1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

16 634 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 94 KB

Nội dung

Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nh

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG

I Một số lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp 3

1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp 3

2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường 3

II Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế

thu nhập doanh nghiệp năm 2008 5

1 Các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 5

2 Bình luận 8

3 Ý kiến pháp lý nhằm thực thi tốt

pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 12

KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển Từ những năm 1990 nước ta áp dụng thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với đơn vị sản xuất kinh doanh để tạo và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ yêu cầu kiểm kê, quản lý, hướng dẫn cho mọi cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có lợi cho nền kinh tế Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng thuế doanh thu và thuế lợi tức đã bộc lộ những nhược điểm về mức thuế suất, thuế chồng thuế, diện đánh thuế đối với thuế lợi tức chưa bao quát, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và nguồn thu của ngân sách Nhà nước Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế lợi tức, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 Tiếp đó, ngày 17/6/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi để thay thế cho Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997, Luật này có hiệu lực

từ ngày 01/01/2004 Qua các lần sửa đổi, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng trở nên có hiệu quả và thu được nhiều thành tựu khả quan, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm còn tồn tại Để khắc phục những nhược điểm này, ngày /2008, Quốc hội nước ta một lần nữa thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009

Luật thuế TNDN mới ban hành năm 2008 có nhiều thay đổi trong đó tiêu biểu là những thay đổi quan trọng về đối tượng nộp thuế

Trang 3

NỘI DUNG

I Một số lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp:

1 Khái niệm về Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp Tính trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:

* Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược

Trang 4

lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm

đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý

* Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào

* Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định

* Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài

Trang 5

II Các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008

1 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008

Tại điều 2 luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định rõ về đối tượng nộp thuế:

“Người nộp thuế

1 Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có

cơ sở thường trú tại Việt Nam;

c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”

1.1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là được quy định tại : Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước;

Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác

Trang 6

kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung

Các doanh nghiệp này nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam

1.2 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có

cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:

Tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có nêu rõ

“b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;

c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam”

1.3 Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã:

Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã nộp thuế giống như Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

1.4 Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập:

- Đối tượng nộp thuế đối với các khoản tiền tài trợ từ nước ngoài, cụ thể là: Trước thời điểm 01/01/2004, khoản tiền tài trợ Công ty mẹ ở nước ngoài tài trợ cho Công ty con tại Việt Nam nhằm gánh chịu một phần chi phí (không phải chi thưởng cho nhân viên) tại Việt Nam thì khoản tiền này không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty con tại Việt Nam phải loại ra khỏi chi phí khoản chi phí do công ty

mẹ ở nước ngoài đã gánh chịu khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh

Trang 7

nghiệp Nếu khoản tiền này được dùng để chi thưởng cho nhân viên thì Công ty

sẽ không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi cho người lao động phù hợp với hợp đồng lao động, quy chế công ty có tính chất tiền lương, tiền công được hạch toán vào chi phí hợp lý Các khoản tiền chi thưởng cho nhân viên không được hạch toán vào chi phí hợp

lý của công ty khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế:

+ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan

trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm.

Các doanh nghiệp này được áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn tối đa 4 năm, giảm thuế 50% tối đa 9 năm tiếp theo

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời hạn hoạt động Nếu là doanh nghiệp mới thành lập thì được miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% thuế tối đa 9 năm tiếp theo

+ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm tiếp theo

+ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20% suốt thời gian hoạt động

Ưu đãi thuế không áp dụng đối với: Thu nhập khác; thu nhập từ tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác; thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật

Trang 8

+ Bỏ ưu đãi thuế suất đối với doanh nghiệp mới thành lập trong Khu công nghiệp và một số ngành thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu

tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP

- Đối tượng được giảm thuế :

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải

được giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ hướng dẫn tại tiết a điểm 2.10 mục IV Phần C Thông

tư 130/2008 nếu hạch toán riêng được

+ Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.10 mục IV Phần

C Thông tư 130/2008 nếu hạch toán riêng được

- Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

2 Bình luận

2.1 Những ưu điểm của quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 thì các đối tượng là cá nhân và hộ gia đình sẽ chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 Vì vậy, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật mới chỉ còn bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập Quy định này đã khắc phục được các hạn chế của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 về đối tượng nộp thuế, đó là:

Trang 9

 Tên gọi của Luật mới đã phù hợp với nội dung của Luật Trước đây, tên gọi “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003” không bao hàm được các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh Đến nay, khi cá nhân, hộ gia đình đã chuyển sang là đối tượng nộp thuế của thuế thu nhập cá nhân, thì tên gọi “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã hoàn toàn phù hợp với nội dung của Luật

 Quy định này đã đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế với nhau và giữa các thành viên trong xã hội, khuyến khích lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng của các

tổ chức quốc tế

 Quy định này còn tránh trường hợp một cá nhân vừa có thu nhập

từ kinh doanh và vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác mà

bị điều chỉnh bởi hai luật thuế khác nhau, khắc phục được sự phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định lại đối tượng đóng thuế theo hướng tạo điều kiện cho ngân sách địa phương có nguồn thu thuế từ các cơ

sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng tại địa bàn của mình : Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi

có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất

Các đối tượng được Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định hưởng ưu đãi đã có nhiều điểm tích cực mới : Cơ chế ưu đãi thuế đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện sự rõ ràng, minh bạch trong chính sách, tạo tiền đề thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình hội nhập; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn, thuận lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư Đối với các nhà đầu tư trong nước, ưu đãi về thuế suất là hấp dẫn hơn nhiều; góp phần tích

Trang 10

cực vào việc thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến

và hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, hoạt động có lãi…

Đặc biệt các đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất thuộc công nghiệp chế biến gồm: sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may và da giày Theo

đó, nếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ đã đăng ký nộp thuế theo kê khai thì được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III và quý IV năm 2008 tạm tính trên thu nhập từ các hoạt động sản xuất chế nói trên Nếu doanh nghiệp không hạch toán kê khai riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất chế biến được gia hạn nộp thuế với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động khác thì số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất chế biến được gia hạn xác định theo tỷ lệ giữa tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất chế biến được gia hạn với tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2007 Thời gian gia hạn nộp số thuế tạm tính của quý III năm 2008 không quá ngày 29/4/2009 và số thuế tạm tính của quý IV năm 2008 không quá ngày 30/7/2009

2.2 Những hạn chế của quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

Một chủ thể tham gia vào quan hệ thuế thu nhập doanh nghiệp với tư cách là đối tượng nộp thuế khi họ tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh Vì thế việc quy định đối tượng nộp thuế theo cách liệt kê như hiện nay

là không cần thiết vì làm mất đi tính linh hoạt của một sắc thuế, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện những loại hình kinh doanh mới

Mặt khác, việc phân biệt 2 đối tượng nộp thuế là cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cá nhân có thu nhập chiụ thuế thu nhập cá nhân trong

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w