- Nhập khẩu các hàng hóa mang nhãn hiệu đ−ợc bảo hộ.
3.1. thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm,
sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam cùng một số khuyến nghị
về hoàn thiện pháp luật
3.1. thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ
3.1.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Nhu cầu đối với việc bảo hộ quyền SHCN đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ là rất lớn do vai trò to lớn của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với các doanh nghiệp, ng−ời tiêu dùng và toàn xã hội nhất là ở một n−ớc đang phát triển nh− Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung và hoạt động xác lập quyền SHCN đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ ở n−ớc ta vẫn còn ch−a thực sự hiệu quả mặc dù đã có những b−ớc tiến đáng kể đặc biệt trong những năm gần đây việc này thể hiện qua số đơn đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý và số Giấy chứng nhận đ−ợc cấp. Riêng với nhãn hiệu, trong vòng 15 năm từ năm 1990 đến 2005 đã có 110.014 đơn trong đó số đơn của ng−ời Việt Nam là 63.182 đơn. Trong khi đó số giấy chứng nhận đã đ−ợc cấp mới chỉ là 67.670 giấy và trong đó số giấy chứng nhận đ−ợc cấp cho ng−ời Việt Nam là 36.630 giấỵ Với chỉ dẫn địa lý, cho đến thời điểm hiện nay mới có 6 chỉ dẫn địa lý đ−ợc đăng bạ về bảo hộ, đó là: n−ớc mắm Phú Quốc, r−ợu Cognac Pháp, thanh long Bình Thuận, chè Shan Tuyết Mộc Châu (2001); cà phê Rubota Buôn Ma Thuột (2005); b−ởi Đoan Hùng (2006) và một số chỉ dẫn đang đ−ợc xem xét bảo hộ đó là: b−ởi
Phúc Trạch, quýt Lai Vu, gạo nàng thơm chợ Đào, vải thiều Thanh Hà, b−ởi Năm Roi và nhãn lồng H−ng Yên.
Hoạt động xét nghiệp đơn, vấn đề giải quyết khiếu nại, phản đối liên quan đến xác lập quyền SHCN đối với nhóm đối t−ợng này cũng còn nhiều vấn đề tồn tại nh− vấn đề giải quyết khiếu nại còn chậm, kém hiệu quả vẫn còn tồn tại những vụ khiếu nại mà việc xử lý kéo dài thậm chí tới hơn 2 năm [31].
Bên cạnh đó, chính những doanh nghiệp Việt Nam cũng không có những kỹ năng trong việc thực hiện quyền của mình, điều này thể hiện qua chất l−ợng đơn đăng ký SHCN của ng−ời Việt Nam, có rất nhiều đơn không có đầy đủ nội dung, yêu cầu liên quan đến việc xác lập quyền mô tả đối t−ợng yêu cầu bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ... điều này cũng làm ảnh h−ởng đến hoạt động xác lập quyền SHCN đối với nhóm đối t−ợng này, mặc dù cho đến nay, công tác tuyên truyền về sở hữu công nghiệp nói chung và với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý nói riêng đã đ−ợc triển khai khá rộng rãị
3.1.2. Thực trạng vi phạm
Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, song song với sự phát triển của nền kinh tế thì ngày càng nảy sinh nhiều những vi phạm đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ thể hiện bởi các khiếu nại về xâm phạm đối với quyền SHCN nói chung và đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ nói riêng.
Ví dụ, trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa, chỉ tính riêng số vụ khiếu nại về xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH đ−ợc giải quyết với sự tham gia của Cục Sở hữu trí tuệ là 1.954 vụ (trong vòng từ năm 1997 đến 2005). Ngoài ra, các đơn vị có thẩm quyền nh− công an, quản lý thị tr−ờng, tòa án cũng xử một số l−ợng không nhỏ hơn là bao so với Cục Sở hữu trí tuệ bằng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hoặc với các tội danh đ−ợc quy định trong luật hình sự Việt Nam.
