dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ
2.2.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý
a) Nguyên tắc xác lập quyền SHCN đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý Việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc đăng ký với cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định cụ thể. Theo Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết h−ớng dẫn thi hành một số điều luật SHTT về SHCN thì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu "đ−ợc xác định trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà n−ớc về SHCN cấp văn bằng bảo hộ cho ng−ời nộp đơn đăng ký", và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa −ớc Madrid và Nghị định th− Madrid đ−ợc xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà n−ớc đối với đăng ký quốc tế đó. Còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì "đ−ợc xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng ký". Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thuộc về các cá nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Các chủ thể này có thể chỉ thực hiện việc sản xuất sản phẩm hoặc chỉ thực hiện kinh doanh dịch vụ hoặc có cả hai chức năng. Pháp luật cũng cho phép một cơ sở th−ơng mại nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình đ−a ra thị tr−ờng nh−ng do ng−ời khác sản xuất với điều kiện ng−ời sản xuất không sử dụng và không phản đối việc đăng ký đó.
Về việc nguyên tắc xác lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý, tr−ớc khi có Luật SHTT 2005, pháp luật Việt Nam có sự phân biệt về ph−ơng thức bảo hộ và nguyên tắc xác lập quyền giữa chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ: Quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý đ−ợc xác lập theo nguyên tắc tự động theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP; quyền SHCN đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa đ−ợc xác lập theo nguyên tắc đăng ký với cơ sở pháp lý là Nghị định 63/CP. Việc quy định hai nguyên tắc bảo hộ khác nhau cho hai đối t−ợng có nội hàm là tập hợp con của nhau nh− vậy là không hợp lý. Các quy định của Nghị định 54/2000/NĐ-CP hầu nh− không đ−ợc thực thi do không phù hợp với yêu cầu của thực tế; trong khi đó, quy định về trình tự, thủ tục đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa theo Nghị định 63/CP và Thông t− 3055/TT-SHCN không rõ ràng, đầy đủ để có thể áp dụng. Hậu quả của bất cập này là cho đến nay, Cục SHTT mới đăng bạ đ−ợc 4 tên gọi xuất xứ là n−ớc mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc
châu, cà phê Buôn Ma Thuột và B−ởi Đoan Hùng; trong khi đó, theo điều tra mới nhất của nhóm điều tra MALICA (Nhóm nghiên cứu phát triển nông nghiệp của các thành phố Châu á - Pháp), Việt Nam có đến 265 loại đặc sản do ng−ời tiêu dùng bầu chọn [33].
Luật SHTT đã có thay đổi về nguyên tắc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý nhằm khắc phục bất cập nêu trên, theo đó, chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ theo nguyên tắc đăng ký. Việc quy định đăng ký chỉ dẫn địa lý nh− là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn bảo hộ đối t−ợng này trên thế giớị Yêu cầu này đã đ−ợc đ−a ra trong Hiệp −ớc Lisbon, Quy chế 2081/91, 2081/92 của ủy ban Châu Âu và quy định pháp luật của nhiều n−ớc trên thế giớị
b) Trình tự xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý * Quyền nộp đơn
Điều 14.2 Nghị định 63/CP quy định các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu gồm:
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm, dịch vụ do mình sản xuất, tiến hành hoặc sẽ sản xuất, tiến hành.
- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động th−ơng mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm do mình đ−a ra thị tr−ờng do ng−ời khác sản xuất với điều kiện ng−ời sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm t−ơng ứng và không phản đối việc nộp đơn.
- Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể đó.
Luật SHTT 2005, về cơ bản, giữ nguyên các quy định tr−ớc đó về quyền đăng ký nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân và sử dụng thuật ngữ "quyền đăng
ký nhãn hiệu" thay cho thuật ngữ "quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa".
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền đăng ký, theo quy định của Luật SHTT 2005, thuộc về tổ chức tập thể thay vì cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể đó. Riêng đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, Luật SHTT 2005 quy định rõ hơn: quyền đăng ký thuộc về tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa ph−ơng đó. Cách quy định này là phù hợp với các tính chất của nhãn hiệu tập thể.
Đối với nhãn hiệu chứng nhận, Luật SHTT 2005 quy định: Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất l−ợng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ với điều kiện tổ chức đó không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó (Điều 136).
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, trong tr−ờng hợp cần thiết, hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu chung. Quyền đăng ký nhãn hiệu có thể đ−ợc chuyển giao với điều kiện ng−ời đ−ợc chuyển giao đáp ứng các yêu cầu đối với ng−ời đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật SHTT 2005, thuộc về Nhà n−ớc. Nhà n−ớc cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa ph−ơng nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Ng−ời thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
* Đơn đăng ký, cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Hành vi nộp Đơn đăng ký SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là sự kiện bắt đầu một cách chính thức quá trình đăng ký xác lập quyền SHCN.
Việc nộp đơn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ t−ơng ứng cho cả ng−ời nộp Đơn và cơ quan đăng ký. Việc nộp đơn đăng ký SHCN có thể đ−ợc thực hiện theo hai hình thức: một là nộp trực tiếp bởi ng−ời nộp đơn đến cơ quan đăng ký; hai là nộp đơn thông qua tổ chức đại diện SHCN đã đăng ký hoạt động hợp pháp.
Việc xét nghiệm đơn đăng ký, quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ và khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ đ−ợc cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo đúng trình tự pháp luật.
Theo Điều 105, 106 Luật SHTT 2005, Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý đ−ợc lập trên cơ sở mẫu có sẵn do cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền ban hành, gồm có:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nếu là đơn đăng ký xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu; ngoài ra còn có quy chế sử dụng nhãn hiệu (trong tr−ờng hợp là bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý nếu là đơn đăng ký xác lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý.
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện),
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu ng−ời nộp đơn thụ h−ởng quyền đó của ng−ời khác),
- Tài liệu chứng minh quyền −u tiên (nếu có yêu cầu h−ởng quyền −u tiên) - Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đơn đăng ký SHCN và giấy tờ giao dịch phải đ−ợc làm bằng tiếng Việt trừ một số giấy tờ nh−: Giấy ủy quyền, Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, Tài liệu chứng minh quyền −u tiên hoặc các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn; nh−ng những tài liệu này phải đ−ợc dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà n−ớc về
quyền SHCN yêu cầụ Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hàng hóa, dịch vụ khác nhaụ Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân n−ớc ngoài th−ờng trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân n−ớc ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân n−ớc ngoài không th−ờng trú tại Việt Nam, tổ chức n−ớc ngoài, cá nhân n−ớc ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền SHCN thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Trong tr−ờng hợp có nhiều đơn của nhiều ng−ời khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc t−ơng tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể đ−ợc cấp cho đơn hợp lệ có ngày −u tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số các đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ. Ngày −u tiên là ngày đơn yêu cầu bảo hộ nộp tới cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền hoặc ngày đ−ợc xác định theo điều −ớc quốc tế. Quyền −u tiên đối với ng−ời nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đ−ợc h−ởng trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối t−ợng nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật SHTT 2005. Trong một đơn đăng ký nhãn hiệu, ng−ời nộp đơn có quyền yêu cầu h−ởng quyền −u tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau đ−ợc nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra một nội dung t−ơng ứng với nội dung trong đơn. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đ−ợc h−ởng quyền −u tiên có ngày −u tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
* Thủ tục xử lý đơn đăng ký quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và cấp văn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Ngày nộp đơn là ngày đơn đ−ợc cơ quan quản lý nhà n−ớc về quyền SHCN tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều −ớc quốc tế. Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan quản lý nhà n−ớc về quyền SHCN sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký SHCN. Đơn đăng ký SHCN đ−ợc thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn, thời gian thẩm định hình thức là trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đơn đăng ký SHCN đã đ−ợc
cơ quan quản lý nhà n−ớc về quyền SHCN chấp nhận hợp lệ đ−ợc công bố trên Công báo SHCN, theo quy định tại Điều 110 Luật SHTT 2005, đơn đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đ−ợc công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đ−ợc chấp nhận là đơn hợp lệ. Kể từ ngày đơn đăng ký SHCN đ−ợc công bố trên Công báo SHCN đến tr−ớc ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ bất kỳ ng−ời thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà n−ớc về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. ý kiến này phải đ−ợc lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. Thời gian thẩm định nội dung của đơn đăng ký SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn;
Việc sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký đ−ợc quy định tại Điều 115 Luật SHTT 2005, việc sửa đổi bổ sung đơn không đ−ợc mở rộng phạm vi đối t−ợng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không đ−ợc làm thay đổi bản chất của đối t−ợng yêu cầu đăng ký nêu lên trong đơn, đồng thời phải đảm bảo tính thống nhất của đơn. Thời gian sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký không đ−ợc tính vào thời hạn thẩm định hình thức, nội dung và thẩm định lại đơn. Tr−ờng hợp tách đơn thì ngày nộp đơn của đơn đ−ợc tách đ−ợc xác định là ngày nộp đơn ban đầụ
Việc rút đơn đăng ký quyền SHCN đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đ−ợc quy định tại Điều 116 Luật SHTT 2005, theo đó, tr−ớc khi cơ quan quản lý nhà n−ớc về quyền SHCN quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, ng−ời nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua đại diện SHCN nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn. Từ thời điểm ng−ời nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt, các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan những thủ tục ch−a bắt đầu đ−ợc tiến hành đ−ợc hoàn trả theo yêu cầu của ng−ời nộp đơn. Mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều đ−ợc coi là ch−a từng đăng ký trừ tr−ờng hợp đơn đ−ợc dùng làm căn cứ để yêu cầu h−ởng quyền −u tiên.
Kết thúc việc thẩm định hình thức và nội dung của đơn, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đ−ợc thực hiện, cơ quản lý nhà n−ớc về quyền SHCN quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về SHCN. Theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT 2005, Giấy chứng nhận đăng ký đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là văn bản do cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu, nhãn hiệu, phạm vi và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu đó. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời hạn bảo hộ, đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Theo quy định tại Điều 117 luật SHTT 2005, đơn đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong những tr−ờng hợp sau:
- Có cơ sở để khẳng định rằng, đối t−ợng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
- Đơn đáp ứng các điều kiện để đ−ợc cấp bảo hộ nh−ng không phải là