1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐÔH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

13 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 102 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Ở nhiều nước phát triển, danh mục sảm phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì cấu các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bào giờ cũng là nhiều nhất, sau đó mới đến bảo hiểm xe giới và bảo hiểm người Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được đánh giá là sản phẩm tiềm và sẽ là xu hướng chung tại các nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam, bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói riêng, mặc dù rất tiềm nhưngg vẫn chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhóm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty môi giới bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty quản lý quỹ, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu thiết kế xay dựng công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu giám sát thi công công trình xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công ty kiểm toán, bảo hiểm trách nhiêmh nghề nghiệp cho doanh nghiệp thẩm định giá Thực tế, nhận thức chung của người Việt Nam về các sản phẩm bảo hiểm trách hiệm chưa cao, họ chưa thấy cần thiết, hoặc cũng có thể tập quán, thói quen kinh doanh, không sợ trách nhiệm hoặc trách nhiệm là của tập thể… Ngược lại, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có vi phạm trách nhiệm khá nặng nè, nên các doanh nghiệp còn e ngại triển khai Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp này có vai trò quan trọng quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện Trong phạm vi bài này, em tìm hiểu về “chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thực tế hiện nay, từ đó cho ý kiến và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm này.” Qua đó sẽ đưa những ý kiến đề xuất giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm này I NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP: Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Những người hành nghề chuyên môn phải thực hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu cầu chuyên môn Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý vẫn có thể gây thiệt hại cho bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót quá trình thực hiện các công việc chuyên môn Do đó, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người Hiện chưa có quy định cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể hiểu: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (BH TNNN): là loại hình bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm từ những thiệt hại mà họ có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ đầu tư hoặc là bồi thường các thiệt hại về người, tài sản đối với các bên thứ ba phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn mà họ có thể mắc phải quá trình thực hiện công việc Theo đó, DNBH cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiêmh dân sự phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn có thể hành động hoặc thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính cũng của nhân viên của họ Đối tượng bảo hiểm trách nhiêm nghề nghiệp: Đối tượng của BH TNNN là trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (bao gồm cá nhan hoặc các tổ chức nghề nghiệp) thực hiện nghề nghiệp: Kiến trú sư, kỹ sư tư vấn, Nhà thiết kế, Tư vấn kỹ thuật, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, bác sỹ, người hành nghề y,… Cơ sở xác định trách nhiệm bảo hiểm: Cơ sở xác định trách nhiệm được bồi thường có đơn khiếu kiện của chủ thể bị thiệt hại đối với thương tật thân thể, thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại về xây dựng phát sinh từ hành động của người được bảo hiểm với những điều kiện: - Hành động bất cẩn, lỗi hay sai sót - Xảy cung cấp dịch vụ chuyên môn - Hành động phạm vi ranh giới của nghề chuyên môn nêu giấy yêu cầu bảo hiểm - Xuất phát từ một bên thứ ba không có liên quan - Thời hạn hồi tố Ý kiến của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Hiện có rất nhiều sản phẩm BH trách nhiệm khác như: BH TNNN kiến trúc sư, luật sư, kỹ sư, bác sỹ, BH TNNN môi giới chứng khoán, BH TNNN kiểm toán, tư vấn tài chính… Đây là những người hành nghề chuyên môn phải thực hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay nghề đảm bảo yêu cầu chuyên môn vì nhiều lí có thể gây thiệt hại cho bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót sơ xuất quá trình thực hiện dịch vụ nghề nghiệp của mình Do đó, BH TNNN sẽ bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức hành nghề chuyên môn khắc phục những thiệt hại có thể bất cẩn, lỗi hay sai sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính cũng nhân viên của họ xảy quá trình thực hiện dịch vụ nghề nghiệp II THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐÔH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM: Thực tiễn áp dụng chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Sản phẩm BH trách nhiệm nói chung, sản phẩm BH TNNN nói riêng là một loại hình bảo hiểm mới, nó chưa được khách hàng và cả doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm đúng mức Số liệu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, năm 2011, doanh thu bảo hiểm trách nhiệm nói chung đạt 406 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2010 Tỷ lệ bòi thường sấp xỉ 9%, một tỷ lệ bồi thường mơ ước so với nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác Hiện nói đến BH TNNN, có thể nói đến các nghề cần bảo hiểm các ngành như: ngành y, luật sư, tài chính, chứng khoán, kinh doanh, kỹ sư xây dựng… Đây là những ngành nghề đòi hỏi kỹ chuyên mon cao, rủi ro xảy với công việc này cũng lớn, đó việc mua BH TNNN một phần giúp người mua gánh chịu một phần trách nhiệm rủi ro xảy ra, nữa cũng đòi hỏi họ cần có trách nhiệm với nghề nghiệp, công việc của mình hơn, ví dụ như: • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ngành y: Theo khảo sát của WHO, ở các nước phát triển, tai biến khám và chữa bệnh cao gấp 20 lần so với các nước phát triển Các tai biến khám và chữa bệnh là một dạng rủi ro mà các y, bác sĩ và bệnh nhân đều không mong muốn, nhiên nó lại xảy thường xuyên ở bất cứ bệnh viện nào Do đó, BH TNNN ngành y có vai trog quan trọng đặc biệt là bảo hiểm nghề bác sĩ là rất cần thiết Theo đó, việc kiểm soát và giải quyết các rủi ro này một cách hệ thống, chuyên nghiệp là nhu cầu cấp thiết Tuy nhiên, ở Việt Nam, “cầu và cung” vẫn chưa gặp nhau, nên loại hình bảo hiểm này chưa thực sự phát triển Hơn nữa, DNBH không đầu tư, tìm hiểu về ngành nghề cần bảo hiểm trách nhiệm nên những sản phẩm BH TNNN bác sĩ mà một số DNBH đã bán chưa đáp ứng http://www.baoviet.com.vn/insurance http://www.home.abic.com.vn đúng nghề nghiệp đặc thù của ngành y tế; chưa phân định rõ phần nào là tai nạn nghề nghiệp, phần nào thuộc về đạo đức (sự tắc trách thao tác hành nghề) Một ví dụ cụ thể ngành y để cho thấy việc xác định thế nào là tai nạn nghề nghiệp và có phải bồi thường từ trách nhiệm nghề nghiệp hay không: một trường hợp mổ đẻ, ca mổ, kiểm tra tất cả các chỉ số về sức khỏe của sản phụ đều bình thường, 4-5 ngày sau hậu phẫu, sản phụ bị băng huyết, dẫn đến tai biến hoặc vết mổ bị nhiễm trùng dẫn đến bung vết thương, đại của sản phụ không đáp ứng Điều này thuộc về rủi ro nghề nghiệp, để phân định được cái nào thuộc về tai nạn nghề nghiệp để tri trả bồi thường thì cần phải có Hội đồng y khoa xác minh Vì thế, thời gian bị kéo dài, khiến bác sĩ cảm thấy xa lạ với sản phẩm nghề nghiệp của mình Bên cạnh đó, về phía các bệnh viện chưa nhận thấy sự ưu việt và cần thiết của loại hình bảo hiểm này nên nhiều bệnh viện không mấy quan tâm đến chúng Ngoài ra, việc giải quyết các tai nạn, rủi ro nghề nghiệp của các bác sĩ thường bệnh viện đứng giải quyết, chế quản lí của nhà nước nên cũng có những trường hợp xử lí nhằm bảo vệ cho cán bộ bệnh viện chưa được hợp tình, hợp lí3 Về phía nhà nước: cuối năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 quy định về bảo hiểm trách nhiệm khám chữa bệnh Theo lộ trình dự kiến, chậm nhất đến cuối tháng 12/2015, các bệnh viện đã khoa, chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải mua bảo hiểm trách nhiệm khám, chữa bệnh Đến cuối tháng 12/2017, cáccơ sở khám chữa bệnh Theo lộ trình dự kiến chậm nhất đến cuối tháng 12/2015, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải mua bảo hiểm trách nhiệm khám, chữa bệnh Đến cuối tháng 12/2017, các sở khám, chữa bệnh phải mua bảo hiểm trách nhiệm khám, chữa bệnh Nắm bắt thực tế này, cuối năm 2011, bảo hiểm AAA đã liên kết với Medika cho đời sản phẩm “bảo hiểm trách nhiệm y an nghiệp” So với các sản phẩm thông thường khác, Bảo hiểm y an nghiệp không những bảo hiểm cho các tai biến sai sót chuyên môn của y, bác sỹ, mà còn bảo hiểm thêm cho các tai biến khám và chữa bệnh không sai sót chuyên môn • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Trong thực tiễn hành nghề luật sư, đã cho nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… vì thế, nhu cầu về việc luật sư có nghĩa vụ phải mua BH TNNN không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo bồi thường cho khách hàng luật sư tư vấn sai, sai phạm trách nhiệm nghề bất cẩn hoặc khinh suất phạm phải, mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư http://www.baohiem.pro.vn và tổ chức hành nghề luật sư, tạo sự tin cậy nơi khách hàng đến nhờ tư vấn Thực hiện chế độ BH TNNN luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro ngành nghề luật sư và lành mạnh hóa cạnh tranh thị trường dịch vụ pháp lí Xuất phát từ bản chất hoạt động luật sư mang tính độc lập nên một luật sư sẽ phải hoàn toàn chịu trác nhiệm với quyết định độc lập của mình, cũng phải bảo mật thông tin, giữ gìn tài sản và tài liệu, hồ sơ của khách hàng của người thứ ba liên quan mà luật sư có trách nhiệm cần giữ Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về việc luật sư phải có trách nhiệm tham gia BH TNNN về nghề luật • Bảo hiểm trách nhiệm nghề xây dựng BH TNNN hoạt động xây dựng là loại BH trách nhiệm pháp lí của người được bảo hiểm phát sinh việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp Việc chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt đôngj xây dựng mua BH theo quy định của pháp luật xây dựng sẽ tăng thêm chi phí là chi phí cần thiết đối với ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao rủi ro về bất cẩn vẫn có thể xảy này Các quy định về bảo hiểm hoạt động xây dựng tại các văn bản quy định về bảo hiểm hoạt động xây dựng tại các văn bản quy phạm pháp luật Việc quy định các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải thực hiện mua bảo hiểm hoạt động xây dựng được quy định rõ ràng tròn luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn luật xây dựng, cụ thể: đối với các nhà thầu tư vấn: điểm đ Khoản Điều 51, điểm g Khoản Điều 58 và điểm đ Khoản Điều 90 Luật xây dựng quy định “Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua BH TNNN” Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: điểm h Khoản Điều 76 Luật xây dựng quy định: “Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ mua loại BH theo quy định của pháp luật bảo hiểm” Cũng tại điểm b khoản Điều 45 Nghị định số 48/2010 NĐ- CP của Chính phủ về hợp đồng hoạt động xây dựng đã quy định cụ thể hơn: “Bên nhận thầu phải thực hiện mua các bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) đẻ bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật” Đối với chủ đầu tư: điểm i khoản Điều 76 Luật xây dựng quy định: “Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm công trình xây dựng” Về quy định này, điểm a Khoản Điều 45 Nghị định số 48/2010 NĐ- CP cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm xây dựng công trình chủ đầu tư mua Trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định” Tuy nhiên tại văn bản số 13994/BTC-BH ngày 19/11/2008, Bộ tài chính đã có ý kiến: Theo quy định tại Luật kinh doang bảo hiểm, bảo hiểm hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu ghi bảo hiểm hoạt động xây dựng Việc mua, bán bảo hiểm hoạt động xây dựng được thực hiệm đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác… Với BH TNNN, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (dưới gọi chung là nhà thàu tư vấn) được bồi thường những khoản sau: Số tiền mà người được bảo hiểm (nhà thầu tư vấn) có trách nhiệm toán đối vơus các khiếu nại được lập chống lại người được bảo hiểm thời hạn ghi phụ lục là hậu quả teuwcj tiếp của các hành động cất cẩn, sai sót hoặc thiếu sót người được bảo hiểm hoặc người làm thuê cho họ thực hiện các công việc chuyên môn được xác định Phụ lục hợp đồng bảo hiểm Số tiền bồi thường của bảo hiểm được xác định theo các khoản và giới hạn bồi thường chomoix khiếu nại Giới hạn bồi thường – mức trách nhiệm gộp cho tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm một thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa người được bảo hiểm chấp thuận mà DN bảo hiểm có thể phải trẩ Trường hợp khiếu nại hàng loạt: Hai hay nhiều khiếu nại phát sinh từ một hành vi bất cẩn (ví dụ từ cùng một lỗi khảo sát, tính toán thiết kế hoặc giám sát thi công xây dựng) Bất kể số người bị thiệt hại , tất cả các khiếu nại này được coi là một khiếu nại và ngày xảy tỏn thất là ngày mà khiếu nại đầu tiên một loạt khiếu nại được phát bằng văn bản chống lại người được bảo hiểm Các nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm có đơn vị mình theo dạng: Mua cho toàn bộ hoạt động tư vấn có hợp đồng năm tài chính hay mua theo từng hoạt động riêng lẻ Mức mua và mức chi trả bảo hiểm tương ứng không quy định mức sàn, nên thường là mua giá trị thấp Có rất nhiều DNBH vậyc ũng không cần thuê chuyên gia để phải xem xét lực tư vấn, giải pháp thiết kế, mức độ an toàn… để có cách hành xử (bán bảo hiểm)phù hợp thông lệ các nước Đặc biệt, các hoạt động tư vấn cho những công trình riêng lẻ của dân cư đô thị chen hầu không mua bảo hiểm Kết quả là xảy sự cố, sơ xuất nghề nghiệp, nhà thầu tư vấn không đủ khả tài chính để khắc phục, gây thiệt hại cho xã hội và phức tạp cho việc quản lí các hoạt động xây dựng Điều này không những gây thiệt hại về kinh phí mà còn ảnh hưởng tới quá trình thi công, thực hiện công trình xây dựng Trong thực tế, các nhà thầu thi công xây dựng thường không mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nếu có, đối với công trình lớn là mua bảo hiểm máy móc thiết bị sử dụng và trách nhiệm bên thứ ba (và cũng chỉ mua tượng trưng) Việc nhà thầu thi công xây dựng mua đày đủ các loại bảo hiểm theo quy định thường chỉ tiến hành với những dự án lớn, đặc biệt các dự án liên quan đến đầu tư nước ngoài (FDI, ODA) Nhiều trường hợp có sự cố xảy biện pháp thi công, nhà thầu thi công xây dựng rất khó khăn về lực tài chính để khắc phục • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán, các hoạt động về chứng khoán Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập “Doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm mua BH trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề của tổ chức mình hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ tài chính” Tuy nhiên, thực tế hiện chỉ các CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, DN là thành viên viên hãng kiểm toán quốc tế và một số ít đơn vị kiểm toán của Việt Nam thực hiện mua BH trách nhiệm nghề nghiệp, còn lại hầu hết các CTCK Việt Nam chỉ trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp chứ chưa mua BH TNNN theo quy định Lý mà các CTCK đưa là hiện chỉ có một số công ty bảo hiểm nước ngoài thực hiện BH TNNN cho ngành kiểm toán, yêu cầu mức phí khá cao, vượt quá khả chi trả của các CTCK Việt nam Bên cạnh đó, nhà nước chưa có quy định rõ ràng và đầy đủ về trách nhiệm và hành vi sai phạm để kết luận xử lí thiệt hại lĩnh vực kiểm toán Việc xử phạt hành chính lĩnh vực kiểm toán cũng chưa có quy định cụ thể Vì vậy rất khó xây dựng mức phí bảo hiểm và phí bồi thường cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam Bên cạnh đó, hoạt động chứng khoán – một loại hình có rủi ro cao và trách nhiệm nghề nghiệp đòi hỏi chuyên môn của các nhân viên vẫn có thể xảy những bất cẩn quá trình hành nghề Do vậy, nghiệp vụ hoạt động chứng khoán cần có BH TNNN Nghị định 85/2010/N Đ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và TTCK được ban hành thay thế Nghị định 36/2007/N Đ-CP đã quy định cụ thể việc xử lí CTCK việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên Theo đó, từ ngày 20/9/2010, CTCK sẽ bị phạt từ 50 – 70 triệu đông nếu không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và không trích lập đẩy đủ quỹ bảo vệ nhà đầu tư Với yêu cầu CTCK phải mua BH TNNN cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty (bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba), công ty bảo hiểm sẽ là nơi chi trả những khoản thiệt hại sơ xuất của CTCK và nhân viên CTCK tuân thủ quy định này, cho dù hoạt động của CTCK tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nhập lệnh sai, tư vấn cho khách hàng không chính xác, đưa giá bảo lãnh phát hành không phù hợp dẫn đến đợt phát hành không thành công, không chuyển được lệnh vì đường truyền trục trặc… những nghiệp vụ này đều thuộc diện CTCK phải mua bảo hiểm Nguyên nhân từ chối mua BH TNNN không phải chỉ từ bản thân CTCK và CTKT, mà từ cả phía nhà cung cấp Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm, nhất là với những sản phẩm đặc thù bảo hiểm lĩnh vực kiểm toán và chứng khoán, các daonh nghiệp thường mang từ nước ngoài vào Trong đó, CTKT, TTCK Việt Nam vẫn sơ khaineen các sản phẩm này khó áp dụng Các chuyên gia tính phí thường là ở nước ngoài và đánh giá thị trường Việt Nam có độ rủi ro cao, nên đưa mức phí bảo hiểm cao, không phù hợp với quy mô và tài chính của CTKT, CTCK nước Những ưu điểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: - Trong một vài năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động với sự góp mặt của ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm, đó có các công ty liên doanh với nước ngoài và công ty 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép tại Việt nam Sự cạnh tranh của các công ty dẫn đến sự nâng cao đáng kể về chất lượng của các dịch vụ bảo hiểm cũng sự xuất hiện của nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác mà trước chưa từng được cung cấp tại Việt Nam, đó có BH TNNN - BH TNNN tạo điều kiện cho người được bảo hiểm yên tâm làm việc, chuyên tâm nghê fnghieepj chuyên môn của mình bởi lẽ DNBH đã chấp nhận bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người được bảo hiểm đối với thiệt hại của người khác sơ xuất hoạt động nghề nghiệp hoặt sai sót chuyên môn gây Rõ ràng, nếu thiết lập HĐBH giữa hai người được bảo hiểm với DNBH đối với trách nhiệm nghề nghiệp của mình thì người được bảo hiểm có tther tự tin để thực hiện công việc Bởi nếu xảy sai sót hay sơ xuất gì đối với bên thứ ba thì họ đã được DNBH thay mình đứng chịu trách nhiệm bồi thường Do đó cảy sự kiện bảo hiểm thì người được bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường Điều này cũng thúc đẩy bên được bảo hiểm cần phải rèn luyện cho mình tay nghề nghiệp vụ cao hơn, tránh những sơ xuất rủi ro có thể xảy đối với bên thứ ba - Đối với DNBH thì gói bảo hiểm này cũng góp phần tăng thu nhập cho DNBH Bởi lẽ mức phí đối với gói sản phẩm này cũng khá cao Thực tế là rủi ro xảy thì mức bồi thường thườn rất cao đó mức phí mà bên được bảo hiểm nộp cho DNBH cũng tỷ lệ thuận với mức bồi thường Theo dự thảo Luật kiểm toán thì Mức phí mà công ty bảo hiểm có thể bồi thường từ – tỷ đồng; mức phí mà kiểm toán viên hay CTKT phải chịu nếu xảy rủi ro có thể từ 20 – 400 triệu đồng Từ đó, mức phí mua BH TNNN kiểm toán có thể từ 35 – 260 triệu đồng Do đó cũng là một số những nguồn thu đáng kể đối với DNBH Những hạn chế của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: BH TNNN có thể tạo sự thiếu trách nhiệm công việc của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba Điều này cũng xuất phát từ chính đặc điểm quan nhất của hợp đồng BH TNNN, đó là DNBH sẽ thay thế người được bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường đối với bên thứ ba Với quy định đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm vậy thì thực tế có thể bị “lạm dụng” để thực hiện hành vi sai phạm của mình đối với bên thứ b việc chứng minh lỗi là cố ý hay sơ xuất quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba không phải lúc nảo cũng dễ dàng Do đó, cũng được coi là một hạn chế của BH TNNN Thức tế, nhận thức chung của người Việt Nam về các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm chưa cao, họ chưa thấy cần thiết, hoặc cũng có thể tập quán, thói quen kinh doanh, không sợ trách nhiệm hoặc trách nhiệm là của tập thể… Ngược lại, BH TNNN có phạm vi trách nhiệm khá nặng nề, nên các doanh nghiệp còn e ngại triển khai Mặt khác lĩnh vực này cũng tiềm ẩn rủi ro liên quan đến trục lợi bảo hiểm, hành lang pháp lí về lĩnh vực này chưa thực sự chặt chẽ Trong đó, cách tính phí bảo hiểm chưa thống nhất, cụ thể Vì thế, thị trường này vẫn còn quá nhỏ, dẫn đến cung từ các DNBH nước còn hạn chế III Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM NÀY: Ý kiến về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: BH trách nhiệm nói chung và BH TNNN nói riêng, mặc dù rất tiềm vẫn chưa thực sự hấp dẫn các DNBH Theo quy định của pháp luật Việt nam, nhóm BH TNNN bao gồm: BH TNNN cho công ty môi giới bảo hiểm, BH TNNN cho luật sự, BH TNNN cho công ty chứng khoán, BHTNNN cho công ty quản lý quỹ, BH TNNN của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, BH TNNN cho công ty kiểm toán, BH TNNN cho doanh nghiệp thẩm định giá Mặc dù được ghi nhận vào văn bản pháp quy, việc triển kahi BH TNNN tại nhiều lĩnh vực đén vẫn không khả quan Trên thực tế, không chỉ lĩnh vực kinh doanh vàng nhiều rủi ro, nhiều nghề nhiệp mang tính truyền thống vẫn chưa được các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác đúng Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp có tính rủi ro cao và rất cần mua b ảo hiểm Chẳng hạn, các công chứng viên, ngành kiểm toán, lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bác sĩ, giáo viên… Họ hoàn toàn có thể gặp những rủi ro Tuy nhiên số lượng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các lĩnh vực này thực sự là không cao Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: 