Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Viẹt Nam (Trang 56 - 71)

- Nhập khẩu các hàng hóa mang nhãn hiệu đ−ợc bảo hộ.

2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

2.4.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

Để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đối với các dấu hiệu dùng để phân phân biệt sản phẩm, dịch vụ, pháp luật quy định về các hành vi xâm phạm đối với các đối t−ợng nàỵ Các chủ sở hữu khi nhận thấy đối t−ợng có những hành vi sau đây hoàn toàn có thể quy kết họ xâm phạm các đối t−ợng bảo hộ đối với các phân biệt sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể:

* Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đ−ợc bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đ−ợc bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ t−ơng tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu t−ơng tự với nhãn hiệu đ−ợc bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, t−ơng tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu d−ới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không t−ơng tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn t−ợng sai lệch về mối quan hệ giữa ng−ời sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Trên thực tế, sự vi phạm đối với Nhãn hiệu là phổ biến, nhất là đối với những nhãn hiệu có uy tín trên thị tr−ờng bởi lẽ việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đã đ−ợc đăng ký phần nhiều do lợi nhuận, số l−ợng tiêu thụ thậm chí cả sự thiếu hụt do nhu cầu tiêu dùng cao của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó trên thị tr−ờng gây nên. Nhãn hiệu, nhất là những nhãn hiệu nổi tiếng là công sức của chủ sở hữu, nó gắn liền với tâm huyết chủ sở hữu khi tạo ra chúng cũng nh− khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Nh− đã phân tích, vai trò và đặc biệt là giá trị vật chất của nhãn hiệu nhiều khi là rất lớn, chúng đ−ợc định giá tới hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ nh− các nhãn hiệu lớn là Coca Cola, Microsoft, Kodak, Malboro… Điều tất yếu là việc lậu sản xuất các sản phẩm gắn nhãn hiệu nổi tiếng sẽ hứa hẹn những khoản lợi nhuận khổng lồ cho ng−ời làm giả chúng. Và ng−ời thiệt thòi tr−ớc hết là chủ sở hữu nhãn hiệu, họ không chỉ mất đi phần lợi nhuận đáng lẽ đ−ợc nhận mà còn mất đi cả uy tín của chính mình với những ng−ời tiêu dùng. Những ng−ời gánh chịu hậu quả tiếp theo đó là ng−ời tiêu dùng, ngoài việc mất đi niềm tin nơi sản phẩm, nhà sản xuất, trong nhiều tr−ờng hợp họ còn là ng−ời phải chịu những hậu quả xấu khi những sản phẩm đó gây thiệt hại không chỉ là vật chất mà cả đến sức khỏe, tính mạng của họ. Ví dụ, tại Trung Quốc trong năm 2005, đã phải đối mặt với việc làm giả sản phẩm sữa bột cho trẻ sơ sinh nhái theo các nhãn hiệu nổi tiếng, sự việc này có hậu quả hết sức nghiêm trọng và thậm chí đã gây hoang mang trong d− luận những ng−ời dân ở những tỉnh bị vấn nạn này hoành hành.

* Hành vi xâm phạm quyền đối với tên th−ơng mại bao gồm:

Khi nói đến tên th−ơng mại là ng−ời ta đề cập đến tên gọi xác định cơ sở kinh doanh. Mọi hành vi chỉ dẫn th−ơng mại trùng hoặc t−ơng tự với tên th−ơng mại của ng−ời khác đã đ−ợc sử dụng tr−ớc cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ t−ơng tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh d−ới tên th−ơng mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên th−ơng mạị Nói một cách rất đơn giản, việc hai công ty cùng sản xuất một mặt hàng là đồ chơi trẻ em, một công ty lấy tên là Man Power, công ty

này hoạt động hiệu quả và kinh doanh rất phát đạt, công ty còn lại đặt tên công ty của mình là Woman Power, việc đặt tên th−ơng mại nh− vậy rất dễ gây hiểu nhầm đối với ng−ời tiêu dùng. Và trên thực tế tại Việt Nam, hành vi này khá phổ biến nh− việc tại Hải Phòng, có khá nhiều cơ sở sản xuất nhựa gia công nhái tên là Tiến Phong, hay Tiên Phong… rất dễ gây nhầm lẫn với Công ty nhựa Tiền Phong vốn đã có uy tín nhất định đối với ng−ời tiêu dùng.

