1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động hệ thống quỹ quốc gia trong việc quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường

210 218 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 7,57 MB

Nội dung

Trang 1

ete CHUONG TRINH NGHIEN CUU KHOA HOC

CAP NHA NUOC KX-03

Đề tài KX 03-22

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QŨY QUỐC GIA

Trang 2

MỤC LỤC

Bản báo cáo tổng hợp kết qủa nghiên cứu đề tài gồm kết cấu như sau :

Ngoài phần : Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Lời mở đầu và kết luận

Đề tài kết cấu thành 4 phần :

Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận hình thành các qũy quốc gia trong việc quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường

[L Cơ chế kinh tế thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước

II Sự cần thiết khách quan của việc hình thành các loại qũy quốc gia - công cụ vật chất của Nhà nước để điều hòa thị trường

IH Quan hệ giữa hệ thống qũy quốc gia với các chính sách quản lý vĩ mô khác của Nhà nước

Phân thứ hai : Kinh nghiệm xây dựng hệ thống qũy quốc gia của các nước trên thế giới

[ Qũy dự trữ quốc gia Tl Qũy dự trữ lưu thông II Qũy đự trữ ngoại tệ

TV Qũy bình ổn giá

V Qũy trợ giá

Phần thứ ba : Thực trạng của việc hình thành phát triển và sử dụng hệ thống qũy quốc gia ở Việt Nam

L Qũy dự trữ quốc gia

A Qúa trình hình thành và phát triển

B Thực hiện chức năng nhiệm vụ dự trữ quốc gia

€ Thục trạng của mô hình tổ chức quản lý

Trang 3

Ð Những vấn đề tôn tại trong cơ chế quản lý dự trữ quốc gia trong, cƠ

chế quản lý vĩ mô để bình ổn thị trường II Qũy dự trữ lưu thông :

A Trong thời kỳ hế hoạch hóa tập trung

B Trong những năm đầu thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước

II Qãy dự trữ ngoại tệ

A Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung

B Thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường IV Qũy bình ổn giá

A Thực trạng của việc bình ồn giá ở nước ta trước năm 1993

B Những vấn đề về sự hình thành, sử dụng và quản lý Qõy bình ổn giá ở nước ta từ năm 1993 đến nay

BI Sự ra đời của quyết định 151-Tg của Chính phủ về hình thành,

sử dụng và quản lý qũy bình ổn giá

B2 Thực trạng của việc triển khai thực hiện quản lý Qñy bình ồn giá

trong thời gian vừa qua

IV Thực trạng của việc thực hiện chính sách trợ giá để ổn định tình

hình kinh tế xã hội

A Giai đoạn nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung B Giai đoạn nền kinh tế được quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

1 Đặc điểm của chính sách trợ giá -2 Tình trạng sử dung qty tro giá

Phân thứ tư : Những kiến nghị phương hướng đổi mới cơ chế hình

thành, phương thức tổ chức quản lý sử dụng hệ thống qũy

Trang 4

A Phương hướng đổi mới cơ chế hình thành phương thức quản lý su

dụng gũy quốc gia

I Những quan điểm hiện tại và quan điểm của đề tài về qũy dự trữ ‘ quốc gia

Il Noi dung bién phap quan ly qiy dy trir quốc gia

B Phương hướng hoàn thiện việc hình thành, phương thức sử dụng,

tổ chức quản lý qũy dự trữ lưu thông

I Những quan điểm hiện tại và quan điểm của đề tài

II Phương pháp xác định mức hàng hóa dự trữ lưu thơng của Nhà nước

II Hồn thiện cơ chế tài chính và giá cả

C Kiến nghị về đổi mới việc hình thành và quản lý qũy ngoại tệ D Kiến nghị hoàn thiện và đối mới việc hình thành, quản lý sử

dụng qũy bình ổn giá

1 Quan điểm 2 Về cơ chế thu

3 Về tạo nguồn lập qũy 4 Những kiến nghị cơ chế chi

Ð Kiến nghị về hình thành, quản lý và sử dụng qũy trợ giá I Quan điểm về hình thành và sử dụng

II Hình thành qũy

IH Kiến nghị sử dụng qãy

IV Đối tượng được hưởng qũy trợ giá

V Phương thức hỗ trợ

Trang 5

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI | ser Ho va tén Tén co quan Chức vụ đề tài 1 | Ban chủ nhiệm

1_ | Trần Quang Nghiêm Trưởng ban Ban VGCP_ | Chủ nhiệm 2_ | PTS Nguyễn Ngọc Tuấn P.Trưởng Ban VGCP P Chủ nhiệm 3 | Lé Van Tan P Truéng Ban VGCP P Chu nhiém 4_ | PTS Nguyễn Tiến Thỏa Q Vụ trưởng Ban VGCP | Thư ký

H |Ban điều phối đề tài cùng với Ban Chủ nhiệm

5 |PGS PTS Nguyễn Văn | Chủ nhiệm khoa | Chủ nhiệm Thường Trường ĐH KTQD chuyén dé I 6 | Va Van Moi P.Vụ trưởng - Ban VGCP | Chủ nhiệm chuyên đề II 7 | Khúc Văn Anh Vụ trưởng Ban VGCP Chủ nhiệm chuyên dé III 8 |Nguyén Trọng Nghĩa P Vụ trưởng Vụ Tài | Chủ nhiệm chính Ngân hàng và Tổ | chuyên đề TV chức Tài chính - Bộ Tài chính

9_ |PTS Nguyễn Tiến Thỏa Q Vụ trưởng - Vụ Quản | Chủ nhiệm

lý Qũy BOG - Ban | chuyên đề V VGCP

Trang 7

ĐỀ TÀI KX 03-22

"TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QŨY QUỐC GIA

TRONG VIEC QUAN LY Vi MO VA BINH ON THI TRUONG"

I- Mục tiêu nghiên cứu

Thị trường ngoài mặt tích cực : điều tiết, kích thích sản xuất lưu

thông phát triển đảm bảo đời sống nó còn có tính chất tự phát tác động tiêu cực đến sản xuất lưu thông, đến tình hình kinh tế xã hội và đời sống; Sự tác động ấy đã làm cho quan hệ cung cầu trên thị trường Ở nhiều thời điểm mất cân đối, tạo hệ qủa giá cả không ổn định: giá xuống qúa thấp không hợp lý khi cung lớn hơn cầu không lợi cho người sản xuất, giá tăng qúa cao khi cung nhỏ hơn cầu không lợi cho người tiêu dùng; tình trạng đó lại tác động ngược trở lại làm cho sản xuất không ổn định Để bình ổn thị trường giá cả buộc Nhà nước phải can thiệp nhưng không phải bằng các mệnh lệnh hành chính mà phải bằng các giải pháp kinh tế vĩ mơ Ngồi việc phải có những giải pháp để ứng xử với tính tự phát của cơ chế thị trường thì mỗi quốc gia còn phải luôn luôn có những tiềm lực để sẵn sàng ứng phó với những khó khăn khách quan cùng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời do sự bế tắc bất thường của sản xuất, lưu thông hoặc do cầu tăng đột biến, hoặc do đầu cơ, hoặc do thiên tai, địch họa gây bất ổn định đến thị trường, giá cả, đời sống các tầng lớp dân cư Ngoài ra thị trường có những hàng hóa, dịch vụ mà cung cầu thay đổi lớn theo thời vụ đòi hỏi phải có qãy dự trữ cần thiết để có thể ổn định giá cả thị trường

Chính vì vậy mà phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp can thiệp hữu hiệu của Nhà nước trong đó có việc tạo lập các qũy quốc gia

Trang 8

trường, chủ động điều hòa cung cầu, đập tắt những biến động bất lợi nhất thời của thị trường nhằm bình ổn thị trường giá cả, góp phần kiềm chế lạm phát

II Yêu cầu của việc nghiên cứu

1 Xây dựng cho được luận cứ khoa học về sự cần thiết khách quan

của việc hình thành qũy quốc gia trong quản lý ví mô và bình ổn thị

trường

2 Khuyến nghị việc hình thành ngưồn lực, các hình thức, phương thức sử dụng nguồn lực để bình ổn thị trường

3 Khuyến nghị về việc tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động của hệ thống qũy quốc gia trong quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường

IH Phạm vi nghiên cứu

Trong tất cả các hệ thống qũy quốc gia hiện có, đề tài chỉ nghiên cứu đối với những loại qũy có liên quan đến việc bình ổn thị trường như

qũy dự trữ quốc gia, qũy dự trữ lưu thông, qũy dự trữ ngoại té, quy

bình ổn giá, qũy trợ giá

1V Nội dung nghiên cứu :

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 4 phần lớn : Phần thứ nhất :

Cơ sở khoa học và sự cần thiết khách quan của việc hình thành hệ thống qũy quốc gia trong quản lý vĩ mô và bình ổn thị trường

Phần thứ hai :

Trang 9

Phần thứ ba :

Thực trạng của hệ thống qũy quốc gia ở Việt Nam Phần thứ tư :

Khuyến nghị việc hình thành, phương thức sử dụng, tổ chức quản lý

hệ thống qũy quốc gia trong việc bình ổn thị trường V Phương pháp nghiên cứu :

- Trên cơ sở những luận điểm cơ bản của kinh tế học Mác - Lênin; tiếp cận và sử dụng lý luận, phương pháp luận của kinh tế học hiện đại để luận giải một cách khoa học về sự vận động và yêu cầu của thị

trường đối với việc hình thành hệ thống qũy bình ổn thị trường

- Khảo sát, thu thập, xử lý, phân tích lượng hóa các thông tin để đánh giá thực trạng nhằm rút ra được những yêu cầu của thực tế mà