2.1 Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước: - Để tạo sự yên tâm cho các công ty kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước cần phải tạo lập và trì một moi trường kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi Điều này thể hiện trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của chế thị trường Trong công tác quản lí, Nhà nước cần sử ụng các công cụ pháp lí một cách thích hợp và hiệu quả, đặc biệt cần phải hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh, kiểm soát độc quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng Nhà nướccungx phải có chủ trương đổi mới phương thức và nâng cao lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế - Nhà nước giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm trông qua hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp - Việc thực hiện được công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ để nắm thế chủ động, vẫn tạo môi trường tự kinh doanh là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệp về hoạt động bảo hiểm, cũng sự linh hoạt việc áp dụng các cong cụ quản lý Nhà nước 2.2 Cần có quy định cụ thể về mức đóng phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: - Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu làm giảm phí nhằm xây dựng một mức phí phù hợp đáp ứng được khả của kahachs hàng mà vẫn bảo đảm quyền lợi của người bảo hiểm Việc lựa chọn một mức phí thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với loại hình bảo hiểm này - Tuy nhiên để bên mua bảo hiểm tự giác mua BH trách nhiệm nghề nghiệp cần phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và DNBH Nhà nước cần có chế tài cụ thể hơn, phía DNBH cũng cần đưa mức phí hợp lí với cách tính dễ hiểu Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền một cách sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức của bên mua bảo hiểm về tầm quan trọng của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có rủi ro 2.3 Cần có các biện pháp đánh giá rủi ro: - Để phòng tránh có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và “rủi ro” cho mình, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, không những thành thục, giảo chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp; quan tâm đầu tư phát triển hệ thóng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và trao đổi thông tin bảo hiểm giữa các doanh nghiệp nước; 10 áp dụng phương thức toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu chi tiền mặt… - Bên cạnh dó, DNBH cần tổ chức theo dõi, quản lý và giám sát cán bộ nhân viên, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm; kiểm tra, giám sát và nâng cao khả đánh giá rủi ro trước và sau nhận bảo hiểm; nâng cao khả đánh giá rủi ro trước và sau nhận bảo hiểm; nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư phát triển nguồn vốn để có thể bù đắp được đối với những rủi ro có tính chất thảm họa - DNBH cũng cần yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hộ đồn bảo hiểm, đồng thời có sự kiểm tra tính trun thực của thông tin đó Cần đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm một số trường hợp: bên mua bảo hiểm không thực hiện, thực hiện không dúng các nghĩa vụ cam kết, trường hợp rủi ro gia tăn và bên mua bảo hiểm không chấp nhận sự tăng phí bảo hiểm Có quyền từ chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo hiểm sự kiện xảy bị loại trừ, không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm Ngoài cần yêu cầu bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, tránh tình trạng ỷ lại hoàn toàn vào DNBH 2.4 Cần có quy định hướng dẫn cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với nghề công chứng viên: Luật công chứng đã quy định rõ về việc mở Văn phòng công chứng; Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng; Trách nhiệm bồi thường của cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng gây thiệt hại Tuy nhiên, theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay, vấn đề còn vướng mắc là việc thực hiện BH TNNN đối với công chứng viên Hiện chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn về thời gian mua BH TNNN cho côn chứng viên Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng có thể thực hiện việc mua BH TNNN cho công chứng viên trước đăng đăng ký thành lập hoặc có thể thực hiện công việc đó sau văn phòng công chứng được thành lập hoặc có thể thực hiện công việc đó sau Văn phòng công chứng được thành lập, vào hoạt động Hơn