1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm y tế hóa chất niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

107 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Tuy nhiên, ở trong bối cảnh kinh tế và môi trường thể chế của Việt Nam đã có những tác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn tại các công ty; đề tài này tập trung nghiên cứu phân tích cấu

Trang 1

B Ộ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng

Trang 2

B Ộ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-

ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng

Trang 3

NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 201…

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

L ỜI CAM ĐOAN

Tên đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty

ngành dược phẩm- y tế- hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Gi ảng viên hướng dẫn: TS Bùi Hữu Phước

Tên h ọc viên: Nguyễn Hồ Trúc Mai

Ngày n ộp luận văn: ………

Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn

thảo dưới sự hướng dẫn của Thầy TS Bùi Hữu Phước Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy

Tp HCM, ngày… tháng….năm……

Học viên thực hiện

Nguyễn Hồ Trúc Mai

Trang 5

L ỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Tài chính Marketing

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy TS Bùi Hữu Phước đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

tốt nghiệp này

Và để có được ngày hôm nay, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến quí thầy cô

giảng dạy-những người đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cho tôi, tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ quý báu về nhiều mặt cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện

đề tài này

Tp HCM, ngày… tháng….năm……

Học viên thực hiện

Nguyễn Hồ Trúc Mai

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DTA : Hệ số nợ trên tài sản

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROCE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

HÌNH

Hình 3.1: Mẫu đại diện cho tổng thể nghiên cứu 31

Hình 4.1: Thống kê giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất theo quốc gia

đến hết năm 2013 52

Hình 4.2: Vị trí các công ty ngành dược phẩm năm 2013 53

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tài chính trong công ty 10

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 27

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn các công ty ngành dược phẩm/y tế/hóa chất 30

Trang 9

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.7 Dữ liệu nghiên cứu 5

1.8 Bố cục của đề tài nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN 9

2.1 Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn 9

2.1.1 Các khái niệm liên quan 9

2.1.2 Đặc điểm các nguồn vốn 11

2.1.2.1 Nguồn vốn vay 11

2.1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu 11

2.2 Các mô hình lý thuyết về cấu trúc vốn 13

2.2.1 Theo quan điểm truyền thống 13

2.2.2 Lý thuyết M&M về cấu trúc vốn 13

2.2.3 Lý thuyết đánh đổi 15

2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng 15

2.3 Các nghiên cứu trước đây 16

2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới 16

2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước 19

2.4 Đặc thù ngành dược phẩm, y tế, hóa chất tại Việt Nam 21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27

Trang 10

3.1 Quy trình nghiên cứu 27

3.2 Cơ sở lựa chọn mô hình 28

3.3 Mô hình nghiên cứu 29

3.4 Thiết kế nghiên cứu 30

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 30

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 31

3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 32

3.4.4 Mô tả dữ liệu 32

3.4.5 Phương pháp phân tích hồi quy 36

3.5 Giả thuyết nghiên cứu 38

3.6 Các kiểm định cần thiết để kiểm định mô hình phù hợp 41

3.6.1 Kiểm định tham số 41

3.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 42

3.6.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 43

3.6.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 43

3.6.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 44

3.6.6 Kiểm định Breusch Pagan Lagrangian 45

3.6.7 Kiểm định Hausman 45

3.6.8 Kiểm định F 46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Thực trạng cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm, y tế, hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 48

4.1.1 Tổng quan về ngành dược phẩm, y tế, hóa chất 48

4.1.2 Thực trạng cấu trúc vốn của các công ty thông qua tình hình tài chính 53

4.1.2.1 Tình hình tổng tài sản 53

4.1.2.2 Tình hình tổng nợ 54

4.1.2.3 Tình hình vốn chủ sở hữu 54

4.2 Kết quả nghiên cứu và các kiểm định 55

4.2.1 Mô tả số liệu thống kê 55

4.2.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa hệ số nợ trên tài sản và các yếu tố ảnh hưởng theo 3 phương pháp 56

Trang 11

4.2.2.1 Mô hình hồi quy theo phương pháp Pool OLS 56

4.2.2.2 Mô hình hồi quy theo phương pháp Fixed Effect Model 57

4.2.2.3 Mô hình hồi quy theo phương pháp Random Effect Model 60

4.2.3 Lựa chọn mô hình với phương pháp phù hợp 61

4.2.3.1 Kiểm định Hausman 61

4.2.3.2 Kiểm định F 61

4.2.4 Kiểm tra các giả định của mô hình 62

4.2.4.1 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình 62

4.2.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 65

4.2.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 66

4.2.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 66

4.3 Thảo luận 67

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Đề xuất – khuyến nghị 70

5.2.1 Khuyến nghị dựa trên kết quả mô hình 71

5.2.2 Khuyến nghị khác 72

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 75

5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 75

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 78

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tối ưu hóa cấu trúc vốn trong công ty là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị tài chính Có nhiều lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn của công ty để giải thích sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty Tuy nhiên, ở trong bối cảnh kinh tế và môi trường thể chế của Việt Nam đã có những tác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn tại các công ty; đề tài này tập trung nghiên cứu phân tích cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội

để tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nguồn tài trợ vốn cho công ty một cách tối ưu

Hiện nay xu hướng xây dựng cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam vẫn còn

là một vấn đề đang bỏ ngỏ, đang được các nhà quản lý điều hành công ty rất quan tâm nhằm mục đích làm tăng giá trị của công ty Vì thế, đây là một vấn đề mang tính thực tiễn rất cao, giúp điều chỉnh hiệu quả điều hành hoạt động tài chính công

ty, tối đa hóa giá trị công ty

Bất cứ công ty nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù

họ có ý thức xây dựng nó hay không Có thể là 100% vốn cổ phần hoặc là 30% nợ vay, 70% vốn cổ phần v.v Có gì khác nhau giữa hai cấu trúc vốn này?… Sẽ là không có gì đáng bàn cãi nếu giá trị mang lại cho các cổ đông của hai cấu trúc vốn khác nhau này là như nhau Tuy nhiên, vì tài trợ bằng nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần, nên một công ty có sử dụng nợ, theo lý thuyết đòn bẩy tài chính, sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt động tốt hơn công ty 100% vốn cổ phần

Nhưng cũng phải chú ý rằng trong tài chính, người ta nói rằng nợ là thí dụ tốt nhất của con dao hai lưỡi Khi nào công ty nên vay nợ và vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Hành trình đi tìm lời giải cho bài toán này chính là hành trình công ty đi tìm cấu

trúc vốn tối ưu cho chính mình Con đường đi cũng vấp phải gian nan Rõ ràng với cùng một thu nhập trước thuế và lãi vay như nhau, nhưng cấu trúc vốn có sử dụng

nợ đã mang đến cho các cổ đông một mức EPS cao hơn Vay nợ xem ra là quá tốt

Và thật sự là tốt nếu như doanh nghiệp có khả năng tạo ra được thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay và các chi phí liên quan kèm theo (nếu có)

