt lượng mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh xã hội của đất nước, đồng thời các chỉ tiêu kinh
tế-xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước với những đặc thù của nó được nhà nước xây dựng trong luật nhằm làm ổn định chính sách tài chính tiền tệ của đất nước, bởi lẽ
nó có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế- xã hội
Thứ hai, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước tham gia điều
chỉnh sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, tham gia cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời nguyên tắc này còn có đặc điểm kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước với đòi hỏi của nó là nếu có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển tiến tới cân bằng thu, chi trong ngân sách
Thứ ba, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn là sự bình ổn
nguồn ngân sách, làm cho số bội chi ngân sách nhà nước được cân bằng so với các nguồn thu để hoàn thiện các nhiệm vụ chi đó Điều này có nghĩa là, đặc điểm nổi bật của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước (nguyên tắc ngân sách thăng bằng) chính là sự định hướng được cho ngân sách nhà nước nếu có bội chi thì sẽ
có cách giải quyết, bình ổn tối ưu, được thể hiện rõ trong khoản 2 Điều 8 Luật Ngân
sách Nhà nước: “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước
và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không
sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”.
Thứ tư, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn đòi hỏi
nguồn vay ngân sách từ trong và ngoài nước sẽ không được sử dụng cho các nhiệm vụ chi nào khác ngoài nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển vì đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đỏi hỏi phải có nguồn ngân sách thật sự ổn định để thực hiện nhiệm vụ và khi nhiệm vụ hoàn thành sẽ nhanh chóng có nguồn tài chính để trả nợ Do vậy, bắt buộc phải tuân theo đặc điểm này để tránh sự xáo trộn trong hoạt động ngân sách nhà nước