Còn trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý:
Đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Tr−ớc khi có Luật SHTT 2005, do cơ chế bảo hộ của n−ớc ta hiện nay là bảo hộ tự động, khi có xâm phạm quyền, việc chứng minh các điều kiện để h−ởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và th−ờng là việc rất khó khăn và tốn kém. Mặt khác, các chủ thể có quyền lại ch−a nhận thức, ý thức rõ về quyền của mình và bảo vệ quyền nên thực tế, hiệu quả của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là rất ít. Thực tế có rất ít các vụ tranh chấp vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ở n−ớc ta do đến nay chỉ dẫn địa lý đã đ−ợc bảo hộ còn ch−a nhiều, mới chỉ có 6 chỉ dẫn đ−ợc bảo hộ đó là: n−ớc mắm Phú Quốc, r−ợu Cognac Pháp, thanh long Bình Thuận, chè Shan Tuyết Mộc Châu (2001); cà phê Rubota Buôn Ma Thuột (2005); b−ởi Đoan Hùng (2006). Hiện nay với quy định cụ thể hơn về cơ chế bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT 2005, việc thực hiện quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý đã đ−ợc cải thiện phần nào, hiện nay đã có thêm những chỉ dẫn đang đ−ợc xem xét bảo hộ đó là: b−ởi Phúc Trạch, quýt Lai Vu, gạo nàng thơm chợ Đào, vải thiều Thanh Hà, b−ởi Năm Roi và nhãn lồng H−ng Yên.
Đối với việc bảo hộ tên th−ơng mại, các chủ thể vẫn ch−a thực sự ý thức đ−ợc quyền của mình, hiện t−ợng vi phạm sở hữu công nghiệp đối với tên th−ơng mại vẫn còn khá phổ biến đặc biệt là trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừạ Các doanh nghiệp vẫn có thói quen đặt tên th−ơng mại của mình na ná hoặc gần giống với tên của những doanh nghiệp đã có uy tín nhất định trên thị tr−ờng, chẳng hạn tại thị tr−ờng Hải Phòng, một số doanh nghiệp sản xuất nhựa vẫn lấy tên th−ơng mại của mình là Tiến Phong hay Tiên Phong, rất dễ gây nhầm lẫn với Nhựa Tiền Phong, vốn là một doanh nghiệp đã có uy tín lâu năm trên thị tr−ờng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Thứ nhất, cơ chế thực thi và áp dụng pháp luật ch−a đ−ợc đảm bảo, hoàn thiện và phát huy đúng mức. Cho tới nay các vụ việc đ−ợc giải quyết tr−ớc
Tòa án là hết sức ít ỏi, chủ yếu các vi phạm đ−ợc xử lý bằng biện pháp hành chính, điều này là minh chứng cho cơ chế thực thi không phát huy đ−ợc tác dụng. Mặt khác, việc thực thi các biện pháp chế tài còn gặp một số v−ớng mắc nh−: ranh giới áp dụng các biện pháp hành chính và hình sự ch−a rõ ràng; khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên hay khả năng Tòa án yêu cầu cung cấp chứng cứ ch−a đ−ợc làm rõ; không có sự phân biệt rạch ròi về việc ng−ời bị xử lý có đ−ợc thông báo tr−ớc hay là bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; khả năng áp dụng các biện pháp tạm thời; cách tính toán thiệt hại và hậu quả và thực hiện trách nhiệm đền bù.
Thứ hai, cách tổ chức đảm bảo thực thi ch−a thực sự phù hợp. Ngay cả với cơ chế hành chính việc phân công, phân cấp cho nhiều cơ quan, nhiều nấc xử phạt khiến cho hiệu lực bị phân tán và trở nên phức tạp hóạ Trong khi đó, năng lực chuyên môn về quyền sở hữu công nghiệp của hệ thống đảm bảo thực thi ch−a đáp ứng đ−ợc với sự đòi hỏi của thực tiễn, tình trạng lệ thuộc vào các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ khiến cho việc đảm bảo thực thi bị chậm trễ, bị động đồng thời đẩy cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ vào tình trạng thái quá.
Thứ ba, nguyên nhân từ chính toàn xã hộị Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung và các vấn đề liên quan đến các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ nói riêng còn hạn chế. Hầu nh− các doanh nghiệp ch−a đánh giá đ−ợc đúng giá trị của các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này hoặc đều ch−a coi đó là bộ phận của chiến l−ợc phát triển của mình.Thông tin sở hữu công nghiệp đang là khâu yếu nhất trong hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam. Thực tế, chúng ta mới chỉ có hệ thống thông tin về sở hữu công nghiệp mà chủ yếu là bao gồm các t− liệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóạ Năng lực tài nguyên thông tin của chúng ta đứng ở mức trung bình, ch−a đ−ợc phát huy đầy đủ. Mặt khác, hệ thống thông tin vừa chậm vừa không kịp thời đã phần nào làm nản lòng các doanh nghiệp và những ng−ời sử dụng nó.
3.1.3. Thực trạng xử lý vi phạm
Cho tới nay, số vụ việc vi phạm quyền SHCN tr−ớc Tòa án là rất khiêm tốn. Tính từ năm 1995 đến 2001, tổng số vụ việc về SHTT đ−ợc giải quyết tr−ớc Tòa án tỉnh và Tòa án thành phố giải quyết là 45 vụ trong đó chủ yếu là các vụ kiện xâm phạm về quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp. Hiện nay, không có số liệu thống kê chính thức về số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đ−ợc Tòa án giải quyết. Trong thực tế, các đơn vị nh− Thanh tra, Quản lý thị tr−ờng và Cảnh sát kinh tế và Hải quan thực hiện là t−ơng đối lớn.
Từ tháng 1.2000 đến tháng 6.2003, lực l−ợng quản lý thị tr−ờng trong cả n−ớc đã xử lý khoảng 1.500 vụ hàng giả có yếu tố xâm phạm quyền SHCN liên quan đến nhãn hiệu hàng hóạ Năm 2000, một đợt thanh tra trên toàn quốc do lực l−ợng thanh tra khoa học - công nghệ trong toàn quốc đã tiến hành với chủ đề sở hữu công nghiệp đã phát hiện thấy nhiều tr−ờng hợp vi phạm pháp luật. Từ năm 1999 đến hết 2003 lực l−ợng này đã xử lý vi phạm hành chính đối với 252 cơ sở trong đó áp dụng hình thức phạt tiền đối với 111 cơ sở, doanh nghiệp, số tiền phạt là 750 triệu đồng và cảnh cáo 141 cơ sở, doanh nghiệp khác.
Lực l−ợng Hải quan cũng đã đẩy mạnh việc kiểm tra về sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và xử lý gần 400 vụ xuất nhập khẩu hàng hóa có sự vi phạm sở hữu trí tuệ (từ năm 1999 đến 2003).
Nạn làm hàng giả ngày càng tràn lan trên thị tr−ờng và đang trở thành vấn nạn của xã hội, hậu quả của nó ai cũng có thể nhìn thấy đ−ợc. Hàng giả xuất hiện từ hàng tiêu dùng đến đồ uống thậm chí đến cả thuốc. Hàng giả xuất hiện ngày càng nhiềụ
Khi tiến hành kiểm tra Xí nghiệp ắc quy Cửu Long và Chi nhánh Công ty Pinaco tại số 2 Đặng Thái Thân và Cửa hàng 289A phố Huế, Hà Nội, lực l−ợng quản lý thị tr−ờng đã thu giữ 4857 bình ắc quy vi phạm - các đơn vị
này đã sản xuất và kinh doanh bình ắc quy có gắn chữ "Use for Honda" "Dream 100"- Made in Thailand (900 cái) ở mặt sau sản phẩm gây nhầm lẫn với chính hiệụ Đội Quản lý thị tr−ờng 3A- Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ở một cơ sở buôn bán phụ tùng xe máy tại Quận 5 có nhiều mặt hàng phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu của Honda nh−: Nhãn hiệu "Neo, use for Honda"- Made in Thailand; Mobil lửa mang nhãn hiệu Honda (120 cuộn) [46].
Đây chỉ là một trong vô vàn những hành vi vi phạm đang diễn ra hàng ngàỵ Con số các vụ xâm phạm d−ới đây có thể minh chứng cho nhận định trên: "Số liệu các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đề nghị thẩm định tình trạng pháp lý của các đối t−ợng nghi ngờ xâm phạm quyền là 48 vụ năm 1994, năm 2002 là 399 vụ, năm 2003 là 326 vụ" [36]. Các hành vi vi phạm này xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ sản xuất, chế biến đến l−u thông và xuất hiện từ nông thôn tới thành thị, từ những quầy hàng nhỏ tới các siêu thị lớn và sang trọng. Đã đến lúc cần phải báo động về tình trạng nàỵ
Trên thực tế khi có hành vi xâm phạm, hầu hết các chủ sở hữu công nghiệp th−ờng lựa chọn ph−ơng pháp giải quyết mềm dẻo thông qua hòa giảị, th−ơng l−ợng với các mong muốn giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hạn chế chi phí. Chủ sở hữu hoặc đại diện pháp lý th−ờng gửi các khuyến cáo của mình về quyền sở hữu hay quyền sử dụng hợp pháp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên xâm phạm. Tất nhiên, hình thức này chỉ phát huy tác dụng đối với những vụ việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa có chứng cứ, tiêu chí đánh giá phạm vi rõ ràng, bên vi phạm th−ờng ngại sự can thiệp của cơ quan Nhà n−ớc nên mọi việc diễn ra t−ơng đối rõ ràng.
Việc Tòa án không đ−ợc tham gia nhiều vào các xâm phạm này là bởi vẫn bị hạn chế bởi các vấn đề sau:
Thứ nhất, Thời hạn giải quyết vụ việc tại Tòa án kéo dài thủ tục phức tạp. Đây là thực trạng chung của việc giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự tại Tòa án. Thời gian giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền
SHCN th−ờng kéo dài từ 2-3 năm, có thể phải giải quyết qua nhiều thủ tục khác nhau, ảnh h−ởng đến hiệu quả việc thực thi quyền SHCN. Trong khi đó, pháp luật hiện hành ch−a quy định các biện pháp chế tài hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong suốt thời gian kể từ khi có hành vi xâm phạm đến Toà án thụ lý và giải quyết, do đó nhiều chủ thể xâm phạm đã lợi dụng thời cơ để kéo dài thời gian vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận, tẩu tán hàng vi phạm.
Thứ hai, chế tài bồi th−ờng thiệt hại theo yêu cầu của Tòa án là không khả thị Các yêu cầu về bồi th−ờng thiệt hại của chủ sở hữu khi ra tòa là khó thực hiện đ−ợc là bởi các quy định về xác định thiệt hại và bồi th−ờng thiệt hại ch−a đ−ợc h−ớng dẫn cụ thể trong tranh chấp về quyền SHCN.
Thứ ba, là yếu tố con ng−ờị Năng lực chuyên môn của thẩm phán trong lĩnh vực này ch−a đ−ợc thực sự chú trọng. Hơn nữa, cán bộ tại Tòa án không đ−ợc tổ chức tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực nàỵ Đây là hạn chế đáng kể cần đ−ợc khắc phục nhanh chóng cho phù hợp với việc gia nhập WTO của Việt Nam trong thời gian gần nhất.
Thứ t−, bản thân doanh nghiệp, khi phát hiện xâm phạm cũng có tâm lý ngại theo kiện bởi các doanh nghiệp rất sợ mất nhiều thời gian khi tham gia tranh tụng tài tòa cũng nh− sợ mang tiếng có tranh chấp phải đ−a ra tòạ Bởi vậy công tác xét xử tại tòa cần phải đ−ợc rút ngắn thời gian, chế tài mạnh hơn và chất l−ợng xét xử cao hơn.