Trang 13

Tuy nhiên, vay nợ đến một mức nào đó thì mỗi lượng nợ tăng thêm sẽ trở nên rủi ro hơn và công ty sẽ đối mặt với những chi phí phát sinh khác như chi phí hao mòn doanh nghiệp, chi phí phá sản… Do đó, công ty nào mù quáng tin rằng vay

nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức mất khả năng chi trả lãi vay đúng hạn thì nguy

cơ phá sản là không có gì phải bàn cãi Tình hình sẽ tệ hại hơn nữa nếu công ty nằm trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt, khó khăn của chính bản thân công ty đó là thời cơ cho đối thủ chiếm lĩnh thị phần

Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó công ty có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất Đây là một vấn đề rất khó xác định,

sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động Không thể tìm thấy một cấu trúc vốn tối ưu chung cho tất cả các công ty Đặc điểm ngành, chu

kỳ tăng trưởng của công ty là những yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn với đặc điểm ngành mà công ty đang hoạt động

Một yếu tố nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn cho công ty đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý Nếu tất cả mọi phân tích của nhà quản trị cấp dưới đều tốt, sẽ xác định được một cấu trúc vốn mang lại giá trị tối

ưu cho công ty, nhưng người có quyền quyết định lại không thích vay nợ thì nhà quản trị cấp dưới cũng đành chịu

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, và qua quá trình tìm

hiểu các công ty trên thị trường chứng khoán, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân

tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu cấu trúc vốn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước Khởi đầu là nghiên cứu của Modiglani và Miller (1958) được công bố, có rất nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở các quốc gia phát triển như: Rajan and Zingales (1995) nghiên cứu tại các nước trong khối G-7, Burgman (1996) tại Mỹ, Bevan and Danblolt (2002) tại nước Anh, Akhtar and Oliver (2009) nghiên cứu tại Nhật Bản,… và các quốc gia đang

Trang 14

phát triển như: Booth và cộng sự (2001) được thực hiện tại Brazil, Mexico, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe; Pandey (2001) tại Malaysia; Chen (2003) nghiên cứu tại Trung Quốc;…

Ở tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện nhiều nghiên cứu

về cấu trúc vốn dưới nhiều gốc độ Chẳng hạn như nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2012), Võ Thị Quý (2014), Lê Thị Thanh Tú (2012), Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010),… Nhưng những nghiên cứu này chưa nghiên cứu đến ngành dược phẩm- y tế và hóa chất tại Việt Nam

Mục tiêu chung của các nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty, xem xét tác động của các yếu tố đến cấu trúc, ảnh hưởng đến giá trị công ty và đề xuất xây dựng mô hình cấu trúc vốn tối ưu cho công

ty

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế-

hóa chất trên sàn chứng khoán Việt Nam, và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty này, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đưa công ty tiến đến cấu trúc vốn tối ưu, tối đa hóa giá trị công ty

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất được niêm yết

- Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các công

ty này thông qua mô hình nghiên cứu, từ đó đề xuất một số khuyến nghị

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Trang 15

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm-y tế-hóa chất đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng

Theo cách tiếp cận nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng phương pháp thống

kê mô tả với dữ liệu định lượng thu thập được để xem xét đặc điểm cũng như mối quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình, sử dụng công cụ thống

kê toán với sự hỗ trợ của các phần mềm Microsoft Excel và Eview, tiến hành chạy

và kiểm định mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn

Theo hướng tiếp cận nghiên cứu định tính, dựa vào các lý thuyết về cấu trúc vốn, trình bày lý luận chung về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Tham khảo

ý kiến chuyên gia

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Cấu trúc vốn là một trong những chủ đề quan trọng trong lý thuyết tài chính doanh nghiệp Lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958) Kể từ đó có vài lý thuyết được phát triển để giải thích

sự khác biệt trong lựa chọn cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cũng như kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn như hiện nay, công ty muốn tồn tại và phát triển thì cần phải phát huy tối đa sức mạnh nội tại của mình Việc xây dựng được một cấu trúc vốn phù hợp với công ty cũng là một cách để công ty phát huy sức mạnh Cấu trúc vốn ưu tiên sử dụng nợ hay thiên về sử dụng vốn chủ sở hữu có thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp ở giai đoạn khác Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty là một việc làm cần thiết và hữu ích giúp các nhà quản trị tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh thông qua các quyết định lựa chọn và thực hiện nguồn tài trợ cho chính bản thân công ty nhằm đạt một cấu trúc vốn hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển, thực hiện các mục tiêu, chính sách mà công ty đề ra trước đó

Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác là chi phí tài chính nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa giá trị

Trang 16

doanh nghiệp Vì thế việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn là một việc làm hết sức cần thiết, gắn với thực tiễn Việt Nam

1.7 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính hằng năm của 21 công

ty thuộc ngành dược phẩm- y tế- hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam như sau:

STT MÃ CK TÊN CÔNG TY

1 AMV

Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị

y tế Việt Mỹ

2 APC Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú

3 CPC Công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ

4 DBT Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre

5 DCL Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long

6 DHG Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang

7 DHT Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

8 DMC Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

9 DNM Tổng công ty cổ phần y tế Danameco

10 HAI Công ty cổ phần nông dược phẩm H.A.I

11 HVT Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì

12 IMP Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

13 JVC Công ty cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật

14 LAS Công ty cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao

15 LDP Công ty cổ phần dược phẩm Lâm Đồng

16 MKV Công ty cổ phần dược phẩm thú y Cai Lậy

17 OPC Công ty cổ phần dược phẩm OPC

18 PMC Công ty cổ phần dược phẩm dược phẩm liệu Pharmedic

19 PPP Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú

20 VFG Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam

21 VMD Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex

Trang 18

Trong đó có 10 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM- HOSE,

đó là các công ty:

- Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú- APC

- Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long- DCL

- Công ty cổ phần dược Hậu Giang- DHG

- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco- DMC

- Công ty cổ phần nông dược H.A.I- HAI

- Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm- IMP

- Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật- JVC

- Công ty cổ phần dược phẩm OPC- OPC

- Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam- VFG

- Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex- VMD

Và 11 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX:

- Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ- AMV

- Công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ- CPC

- Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre- DBT

- Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây- DHT

- Tổng công ty cổ phần y tế Danameco- DNM

- Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì- HVT

- Công ty cổ phần Supe phốtphát và hóa chất Lâm Thao- LAS

- Công ty cổ phần dược Lâm Đồng- LDP

- Công ty cổ phần dược thú ý Cai Lậy- MKV

- Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic- PMC

- Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú- PPP

1.8 Bố cục của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương:

- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

- Chương 2: Tổng quan về cấu trúc vốn

- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG:

Thông qua chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, tác giả cho người đọc cách nhìn tổng quát, sơ bộ đối với đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Đọc giả có thể hiểu được tính cấp thiết của đề tài là cần thiết trong quá trình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu trong luận văn Qua đó thấy được ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, làm nền tảng cho các chương tiếp theo