Cụ thể hơn, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên th−ơng mại gồm:

Thứ nhất: Sử dụng chỉ dẫn th−ơng mại trùng với tên th−ơng mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh đối với cùng loại hàng hóạ Chỉ dẫn th−ơng mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm h−ớng dẫn th−ơng mại, hàng hóa, dịch vụ gồm: nhãn hiệu hàng hóa, tên th−ơng mại, biểu t−ợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa, nhãn hàng hóạ Nh− vậy, chỉ dẫn th−ơng mại là một biểu t−ợng, một dấu hiệu bên ngoài cụ thể để chỉ rõ một cơ sở kinh doanh hay sản xuất. Chỉ dẫn th−ơng mại không phải là dấu hiệu để chỉ con ng−ời cụ thể mà là dấu hiệu thể hiện nội dung (đối t−ợng) hoạt động của cơ sở đó. Ng−ời ta chọn chỉ dẫn th−ơng mại là dấu hiệu về đối t−ợng sử dụng mang hình vẻ bên ngoài về hoạt động kinh doanh của cơ sở đó. Chỉ dẫn th−ơng mại có thể là từ ngữ hoặc hình ảnh hoặc kết hợp cả hai dạng nàỵ Sử dụng chỉ dẫn th−ơng mại là hành vi gắn chỉ dẫn th−ơng mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, ph−ơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, ph−ơng tiện quảng cáo, quảng cáo để bán… Việc sử dụng chỉ dẫn th−ơng mại gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại đã đ−ợc bảo hộ làm ng−ời tiêu dùng liên t−ởng tới hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đang sử dụng tên th−ơng mại là của có tên th−ơng mại đ−ợc bảo hộ thậm chí còn gây ra sự nhầm t−ởng hai doanh nghiệp đó là một. Vì vậy, cần ngăn chặn ngay các hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại đã đ−ợc bảo hộ.

Thứ hai: Trên cùng một địa bàn, trong cùng một lĩnh vực kinh doanh đã có tên th−ơng mại nh−ng chủ thể khác dùng tên th−ơng mại đã có từ tr−ớc. Đặc tr−ng cơ bản của việc bảo hộ pháp lý đối với tên th−ơng mại của một th−ơng nhân là mục tiêu ngăn chặn các th−ơng nhân khác sử dụng tên th−ơng mại trùng lặp hoặc t−ơng tự tới mức gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại đó với mục đích cạnh tranh. Việc một th−ơng nhân sử dụng trái phép một tên th−ơng mại trùng lặp hoặc t−ơng tự tới mức gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại của th−ơng nhân khác đã đ−ợc bảo hộ (gọi là tên th−ơng mại có tr−ớc) trong cùng phạm vi lãnh thổ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một tên th−ơng mại bị coi là t−ơng tự gây nhầm lẫn với tên th−ơng mại khác nếu hai tên th−ơng mại đó giống nhau tới mức một số l−ợng đáng kể những ng−ời tiêu dùng thông th−ờng cho rằng hai tên th−ơng mại đó xác định cùng một cơ sở sản xuất kinh doanh, mặc dù trên thực tế mỗi tên th−ơng mại xác định các cơ sở kinh doanh khác nhaụ Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ng−ời kinh doanh có thể dùng tên riêng để đặt cho tên th−ơng mại, mặc dù có một ng−ời khác có quyền −u tiên sử dụng đối với yên th−ơng mại của mình (đối với tên gọi giống nhau). Ng−ời có quyền −u tiên sớm hơn không có quyền ngăn cấm hoàn toàn ng−ời khác sử dụng một cách trung thực tên gọi của họ. Điều này dẫn đến tình trạng có nguy cơ nhầm lẫn giữa hai tên th−ơng mạị Hành vi khai thác trái phép tên th−ơng mại còn xảy ra trong tr−ờng hợp doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp khác sử dụng tên th−ơng mại của mình. Tùy vào mối quan hệ của hai doanh nghiệp, trong mọi tr−ờng hợp thực tế này có thể gây nhầm lẫn trong việc xác định doanh nghiệp nào sử dụng tên th−ơng mại, sử dụng đến mức độ nàọ Mỗi tr−ờng hợp cần phải đ−ợc đánh giá, cân nhắc các khía cạnh chung nhất định.