nữa, Luật chưa quy định giới hạn về thời gian bắt buộc phải tiến hàng nghĩa vụ mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên nên rất khó khăn cho khâu quản lý, kiểm tra của các quan có thẩm quyền Trên thực tế, việc mua BH TNNN cho công chứng viên đan hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng rất cần thiết Bởi lẽ, công chứng viên không bảo đảm được nguồn vật chất để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về vật chất có thể xảy lỗi của mình thì rất khó đảm bảo được quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan 11 khii yêu cầu thực hiện việc công chứng Mặt khác, Luật Công chứng lại không quy định việc ký quỹ hoặc một hình thức khác về vật chất đối với tổ chức hành nghề công chứng trước đăng kí hoạt động, vì vậy đã gây vướng mắc cho quan quản lý Nhà nước đưa điều kiện vật chất bắt buộc đối với các tổ chức này chịu trách nhiệm bồi thường vật chất lỗi của công chứng viên tổ chức mình gây Tại khoản Điều 32 Luật công chứng quy định: “Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình” Theo đó, chỉ có Văn phòng công chứng mới phải thực hiện nghĩa vụ mua BH TNNN cho công chứng viên của tổ chức mình, còn đối với các công chứng viên cong tác tại Phòng công chứng thì không thực hiện việc mua BH TNNN Quy định vậy chưa hợp lí vì dù là công chứng viên của các Phòng công chứchay các Văn phòng công chứng đều cần được mua BH TNNN để yên tâm hành nhề Mặt khác không nên phân biệt trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ giữa công chứng Nhà nước và công chứng tư nhân Có vậy mới tạo được niềm tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan yêu cầu thực hiện công chứng và bảo đảm yêu cầu xã hội hóa lĩnh vực công chứng theo tình thần chiến lược cải cách tư pháp Vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng quy định bắt buộc và xem xét việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghiệp cho côn chứng viên là một điều kiện “tiên quyết” để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định cấp giấy phéo thành lập các Văn phòng công chứng thực hiện tốt chức Đồng thời đảm bảo an toàn về vật chất cho các đối tượng yêu cầu công chứng có ảnh hưởng đến quyền lợi lỗi của công chứng viên 12 KẾT LUẬN Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam những năm gần Đó là sự ổn định về chính trị, kinh tế cũng chính sách mở cửa làm cho Việt nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ đó làm gia tăng và thu hút nhiều vốn đàu tư phục vụ phát triển kinh tế Thêm nữa, Chính phủ đã có những giải pháp thích hợp giúp nền kinh tế nước nhà vượt qua những bước thăng trầm của cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho thu nhập của người dân được cải thiện từ đó thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm Môi trường pháp lí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang vững chắc cho các doanh nghiệp tự hoạt động theo khuôn khổ pháp luật; đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam phát triển không ngừng với sự tham gia của các tổ chức tài chính – tín dụng và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói riêng Ở nhiều nước phát triển, danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì cấu các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao giờ cũng là nhiều nhất, sau đó mới đến bảo hiểm xe giới và bảo hiểm người Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được đánh giá là sản phẩm tiềm và sẽ là xu hướng chung tại các nên kinh tế phát triển Chính vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một những tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành bảo hiểm ở nước ta Bên cạnh đó, việc phát triển và hoàn thiện bảo hiểm trách nhiệm cao ngành nghề chuyên môn, đồng thời cũng nhằm giảm bớt sự rủi ro đối với người tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 13 ... động của mình theo quy định của pháp luật” Đối với chủ đầu tư: điểm i khoản Điều 76 Luật xây dựng quy định: “Chủ đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm công... chưa gặp nhau, nên loại hình bảo hiểm này chưa thực sự phát triển Hơn nữa, DNBH không đầu tư, tìm hiểu về ngành nghề cần bảo hiểm trách nhiệm nên những sản phẩm BH TNNN... lí của người được bảo hiểm phát sinh việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp Việc chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt đôngj xây dựng mua BH theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 29/01/2016, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w