Trang 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN 2.1 Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn

2.1.1 Các khá i niệm liên quan

Cấu trúc vốn

Thuật ngữ cấu trúc vốn thường được sử dụng bởi các nhà kinh tế người Mỹ, còn thuật ngữ cấu trúc tài chính lại được sử dụng phổ biến bởi các nhà kinh tế người Pháp Một số quan điểm gần như đồng nhất hai khái niệm này nhưng cũng có một

số quan điểm thể hiện sự không đồng nhất

Theo M.Dubois-một giáo sư chuyên nghiên cứu về tài chính công ty của Đại học Pierre Mendes France: “Cấu trúc tài chính là quan hệ giữa các nguồn vốn được

sử dụng bởi công ty, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ” [12]

Theo S.C.Myers: “Cấu trúc tài chính là một khái niệm được dùng để phản ánh mối quan hệ tính bằng tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình” [18]

Theo M.Albouy-một trong những giáo sư hàng đầu của Pháp: “Cấu trúc tài chính của công ty được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ kể cả các khoản

nợ phát sinh trong kinh doanh và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán” [13]

Theo Bertoneche và Teulie: “Cấu trúc tài chính công ty là quan hệ tỷ lệ giữa

nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ của công ty, còn cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ giữa nợ trung-dài hạn và vốn chủ sở hữu” [15]

Nói cách khác, tất cả những nguồn tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn của công

ty nói lên cấu trúc tài chính hay cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính nói lên công ty đã

sử dụng những nguồn tài trợ nào và tỷ trọng của từng nguồn tài trợ là bao nhiêu so với tổng nguồn vốn Cơ cấu tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 21

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tài chính trong công ty

Như thế có thể thấy rằng, cơ cấu tài chính bao gồm cơ cấu vốn và nợ ngắn hạn

Cơ cấu vốn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trung- dài hạn thể hiện nguồn tài trợ thường xuyên, công ty có thể an tâm sử dụng trong thời gian tương đối dài

Việc bố trí cơ cấu tài chính thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp giá sử dụng vốn của công ty Vì vậy, trong công tác quản trị tài chính cần thiết phải xây dựng cơ cấu tài chính tối ưu

Bên cạnh đó, trong mỗi công ty, nguồn tài trợ ngắn hạn thường xuyên thay đổi theo tình hình thay đổi của tài sản ngắn hạn, do đó trong hoạch định tài chính dài hạn cho công ty, nhà quản trị chỉ quan tâm đến cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, vì thế trong dài hạn công ty cần thiết phải hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu Cơ cấu vốn mục tiêu

là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra, cơ cấu này làm giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Một cấu trúc vốn phù hợp là một quyết định quan trọng với mọi công ty không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới công ty và hoạt động của công ty mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của công ty trong môi trường cạnh tranh

Khi xem xét cấu trúc vốn của một công ty, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của công ty Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho công ty, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý Gánh nặng nợ, đứng trên một khía cạnh

Cơ cấu tài chính

Nợ ngắn hạn

Cơ cấu vốn

Nợ trung và dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 22

khác, tạo áp lực với công ty Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới việc vận hành kinh doanh, thậm chí dẫn tới đóng cửa công ty Tài trợ từ góp vốn cổ phần tạo ra chi phí sử dụng vốn cao hơn chi phí vay

2.1.2 Đặc điểm các nguồn vốn

2.1.2.1 Nguồn vốn vay

Trong nền kinh tế thị trường hầu như không một công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn vay

Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ bên ngoài công ty và công ty phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận Nguồn vốn vay mang ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty

Các khoản nợ vay dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn

1 năm Nghĩa là trong vòng 1 năm tới, công ty chưa có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ này Do vậy nợ dài hạn là nguồn vốn ổn định Sự tăng lên của nguồn vốn này giúp cho tình trạng tài chính của công ty ổn định hơn, nhưng lãi suất các khoản

nợ vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, thể hiện tiềm lực tài chính của công ty, niềm tin của họ vào triển vọng phát triển và khả năng sinh lời của số vốn bỏ ra đầu tư Đối với các chủ nợ, vốn chủ sở hữu được xem như là

nguồn đảm bảo gián tiếp cho các khoản nợ đã cho công ty vay Do vậy, sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu được đánh giá là tốt Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản góp vốn trực tiếp của chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại, các khoản lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của công ty được hình thành từ lợi nhuận sau thuế (trừ quỹ khen thưởng, phúc lợi)

Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn ổn định nhất trong công ty, là số vốn do chủ sở hữu công ty góp lúc thành lập hay góp bổ sung trong quá trình hoạt động và được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại Nguồn vốn kinh doanh hình thành từ 2 nguồn: phần vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại

Trang 23

Nói khác đi, vốn chủ sở hữu có thể chia thành 2 phần:

- Phần thứ nhất: nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, đây là phần ổn định nhất,

nó phản ánh giá trị vốn góp của chủ sở hữu vào công ty bằng vốn góp trực tiếp và

bổ sung từ kết quả kinh doanh hàng năm (lợi nhuận giữ lại), bao gồm:

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là số vốn do chủ công ty góp lúc thành lập hay bổ sung trong quá trình hoạt động Vốn đầu tư của chủ sở hữu phản ánh vốn thực góp của các chủ sở hữu căn cứ theo vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký

+ Thặng dư vốn cổ phần: là phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu khi phát hành với mệnh giá cổ phiếu Thặng dư vốn cổ phần thay đổi khi công ty có các khoản chênh lệch giá trong quá trình mua bán cổ phiếu quỹ Thặng dư vốn cổ phần

có thể chuyển lên vốn đầu tư của chủ sở hữu khi công ty thực hiện tách cổ phiếu và tăng vốn điều lệ

+ Vốn khác của chủ sở hữu: là vốn kinh doanh được hình thành từ lợi nhuận giữ lại và các nguồn khác như lãi do chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc do được biếu tặng (sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập công ty)

+ Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng không bị hủy bỏ mà sẽ được tái phát hành trở lại sau một thời gian Cổ phiếu quỹ được phản ánh theo giá trị thực tế mà công ty đã mua lại Khi công ty mua lại chính cổ phiếu của mình sẽ làm giảm phần vốn chủ sở hữu, khi cần thiết công ty lại bán cổ phiếu ra để tăng vốn chủ sở hữu lên Cơ chế mua bán cổ phiếu quỹ giúp các công ty cổ phần sử dụng vốn chủ sở hữu một cách linh hoạt hơn Do giá trị cổ phiếu quỹ mua vào làm giảm vốn chủ sở hữu nên cổ phiếu quỹ được thể hiện dưới dạng số âm trên bảng cân đối kế toán