đề tài cần xử lý

- Kế thừa có chọn lọc các kết qủa nghiên cứu đã có, tiếp thu những

kinh nghiệm của nước ngoài để tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam

VI Tổ chức và thời gian nghiên cứu:

Đề tài được giao cho Ban Vật giá Chính phủ chủ trì, đề tài đã được sự

cộng tác của các cơ quan, các nhà khoa học ở Bộ Tài chính, ủy ban Kế

hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế Quéc đân, Cục dự trữ quốc gia, Bộ Thương mại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Đề tài được giao nghiên cứu trong Í năm tính từ tháng 8-

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Việt nam, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển “ sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Từ nền kinh tế mang

đặc trưng là kinh tế hiện vật chuyển sang nền kinh tế tiền tệ, giá cá được tự do hóa với đặc trưng cơ bản của nó là người bán và người mua

gặp nhau trên thị trường để xác định giá cả trên cơ sở tương quan cung

câu Nhà nước đã không còn quy định những mức giá, tỷ lệ trao đối

hiện vật định sẵn buộc thị trường chấp nhận Thực hiện cơ chế đó mặt tích cực đã thấy rõ, nhưng đồng thời cũng thấy được tính tự phát của cơ chế kinh tế thị trường tác động đến sản xuất kinh doanh, đến tăng trưởng kinh tế và đến đời sống của nhân dân lao động Nhiều cơn sốt tăng giá hoặc giảm giá do mất cân đối cung cầu và do các nguyên nhân khác đã xảy ra, nhiều thời điểm giá cả nông phẩm giảm thấp hơn chỉ phí sản xuất của người sản xuất, giá bán hàng nhập khẩu thấp hơn cả giá vốn nhập khẩu Sự bất ổn định trên đã gây nhiều khó khăn cho nên kinh tế, khó khăn cho người tiêu dùng và thua thiệt cho người sản

xuất, xuất nhập khẩu

Qúa trình thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ

chế thị trường không tránh khỏi những biến động nêu trên Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy : Tự do hóa giá cả nhưng không tách rời vai trò quản lý của Chính phủ thông qua các giải pháp

gián tiếp vĩ mô như hệ thống pháp luật; các biện pháp tác động vào

quan hệ cung cầu, tiền hàng, kiểm soát giá cả hàng hóa dịch vụ quan trọng, độc quyền nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh có hiệu qủa; giải quyết hài hòa quyền lợi của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng Đồng thời Chính phủ thực hiện thông qua chính sách tài chính tiền tệ để hỗ trợ sản xuất, bảo hộ

tiêu dùng và thực hiện các chính sách xã hội ở Việt Nam, chúng tà

Trang 11

sàng ứng phó với những khó khăn khách quan gây bất ổn định thị

trường; những khó khăn đó do tính tự phát vốn có của thị trường gây ra, làm cho thị trường bất ổn định, giá cả biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đến đời sống của các tầng lớp dân cư Những tiềm lực đó chính là © việc tạo lập các qũy quốc gia bằng cả hiện vật và giá trị (qũy dự trữ quốc gia, qũy dự trữ lưu thông, qũy bình ồn giá, qũy trợ giá, qũy điều

hòa ngoại tệ .) Đây là một trong những công cụ vật chất quan trọng

để can thiệp vào thị trường chủ động điều hòa cung cau, dap tat những biến động bất lợi nhất thời của thị trường nhằm bình ổn thị trường giá cả, góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát

Hiện nay, ở Việt Nam đang có những loại qũy quốc gia như sau : 1 Qũy quốc gia 327 với nội dung là dùng vốn Ngân sách Nhà nước

để cấp cho trồng rừng, chăn nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng môi sinh, rừng đặc dụng, rừng giống quốc gia, cấp cho xây dựng cơ sở hạ tâng, đắp đê lấn biển, cơ sở vật chất kỹ thuật ở một số vùng thật can thiết Cho

vay không lãi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn qua lưu niên, cây

đặc sản, nuôi trồng thủy sản, kinh tế vườn, chăn nuôi đại gia súc, tàu thuyền ngư lưới cụ

2 Qũy quốc gia sắp xếp và giải quyết việc làm 120 Qũy này cũng

được trích một tỷ lệ nhất định từ Ngân sách quốc gia, một phần từ

nguồn thu do đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các nước cho giải quyết việc

làm nhằm mục tiêu cho vay vốn đối với các dự án nhỏ tạo chỗ làm việc mới, thu hút thêm lao động hoặc tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập

3 Qũy xóa đói giảm nghèo :

Qãy này được trích từ nguồn của Ngân sách địa phương và do

cộng đồng đóng góp Mục tiêu của qũy là sử dụng để cho các hộ nghèo

được xác định vay vốn, hướng dẫn cách làm an để tự vươn lên

4 Qũy dự trữ quốc gia :

Là dự trữ của Nhà nước về vật tư, hàng hóa;

Một sự bố trí chủ động có ý thức trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa

học và thực tiền đất nước để có kế hoạch giành ra một bộ phận của

Trang 12

tổng sản phẩm quốc dân được Nhà nước giữ lại để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, ngăn ngừa, khắc phục hậu qủa do thiên tai, địch họa gây ra, góp phần hạn chế đột biến của thị trường giá cả, nhằm duy trì sự ổn định tình hình kinh tế xã hội

3 Qũy dự trữ lưu thông của Nhà nước : Là dự trữ của Nhà nước về những loại vật tư hàng hóa chiến lược nhằm mục đích can thiệp vào thị trường khi cần thiết góp phần cân đối cung cầu, bình ổn giá cả thị trường, bảo hộ sản xuất, tiêu dùng, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống

6 Qũy dự trữ ngoại tệ :

Là dự trữ tập trung của Nhà nước nhằm sử dụng để góp phần điều hòa cung cầu ngoại tệ, để can thiệp vào thị trường khi cần thiết nhằm củng cố giá trị và uy tín của đồng tiền Việt Nam Đồng thời góp phần cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa và cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, khuyến khích xuất nhập khẩu

7 Qũy bình ổn giá : Được hình thành từ nguồn thu chênh lệch giá

của hàng hóa xuất nhập khẩu sản xuất và tiêu thụ trong nước để chỉ

hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh những vật tư hàng hóa quan trọng có điều kiện dự trữ lưu thông, điều hòa cung cầu, bình ổn thị

trường giá cả

§ Qũy trợ giá : Là nguồn lực được trích từ Ngân sách Nhà nước để

chi trợ giá khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch

vụ, quốc phòng, an ninh, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không bù đắp đủ chi phí sản xuất lưu thông

Ngoài các loại qũy lớn nêu trên, Chính phủ Việt Nam còn quyết định

sử dụng Ngân sách quốc gia để hình thành các qũy góp phần xử lý các vấn đề vê văn hóa, xã hội như :

1 Qũy tài trợ cho giáo dục: Sử dụng để phổ cập cấp I, xóa nạn mù

chữ, hỗ trợ giáo dục miền núi, nâng cấp các trường trung học, trường

nội trú, trường bán trú của các huyện xã

Trang 13

2 Qũy tài trợ cho văn hóa nhằm đưa văn hóa về cơ sở miền núi,

chấn hưng điện ảnh, khôi phục các di tích lịch sử

3 Qũy tài trợ cho y tế : Sử dụng cho việc tiêm chủng mở rộng, chống biếu cổ, bệnh phong, bại liệt, sốt rét, lao xóa xã trắng về y tế (nâng cấp trạm xá, thiết bị, cán bộ y tế)

4 Qũy phòng và kiểm soát ma túy (chương trình 06) 5 Qũy chống các tệ nạn xã hội

6 Qũy làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

Căn cứ vào mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, đề tài khơng nghiên cứu

tồn bệ hệ thống qũy quốc gia hiện có mà chỉ nghiên cứu những loại

qũy có liên quan đến việc bình ổn thị trường giá cả (căn cứ vào mục tiêu của qñy) trên các vấn đề : Sự cần thiết khách quan của việc xác lập các

loại qũy này trong cơ chế kinh tế thị trường; kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thực tiễn ở Việt nam để từ đó rút ra những kiến nghị cần thiết để các qũy này hoạt động có hiệu qủa hơn Đề tài đã chia ra một số chuyên đề để nghiên cứu như sau :

Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận hình thành các qũy quốc gia để quản lý

vĩ mô và bình ổn thị trường

Chuyên đề 2: Qũy dự trữ quốc gia Chuyên đề 3: Qũy dự trữ lưu thông

Chuyên đề 4: Qũy dự trữ ngoại tệ

Chuyên đề 5: Qũy bình ổn giá

Chuyên đề 6: Qũy trợ giá

Trong qúa trình nghiên cứu, đề tài đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn những đóng góp qúy báu đó

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Trang 14

Phần thứ nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH CÁC QŨY QUỐC GIA TRONG VIEC QUAN LY Vi MO VA BINH ON THI TRƯỜNG

I Cơ chế kinh tế thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động và phát triển nền kinh tế do thị trường chi phối trực tiếp Thị trường là kết qủa của phân công xã hội và sản xuất hàng hóa Ở đâu và khi nào có phân công xã hội, có sản

xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường Đó là vị trí địa lý để người mua và người bán hàng hóa, dịch vụ tác động quan lại lẫn nhau

để xác định giá cả và số lượng; có thể coi thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi thể hiện tập trung các quan hệ kinh tế

