Định nghĩa chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật: Theo quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật, có thể hiểu chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật bao gồm tổng h
Trang 1Đề 11: Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái quát chung về người khuyết tật, luật người khuyết tật và chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật:
1 Khái quát chung về người khuyết tật
1.1 Khái niệm người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác
1.2 Đặc điểm người khuyết tật
Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lí như mọi người khác trong xã hội Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù tương đối so với nhóm người khuyết tật khác
- Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội:
Từ góc độ kinh tế, khuyết tật là nguyên nhân làm giảm cơ hội việc làm, phát triển kinh tế; khả năng sống độc lập khó hơn đối tượng khác (phụ thuộc vào gia đình, người thân, ), không chỉ bản thân người khuyết tật gặp khóc khăn về kinh tế mà còn gặp khó khăn cho gia đình, cộng đồng
Từ góc độ xã hội, người khuyết tật gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập, gặp rào cản trong hòa nhập (gia đình, cộng đồng, học tập,…), có xu hướng thu hẹp, tách biệt cộng đồng
Trang 3Những khó khăn càng trở lên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật
- Đặc điểm người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức khuyết tật:
Các dạng tật và mức độ khuyết tật cũng như việc xác định mức độ khuyết tật được quy định chi tiết trong Luật người khuyết tật Việt Nam và Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng
04 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật năm 2010 1
2 Khái quát chung về luật người khuyết tật
2.1 Khái niệm Luật người khuyết tật
Luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật
2.2 Các nguyên tắc cơ bản của luật người khuyết tật Việt Nam
Dưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật được hiểu là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình ban hành, thực thi, áp dụng, sửa đổi, bổ sung pháp luật Luật người khuyết tật 2010 của Việt Nam không có điều luật cụ thể quy định về các nguyên tắc Tuy nhiên, trên cơ sở nội dung pháp luật đã được ban hành và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam có thể xác định một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật người khuyết tật như sau:
1 Khoản 1 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010, trong Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về dạng tật như sau:
“1 Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2 Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3 Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường
4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5 Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6 Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật như sau:
“1 Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2 Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3 Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Trang 4Nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền của người khuyết tật; nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử; nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, đối tác xã hội và tổ chức xã hội; nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp nhận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lí đối với người khuyết tật; nguyên tắc bảo đảm hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế
2.3 Nguồn của luật người khuyết tật Việt Nam
Nguồn của luật người khuyết tật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định có chứa đựng các quy phạm pháp luật người khuyết tật Sau đây là một số loại văn bản chủ yếu được coi là nguồn của luật người khuyết tật:
- Văn bản pháp luật: Hiến pháp năm 1992; Luật người khuyết tật năm 2010; Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007); Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,…
- Văn bản dưới luật: Các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn cụ thể, chi tiết luật hoặc quy định những vấn đề mới nảy sinh, có tính phổ biến chưa được luật điều chỉnh Cụ thể bao gồm: Pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, nghị quyết … của cơ quan có thẩm quyền Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật người khuyết tật
3 Khái quát chung về chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
3.1 Định nghĩa chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật:
Theo quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật, có thể hiểu chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật bao gồm tổng hợp các quy định về quyền của người khuyết tật được nhà nước, cộng đồng, xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám chữ bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúp người khuyết tật ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn của bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng
3.2 Ý nghĩa của việc quy định chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật:
-Ý nghĩa xã hội và nhân văn: chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc giữa con người với con người trong cộng đồng, trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới
- Ý nghĩa pháp lý: Chế độ chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật đã được đề cập trong Tuyên ngôn chung về quyền con
Trang 5người của Liên hợp quốc Bằng việc quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, pháp luật người khuyết tật đã tạo cơ sở người khuyết tật thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe Đồng thời pháp luật quy định trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, nhất là ngành y tế và cộng đồng xã hội trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội trong các hoạt động này
- Ý nghĩa kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ công dân, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
3.3 Phân loại chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật:
Căn cứ vào chủ thể thực hiện chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, có thể chia chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thành các loại:
- Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật do Nhà nước thực hiện: Nhà nước là chủ thể thực hiện chủ yếu, có trách nhiệm chính trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Cụ thể, Nhà nước quy định Bộ lao động, thương binh và xã hội thực hiện quản lý nhà nước, Bộ y tế thực hiện quản lý về chuyên môn
- Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật do các tổ chức thực hiện: Các tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người khuyết tật rất phong phú, bao gồm các tổ chức người khuyết tật, các tổ chức vì người khuyết tật và các tổ chức, đoàn thể khác
- Chế độ chăm sóc sức khỏe do gia đình và bản thân người khuyết tật thực hiện: Gia đình người khuyết tật có vai trò rất lớn trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật: giáo dục sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu bệnh tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và các nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật Bên cạnh đó gia đình còn phải có trách nhiệm tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, tôn trọng ý kiến của người khuyết tật Ngoài ra, hơn ai hết, chính bản thân người khuyết tật hiểu rõ về sức khỏe của mình
và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bản thân
Căn cứ vào nội dung các hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, có thể chia chế
độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thành các loại:
- Chế độ phòng bệnh: mục đích của chế độ này là nhằm ngăn ngừa không để khuyết tật xảy ra hay làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ gây nên khuyết tật Đồng thời, chế độ phòng bệnh còn nhằm tăng cường sức khỏe ổn định hơn cho người khuyết tật Hiện nay, chế độ phòng bệnh
Trang 6cho người khuyết tật chủ yếu tập trung vào các nội dung: tuyên truyền, giáo dục, tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; phòng bệnh chung và các vấn đề khác
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh: mục đích của chế độ này là nhằm phát hiện sớm khuyết tật và chữa trị khi khuyết tật đã phát sinh Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người khuyết tật được người có chuyên môn thực hiện các biện pháp y tế để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
- Chế độ chỉnh hình, phục hồi khả năng: Chế độ này không chỉ nhằm mục đích phục hồi khả năng của các bộ phận hoặc chức năng nào đó đã bị mất hoặc suy giảm, mà còn nhằm tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của người khuyết tật, giúp người khuyết tật sớm
ổn định sức khỏe
II Nội dung chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
1 Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Từ pháp lệnh về người tàn tật 1998, Nghị định số 59/1999/NĐ-CP, Luật người khuyết tật năm 2010 đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật Bên cạnh đó công văn số 1736/BYT – KCB ngày 4 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế cũng quy định rất cụ thể về nội dung này Luật người khuyết tật 2011 đã quy định về nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại Điều 21 như sau:
“1 Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2 Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.”
Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bao gồm các nội dung sau đây:
- Giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các kiến thức về chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích tăng cường kiến thức và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng Nội dung giáo dục sức khỏe gồm: Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung
Trang 7cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các hoạt động về công tác phòng bệnh, tổ chức các chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ em khuyết tật …
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, do
đó hoạt động phòng ngừa được thực hiện rất đa dạng dựa vào các yếu tố như: dạng dị tật, khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của người khuyết tật Nhưng nhìn chung, hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm: phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật; phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết tật và phòng ngừa
để ngăn khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn
- Quản lí sức khỏe: Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 21 Luật Người khuyết tật, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm cấp hồ sơ theo dõi, quản lí sức khỏe người khuyết tật Mục đích của chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn
Chăm sóc sức khỏa ban đầu là một trong các lĩnh vực thuộc hoạt động của hệ thống y tế của mỗi quốc gia và được coi là chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho các thành viên trong
xã hội, đặc biệt đối với những đối tượng có nhu cầu chăm sóc cao như người khuyết tật Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở địa phương bởi hệ thống y tế địa phương trên tinh thần phù hợp với nhu cầu người khuyết tật, trong đó tập trung vào các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe Chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe người khuyết tật trong việc ngăn ngừa khuyết tật, khắc phục khuyết tật hay hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra
2 Khám bệnh, chữa bệnh
Theo tinh thần quy định tại điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì có thể hiểu khái niệm khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật như sau:
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ
định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp
điều trị phù hợp đã được công nhận đối với người khuyết tật Chữa bệnh là việc sử dụng
phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc được phép lưu hành để cấp
cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
Trang 8Khám bệnh, chữa bệnh được quy định chủ yếu tại Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật người khuyết tật năm 2010 Nội dung khám bệnh chữa bệnh cho người khuyết tật bao gồm:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh: trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh người
khuyết tật được hưởng các quyền như mọi công dân khác Theo quy định từ điều 7 đến điều 13 Luật Người Khuyết Tật 2010 thì họ cũng được quyền khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; quyền được tôn trọng danh dự, không bị kì thị, phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh; quyền được lựa chọn phương pháp chuẩn đoán và điều trị…