- Phần thứ hai: nguồn vốn thuộc chủ sở hữu nhưng biến động thường xuyên,

công ty có thể tạm thời sử dụng cho hoạt động kinh doanh và nó sẽ luân chuyển, bao gồm:

+ Lợi nhuận chưa phân phối: đây là một nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, là phần lợi nhuận thực hiện được mà công ty chưa chi hoặc chưa phân phối hoặc cũng

có thể là các khoản lỗ lũy kế trong quá trình kinh doanh của công ty nếu nó được thể hiện bằng số âm Lợi nhuận chưa phân phối thường xuyên biến động, khi công

Trang 24

ty kết chuyển lợi nhuận nó sẽ tăng lên và khi công ty phân phối lợi nhuận thì nó sẽ giảm xuống

+ Các quỹ của công ty: bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ sắp xếp công ty Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế và được sử dụng cho các mục đích khác nhau Quỹ đầu tư phát triển dùng cho hoạt động mở rộng sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu làm tăng nguồn vốn kinh doanh Các quỹ trong công ty là nguồn vốn không ổn định vì các quỹ sẽ thường xuyên biến động khi công ty sử dụng hoặc khi công ty trích thêm

Như vậy nói đến vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà công ty huy động được Bởi vì, một công ty trước khi đi vào hoạt động thì phải có vốn tự có

bỏ ra thành lập công ty theo qui định Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản phản ánh tình hình chủ động về tài chính của công ty

2.2 Các mô hình lý thuyết về cấu trúc vốn

2.2.1 Theo quan điểm truyền thống

Quan điểm cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một công ty bắt đầu vay mượn thì thuận lợi vượt trội hơn bất lợi vì chi phí nợ thấp kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) giảm khi nợ tăng

Tuy nhiên khi tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí VCSH tăng) Ở mức tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng công ty không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn) Vì vậy ở mức vốn nợ và vốn chủ sở hữu cao hơn, WACC sẽ tăng

Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn chủ

sở hữu hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ

2.2.2 Lý thuyết M&M về cấu trúc vốn

Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một công ty tăng hay giảm vay mượn

Đây là lý thuyết khởi đầu cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại Lý thuyết M&M lý giải mối quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sử dụng vốn và mức

Trang 25

độ sử dụng nợ của công ty M&M đưa ra hai mệnh đề và xem xét trong hai trường hợp có thuế và không có thuế

Trong trường hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và giá trị công ty không có vay nợ là như nhau Do đó, giá trị công ty không thay đổi khi cơ cấu vốn của công ty thay đổi Hay nói khác đi, việc thay đổi cơ cấu vốn không mang lại lợi ích gì cho cổ đông Bên cạnh đó, lý thuyết M&M cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia

tăng tỷ số nợ

Trong trường hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế do sử dụng nợ Như vậy việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty Song song đó,

lý thuyết còn chỉ ra rằng chi phí sử dụng vốn trung bình giảm trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công ty gia tăng tỷ số nợ Trên thực tế, rất nhiều công ty tăng trưởng tốt thay vì có một cấu trúc vốn với tỷ lệ nợ tối đa nhằm tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế thì họ lại không sử dụng nợ hoặc sử dụng nợ ở mức rất thấp

Tuy nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét một số tác động của một số chi phí khác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng tỷ số nợ Đó chính là tác động của chi phí khốn khó tài chính Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty gia tăng theo Điều này làm phát sinh chi phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích của lá chắn thuế Đến một thời điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ bằng lợi ích của lá chắn thuế

Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ưu, giá trị công ty đạt cực đại và chi phí sử dụng vốn trung bình đạt cực tiểu Khi công ty tiếp tục gia tăng sử dụng nợ, công ty

sẽ vượt qua điểm tối ưu, ở đó, giá trị công ty bắt đầu giảm và chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty bắt đầu tăng Lợi ích của lá chắn thuế không đủ bù đắp cho chi phí khốn khó tài chính

Khái niệm về chi phí khốn khó về tài chính (financial distress cost) là khái niệm chỉ có giá trị lý thuyết Trên thực tiễn rất khó quan sát và xác định được tất cả các loại chi phí có liên quan đến chi phí khốn khó tài chính Chỉ có những loại chi phí khốn khó tài chính trực tiếp như: chi phí luật sư, kế toán theo dõi và giải quyết

Trang 26

phá sản mới có thể quan sát và xác định được, còn các loại chi phí tài chính gián tiếp khác như chi phí do mất khách hàng, mất nhà cung cấp, mất nhân viên giỏi, mất thời gian và công sức của ban quản lý vào việc đối phó với khó khăn tài chính thì rất khó quan sát và xác định cụ thể

2.2.3 Lý thuyết đánh đổi

Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) được phát triển bởi Kraus và Litzenberger (1973) cho rằng nhà quản trị của công ty có thể xác định một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ Lợi ích từ nợ đó là lợi ích từ lá chắn thuế nhờ lãi vay Còn chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm các chi phí như: chi phí trả cho luật sư giải quyết phá sản, chi phí trả cho kế toán và nhân viên quản trị công ty trong quá trình chờ phá sản, chi phí do mất khách hàng và nhà cung cấp hay chi phí đại diện,…

Song song đó, theo lý thuyết đánh đổi, nhà quản trị có thể tối ưu cấu trúc vốn của mình bằng cách xác định điểm mà tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm vừa đủ để

bù đắp cho sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính dự tính trong điều kiện các kế hoạch đầu tư và tài sản của công ty là không đổi

Lý thuyết đánh đổi đã giải thích được hạn chế của lý thuyết M&M về chi phí kiệt quệ tài chính của công ty vay nợ Ngoài ra, lý thuyết cũng cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành có mức sử dụng tài sản cố định hữu hình khác nhau

Trang 27

cổ phần khi cổ phiếu của công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực trên thị trường

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, không có một hỗn hợp nợ và vốn cổ phần mục tiêu nào được xác định rõ Myers cho rằng khó có thể xác định được một cấu trúc vốn tối ưu bởi vì vốn chủ sở hữu lần lượt được xếp ở vị trí đầu tiên (lợi nhuận giữ lại) và cuối cùng (phát hành cổ phần mới) trong trật tự phân hạng Một tỷ lệ nợ quan sát được của mỗi công ty phản ánh các nhu cầu tích lũy của công ty đối với tài trợ từ bên ngoài

2.3 Các nghiên cứu trước đây

2.3 1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Booth và cộng sự (2001) [10]

Booth và cộng sự (2001) nghiên cứu cấu trúc vốn ở 10 nước ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ (Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbawe, Mexico, Braxin, Jordan và Hàn Quốc) với những thể chế khác nhau để xem xét cấu trúc vốn có giống nhau giữa các quốc gia với những thể chế khác nhau hay không và những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở các nước phát triển có tác động giống như ở các quốc gia đang phát triển không?

Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy mặc dù khác nhau về thể chế nhưng quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty ở các nước đang phát triển cũng bị ảnh hưởng bởi cùng cách tác động và bởi các yếu tố giống như các nước phát triển ở Mỹ

và Châu Âu Những công ty càng có nhiều lợi nhuận thì tỷ lệ nợ càng thấp dù tỷ lệ

nợ được tính như thế nào Phát hiện này ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng và thông tin bất cân xứng: các công ty ưa thích tài trợ nội bộ hơn vì việc tìm kiếm tài trợ từ bên ngoài khá tốn kém Tuy nhiên, ngoài các yếu tố tương đương như các quốc gia phát triển thì các yếu tố đặc thù quốc gia (như tốc độ tăng trưởng GDP, yếu tố lạm phát và sự phát triển của thị trường vốn) cũng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn cấu trúc vốn giữa các quốc gia có thể chế khác nhau

Nghiên c ứu của Jean.J.Chen (2003) [11]

Nghiên cứu của Jean.J.Chen (2003) được thực hiện trên 77 công ty lớn, có cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SHSE) và sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE), Trung Quốc Tác giả đã dựa trên lý thuyết đánh

Trang 28

đổi và lý thuyết trật tự phân hạng để xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết gồm: khả năng sinh lợi, quy mô công ty, khả năng tăng trưởng, cấu trúc tài sản cố định hữu hình, chi phí kiệt quệ tài chính và lá chắn thuế đến cấu trúc vốn của các công ty nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn ở các quốc gia phương Tây có tác động tương tự với cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung Quốc hay không?

- Yếu tố thể chế của Trung Quốc có tác động tới quyết định lựa chọn cấu trúc vốn không?

- Các mô hình cấu trúc vốn phương Tây có năng lực giải thích các mô hình cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung Quốc không?

Kết quả nghiên cứu của Chen cho thấy sự khác biệt giữa việc lựa chọn sử dụng nợ giữa các công ty Trung Quốc và các nước phát triển Nghiên cứu chỉ ra các công ty Trung Quốc thường ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn Bên cạnh đó, vẫn có một số các yếu tố nội tại công ty có tác động đến cấu trúc vốn ở các quốc gia phát triển thì cũng có tác động tương tự tới cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung Quốc mặc dù có sự khác biệt rất rõ rệt về thể chế giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển Kết quả cụ thể như sau:

- Tỷ suất sinh lợi và quy mô của công ty có tác động ngược chiều (-) với cấu trúc vốn

- Tốc độ tăng trưởng và cấu trúc tài sản cố định hữu hình lại có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ

Lý thuyết trật tự phân hạng cùng với lý thuyết bất cân xứng giải thích được phần nào sự tương đồng này Tuy nhiên việc nghiên cứu thêm về tác động của các yếu tố nội tại công ty tới đòn bẩy còn khẳng định rằng cả lý thuyết đánh đổi lẫn lý thuyết trật tự phân hạng vẫn chưa giải thích thuyết phục đến lựa chọn cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp Trung Quốc

Đồng thời, theo Chen thì lý thuyết trật tự phân hạng giải thích kết quả nghiên cứu tốt hơn là so với lý thuyết đánh đổi Quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc dường như tuân theo một trật tự như sau: lợi nhuận giữ lại, vốn cổ phần và cuối cùng là nợ dài hạn

Trang 29

Nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) [20]

Nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) được thực hiện nghiên cứu trên 81 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan từ năm 2004-2008 Với những yếu tố tác động được đưa vào mô hình như sau: tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tỷ lệ tài sản hữu hình, tốc độ tăng trưởng của tài sản, sự biến động của lợi nhuận hoạt động Kết quả cho thấy có ba yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đó là: tỷ suất sinh lợi, tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ, còn quy mô công ty lại có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ

Trong bài, Wanrapee Banchuenvijit đã đưa ra các phương trình hồi quy như sau:

Model 1:

TDi,t = α + β1Profitabilityi,t + β2Sizei,t + β3Tangibilityi,t + β4Growthi,t +

β5Volatilityi,t + β6INDDUM1i,t + β7INDDUM2i,t + β8INDDUM3i,t + β9INDDUM4i,t + β10INDDUM5i,t + ε i,t -(1)

Model 2:

LTDi,t = α + β1Profitabilityi,t + β2Sizei,t + β3Tangibilityi,t + β4Growthi,t +

β5Volatilityi,t + β6INDDUM1i,t + β7INDDUM2i,t + β8INDDUM3i,t + β9INDDUM4i,t + β10INDDUM5i,t + ε i,t -(2)

Model 3:

STDi,t = α + β1Profitabilityi,t + β2Sizei,t + β3Tangibilityi,t + β4Growthi,t +

β5Volatilityi,t + β6INDDUM1i,t + β7INDDUM2i,t + β8INDDUM3i,t + β9INDDUM4i,t + β10INDDUM5i,t + ε i,t -(3)

Trong đó:

Các biến phụ thuộc TD, LTD, STD lần lượt là: tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản,

tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Các biến độc lập bao gồm:

- Profitability: tỷ suất sinh lợi

- Size: quy mô

-Tangibility: tỷ lệ TSCĐ

- Growth: tăng trưởng của tài sản

- Volatility: biến động của lợi nhuận

Kết quả nghiên cứu kết luận rằng:

Trang 30

Yếu tố tỷ suất sinh lợi và tài sản cố định có tác động ngược chiều với hệ số nợ, còn quy mô công ty thì tác động cùng chiều với hệ số nợ Còn hai yếu tố tăng trưởng của tài sản và biến động của lợi nhuận thì không ảnh hưởng đến hệ số nợ trong mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu của H.Jamal Zubairi và Shazia Farooq (2011) [16]

Nghiên cứu của H.Jamal Zubairi và Shazia Farooq (2011) thu thập dữ liệu của các công ty dược: Abbott Laboratories, Ferozons Laboratories, Glaxo Smith Kline, Highnoon Laboratories, IBL Health Care Limited, Searle Pakistanvà Sonofi-Aventis trong giai đoạn từ tháng 07/2008 đến tháng 12/2010 Biến đại diện cho cấu trúc vốn là Tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản Các biến giải thích bao gồm: lợi nhuận, quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thanh toán nhanh, tài sản cố định, tấm chắn thuế phi nợ Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô của công ty có tương quan thuận chiều lên tổng nợ dài hạn, biến lợi nhuận trên tổng tài sản có tương quan ngược chiều, còn lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tương quan thuận chiều lên biến

phụ thuộc tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản

2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên và Neelakantan Ramachandran (2006) [19]

Nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên và Neelakantan Ramachandran (2006) trong bài nghiên cứu “Cấu trúc vốn trong các công ty vừa

và nhỏ: trường hợp của Việt Nam” đã đề cập đến các biến định lượng và các biến định tính có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam, bao gồm: tăng trưởng, tài sản hữu hình, khả năng sinh lợi, quy mô, rủi ro kinh doanh, quyền sở hữu công ty, mối quan hệ với ngân hàng, khả năng liên kết Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Các công ty thuộc sở hữu Nhà nước có tỷ nợ cao hơn các công ty tư nhân