Chính nơi đó, thông qua hệ thống tín hiệu khách quan là giá cả, các chủ thể sản xuất kinh doanh sẽ có những thông tin đáng tin cậy để định

hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu qủa của sản xuất, cung cấp những thông tin có căn cứ chính xác về hiệu qủa sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng, tác động làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới

sự kiểm soát của thị trường Thị trường được ví như "bàn tay vô hình"

dẫn dắt nền kinh tế phát triển là một hệ thống tự điều tiết nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển cả vê số lượng và chất lượng Thị trường

là một lực lượng khách quan, có cơ chế vận động và chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, trong đó nổi lên 3 quy luật hoạt động mạnh mẽ và chi phối các lĩnh vực thị trường là quy luật giá trị, quy luật

cung cầu và quy luật cạnh tranh, nhưng trực tiếp nhất ià quy luật cung cầu Quy luật cung cầu biểu lộ ra bê mặt của nền kinh tế là quan hệ cung cầu Từng loại hàng hóa dịch vụ cụ thể đều hình thành mối quan hệ cung cầu trên thị trường Toàn bộ nền sản xuất của xã hội tham gia

hình thành nên quan hệ tổng cung và tổng cầu trên thị trường Sự vận động phát triển tích cực của mối quan hệ cung cầu là nhân cốt của sự

vận động phát triển tích cực của nền kinh tế xã hội Trong quan hệ cung cầu, dù tổng cung tổng cầu của nền kinh tế của khu vực hay quan hệ

Trang 15

chủ đạo, là nhân cốt trong quan hệ cung câu Nhu câu hình thành nên xu thế quan hệ cung cầu, cũng chính nhu cầu làm thay đổi và dẫn tới, sự vận động của mối quan hệ cung cầu Tuy nhiên, cơ chế thị trường trong điều kiện bình thường có khả năng tự điều chỉnh, tự cân bằng và

hoàn thiện Trong cơ chế mở, hoạt động thị trường có nhiều tác động

tích cực làm cho lượng cung ít trở nên nhiều để cân bằng cung cầu, hàng hóa đơn điệu nghèo nàn trở nên phong phú đa dạng, giá cả từ chỗ qúa cao hoặc qúa thấp không hợp lý trở về mức bình thường Đó là những hiện thực mà cơ chế kinh tế thị trường đem lại Song thị trường luôn năng động bởi nhu cầu năng động, do đó trên thị trường những gì đã hình thành, đã cân bằng cũng là qúa trình đang biến đổi Các nhân tố phá vỡ sự cân bằng cũ đã xuất hiện để tạo nên sự cân bằng mới Từ đó cho thấy giữa cung và cầu thường không ăn khớp nhau, cầu phát triển và biến động nhanh, cungcó phát triển song chậm và thường lệch

pha nhau Giữa các vùng, các khu vực và các mùa vụ mối quan hệ cung

cầu đều bộc lộ những hạn chế và nó có tác động tiêu cực đến sự phát

triển chung của nền kinh tế Từ khi có kinh tế hàng hóa, thị trường trải

qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau và trở thành một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử loài người Đồng thời qua qúa

trình phát triển, thị trường cũng đã hình thành những loại hình thái thị trường khác nhau, cụ thể :

- Thị trường cạnh tranh thuần túy

Điều kiện để tồn tại thị trường này là mỗi người bán và người mua (cung và câu) đều chiếm vị trí rất nhỏ so với tổng lượng cung (của người bán) và chiếm vị trí rất nhỏ so với tổng nhu cầu (của người mnua), cũng có nghĩa là rất nhiều người bán và rất nhiều người mua Sự tham gia, hoặc rút lui của mỗi phía trên thị trường cũng không ảnh hưởng tới lượng cung, lượng cầu và giá cả ở đây giá cả thị trường tồn

tại độc lập với cả người mua và người bán, người mua và người bán

Trang 16

- Thị trường độc quyền đơn phương thuần túy

#

Có thể coi đây là hình thái thị trường độc quyền tự nhiên : chỉ có một người bán, nhưng có nhiều người mua; nó có quyền quyết định giá -

cả sản lượng đến một mức nào đó

- Thi trường độc quyền đa phương

Là một thị trường mà ở đó số người bán đủ ít để cho những hoạt động của một người bán ảnh hưởng đến những người khác và ngược lại

- Cạnh tranh độc quyền : Đó là một hình thái thị trường trong đó có

nhiều người bán một sản phẩm nhất định nhưng sản phẩm của mỗi người bán ít nhiều phân biệt trong “bộ nhớ" của người tiêu thụ đối với sản phẩm của mọi người bán khác ở dạng thị trường này mỗi người bán

vừa là lực lượng cạnh tranh cao độ (họ thay đổi địa điểm, mẫu mã,

thói quen mua hàng, tổ chức quảng cáo .) nhưng đồng thời lại là một loại độc quyền đơn phương mức nhỏ

Hình thái thị trường luôn luôn được các nhà sản xuất nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả và để dự đoán được xu hướng vận động của thị trường, trên cơ sở đó có những phương thức ứng xử thích hợp Cơ chế thị trường đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của nhiều thị trường phụ thuộc lẫn nhau bằng cách để cho đường cung và đường cầu quyết định toàn bộ giá cả và sản lượng Giá cả năm giữa điểm cân bằng cung cầu và nó chỉ thay đổi khi

hai lực tương tác cung cầu này thay đổi Trong cơ chế thị trường với hệ

thống tín hiệu giá cả này, nó báo cho người sản xuất nên sản xuất sản

phẩm gì, phương pháp công nghệ nào Giá cả quyết định lợi nhuận, lợi

nhuận đưa nhà sản xuất đến các khu vực sản xuất các hàng hóa người tiêu dùng cân nhiều hơn, lòng mong muốn lợi nhuận thúc đẩy người sản xuất bất cứ lúc nào cũng thay thế phương pháp tốn kém bằng phương pháp rẻ hơn, công nghệ năng suất thấp thành công nghệ có

năng suất cao hơn Đây chính là mặt tích cực thúc đẩy sản xuất phát

triển không ngừng Song xét về bản chất, thị trường không phải là cái gi thuần khiết, thị trường vốn chứa đựng mâu thuẫn Do tính tự phát

Trang 17

~~

vốn có, nó có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy thoái khủng

hoảng và thậm chí phá hủy cả một hệ thống kinh tế Với mục tiêu lợi nhuận tối đa; người bán với tư cách là phía cung bằng mọi mánh lới có

thể tự tạo ra vị trí độc quyền trên thị trường (ngoài độc quyền tự nhiên) - để chi phối lượng cung và giá cả; đầu cơ nâng giá, hạn chế cạnh tranh gây nên sự biến động cung cầu nhằm thu nhiều lợi nhuận làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng Ngược lại về phía người mua (phía cầu)

cũng có khả năng liên minh với nhau tạo nên mua độc quyền, ép cấp, ép

giá, gây thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất Mặt khác thị trường tự điều chỉnh cung cầu sẽ không theo được những định hướng-chung, vì lợi nhuận nó sẽ bỏ qua những vấn đề về lợi ích công cộng của xã hội và cũng từ đó có thể dẫn đến sản xuất, đầu tư trùng lắp kém hiệu qủa, đưa lại cơ cấu sản xuất luôn thay đổi vì mục tiêu lợi nhuận

Thực tiễn sự phát triển lịch sử loài người đã cho thấy có một giai đoạn lịch sử khá dài, ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh để phát triển nền kinh tế người ta đã thả nổi hoàn toàn cho thị trường điều tiết, người ta đã đặt niềm tin vào sức mạnh của “bàn tay vô hình" và cũng chính vì vậy những khuyết tật của thị trường nhanh chóng xuất hiện tàn phá nặng nề đời sống kinh tế xã hội, tạo ra những cuộc khủng hoảng kinh tế làm rung chuyển chủ nghĩa tư bản vào cuối những thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30 của thế kỷ này Băng thực tiễn, chủ nghĩa tư bản đã tìm ra được những khuyết tật này và đã tạo ra được những công cụ mạnh điều tiết thị trường, điều tiết cung cầu ở tầm vĩ mô, những công cụ đó không vi phạm bản chất và các cơ chế hoạt động của thị trường Vì vậy, Nhà nước Tư bản đã kiềm chế được sức

mạnh nguy hiểm của tính tự phát phá hoại trong lòng thị trường và vẫn

bảo đảm để thị trường vẫn là thị trường với tất cả tiềm năng kích thích kinh tế của nó, thúc đẩy sản xuất phát triển Nhờ đó chủ nghĩa tư bán đã vượt qua được bước hiểm nghèo của sự đổ vỡ và phát triển mạnh hơn Sự kết hợp khôn khéo giữa cơ chế tự điều chỉnh của thị trường với sự quản lý khôn ngoan của Nhà nước không phải ngày nay mới được đặt ra, mà ở các nước tư bản nơi kinh tế thị trường phát triển đo họ lợi dụng

được thành tựu của nhân loại, từ xưa đến nay cũng chưa bao giờ họ để

Trang 18

cho thị trường tự do mặc sức điều tiết, mô hình kinh tế thị trường

không còn là thị trường thuần túy mà là mô hình kinh tế thị trường có :

sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Cơ chế thị trường mà không có một hệ thống điều tiết thì sẽ là một thứ thị trường hoạt động hỗn độn đúng như : một nhà kinh tế trên thế giới đã ví thị trường không có điều khiển sẽ

giống như một giàn nhạc chơi mà không có nhạc trưởng Vì thế bất kỳ

một nhà nước có nền kinh tế thị trường nào cũng tham gia tác động vào

thị trường, điều tiết nền kinh tế thị trường, hướng nền kinh tế phát triển

thỏa mãn được những mục tiêu kinh tế và xã hội Đặc biệt những mục

tiêu xã hội có nhiều yếu tố phi kinh tế chi phối như : dân số, công ăn

việc làm, học tập nghiên cứu, trợ cấp xã hội, hưu trí, môi trường

Hoạt động kinh tế của Chính phủ bao giờ cũng phải hướng vào việc nâng cao hiệu qủa của nền sản xuất xã hội, khắc phục những lực cản làm giám hiệu qủa Muốn vậy, Chính phủ cần thực hiện tốt chức năng kinh tế được khát quát trên ba phương diện : hiệu qủa - công bằng và ổn định Cụ thể :

- Đối với chức năng hiệu qủa :

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lợi nhuận cục bộ của nhà doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa địch vụ nào đó có thể dẫn đến

sự mất cân đối chung của nền kinh tế Đồng thời xu hướng độc quyền

hóa các lĩnh vực kinh doanh để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa bao giờ

cùng là yếu tố kích thích các nhà doanh nghiệp Độc quyền để có lợi

nhuận độc quyền chính là một nhân tố tạo ra sự sử dụng lãnh phí tài

nguyên của xã hội, nhà sản xuất cũng không cần thiết phải có một cố gắng nào để hạ thấp chỉ phí sản xuất và nâng cao hiệu qủa kinh tế quốc dân Đồng thời với mục tiêu lợi nhuận các nhà doanh nghiệp cũng

không quan tâm đến các mục tiêu xã hội như phân tích trên Vì vậy, trên thị trường ngoài sự tác động của "bàn tay vô hình" phải cần đến

sự can thiệp của "bàn tay hữu hình" là Nhà nước Sự can thiệp để bảo đảm nâng cao hiệu qủa tổng thể của nền kinh tế vừa là yêu cầu, vừa

là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực quản lý kinh tế của Nhà nước để

bảo đảm một xã hội luôn luôn phát triển

Trang 19

- Đối với chức năng đảm bảo công bằng xã hội :

Như đã phân tích trong cơ chế thị trường, giá cả được hình thành, khách quan trên thị trường nhưng cũng chính nó có nhiều trường hợp không tránh khỏi tình trạng gây ra sự mất bình đẳng làm xuyên tạc bản

chất và mục tiêu kinh tế của chế độ xã hội Sự độc quyền của người bán thông qua giá độc quyền tạo ra thu nhập cao cho người sản xuất

nhưng lại gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng; độc quyền mua hoặc liên minh độc quyền mua gây ra ép giá ép cấp gây thiệt hại đến lợi ích của người bán Đây chính là những vấn đề cần có sự can thiệp của Chính phủ để tạo ra một sự công bằng tương đối trong xã hội

- Đối với chức năng đảm bảo sự ồn định :

On định và phát triển là mục tiêu cơ bản của chiến lược kinh tế xã hội của bất kỳ một quốc gia nào Nhưng ở cơ chế thị trường chúng ta

đã biết : có mặt tích cực kích thích phát triển, nhưng cũng có tính tự

phát gây cho nền kinh tế khi thì "khủng hoảng thừa" khi thì "khủng hoảng thiếu" tạo ra hé qua tác động đối với nền kinh tế luôn nằm trong tình trạng bị de dọa sản xuất phát triển bất bình thường Chính phủ phải tạo ra cho được môi trường kinh tế để đảm bảo sản xuất tăng trưởng liên tục và ổn định

Từ sự phân tích các nội dung trên, chúng ta thấy rõ những ưu thế của nền kinh tế thị trường là hiện thực, là không còn nghỉ ngờ; song cũng

không thể tuyệt đối hóa ưu thế của nó được bởi chính tính tự phát trong lòng cơ chế ấy lại làm thui chột một phần sự phát triển Để hạn chế tính tự phát này, cũng không còn nghĩ ngờ gì nữa là phải có bàn tay can thiệp của Nhà nước Nhưng sự can thiệp đó phải có định hướng đúng chức năng, phù hợp quy luật khách quan, nếu không sẽ không khấc phục được những khuyết tật do nền kinh tế thị trường gây ra mà

trái lại có thể sẽ phá hoại sự phát triển bình thường của nền kinh tế và đưa lại những hậu qủa xấu khó lường

Trang 20

Nhà nước tham gia điều tiết thị trường không can thiệp trực tiếp như cơ chế kế hoạch hành chính bao cấp mà chủ yếu tác động vào mối, quán hệ cung cầu Nhà nước tác động vào cung và cầu theo hai hướng cơ bản : dùng các chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết tạo hành lang cho các ˆ nhà doanh nghiệp hoạt động và họ chủ động góp phần cân bằng cung cầu đối với hàng hóa trong từng thời kỳ theo cơ cấu có định hướng của Nhà nước, từ đó hình thành mối quan hệ tích cực của tổng cung và tổng cầu trong toàn bộ nền kinh tế Có được hệ thống điều tiết để cân đối cung cầu hàng hóa, cân đối hàng tiền tích cực sẽ tạo điều kiện để

thị trường hoạt động đúng hướng, sẽ kích thích sản xuất chứ không phải đầu cơ, sẽ bình ổn giá chứ không phải tăng giá hoặc hạ giá bất hợp lý, sẽ ổn định chứ không phải rối loạn tình hình kinh tế xã hội Với phương pháp tác động vào thị trường mà cơ bản là vào quan hệ cung

cầu, nhà nước có thể hình thành được cơ cấu toàn bộ nền kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế của từng khu vực trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội

Ở nước ta trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một chủ trương hoàn toàn

đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn và cũng chính là đòi hỏi của yêu

cầu phát triển đi lên Chuyển việc quản lý nền kinh tế hoạt động theo sự điều tiết của thị trường và quản lý của Nhà nước trong khoảng Ố năm qua chúng ta đã thấy rõ mặt tích cực nhưng cũng thay được tính

tự phát của thị trường tác động và sự điều tiết vĩ mô còn nhiều yếu kém

do đó cần phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, thực hiện quản lý nền kinh tế bằng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, bằng những giải pháp kinh tế vĩ mô có hiệu quia không vi phạm yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, bằng những công cụ vật chất: chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, vốn, hệ thống qũy quốc gia để điều tiết quản lý thị trường, hướng thị trường vận động theo định hướng XHCN Đồng thời Nhà nước không ngừng cùng cố và luôn luôn

Trang 21

thực khách quan để vận dụng vào việc hoạch định chính sách kinh tế

đúng đắn và sử dụng đồng bộ những công cụ điều tiết thị trường trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Chủ động, tích cực tác động

vào tổng cung, tổng cầu hàng hóa cũng như những vật tư hàng hóa

thiết yếu đến sản xuất và đời sống, tạo điều kiện để nền kinh tế phát

triển ổn định, không để xảy ra các trạng thái cân bằng thừa hoặc cân

bằng thiếu Sử dụng các giải pháp và công cụ quản lý có hiệu qủa, kể cả các giải pháp tình thế để bình ổn giá cả, kiền chế và kiểm soát lạm phát Bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, thực hiện mục tiêu dan giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, văn minh

II Su can thiết khách quan của việc hình thành các loại qũy quốc

gia - công cụ vật chất của Nhà nước để điều hòa thị trường, bình ồn

giá

Cơ chế thị trường với nguyên tắc giải quyết các vấn đề cơ bản của

nền kinh tế dựa trên các quan hệ thị trường đã tạo nên sinh lực phát

triển của nền kinh tế Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của cơ chế thị trường vẫn tồn tại những hạn chế của nó mà chính bản thân cơ chế kinh tế ấy không làm được Điều đó đòi hỏi phải tăng cường vai trò

quản lý của Nhà nước để tác động, điều tiết, hạn chế tính tự phát của thị

trường Kinh tế thị trường càng phát triển thì vai trò kinh tế của Nhà nước càng trở nên quan trọng Nhà nước có thể sử dụng rất nhiều

công cụ, hình thức và biện pháp quản lý để can thiệp vào thị trường

nhằm đạt những mục tiêu mong muốn Nguyên tắc cơ bản để sử dụng các hình thức và công cụ quản lý nền kinh tế là tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường Sự quản lý của Nhà nước phải nhằm vào

việc duy trì và tạo điều kiện để phát triển cạnh tranh, bảo đảm cạnh

tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền, chống gian lận nhằm nâng cao hiệu qủa của nền kinh tế, Một trong những công cụ và biện pháp mà Nhà nước có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội theo chức năng của mình là sử dụng nguồn lực vật chất và giá trị tập trung trong tay Nhà nước hình thành nên các qũy quốc gia để có thể can thiệp

Trang 22

vào thị trường trong những tình huống cần thiết nhầm góp phần cân đối

cung cầu bình ổn thị trường giá cả

H.1 Bản chất của các qãy quốc gia

Trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp, Nhà nước có 4 chức năng kinh tế cơ bản :

- Thiết lập khuôn khổ pháp luật

- Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô

- Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu qủa kinh tế - Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập Nhà nước muốn thực hiện các chức năng kinh tế cơ bản này, bên

cạnh việc hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách kinh tế xã hội đúng đắn, ban hành và thực hiện hệ thống pháp luật thích ứng với

thị trường; Nhà nước cần phải có những ngưồn lực tập trung sẵn có

trong tay (nghĩa là có sức mạnh kinh tế tài chính thực sự) để can thiệp vào thị trường Những lực lượng dự trữ có tính chất quốc gia này được

Nhà nước sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong các tình huống cụ thể qua sự can thiệp điều chỉnh các lực lượng cung và cầu trên thị trường Có thể nói không một quốc gia nào trên thế giới lại không có các qũy quốc gia của mình để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội Như vậy bản chất của các qũy quốc gia là bảo

đảm sự tập trung dự trữ nguồn lực hiện vật và giá trị ở một mức độ

nhất định vào tay Nhà nước để có thể sử dụng can thiệp vào thị trường vào nền kinh tế trong những tình huống nhất định nhằm giải

quyết các mục tiêu kinh tế xã hội đã định trước Những mục tiêu sử

dụng các qũy này gồm có ổn định tình hình kinh tế xã hội, khắc phục những mất cân đối, định hướng phát triển nền kinh tế có hiệu qủa,

phân bổ hợp lý tài nguyên và phân phối lại thu nhập ở mức độ nhất

Trang 23

~

Nhà nước có thể hình thành nhiều loại qũy quốc gia VỚI quy mô,

phạm vi hoạt động, cơ chế và hình thức quản lý sử dụng khác nhau,

tủy theo những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn phát triển kinh

tế xã hội Nhưng về cơ bản có hai nhóm loại qũy quốc gia bằng hiện ˆ vật (hàng hóa) và bằng giá trị (bằng tiền)

Hệ thống qũy quốc gia về hiện vật bao gồm:

- Qũy dự trữ quốc gia :

Bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào cũng mong muốn đất nước

mình giàu mạnh, văn minh, ổn định Nhưng trong cuộc đấu tranh để

bảo vệ xây dựng đất nước của bất kỳ quốc gia nào cũng thường gặp khó khăn đột xuất và những yêu cầu cấp bách cần phải khắc phục như thiên tai, an ninh quốc phòng, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hoặc yêu cầu về bảo vệ quyền lợi người sản xuất và người tiêu dùng

Thiên tai như ]õ lụt, hạn hán, động đất gây nên thiệt hại về mùa màng, tài sản của Nhà nước và nhân dân cần phải được khắc phục để bảo đảm qúa trình sản xuất và đời sống trở lại bình thường Để khắc phục thiên tai không thể tự ai người nấy lo, gia đình nào lo gia đình nấy, vúng nào lo vùng nấy, lại càng không thể chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài, mà trước hết và chủ yếu phải có sự nỗ lực về sức người, sức của, giúp đỡ lẫn nhau của chính đất nước bị thiên tai Trong đó Nhà nước phải có lực lượng vật chất cụ thể bằng nguồn đự trữ để tung ra đáp ứng trước hết một phần nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất, cho đời sống) của xã hội bị thiếu hụt Nếu đất nước không có của cải dự trữ mà chỉ có sức người thì việc khắc phục hậu qủa thiên tai - nhất là đối với những trường hợp hết sức cấp bách như hàn khẩu đê vỡ, cứu đói sẽ rất khó khăn và kéo đài, sản xuất đình trệ, đời sống thiếu thốn, kinh tế khủng hoảng, thậm chí để xảy ra những biến động

về chính trị, xã hội không lường trước được An ninh quốc phòng là một hoạt động quan trọng bảo đảm cho sự hoạt động chính trị và bảo

vệ chủ quyền đất nước, là điều kiện tiền đề cho sự nghiệp xây dựng và

Trang 24

ninh quốc phòng, nhất là trong thời gian chú quyền đất nước bị uy hiếp nhiều khi phải đáp ứng những yêu cầu tức thời về lương thực, thực phẩm, phương tiện vận tải, xăng đầu, quân dụng để bảo đảm yêu cầu chiến đấu để chiến thắng Nếu Nhà nước không có dự trữ vật :

chất để đáp ứng yêu cầu tức thời đó thì sẽ mất thời cơ giành thắng lợi,

thậm chí đất nước rơi vào thảm họa mất nước

Qũy dự trữ quốc gia là dự trữ của Nhà nước về vật tư hàng hóa, một sự bố trí chủ động có ý thức trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học và thực tiễn của đất nước để có kế hoạch giành ra một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân, được Nhà nước giữ lại để đáp ứng các nhu cầu đột xuất, ngăn ngừa, khắc phục hậu qủa do thiên tai địch họa gây ra., góp phần hạn chế biến động nhất thời của thị trường giá cả, nhằm duy trì sự ốn định tình hình kinh tế - xã hội

- Qũy dự trữ lưu thông : Là loại dự trữ bảo đảm cho qúa trình tái sản xuất thông suốt, nó bao gồm một số loại nguyên vật liệu hoặc tư liệu sản xuất chiến lược mà việc sản xuất và nhập khẩu khó khăn hoặc có tính thời vụ; một số hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản, một số hàng hóa cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng mang tính thời vụ Lực lượng dự trữ này giúp Nhà nước chủ động can thiệp vào thị trường đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường khi cần thiết hoặc đế bảo đảm qúa

trình sản xuất không ngừng trệ khi các doanh nghiệp không có lực

lượng dự trữ trong tay Trong rền kinh tế hình thức dự trữ này còn có

thể có 3 loại ở các doanh nghiệp :

+ Dự trữ cho sản xuất là dự trữ những vật tư cần thiết phục vụ cho sản xuất ví dụ trong công nghiệp phải dự trữ nguyên nhiên vật liệu,

trong nông nghiệp phải dự trữ phân bón, thuốc trừ sâu Dự trữ này nhằm mục tiêu bảo đảm cho qúa trình sản xuất được tiến hành liên tục,

đạt hiệu qủa cao Quy mô và thời gian dự trữ trong sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất và vòng quay vốn lưu động,

còn trong nông nghiệp thì phụ thuộc vào thời vụ, điện tích gieo trồng

Trang 25

+ Dự trữ khâu lưu thông là dự trữ vật tư hàng hóa của các đơn vị lưu thông (bán buôn hoặc bán lẻ) để chủ động đưa ra thị trường tiêu thụ nhằm bảo đảm kính doanh có lợi nhất

+ Ngoài ra trong lĩnh vực kinh doanh còn có loại dự trữ mang tính đầu cơ, đó là thường rơi vào ý đồ dự trữ của các doanh nghiệp lớn chỉ

phối được thị trường, của doanh nghiệp độc quyền hoặc liên minh độc

quyên sử dụng mọi thủ đoạn, mánh khóe để thâu tóm đại bộ phận

nguồn hàng của loại hàng hóa mà mình kinh doanh, hoặc của một loại

hàng hóa nào đó có tín hiệu sẽ khan hiếm hoặc cố tình tạo ra sự khan: hiếm giả tạo để sau đó bán ra với giá cao thu lợi nhuận "đầu cơ" Dự trữ đâu cơ chỉ có lợi cho cục bộ, cho ban thân nhà kinh doanh nhựng

lại tạo nên sự bất ổn về thị trường giá cả, bất lợi cho sản xuất và đời

sống thậm chí còn tạo ra sự mất an ninh chính trị của một quốc gia Ba loại dự trữ lưu thông nêu trên suy cho cùng là dự trữ của doanh nghiệp, dự trữ nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của mình có

lợi nhất; trong điều kiện cạnh tranh thì hoạt động này diễn ra rất sôi

động và có thể vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà gây ra sự biến động,

sự rốt loạn thị trường giá cả Vì thế ngoài nhiệm vụ phải tạo được môi trường pháp lý đây đủ, phù hợp cho sản xuất kinh doanh nhằm ngăn

chặn các hoạt động tích trữ manh tính đầu cơ, ép giá mua làm thiệt

hại đến lợi ích của người sản xuất, nâng giá bán phi lý làm thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng thì Nhà nước cần thiết phải có lực lượng

dự trữ lưu thông để chủ động thực hiện can thiệp vào thị trường bằng

các giải pháp tăng cung khi có dấu hiệu cung nhỏ hơn cầu, kích cầu khi

cầu nhỏ hơn cung nhằm bình ổn thị trường đồng thời đấp ứng được

yêu cầu tiêu dùng bình thường cả về thời gian và địa điểm tiêu dùng Hệ thống qũy quốc gia bằng tiền (giá trị):

Là một lực lượng vật chất trong tay Nhà nước để hoặc là thường xuyên cun thiệp vào thị trường điều hòa cung cầu tiền tệ,ổn định sức

Trang 26

day nhanh chóng việc điều hòa cung cầu để đảm bảo sự bình ổn tương đối của hệ thống giá cả, kiềm chế sự cạnh tranh vô chính phủ phá rối thị trường Cụ thể :

- Qũy dự trữ ngoại tệ

Trong điêu kiện nền kinh tế mở thì các mối quan hệ giữa cung và cầu hàng hóa, cung cầu tiền tệ và cân bằng ngoại hối; giữa hàng và tiên; giữa tiền tệ trong nước và ngoại tệ là những mối quan hệ khăng khít Sự thay đổi các mối quan hệ này là nguyên nhân dẫn đến sự biến động của thị trường giá cá Đặc biệt trong điều kiện nước ta sản

xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, còn phải nhập khẩu thì mối quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ và cán cân thương mại hoặc cán

cân thanh toán quốc tế là một trong những mối quan hệ lớn cần được quan tâm Khi nhập siêu và giá cả trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả các hàng hóa nhập khẩu trong nước và ảnh hưởng tới cân bằng cán cân thương mại Để hạn chế khả năng ảnh hưởng từ kinh tế thế giới hầu hết các nước đều thành lập qñy dự trữ ngoại tệ và sử dụng nó như một công cụ điều chỉnh các mối quan hệ cung cầu

trong nền kinh tế Qũy dự trữ ngoại tệ không chỉ đơn thuần là dự trữ

bằng đồng tiền nước ngoài (tiên mặt hoặc chuyển khoản, mà còn phải bao gồm cả việc dự trữ trái phiếu, tín phiếu ngoại hối Tiềm lực này có được thực chất là một khoản tích lũy của Ngân sách Nhà nước sau khi đã cân bằng thu chỉ, đây là một khoản tiết kiệm của Chính phủ; đồng thời còn gồm cả việc phát hành nội tệ để mua ngoại tệ, cả khoản tiết

kiệm huy động được của các tô chức doanh nghiệp và nhân dân; ngoại tệ dư thừa của các đơn vị xuất nhập khẩu thông qua hình thúc tiết kiệm, trái phiếu và phần ngoại tệ trong dân cư từ nước ngoài gửi về Nguồn lực này tập trung trong tay Nhà nước dưới hình thức qũy dự trữ ngoại tệ giúp Nhà nước chủ động can thiệp vào thị trường xuất nhập khẩu, củng cố giá trị và uy tín của đồng nội tệ

- Qãy bình ổn giá :

Như đã phân tích, nói đến nền kinh tế thị trường phải nói đến cung

Trang 27

hình thành trên cơ sở đối chiếu lợi ích giữa các thành viên tham gia thị

trường (phía cung và phía cầu) và vận động phụ thuộc vào động thái

của quan hệ cưng cầu Người sản xuất (phía cung) muốn tối đa hóa lợi „, nhuận đối với hàng hóa do mình sản xuất ra, người mua (phía cầu) muốn tối đa hóa giá trị sử dụng đối với hàng hóa mình mua được Chính VÌ vậy giao điểm về lợi ích của hai phía thỏa thuận được (hay giao

điểm giữa cung và cầu) chính là giá cả được hình thành thông qua trao đổi trên thị trường - đó chính là giá thị trường Tuy giá thị trường vận động phức tạp do mục tiêu của các thành viên tham gia thị trường chi

phối song giá cả thị trường luôn hướng về trạng thái cân bằng cung cầu Do vậy, sự cân bằng cung cầu trên thị trường chỉ là tạm thời Với đặc điểm của một nền kinh tế mở, khi giá một loại hàng hóa nào đó trên thị trường quốc tế hạ thấp phát sinh chênh lệch lớn so với giá bán

trong nước tạo khả năng mang lại lợi nhuận cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp đua nhau nhập khẩu về bán; ngược lại, khi giá trên thị trường thế giới tăng cao không còn chênh lệch giá, các doanh nghiệp

không nhập hàng về gây khó khăn cho nền kinh tế và đây cũng là nguyên nhân dễ gây đột biến giá cả những mặt hàng này do cung cầu mất cân đối Đối với hàng xuất khẩu khi giá một loại hàng hóa xuất

khẩu nào đó trên thị trường thế SIỚI tăng cao phát sinh chênh lệch lớn

SO với giá vốn xuất khẩu trong nước tạo khả nang mang lại lợi nhuận

cao, các doanh nghiệp tranh nhau mua hàng trong nước để xuất khẩu

dẫn đến giá nội địa tăng cao không hợp lý, người sản xuất thì có lợi còn

người tiêu dùng thì bị thua thiệt; ngược lại, khi giá thị trường thế giới xuống thấp không còn chênh lệch giá, các doanh nghiệp ngừng

mua, không mua hoặc ép người sản xuất hàng xuất khẩu để mua với giá thấp (nhất là các sản phẩm nông sản được sản xuất tiêu dùng theo mùa vụ) làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản, Đối với nhiều loại hàng hóa được sản xuất tiêu dùng trong nước cũng có những diễn biến tương tự : Khi được giá thì đổ xô vào sản

xuất, sản xuất đến mức nào đó khi vượt cầu giá lại tụt xuống; khi có lợi

thì kinh đoanh, khi không có lợi thì phó mặc Sự biến động tự phát của

Trang 28

triển của toàn bộ nền kinh tế Với vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế,

Nhà nước không thể để thị trường vận động tự phát mà phải có phương

thức can thiệp nhằm thu hẹp sự mất thăng bằng qúa lớn

Sự biến động của giá cả tạo ra chênh lệch giá (lợi nhuận siêu ngạch) cao như phân tích ở trên cần được điều tiết mặc dù Nhà nước đã

điều tiết chúng bằng các sắc thuế gián thu (thuế xuất nhập khẩu và thuế doanh thu); nhưng thuế là một khoản thu ổn định không phụ thuộc vào sự biến động nhất thời của thị trường vì thế không thể linh hoạt điều chỉnh để thu được khoản chênh lệch này ở mức độ hợp lý phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường trong nước và trên thế giới, vì thế việc phụ thu một phần chênh lệch giá ở đây là cần thiết góp phần điêu hòa lợi ích giữa sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu dùng, kiềm chế lối cạnh tranh không lành mạnh hoặc cũng có thể hiểu rằng dùng chính cơ chế thị trường để điều hòa thị trường Thực chất của qũy bình ổn

giá là thu một phần chênh lệch giá phát sinh như phân tích trên để bình ổn giá những mặt hàng được phụ thu, đồng thời hình thành một

ngưồn lực tập trung của Nhà nước để chi hỗ trợ nhầm vào mục tiêu bình ổn thị trường giá cả Nó không phải là một nguồn lực được trích lập từ Ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm, đồng thời nó không phải là thuế bởi vì thuế và chênh lệch giá thu để lập qũy bình ổn giá chúng khác nhau về bản chất cả về mục đích thu và mục đích sử dụng Thuế là một khoản thu ổn định không phụ thuộc vào biến động nhất thời của thị trường mà tùy thuộc vào chính sách thuế của Nhà

nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế Còn phụ thu chênh lệch

giá như đã nói ở trên là khoản thu linh hoạt và chỉ áp dụng đối với

những mặt hàng có chênh lệch giá phát sinh và được thu theo nguyên tắc: có chênh lệch giá mới thu, có nhiều thu nhiều, có ít thu ít, không có không thu Đặc biệt việc thu phụ thu còn có ý nghĩa riêng đó là ý

nghĩa bình ổn giá Về mục đích sử dụng, thuế là khoản thu được tập

trung trong cân đối thu chi ngân sách hàng năm và nó dùng chi cho như

cầu chung của cả nước, còn phụ thu chênh lệc giá tuy thu về ngân sách nhưng nó được lập qũy riêng (qũy bình ổn giá) với mục đích chỉ sử dụng vào việc bình ổn thị trường giá cả

Trang 29

- Qũy trợ giá :

Như đã phân tích, trong nền kinh tế thị trường, thị trường điều tiết: hoạt động sản xuất kinh đoanh và phân phối sản phẩm; ở đó sự mất cân, đối cục bộ về cung cầu hàng hóa sẽ làm cho giá cả biến động và trong thời gian ngắn sự biến động giá ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống của người lao động Mặt khác với mục tiêu lợi nhuận tối đa nhà sản xuất và đầu tư tập trung vào việc đầu tư sản xuất những sản phẩm và

những ngành hàng thu được lợi nhuận cao với vòng quay vốn ngắn

Những sản phẩm mang tính chất phục vụ lợi ích công cộng, thực hiện chính sách xã hội thường phải đầu tư lớn, vòng quay vốn dai, lợi nhuận thấp thậm chí lỗ thì không thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào qúa trình sản xuất và phân phối sản phẩm Vì vậy sự can thiệp của Nhà nước để hạn chế những biến động giá cũng như duy trì việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ mang tính chất công cộng là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường Điêu đó đã được thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng

cũng như mục tiêu kinh tế xã hội từ nay đến năm 2000 Đặc biệt trong luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa IX cũng đã nêu cụ thể : Doanh nghiệp Nhà nước được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hặc

cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước mà không đủ bù đấp đủ chỉ phí sản xuất, lưu thông Để thực hiện mục tiêu xã hội là chính như trên cần phải có nguồn lực tập trung ở một đầu mối thống nhất, chịu sự chỉ đạo tập trung; nguồn đó phải được trích một tỷ lệ nhất định trong Ngân sách quốc gia, bản chất của nó là một ngưồn thu từ nên kinh tế tập trung thống nhất trong Ngân sách và Ngân sách

phân bổ một phần nhất định theo kế hoạch phục vụ mục tiêu chi này

112 Sự cần thiết khách quan cần phải có các loại qñy quốc gia trong nền kinh tế để bình ốn thị trường

Chính xuất phát từ việc chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ

Trang 30

hội chủ nghĩa, đã đặt ra yêu cầu cần phải có hệ thống qũy quốc gia Cơ

chế kinh tế thị trường như đã phân tích, ngoài tính tích cực kích thích

sản xuất lưu thông phát triển còn hàm chứa tính tự phát, tính tự phát

tiềm ẩn của "ban tay vô hình" có thể tác động dẫn tới khủng hoảng,

phá vỡ một hệ thống kinh tế nếu không có sự can thiệp để định hướng nền kinh tế phát triển theo mục tiêu xác định của Nhà nước Sự can thiệp của Nhà nước ngoài việc hoạch định môi trường, hành lang hợp lý hợp quy luật để nền kinh tế hoạt động còn cần thiết phải có những tiềm lực vật chất để can thiệp hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tác động đến thị trường ở những thời điểm mà thị trường có những biến động bất lợi nhầm góp phần bình ổn thị trường bảo đảm cho sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống ổn định và nâng cao Những tiêm lực vật chất của Nhà nước chính là hệ thống qũy quốc gia được

hình thành do những yêu cầu cụ thể sau :

a- Xuất phát từ yêu cầu của qúa trình tái sản xuất:

Để bảo đảm cho qúa trình tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, liên tục từ phạm vi quốc gia đến các ngành, các doanh nghiệp và các hộ kinh tế gia đình đều cần phải có dự trữ nguyên nhiên vật liệu, vật

tư, hàng hóa Lượng dự trữ này là bao nhiêu; dự trữ vào thời gian nào,

bao lâu; chủng loại hàng hóa vật tư gì cần được xác định phù hợp với tổ chức và quy mô sản xuất, quy trình công nghệ bảo đảm dự trữ không làm ứ đọng vốn, không làm cho qúa trình sản xuất bị ngừng

trệ

Thông thường dự trữ ở các doanh nghiệp sản xuất thường mang

tính chất phục vụ việc sản xuất bình thường (có thể coi là dự trữ lưu

thông cho sản xuất); nhưng khi nền kinh tế có những khó khăn lớn do

thiên tai địch họa gây ra thì những loại dự trữ thông thường ở doanh

nghiệp đó không thể đảm nhận được việc khắc phục những hậu qủa do

khó khăn bất thường gây ra Chính vì vậy mà việc thiết lập qũy dự trữ

Trang 31

vụ được cung ứng ra thị trường bình thường góp phần ổn định thị

trường giá cả và đời sống

b- Hình thành hệ thống qũy quốc gia là nhân tố cần thiết cho lưu thông hàng hóa, đảm bảo cho qúa trình lưu chuyển hàng hóa trong nên kinh tế không bị gián đoạn

Nghiên cứu lý thuyết về quan hệ cũng cầu cho chúng tá thấy được : Trong hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu dùng của một nền kinh tế là quy luật cung cầu hoạt động tác động trực tiếp đến sản xuất và cơ cấu sản xuất một cách khách quan Đồng thời cung cầu cũng tác động trực tiếp đến giá cả, đến mối quan hệ giữa các loại giá trong điêu kiện nên

sản xuất được vận động theo quy luật hàng hóa tiền tệ Cung cầu được hiểu như là khối lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường có phù hợp

hay không phù hợp với cầu và cầu được hiểu ở đây là sức mua của người tiêu dùng bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống Nếu cung lớn hơn cầu thị trường không ổn định tạo ra hệ qủa giá

hạ có thể đến mức không hợp lý có lợi cho người tiêu dùng nhưng lại

không lợi cho người sản xuất; nếu cung nhỏ hơn cầu thị trường cũng sẽ không ổn định và gây ra hệ qủa là giá tăng, có thể tăng qúa cao không hợp lý có lợi cho người sản xuất nhưng gây bất lợi cho người tiêu dùng Muốn bình ổn thị trường thì dòng chảy của hàng hóa phải bảo đảm diễn ra không bị đứt đoạn, phù hợp với nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và địa điểm tiêu dùng Cơ chế thị trường có thể tự nó kích thích điều chuyển vật tư hàng hóa lưu thông từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi giá thấp sang nơi giá cao, từ chỗ chất lượng và chủng loại vật tư hàng hóa chưa phù hợp với nhu câu đần đần

sẽ tiến đến phù hợp Nhưng cũng tự nó, với động lực lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ từ chối việc lưu thông hàng hóa tới những vùng sâu vùng xa hiệu qủa kém; từ chối việc dự trữ lưu thông không hiệu

qủa nhưng lại sẵn sàng dự trữ mang tính "đầu cơ" để thu lợi nhuận cao nhất Chính những điều đó sẽ tạo ra sự bất ổn định của thị trường ở những thời điểnm nhất định, ở những vùng nhất định Đặc biệt khi đất

Trang 32

nước có những khó khăn do thiên tai địch họa gây ra tạo nên những

thiếu hụt về cung so với cầu ‘ Lưu thông hàng hóa là nói đến hàng - tiền, trong phương trình này ˆ một trong hai vế biến động đều gây biến động thị trường Muốn qúa trình lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế không bị gián đoạn ngoài việc bảo đảm sản xuất diễn ra liên tục có hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường thì cần phải có dự trữ mang tầm quốc gia để can thiệp kịp thời những tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng gây ra, hoặc phải có

dự trữ để đáp ứng tiêu dùng đối với những loại vật tư hàng hóa mang

đặc điểm tiêu dùng theo mùa vụ để giải quyết tính không chắc chắn của mọi quan hệ kinh tế trên thị trường như vấn đề đầu cơ của doanh nghiệp, động lực lợi nhuận, những vấn đề rủi ro của nền kinh tế Đồng thời phải có dự trữ để can thiệp kịp thời khi thị trường thế giới có những biến động bất lợi tác động vào thị trường trong nước Rõ ràng chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước với hệ thống qũy dự trữ tập trung của nó là cần thiết để đóng vai trò như một nhà bảo hiểm lớn nhất để bình ổn thị trường cho toàn bộ nền kinh tế

c- Sự hình thành các qũy quốc gia là điều kiện để ổn định kinh tế vĩ

Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường trong một môi trường

mà các điều kiện kinh doanh luôn luôn vận động; vì vậy nếu không có

sự can thiệp hữu hiệu của Nhà nước thì nền kinh tế thường phát triển không đều, hình thành các chu kỳ kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế từ phát triển, suy giảm, phục hồi, phát triển Chu kỳ kinh doanh xuất hiện do biến động của tổng cung và tổng cầu trên thị trường mà nguyên nhân có thể do chênh lệch hay thay đổi trong tổng cầu hoặc là do những thay đổi trong tổng mức cung Để hạn chế những biến động xấu của nền kinh tế (đặc biệt là biến động dẫn đến suy thoái kinh tế) duy trì mức độ nền kinh tế tăng trưởng hợp lý ngoài việc thực thi các chính sách biện pháp kinh tế vĩ mô đúng đắn còn cần thiết phải có hệ thống gũy quốc gia tập trung để hỗ trợ cho các chính sách kinh tế, qũy quốc gia này phải bao gồm cả mặt hiện vật và giá trị:

Trang 33

Hệ thống qũy quốc gia về hiện vật là nhằm bảo đảm góp phần duy trì nền kinh tế hoạt động và phát triển bình thường khi nền kinh tế gặp khó khăn do thiên tai địch họa, khi có những biến động bất thường nhất thời của thị trường giá cả trong và ngoài nước Bảo đảm ổn định đời sống nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội

Hệ thống qđy quốc gia về giá trị nhằm góp phần đảm bảo sự cân bằng cung cầu tiền tệ, ổn định giá cả đồng tiền, kiềm chế và kiểm soát được lạm phát ở mức độ nhật định Qũy dự trữ quốc gia về tiền tệ sẽ giúp cho việc tăng cung hoặc khống chế cầu khi cần thiết một cách linh hoạt phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế sẽ là yếu tố rất quan

trọng để ổn định thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa

1.3 Vai trò của các loại qñy quốc gia : a Các loại qũy quốc gia bằng hiện vật :

Trước hết các loại qũy này được sử dụng cho những nhu cầu khẩn

cấp của nền kinh tế như chiến tranh, thiên tai, địch họa; Ð ồng thời khi cần thiết các qãy này được sử dụng để can thiệp vào thị trường nhằm góp phần vào việc đảm bảo cân bằng cung cầu trong các hoàn cảnh

nhất định ví dụ như trong trường hợp một thị trường sản phẩm quan

trọng nào đó như lúa gạo sự mất cân đối cung cầu dẫn đến giá cả

tăng đột biến, Nhà nước có thể đưa dự trữ lương thực ra bán để tăng

cung kéo giá thị trường xuống, chống lại các hoạt động đầu cơ Ngược lại trong trường hợp mất cân đối theo hướng cung lớn hơn cầu sự mua

vào của các loại qũy dự trữ này sẽ có tác dụng tăng cầu làm cho giá

lương thực sẽ vận động ở mức phù hợp Ngoài những nhiệm vụ rất quan trọng đó, các loại gũy quốc gia về hiện vật còn có các vai trò

Dự trữ có tính chất thời vụ để điều hòa chênh lệch giữa thời vụ sản

xuất và thời vụ tiêu dùng một sản phẩm quan trọng Dự trữ đảm bảo cho

sản xuất tiến hành liên tục trong trường hợp có sự thiếu hụt tạm thời các yếu tố sản xuất ở một ngành hoặc một doanh nghiệp Hỗ trợ xuất

Trang 34

quan hệ kinh tế đối ngoại Sử dụng cho các viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho các quốc gia có quan hệ hữu nghị

Vai trò của một số loại qũy cụ thể như sau :

+ Qũy dự trữ quốc gia :

- Dự trữ quốc gia với phòng ngừa và khắc phục thiên tai

Bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể bị thiên tai, khoa học phát

triển con người có thể dự báo để né tránh hoặc giảm bớt sự tàn phá tự

nhiên Nhưng sự tàn phá này nhiều khi ngồi sự kiểm sốt của con người; trong những trường hợp thiên tai qúa lớn, con người không ngăn

ngừa được thì việc sớm khắc phục hậu qủa thiên tai là cần thiết, nó sớm đưa sản xuất và đời sống trở lại bình thường Nếu việc khắc phục hậu qủa thiên tai chậm chạp, an tồn xã hội khơng bảo đảm, lòng dân không yên và qúa mức có thể làm "chao đảo" chính quyền Nhà nước Bởi vậy, nếu thiên tai gây mất mùa, nông dân thiếu đói, không còn vật tư tiếp tục sản xuất thì Nhà nước phải giúp đỡ lương thực, phân bón, con

giống cho nông dân; Nhà máy bị bão lụt dập vùi, máy móc bi hư

hỏng nặng không tiếp tục sản xuất được, Nhà nước phải có máy công cụ chuyên dùng để giúp đỡ nhà máy Khi đê điều vỡ, các phương tiện vận tải phải được vận tải tới mức tối đa để hàn khẩu cấp bách nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thì Nhà nước phải có và phải đưa phương tiện mới ra để đẩy nhanh tốc độ hàn khẩu Tất cả những yếu cầu trên chỉ có thể chủ động đáp ứng khi có dự trữ quốc gia