Thứ ba: Sử dụng tên th−ơng mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đã đ−ợc đăng ký bảo hộ tr−ớc khi sử dụng tên th−ơng mại đó. Một doanh nghiệp dùng tên th−ơng mại làm tên th−ơng mại để xác định bản thân doanh nghiệp, các hoạt động nghề nghiệp của mình và một doanh nghiệp khác sử dụng tên gọi trùng hoặc t−ơng tự gây nhầm lẫn với tên gọi nói trên làm nhãn

hàng hóa để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình. Chức năng của tên gọi trong hai tr−ờng hợp này là khác nhaụ Tuy nhiên, thực tế là ng−ời tiêu dùng có thể nhầm lẫn rằng hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu có nguồn gốc ừ doanh nghiệp mang tên th−ơng mại trùng hoặc t−ơng tự với nhãn hiệụ Nh− vậy, tên th−ơng mại cần đ−ợc bảo hộ chống lại những nhãn hiệu hàng hóa xung đột và ng−ợc lại nhãn hiệu hàng hóa cần đ−ợc bảo hộ chống lại tên xung đột.

* Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý gồm có:

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nh−ng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất l−ợng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ cho sản phẩm t−ơng tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc t−ợng tự với chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho ng−ời tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đ−ợc bảo hộ đối với r−ợu vang, r−ợu mạnh cho r−ợu vang, r−ợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý t−ơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả tr−ờng hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý đ−ợc sử dụng d−ới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ t−ơng tự.

Cũng giống nh− nhãn hiệu, một chỉ dẫn địa lý truyền đi một thông điệp, nó nói với ng−ời tiêu dùng rằng một sản phẩm sản xuất tại một địa điểm cụ thể và có những đặc tính mong muốn nhất định mà chỉ nơi đó mới có. Việc bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia quy trình sản xuất, l−u thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ

dẫn địa lý đó. N−ớc ta là một n−ớc nông nghiệp với nhiều sản phẩm truyền thống, và rất nhiều địa ph−ơng có những sản phẩm mang linh hồn của địa ph−ơng mình. Chúng ta đã có những chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo uy tín trong n−ớc mà còn trên nhiều thị tr−ờng khó tính của thế giới nh− n−ớc mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết Mộc Châu… Về mặt chiến l−ợc, chỉ dẫn địa lý có nhiều tác dụng kinh doanh mạnh mẽ giống nh− tác dụng của nhãn hiệụ Tầm cỡ của những đặc sản địa ph−ơng có thể đ−ợc nâng lên trong con mắt của ng−ời tiêu dùng khi một cộng đồng địa ph−ơng và các thành viên của cộng đồng đ−ợc h−ởng độc quyền để sử dụng một chỉ dẫn riêng biệt. Việc quy định các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý là cơ sở để bảo hộ hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nâng cao nhận thức về bảo vệ chỉ dẫn địa lý cũng về tầm quan trọng của chúng đối với chính những ng−ời có quyền sử dụng chúng.

2.4.2. Những quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

Nh− đã phân tích về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhóm đối t−ợng là các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, thì việc xâm phạm các quyền sở hữu đối với nhóm đối t−ợng này là rất phổ biến và trong tr−ờng hợp đó, theo quy định tại Điều 198 Luật SHTT 2005 chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình nh−:

- áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi th−ờng thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Và tại khoản 1 Điều 199 của Luật SHTT 2005 cũng quy định rõ: "Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự".

Những quy định chung này là nền tảng để các thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhóm đối t−ợng là các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ vốn là nhóm đối t−ợng rất dễ bị xâm phạm bởi lợi ích kinh tế to lớn mà chúng có thể mang lại cho chủ sở hữụ

2.4.3. Các biện pháp dân sự

Với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lan tràn mạnh mẽ hiện nay, việc áp dụng những biện pháp xử lý hành vi xâm phạm đặc biệt là biện pháp dân sự là một trong những biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phổ biến và hiệu quả nhất hiện naỵ Điều này xuất phát từ tính chất mềm dẻo và thiết thực của các biện pháp nàỵ Sở dĩ nói nh− vậy vì trong các vụ tranh chấp liên quan đến sở hữu công nghiệp, mức độ tổn thất là rất lớn và việc thực hiện các yêu cầu bồi th−ờng thiệt hại là rất quan trọng. Các biện pháp dân sự mà Toà án có thể áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm bao gồm:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật; - Buộc bồi th−ờng thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đ−a vào sử dụng không nhằm mục đích th−ơng mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và ph−ơng

tiện đ−ợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh h−ởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Viẹt Nam (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)