- Quy mô công ty và mức độ rủi ro kinh doanh có mối quan hệ đồng biến với cấu trúc vốn, biến khả năng sinh lợi không có ý nghĩa trong mô hình, tài sản hữu hình có quan hệ nghịch biến với tổng nợ và tỷ lệ các khoản phải trả ngắn hạn nhưng ảnh hưởng của nó không đủ mạnh mẽ để chỉ ra rằng vấn đề chi phí đại diện

Trang 31

và Lý thuyết kiệt quệ tài chính có thể giải thích sự liên quan giữa tài sản hữu hình

và các tỷ lệ nợ

- Các yếu tố về hành vi quản lý lại có tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn công ty, đó là công ty có mối quan hệ tốt với ngân hàng, có khả năng vay được các khoản nợ lớn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và khả năng liên kết tốt giúp các công ty có cơ hội để đạt được các khoản tín dụng thương mại và các nguồn tài chính khác

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm (2012)

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Diễm (2012) về việc xem xét tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của 26 công ty bất động sản được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn từ 2009-2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn mà đại diện là DC, SDA, LDA, TDTE và hiệu quả hoạt động mà đại diện là EPS, ROE, OPM, NPM Kết quả cho thấy chiều tác động của nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA), nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE) lên hiệu quả hoạt động theo hướng ngược chiều (tác động âm), còn nợ trên vốn (DC) tác động lên hiệu quả hoạt động theo hướng cùng chiều

Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2012) [1]

Nghiên cứu của tác giả Lê Đạt Chí (2012) được thực hiện nhằm kiểm định các yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2010 Nghiên cứu dựa trên nền tảng của lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn (đánh đổi, trật tự phân hạng và thời điểm thị trường), đồng thời xem xét vấn đề nghiên cứu trong khuôn khổ lý thuyết tài chính hành vi Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 yếu tố thật sự giữ vai trò quan trọng là thuế(+), lạm phát(-), tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách(-), đòn bẩy ngành(+), ROA(-) và hành vi nhà quản trị(+) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc hoạch định cấu trúc vốn của các công ty trong giai đoạn trên không có tương quan đáng kể với lý thuyết đánh đổi nhưng lại có tương quan mạnh với lý thuyết trật tự phân hạng

Trang 32

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào (2013)

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Đào dựa trên quan sát 160 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX của TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012 và đưa ra 4 kết luận về tương quan giữa các yếu tố và đòn bẩy nợ:

- Có mối tương quan âm giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ

- Có mối tương quan dương giữa quy mô công ty với tỷ lệ nợ ngắn hạn và với tỷ lệ nợ tổng thể

- Có mối tương quan dương giữa các cơ hội tăng trưởng với tỷ lệ nợ ngắn hạn và với tỷ lệ nợ tổng thể

- Có mối tương quan dương giữa chi phí kiệt quệ tài chính với tỷ lệ nợ dài hạn và với tỷ lệ nợ tổng thể

Nghiên cứu của Bùi Mạnh Dương (2013)

Nghiên cứu của Bùi Mạnh Dương (2013) nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành dược phẩm y tế, bao gồm: lợi nhuận, qui mô công ty, tài sản

cố định, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh Số liệu mà bài nghiên cứu chọn khảo sát là số liệu báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 2008-2013 của 25 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Bài viết đã tìm ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Dược phẩm y tế, đó là: lợi nhuận (PRO), tài sản

cố định hữu hình (TAN), rủi ro kinh doanh (VOL), sở hữu quản lý (MO), tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) Trong đó:

- Biến Tài sản cố định hữu hình (TAN), rủi ro kinh doanh (VOL) tác động đến cả 3 biến phụ thuộc là Tổng nợ (LEV), tổng nợ ngắn hạn (STD), tổng nợ dài hạn (LTD)

- Biến Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) và sở hữu quản lý (MO) tác động đến tổng nợ ngắn hạn và tổng nợ dài hạn

2.4 Đặc thù ngành dược phẩm- y tế- hóa chất tại Việt Nam

Ngành dược phẩm là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai

Ngành công nghiệp dược phẩm là ngành bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc để phòng và trị bệnh cho người Sản phẩm phần lớn của ngành công nghiệp là các loại thuốc đông dược và tây dược

Trang 33

Đông dược là các loại thuốc được sản xuất từ cây cỏ, động vật Tây dược là những loại thuốc được sản xuất từ hóa chất và một số loại vi nấm

Đặc điểm ngành dược0T:

Dược phẩm cũng là một loại hàng hoá vì thế trong nền kinh tế thị trường

nó cũng mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hoá, giá cả của thuốc tuân thủ theo đúng quy luật cung - cầu trên thị trường Việc sản xuất cung ứng dược phẩm luôn

bị các quy luật kinh tế hàng hoá chi phối chặt chẽ như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh

Bên cạnh đó dược phẩm cũng mang những nét đặc trưng rất riêng:

0T - 0TCó tính xã hội cao: Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần được đảm bảo tuyệt đối

về chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm Vì vậy nó đòi hỏi phải sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các Bộ ngành trong việc nghiên cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối nhằm đảm bảo tính xã hội và tính nhân đạo trong việc tiêu dùng thuốc chữa bệnh

- Có hàm lượng chất xám cao và trình độ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến: Để

có một loại thuốc mới ra đời người ta phải sử dụng đến thành tựu của nhiều ngành khoa học (hoá học, sinh học, vật lý học, và ngày nay là cả tin học - thiết kế các phần tử thuốc mới nhờ mô hình hoá bằng máy vi tính điện tử), các thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu và sản xuất

Đặc điểm ngành công nghiệp hóa chất là đa dạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật Ngành hóa chất có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí

cả phế thải công nghiệp, nông nghiệp, Công nghiệp hóa chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp- nông nghiệp Nhu cầu về nguyên liệu hóa chất ngày càng tăng, với tốc độ tăng trưởng sản xuất hóa chất hàng năm là 15% Hóa chất được sử dụng trong ngành y tế cũng được sử dụng khá nhiều nhưng phải theo quy định của Bộ Y tế

Trang 34

Bên cạnh đó, việc dùng hóa chất trị liệu là cách dùng thuốc hay hóa chất

để trị bệnh cũng mang lại hiệu quả không kém Hóa chất trị liệu dùng cho bệnh ung thư (thường được gọi là0T 0Thóa chất trị liệu0T 0Thay0T 0Thóa trị) là cách dùng thuốc để trị ung

thư Những phương pháp trị liệu bằng giải phẫu hay dùng phóng xạ (hay xạ trị) chỉ

có thể tiêu diệt hay làm tổn thương những tế bào ung thư trong một vùng hay bộ phận của nào đó của cơ thể thôi, trong khi hóa chất trị liệu có tác dụng tới toàn cơ thể Hóa chất trị liệu có thể tiêu diệt những tế bào ung thư đã chạy tới các hạch hay tới các phần của cơ thể cách xa bướu ung thư chính