Ngoài ra do đặc điểm riêng về tình trạng sức khỏe nên luật còn quy định tại khoản 1 điều 22 và khoản 1 điều 23, người khuyết tật được nhà nước bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh,
sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với người khuyết tật Ngoài ra tại khoản 4 điều 22 luật người khuyết tật 2010 còn quy định nội dung: trường hợp người khuyết tật là người mắc bênh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý gây nguy hiểm cho người khác,… thì buộc phải khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữ bệnh Đối với trẻ sơ sinh khuyết tật bẩm sinh thì được xác định khuyết tật kịp thời và có biện pháp điều trị, chỉnh hình phục hồi chức năng phù hợp Mục đích của quyền này là nhắm khám và chuẩn đoán đúng bệnh, điều trị kịp thời, chăm sóc điều dưỡng phù hợp, phục hồi chức năng nhanh chóng để người khuyết tật sớm ổn định sức khỏe
- Ưu tiên khám bệnh chữa bệnh: theo quy định của pháp luật thì cơ sở y tế phải ưu tiên khám bệnh chữa bệnh cho người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khyết tật đang mang thai, người có tật có công với cách mạng Việc ưu tiên được thông qua các hình thức như: miễn, giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại,
…quy định này thể hiện sự thống nhất, phù hợp với Luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh Khi khám bệnh, chữa bệnh người khuyết tật được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế Trường hợp họ tham gia loại hình bảo hiểm khác cũng sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định hoặc theo thỏa thuận
Ngoài ra theo quy định tại điều 7 Luật Người khuyết tật thì nhà nước đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật
3 Phục hồi chức năng
Trang 9Phục hồi chức năng cũng là một trong những nội dung mà pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đề cập đến Luật người khuyết tật năm 2010 đã ghi nhận về phục hồi chức năng tại điều 24, điều 25, điều 26 Ngoài ra thì vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn được quy định tại một số văn bản khác như: công ước số 159 về phục hồi chức năng lao động về việc làm cho người khuyết tật của Tổ chức lao động quốc tế năm 1983, Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 của Liên hợp quốc, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân… Nội dung của phục hồi chức năng bao gồm:
- Phục hồi chức năng thông qua cơ sở chính hình, cơ sở phục hồi chức năng: Nội dung này được quy định tại điều 24 Luật người khuyết tật 2010 Cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng đối với người khuyết tật là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Hiện nay có rất nhiều cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng nhưng căn
cú vào cơ cấu tổ chức thì ta có các cơ sở chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng sau: Viện chỉnh hình, phục hồi chức năng, trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Với việc quy định có nhiều cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, Nhà nước đã mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức phục hồi chưc năng, chỉnh hình
và đồng thời mở rộng cả đối tượng được chỉnh hình, phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một biện pháp thực hiện tại nơi với những người khuyết tật cùng chung sống, nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề kĩ thuật, kĩ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của người khuyết tật Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quy định tại điều 25 Luật người khuyết tật 2010, theo đó khi phục hồi chức năng tại cồng đồng thì người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng Nhà nước còn quy định trách nhiệm của gia đình, cơ
sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp đối với người khuyết tật khi họ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giải pháp hữu hiệu nhất để cân bằng sự mất
cân đối giữa nhu cầu của người khuyết tật với mức độ đáp ứng của xã hội là lời giải của bài toán về chi phí chữa trị cho các gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
4 Các chính sách hỗ trợ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
4.1 Nghiên cứu khoa học về người khuyết tật
Trang 10Sự hiện diện của những người khuyết tật trong xã hội có tính khách quan và phổ biến, vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học về người khuyết tật là hoạt động lâu dài, ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh liên quan đến đời sống thực thể, tâm thần và xã hội của người khuyết tật Mục đích của hoạt động này nhằm tìm hiểu các nguyên nhân gây ra khuyết tật, từ đó có những hình thức, biện pháp để chăm sóc sức khỏe người khuyết tật hợp lí, hiệu quả cao hơn Theo quy định
tại khoản 1 Điều 26 của Luật người khuyết tật: “Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật”.
4.2 Đào tạo nguồn nhân lực y tế
Nguồn nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Vì thế, Nhà nước luôn có chính sách phù hợp để phát triển, đầo tạo đội ngũ cán bộ y
tế thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe con người nói chung, người khuyết tật nói riêng Việc đào tạo nguồn nhân lực y tế trong chăm sóc người khuyết tật được thực hiện toàn diện, không chỉ chú trọng kiến thức và kĩ năng chuyên môn, kĩ thuật chữa bệnh, phục hồi chức năng
mà còn chú trọng đến kiến thức các lĩnh vực khác, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, cách ứng xử, giao tiếp với người khuyết tật
4.3 Tài chính
Chính sách tài chính hỗ trợ thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 26 Luật người khuyết tật Theo đó, Nhà nước thực hiện ưu tiên vay vốn và lãi suất vốn vay, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật; miễn, giảm thuế theo quy định đối với các dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ
4.4 Hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế là con đường ngắn nhất để tiếp thu những kiến thức y học tiên tiến của các nước trên thế giới trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này thể hiện thông qua các hoạt động: Tham gia tổ chức quốc tế; kí kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn được thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, các cơ quan, các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện