Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Viẹt Nam (Trang 26 - 43)

Các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ

2.1.1. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu a) Khái niệm

Có thể nói nhãn hiệu là một phần vô cùng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất khi sản xuất hoặc kinh doanh một sản phẩm không thể bỏ qua dấu hiệu nàỵ Chính bởi vậy mà nó trở nên quan trọng.

Nhãn hiệu hàng hóa là một thuật ngữ đã có từ lâu nh−ng khái niệm về nó lại chỉ mới đ−ợc đ−a ra tại Hiệp định TRIPs. Tại khoản 1 Điều 15 quy định:

Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóạ Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình và sự kết hợp các sắc màu cũng nh− tổ hợp của bất kỳ các dấu hiệu đó phải có khả năng đ−ợc đăng ký là nhãn hiệu hàng hóạ

Có thể thấy, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong Hiệp định TRIPs là t−ơng đối khái quát và mang tính quy chuẩn. Theo đó, bất kỳ một dấu hiệu nào (kể cả màu sắc, mùi vị, âm thanh…) miễn là có thể là dấu hiệu để nhận phân biệt đ−ợc hàng hóa đều có thể coi là nhãn hiệu hàng hóạ Đây cũng là cơ sở để các n−ớc tham khảo trên cơ sở đó theo đặc thù của từng quốc gia có thể đ−a ra những khái niệm riêng trong pháp luật của quốc gia mình. Bởi vậy,

trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia chúng ta có thể bắt gặp các khái niệm về nhãn hiệu hàng hóa khác nhaụ

Quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cũng đ−ợc ghi nhận trong Hiệp định th−ơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ:

Nhãn hiệu hàng hóa đ−ợc cấu thành bởi các dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một ng−ời với hàng hóa hoặc dịch vụ của ng−ời khác bao gồm từ ngữ, tên ng−ời, hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình ảnh hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóạ Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Có thể thấy rằng, khái niệm này t−ơng đối gần với khái niệm nhãn hiệu hàng hóa quy định trong Hiệp định TRIPs.

Nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 đ−ợc giải thích nh− sau: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau" (khoản 16 Điều 4 LSHTT 2005).

Theo đó, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy đ−ợc d−ới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, đ−ợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, nó không chỉ đơn giản là từ ngữ chỉ tên của sản phẩm, dịch vụ mà còn chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ. Tác dụng lớn nhất của nhãn hiệu là truyền tải thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, dịch vụ cho ng−ời tiêu dùng. Điểm khác biệt của nhãn hiệu so với các đối t−ợng sở hữu công nghiệp khác nh− sang chế hay kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu không mang tính sáng tạo trí tuệ cao, nó là biểu t−ợng để ng−ời sản xuất, kinh doanh đánh dấu cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

b) Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu Các dấu hiệu dùng để phân biệt bao gồm:

* Dấu hiệu có thể cảm nhận đ−ợc bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình khối… Đây chính là điểm mới của Luật SHTT 2006, tức là với những dấu hiệu này ta hoàn toàn có thể cảm nhận bằng trực quan. Hiện nay trên thế giới, việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu nhận biết bằng thị giác mà còn cả những dấu hiệu khác nh− mùi vị, âm thanh… Tuy nhiên, so với phần quy định về nhãn hiệu trong bộ luật Dân sự 1995, Luật Sở hữu trí tuệ đã có điểm mới, phù hợp với thực tế hơn về khái niệm nhãn hiệụ

Khả năng phân biệt: Để thực hiện chức năng phân biệt của sản phẩm và dịch vụ của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác thì nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Để một dấu hiệu có khả năng phân biệt thì dấu hiệu đó phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và các điều kiện nội dung.

Điều kiện về hình thức:

Theo quy định tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005, các dấu hiệu sau không đ−ợc bảo hộ với t− cách là nhãn hiệu do không có khả năng phân biệt nh−:

- Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;

- Dấu hiệu, biểu t−ợng quy −ớc, hình vẽ hoặc tên gọi thông th−ờng của hàng hóa, dịch vụ thông th−ờng của hàng hóa, dịch vụ bằng bất cứ ngôn ngữ nào đã đ−ợc sử dụng rộng rãi, th−ờng xuyên nhiều ng−ời biết đến. Chẳng hạn, hình bánh răng là biểu t−ợng của ngành cơ khí, không thể đăng ký làm nhãn hiệu cho các sản phẩm cơ khí.

Điều kiện này cũng đ−ợc thể hiện trong công −ớc Paris, tại mục B điểm 2 điều 6 quin quines theo đó, một nhãn hiệu sẽ không đ−ợc đăng ký nếu chúng không có bất cứ dấu hiệu phân biệt nào hoặc chỉ bao gồm những dấu hiệu hoặc các chỉ dẫn đ−ợc sử dụng trong th−ơng mại để chỉ chủng loại, số

l−ợng, chất l−ợng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ của một hàng hóa, hoặc thời gian sản xuất hoặc đã trở thành thông dụng trong ngôn ngữ hiện thời hoặc trong tập quán th−ơng mại lành mạnh và lâu đời tại n−ớc có yêu cầu bảo hộ.

Điều kiện về nội dung:

Những dấu hiệu mang tính miêu tả, công dụng, giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ và dấu hiệu chỉ chủng loại sẽ không đ−ợc bảo hộ do mất khả năng phân biệt. Các điều kiện về nội dung bao gồm các quy định sau:

- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, ph−ơng pháp sản xuất, chủng loại, số l−ợng, chất l−ợng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ trừ tr−ờng hợp dấu hiệu đó đã đạt đ−ợc khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng tr−ớc thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ trừ tr−ờng hợp dấu hiệu đó đã đ−ợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc đ−ợc đăng ký d−ới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật SHTT 2005;

- Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đ−ợc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc t−ơng tự trên cơ sở đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày −u tiên sớm hơn trong tr−ờng hợp đơn đăng ký đ−ợc h−ởng quyền −u tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu đ−ợc nộp theo điều −ớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ng−ời khác đã đ−ợc đăng ký sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc t−ơng tự từ tr−ớc ngày nộp đơn hoặc ngày −u tiên trong tr−ờng hợp đơn đ−ợc h−ởng quyền −u tiên;

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ng−ời khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc t−ơng tự mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đó đã chấm dứt hiệu lực pháp luật ch−a quá năm năm, trừ tr−ờng hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không đ−ợc sử dụng theo quy định việc sử dụng và bắt đầu hoặc bắt đầu lại tr−ớc ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

Khi một nhãn hiệu đã đ−ợc đăng ký và đã đ−ợc sử dụng trên thị tr−ờng, ít nhiều ng−ời tiêu dùng đã có ấn t−ợng với sản phẩm mang nhãn hiệu đó và th−ờng liên t−ởng tới sản phẩm mang nhãn hiệu đó với một nguồn gốc (nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ) nhất định. Do đó, để tránh gây nhầm lẫn cho ng−ời tiêu dùng, sau khi nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực pháp luật ch−a quá năm năm, trừ tr−ờng hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không đ−ợc sử dụng theo quy định việc sử dụng và bắt đầu hoặc bắt đầu lại tr−ớc ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đ−ợc coi là nổi tiếng của ng−ời khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc t−ơng tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nôi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không t−ơng tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh h−ởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự với tên th−ơng mại đang đ−ợc sử dụng của ng−ời khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho ng−ời tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa;

- Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc đ−ợc dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang đ−ợc bảo hộ cho r−ợu vang, r−ợu vang mạnh nếu dấu hiệu đ−ợc đăng ký để sử dụng cho r−ợu vang, r−ợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

- Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của ng−ời khác đ−ợc bảo hộ trên cơ sở đăng ký kiểu dáng công nghiệp d\có ngày nộp đơn hoặc ngày −u tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày −u tiên của đơn đăng ký nhãn hiệụ

* Các điều kiện khác bao gồm các dấu hiệu về đạo đức- không đ−ợc trái với đạo đức; không trùng với quốc ca, quốc kỳ. Quốc ca, quốc kỳ là biểu t−ợng, là đại diện cho một dân tộc, một quốc gia bởi vậy nhãn hiệu không thể đ−ợc bảo hộ nếu nó trùng với Quốc ca, quốc kỳ của đất n−ớc. Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định rất rõ ràng về các dấu hiệu không đ−ợc bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các n−ớc.

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu t−ợng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà n−ớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không đ−ợc cơ quan, tổ chức đó cho phép.

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của n−ớc ngoàị

- Dấu hiệu trùng hoặc t−ơng tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không đ−ợc sử dụng, trừ tr−ờng hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối ng−ời tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất l−ợng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ.

c) Phân loại nhãn hiệu

Trong thực tiễn bảo hộ, nhãn hiệu hàng hóa đ−ợc phân chia thành các loại khác nhaụ Sự phân chia này là cần thiết, bởi với mỗi loại nhãn hiệu chúng ta

sẽ có các dấu hiệu riêng để nhận biết. Chúng ta có thể phân chia nhãn hiệu dựa trên các tiêu chí khác nhaụ

Căn cứ vào số l−ợng chủ sở hữu: Nhãn hiệu đ−ợc phân thành nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu cá nhân.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 17, Điều 4, Luật SHTT 2005). Nh− vậy, từ khái niệm trên có thể rút ra các đặc điểm về nhãn hiệu tập thể nh−: Pháp luật Việt Nam một mặt công nhận khả năng sử dụng nhãn hiệu tập thể bởi nhiều cá nhân hay pháp nhân trong một tập thể hoặc của chính bản thân các tổ chức tập thể; Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể có thể đ−ợc trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện cho tập thể.

Căn cứ vào mức độ nổi tiếng, nhãn hiệu đ−ợc chia thành nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu th−ờng

+ Nhãn hiệu hàng hóa th−ờng là những loại nhãn hiệu tồn tại trên thị tr−ờng nhiều nhất, phổ biến nhất và làm cơ sở cho những loại nhãn hiệu khác.

+ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đ−ợc ng−ời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20, Điều 4, Luật SHTT 2005).

Căn cứ vào hình thức, nhãn hiệu đ−ợc chia thành nhãn hiệu là chữ cái, nhãn hiệu là từ ngữ, nhãn hiệu là hình ảnh, nhãn hiệu là hình khối, nhãn hiệu kết hợp giữa hai hoặc nhiều yếu tố trên.

Căn cứ vào tính chất, nhãn hiệu đ−ợc chia thành nhãn hiệu th−ờng, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận.

+ Nhãn hiệu hàng hóa th−ờng là những loại nhãn hiệu tồn tại trên thị tr−ờng nhiều nhất, phổ biến nhất và làm cơ sở cho những loại khác.

+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá

nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất l−ợng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18, Điều 4, Luật SHTT 2005). Mục đích của nhãn hiệu chứng nhận là đảm bảo chất l−ợng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải đúng với yêu cầu của nhãn hiệu chứng nhận đã đ−ợc ghi nhận. Ng−ời chủ của nhãn hiệu chứng nhận chỉ đơn thuần là ng−ời đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác nhận một tiêu chuẩn nhất định, th−ờng là tiêu chuẩn về chất l−ợng, nếu không là đặc điểm về quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công lao động. Chủ của nhãn hiệu chứng nhận phải có trách nhiệm kiểm tra chất l−ợng các sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận của mình và chủ của nhãn hiệu chứng nhận có thể đ−ợc h−ởng phí thông qua việc cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Phạm vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận rất rộng bao gồm nhiều doanh nghiệp trong cùng một hiệp hội thậm chí không cùng một hiệp hội nh−ng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn do chủ sở hữu đặt ra và đ−ợc chủ nhãn đồng ý. Do đặc điểm này mà chủ của nhãn hiệu chứng nhận th−ờng là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh doanh nghiệp hoặc các cơ quan Nhà n−ớc hay chính bản thân nhà n−ớc.

+ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc t−ơng tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc t−ơng tự nhau hoặc có liên quan đến nhau (khoản 19, Điều 4, Luật SHTT 2005). Nhãn hiệu liên kết mang lại cho ng−ời chủ sở hữu nhãn hiệu nhiều lợi thế nh− đ−ợc độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa, dịch

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Viẹt Nam (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)