Hiện nay, hơn 90 loại thuốc hóa chất trị liệu được dùng và nhiều loại mới đang được nghiên cứu thêm Một loại thuốc có thể có hiệu quả tốt trong việc chữa ung thư, nhưng các bác sĩ dùng nhiều thứ thuốc tổng hợp để cơ hội trị ung thư cao hơn Cách này được gọi là "hóa trị tổng hợp" Những chất hóa trị có tác dụng khác nhau, khi dùng tổng hợp sẽ tiêu diệt được nhiều tế bào ung thư và sẽ giảm bớt khả năng quen (lờn) thuốc của những tế bào này

Chính những lợi ích mang lại nêu trên ngành hóa chất có mối quan hệ mật thiết đối với ngành y tế cũng như dược phẩm

Đối với ngành y tế, nhân lực là vấn đề hết sức nan giải Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ

“Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức Đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo (thầy thuốc) vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp Phải được đào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành khác (6 năm học đại học sau đó phải học 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm chuyên khoa cấp I rồi 2 năm chuyên khoa cấp II thành 11 năm hoặc 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm thạc sỹ mới hành nghề giỏi được)

- Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh

Trang 35

Là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện Là lao động cực nhọc căng thẳng (đứng mổ hàng chục tiếng đồng hồ, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh lây, lao, phong, các căn bệnh thế kỷ) Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được

- Là loại lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất

và tinh thần không bình thường Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc - những người đang tìm cách cứu sống họ Khi trong gia đình có người

bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc

và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh

Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh Vì vậy đối với ngành y tế đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn và quan tâm sâu sắc hơn Hơn nửa thế kỷ qua các thế hệ thầy thuốc và nhân viên y tế trên mọi miền của đất nước đã tận tụy hy sinh trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước Bằng trí tuệ và lòng yêu nước vô hạn và tình nhân ái sâu sắc, hàng vạn cán bộ y tế nhiều thế hệ đã thầm lặng chiến đấu không mệt mỏi, ngày đêm chăm sóc người bệnh cứu sống hàng triệu sinh mạng con người, dập tắt kịp thời nhiều vụ dịch nguy hiểm, hạ tỷ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ trung bình cho người Việt Nam, tổ chức mạng lưới y tế rộng khắc từ đồng bằng, miền núi, từ thành thị đến nông thôn kể cả những nơi hải đảo xa xôi hẻo lánh để phục vụ nhân dân phòng bệnh, chăm sóc sức

Trang 36

khoẻ nhân dân Đào tạo nhiều cán bộ có chất lượng cho ngành ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, cử nhiều chuyên gia phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong các nước Dù bất kỳ ở đâu các thế hệ thầy thuốc Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần phục vụ, thực hiện tốt đạo đức y tế phục vụ người bệnh với trách nhiệm cao xây dựng ngành y tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực Tuy nhiên, khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhu cầu khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng cao, trong lúc kinh phí dành cho ngành y tế có hạn, đời sống cán bộ y tế quá khó khăn, điều kiện đáp ứng thiếu thốn, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao trong lúc điều kiện đáp ứng thiếu thốn, ngành y tế đã phấn đấu nỗ lực hết sức mình để duy trì hoạt động đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân Trình độ cán bộ y tế được nâng cao, kỹ thuật hiện đại được áp dụng, các máy móc trang thiết bị được bổ sung, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao rõ rệt, nhiều bệnh hiểm nghèo trước đây phải chuyển ra nước ngoài thì ngày nay đã giải quyết được ở trong nước Tuy nhiên so với nhu cầu thì chúng ta chưa có điều kiện để đáp ứng Vì vậy không khỏi có những tiêu cực xảy ra vi phạm đạo đức y học của một số ít cán bộ y tế đòi hỏi chúng ta phải luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện để giảm bớt những tiêu cực làm ảnh hưởng đến thanh danh của người thầy thuốc

Kết quả của một cuộc điều tra cho thấy có đến 70% đội ngũ y bác sĩ vi phạm vấn đề y đức với các biểu hiện là: kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng của dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư;

thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ; gây khó khăn cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân… Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Có đến 74% bác sĩ khi được phỏng vấn họ đều cho rằng là do lương thấp Ngoài ra là do quá tải, trình độ chuyên môn kém, chưa thực sự yêu nghề và một phần cũng do chưa được đào tạo đạo đức y đức trong nhà trường Vấn đề đãi ngộ không công bằng cũng là một nguyên nhân như chế độ trực đêm đang cào bằng giữa các khoa, giữa bác sĩ và y tá, giữa người công tác lâu năm và người mới nghề trong khi cường độ làm việc khác nhau

Trang 37

Mặt khác, do trình độ giữa các bác sỹ không đồng đều cũng như đội ngũ bác sỹ còn thiếu dẫn đến tình trạng trực không đúng chuyên môn nên cũng khó tránh khỏi những tiêu cực để có được bác sĩ giỏi hơn chữa bệnh cho mình, cho người nhà

KẾT LUẬN CHƯƠNG:

Chương 2: Tổng quan về cấu trúc vốn, trong chương này đã trình bày các

lý thuyết về cấu trúc vốn từ cổ điển đến các lý thuyết hiện đại, cho thấy cấu trúc vốn được các nhà khoa học trên thế giới khá quan tâm Khởi đầu là nghiên cứu của hai nhà khoa học Modilligani và Miller (1958) và được nghiên cứu phát triển bởi các nhà khoa học Châu Mỹ, Châu Á, và trong đó có Việt Nam Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày các khái niệm liên quan đến cấu trúc tài chính trong công ty, bao hàm cấu trúc vốn, cho người đọc hiểu thêm về khái niệm cấu trúc vốn, các yếu tố tạo nên cấu trúc vốn của công ty

Song song đó, trong chương 2 cũng đã trình bày các mô hình nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về cấu trúc vốn Tuy một số mô hình chưa đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc vốn ngành như mục tiêu luận văn, nhưng qua những mô hình đó đã góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu trong bài luận văn, dựa trên những mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đó, hình thành mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc và các biến giải thích trong mô hình đi đến việc thiết kế nghiên cứu trong chương 3

Trang 38

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đi theo những bước như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề

Đây là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu, vì nếu không xác định được thì luận văn nghiên cứu sẽ khó thực hiện được Vấn đề được nghiên cứu ở đây thuộc về lĩnh vực Tài chính, đề tài nghiên cứu tập trung vào cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu trong đề tài được thể hiện thông qua Mục tiêu nghiên cứu ở Chương 1 được trình bày trước đó

Bước 2: Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao hàm các khái niệm, lý thuyết kinh tế học, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu Cụ thể, tác giả lược khảo những tài liệu nước ngoài, nghiên cứu các

Trang 39

nghiên cứu trước đó liên quan đến cấu trúc vốn Trước đó, luận văn trình bày các lý thuyết về cấu trúc vốn cổ điển cũng như hiện đại, các lý thuyết kinh tế liên quan Bước 3: Thiết kế nghiên cứu và đặt giả thuyết

Dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, điều kiện thị trường Việt Nam, hình thành khung nghiên cứu cho luận văn, dựa trên lý thuyết liên quan, kế thừa những nghiên cứu trước, đồng thời trình bày điểm mới của đề tài

Đặt ra các giả thuyết: dựa trên các lý thuyết kinh tế và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm từ đó hình thành mối quan hệ giữa biến độc lập

và biến phụ thuộc, tương quan cùng chiều hay nghịch chiều

Bước 4: Thu thập Số liệu

Thu thập số liệu liên quan đề tài để tiến hành ước lượng mô hình, thông qua phương pháp thu thập số liệu được trình bày trong Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Bước 5: Phân tích định lượng

Trình bày mô hình theo khung nghiên cứu, đối với đề tài, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Dựa trên số liệu thu thập, kết hợp các công cụ hỗ trợ như phần mềm Microsoft Excel, phần mềm Eview để tiến hành chạy mô hình hồi quy, sau đó trình bày, đánh giá, phân tích định lượng theo hồi quy và tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 6: Kiểm định giả thuyết

Sau khi có kết quả phân tích dữ liệu, ta cần kiểm định các giả thuyết đưa ra ban đầu Có thể kết quả phân tích cho biết dữ liệu là phù hợp nhưng cũng có thể khác với giả thuyết ban đầu, cần kiểm tra, điều chỉnh sau đó

Bước 7: Kết luận

Sau khi tổng hợp các tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn đưa

ra trong mô hình, dựa trên những tác động đó để kết luận xem mô hình có phù hợp hay chưa? Từ những kết luận liên quan làm cơ sở để đề xuất khuyến nghị

3.2 Cơ sở lựa chọn mô hình

Bài nghiên cứu này tác giả dựa vào mô hình của bài nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) : “Các yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Thái Lan” và bài nghiên cứu của H.Jamal Zubairi và Shazia Farooq (2011): “ Một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các

Trang 40

công ty dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi” tại Pakistan Cơ sở mà tác giả dựa vào hai bài nghiên cứu trên đó là:

- Đối với bài nghiên cứu của tác giả Wanrapee Banchuenvijit Đây là mô hình nghiên cứu trên đất nước Thái Lan, một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới giáp với nước ta, vì vậy đối với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng thì nước ta hay Thái Lan có thể nói là đều chịu những biến động gần giống nhau Song song đó, tác giả thấy rằng nền kinh tế Thái Lan có những điểm tương đồng về hình thức sở hữu giống với nền kinh tế Việt Nam Vì vậy, dựa vào mô hình bài nghiên cứu này tác giả áp dụng các yếu tố sở hữu tổ chức và yếu tố sở hữu quản trị sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm- y tế- hóa chất Việt Nam

- Bài nghiên cứu của tác giả H.Jamal Zubairi và Shazia Farooq nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty dược tại Pakistan, còn tác giả đang nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các công ty ngành dược phẩm, y tế, hóa chất Việt Nam Dựa vào mô hình bài nghiên cứu tại một đất nước khác như Pakistan, tác giả có thể so sánh được kết quả nghiên cứu các công ty dược tại Việt Nam có điểm nào giống và khác so với các công ty tại Pakistan

3.3 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào những lý thuyết về cấu trúc vốn của các nhà kinh tế học trên thế giới cùng với các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước được công bố về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty cũng như các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy cấu trúc vốn chịu tác động bởi nhiều yếu tố

Dựa trên những cơ sở lựa chọn mô hình, khi xây dựng mô hình, đề tài tập trung nghiên cứu 6 yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm, y tế, hóa chất trên sàn chứng khoán Việt Nam gồm: yếu tố quy mô; yếu tố cấu trúc tài sản; yếu tố hiệu quả kinh doanh bao gồm: ROA, ROCE; yếu tố tính thanh khoản; yếu tố tăng trưởng tài sản

Ngày đăng: 28/01/2016, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đạt Chí, 2012. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính ở Việt Nam. Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Trường Đại học kinh tế TP.HCM Khác
2. Dương Hữu Hạnh, 2005. Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê Khác
3. Đinh Phi Hổ, 2014. Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ. Nhà xuất bản phương đô ng Khác
4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản thống kê Khác
5. Trần Đức Luận, 2009. Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng trên eview. Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM Khác
6. Bùi Hữu Phước, 2009. Tài chính doanh nghiệp . N hà xuất bản tài chính Khác
7. Ngô Kim Phượng, 2013. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản lao động Khác
8. Đinh Ngọc Thanh, 2010. Kinh tế lượng. Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Cửu Long Khác
9. Nguyễn Quang Thu, 2007. Quản trị tài chính căn bản. Nhà xuất bản thống kê. Tài liệu Tiếng Anh Khác
10. Booth, L., Aivazian, V., Demirguc-Kunt, A. & Maksimovic, V. 2001. Capital structures in developing countries. The Journal of Finance, V.56, pp. 87-130 Khác
11. Chen, J. J. 2003. Determinants of capital structure of Chinese-listed companies. Journal of Business research, V.57, pp. 1341-1351 Khác
12. Frank, M.Z and V.K. Goyal, 2007, Capital Structure Decision. Which Factors are Reliably Important?, working paper, University of Minnesota and Hong Kong University of Science & Technology (HKUST) Khác
13. Frank, M.Z and V.K. Goyal, 2007, Trade-off and pecking order theories of debt, in B.E. Eckbo. Hanbook of Corporate Finance: Empirical Corporate Khác
14. Graham, JR and Harvey, 2001. The Theory and Practice of Corporate Finance: Evidence from the field. Journal of Financial Economics, Vol. 60, pp. 187- 243 Khác
15. Harris, M., Raviv, A., 1990. Theory of capital structure and technical change, Journal of Finance, Vol. 46, pp. 297-355 Khác
16. H. Jamal Zubairi, 2011, Capital Budgeting- Decision Marking Practice in Pakistan, Institute of Business Management Khác
17. Modigliani, F., and M.H. Miller, 1963. Coporate income taxes and the cost of capital: A correction, American Economic Review, Vol. 53, pp.433-443 Khác
18. Myers, S. C. , 1977. Determinants of Coporate Borrowing. Journal of Financial Economics, Vol. 5, pp. 147-175 Khác
19. Tran Dinh Khoi Nguyen and Neelakantan Ramachandran, 2006. Capital Structure in Small and Mediumsized Enterprises. The Case of Vietnam, Asean Economic Bulletin, Vol. 23, pp. 192-211 Khác
20. Wanrapee Banchuenvijit, 2009, Capital structure determinants of Thai listed companies, University of the Thai Chamber of Comerce, Thailan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w