- Dự trữ quốc gia với việc chủ động xử lý các quan hệ quốc tế khi cần thiết

Thực hiện cơ chế kinh tế mở, chúng ta có quan hệ với nhiều nước

trên thế giới Theo đường lối của Đảng, chúng ta đang thực hiện việc hòa nhập với thị trường quốc tế Trong đó có việc hòa nhập với thông lệ quốc tế và nâng cao uy tín trên trường quốc tế, ví dụ như trong

trường hợp một nước nào đó bị thiên tai gây thiệt hại nặng nền, ta có

quan hệ mật thiết hoặc quan hệ truyền thống, hoặc cần phải mở rộng quan hệ với nước đó thì Nhà nước cần phải có một lưu lượng vật chất

Trang 35

để sử dụng vào việc cứu trợ nhân đạo cho nước đó Đây cũng là một

việc làm bình thường và cần thiết phù hợp với tập quán nhân đạo của : loài người, cũng như ta đã từng tiếp nhận cứu trợ nhân đạo của các „

nước

Mặt khác, có những vật tư hàng hóa đặc biệt phải nhập khẩu hoàn

toàn, nhưng lại chỉ nhập của một vài nước như trường hợp nhập khẩu xăng đầu chẳng hạn, nhưng vì lý đo nào đó nước xuất khẩu đó không tiếp tục xuất khẩu xăng dầu cho ta, trong khi nền kinh tế của ta

rất cần xăng đầu; nếu ta không có dự trữ thì mọi hoạt động của xã hội

sẽ khó khăn, sản xuất giao thông phải hoạt động co hẹp lại và như vậy

thì rất bị động hoặc bị ép giá Từ đó cho thấy, dự trữ quốc gia giữ vai trò rất quan trọng tạo cho Nhà nước chủ động ứng xử trong quan hệ

quốc tế và ứng phó với tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp để vừa giữ vững được uy tín của ta trên thị trường quốc tế, vừa chủ

động ứng phó với tình hình bất ổn định trong quan hệ giao lưu hàng

hóa quốc tế

- Dự trữ quốc gia với an ninh quốc phòng: '

Giữ vững an ninh quốc phòng là điều kiện tiên quyết để ổn định và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng, Công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng Đảng ta chủ trương tiếp tục đổi mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Những chuyển biến đó, những chủ trương đó của Đảng được bầu bạn năm châu đánh giá cao, nhưng những tư tưởng thù địch muốn chống phá ngăn cản sự tiến lên làm cho chúng ta tan rã dẫn đến phải phụ thuộc vẫn luôn luôn rình rập Bởi vậy, tăng cường dự trữ quốc gia với vai trò bảo đảm yêu cầu trong mọi tình huống của an ninh quốc phòng là rất cần thiết, rất

quan trọng là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm

vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Dự trữ quốc gia tham gia vào việc bảo hộ quyền lợi của người sản xuất cũng như tiêu dùng

Trang 36

Với chức năng này, qũy quốc gia có thể và cân phải can thiệp vào thị trường để góp phần bình ổn giá cả thị trường Chẳng hạn đối với lương

thực khi được mùa thì lượng cung ra thị trường lớn hơn câu làm cho

giá cả thị trường giảm xuống, thậm chí có lúc thấp hơn giá thành, gây

thiệt hại cho người sản xuất Trong trường hợp đó ngành dự trữ quốc

gia cần phải tăng lượng mua vào để đẩy cầu lên nhằm để cho giá vận

động lên mức giá sàn Tuy nhiên việc mua vào để góp phần bảo trợ sán

suất này cũng cần được tính toán hiệu qủa tổng thể cả kinh tế, chính trị

xã hội chứ không thể hiệu qủa chung chung, vì vậy việc mua vào dự trữ phải cân đối trong luân chuyển hàng vào, hàng ra sao cho vừa đạt mục

tiêu bảo trợ lợi ích người sản xuất, tiết kiệm chỉ cho Ngân sách, vừa có

lực lượng chủ động tăng cung ra thị trường khi cần thiết: Ngược lai,

để góp phần vào việc chống giá tăng đột biến trên thị trường nhằm

bảo hộ lợi ích người tiêu dùng thì qũy dự trữ quốc gia can thiệp vào thị

trường băng cách bán ra một lượng hàng hóa cần thiết với giá cả thị trường (hoặc cấp bách có thể bán theo giá giới hạn), đồng thời bảo

đảm chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của người tiêu dùng để kéo giá

thị trường xuống :

- Qũy dự trữ lưu thông

Qũy dự trữ lưu thông vật tư, hàng hóa của Nhà nước chủ yếu nhằm mục đích góp phần cân đối cung cầu do có những biến động nhất thời của thị trường để bình ổn giá cả thị trường bảo trợ lợi ích của người sản xuất và của người tiêu dùng, vai trò của nó được thể hiện cụ thể:

+ Mua vào những hàng hóa quan trọng ngay sau vụ thu hoạch khi

xuất hiện trạng thái cân bằng thừa tạm thời để kích cầu bình ổn giá cả

bảo trợ lợi ích của người sản xuất :

Trong điều kiện cung lớn hơn cầu đặc biệt là đối với nông phẩm hàng hóa, thông thường ngay sau vụ thu hoạch, do nhu cầu tiêu dùng

(vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo và tiền cho nhu cầu sinh hoạt gia đình) buộc người sản xuất nông phẩm phải bán nông phẩm ra thị

Trang 37

thời điểm, tất cả các nhà sản xuất nông phẩm cùng đưa nông phẩm ra

bán trên thị trường làm cho cung vượt qúa cầu tại thời điểm đó (đặc

điểm này càng đậm nét ở những vùng sản xuất tập trung), cung lớn hơn cầu làm cho giá giảm thậm chí có lúc giảm thấp hơn ca chi phi san xuất, người sản xuất có thể bị lỗ vốn nhưng họ không thể giữ sản

phẩm của mình lại để chờ khi nào giá trên thị trường tăng lên mới đưa

sản phẩm ra bán làm thế nào để kích cầu lên đưa giá vận động đến mức người sản xuất tiếp tục sản xuất được, người tiêu dùng chấp nhận

được, chỉ có cách tác động trực tiếp vào lực câu, Nhà nước mua vào để

dự trữ làm cho giá cả tăng lên đến mức giá cá sản xuất và ngừng lại

không mua để giá cả xoay quanh định hướng này mới có điều kiện để

bao tro người sản xuất

+ Bán ra - "tăng cung” khi xuất hiện cung cầu ở trạng thái cân bằng thiếu tạm thời để lập lại thế cân bằng cung cầu bình ổn giá cả

Việc mua nông sản hàng hóa vào dự trữ để kích cầu như phân tích

trên không chỉ có tác dụng bình ổn giá để bảo trợ lợi ích của người sản xuất mà còn có lực lượng dự trữ chủ động bán ra khi giá đột biến để bảo trợ lợi ích người tiêu dùng, đồng thời có lực lượng chủ động chân hàng xuất khẩu, tránh tình trạng khi ký được hợp đồng xuất khẩu mới đi mua vét đẩy giá lên cao không hợp lý Việc dự trữ những vật tư

cho sản xuất đặc biệt cho sản xuất mùa vụ có ý nghĩa rất lớn giúp cho

người sản xuất khi vào mùa vụ vừa có hàng hóa để mua và vừa mua được giá chấp nhận được; đối với những loại vật tư hàng hóa sản xuất cung ứng ra thị trường chỉ khoảng một thời gian ngắn nhưng tiêu dùng hàng hóa này lại kéo dài quanh năm thì việc dự trữ lưu thông điều hòa cung cầu cả năm càng có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn thị

trường giá cả

Ngoài vai trò nêu trên, qũy dự trữ lưu thông còn thiưn gia vào việc

Trang 38

b Các loại qñy quốc gia bằng giá trị

- Qũy dự trữ ngoại tệ

+ Qũy dự trữ ngoại tệ góp phần lập lại trật tự trong việc sử dụng

ngoại tệ nhầm thực hiện mọi hoạt động kinh tế trên lãnh tho Viet Nam chỉ tiêu bằng đồng Việt Nam

+ Qñy dự trữ ngoại tệ thực hiện việc can thiệp vào cung cầu ngoại tệ

trên thị trường mua vào, bán ra khi cần thiết nhằm giữ tỷ giá giữa đồng ngoại tệ theo mục tiêu định hướng; góp phần củng cố giá trị và uy tín của đồng tiền Việt nam, hạn chế lạm phát từ yếu tố tâm lý

+ Qũy dự trữ ngoại tệ có vai trò cân thiết trong việc cân đối xuất

nhập khẩu hàng hóa và cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh

toán quốc tế

- Qũy bình ổn giá :

Chuyển sang thực hiện việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị

trường, cùng với các thủ pháp tài chính tiền tệ, điều hòa cung cầu để kiền chế và kiển soát lạm phát, nước ta đang thực hiện việc kiểm soát giá cả như sau:

Một là sự kiến soát bằng hình thức định giá cứng đối với một số sản

phẩm độc quyền buộc người mua và người bán thực hiện như: Giá

điện, cước bưu điện mà cụ thể tem thư, điện thoại, điện báo trong

nước, cước cảng biển

Hai la kiểm soát theo hình thức "mềm” thông qua việc quy định

giá giới hạn tối đa để làm tín hiệu điều hành thị trường đối với một số sản phẩm chủ yếu như: xăng đầu, sắt thép, xi mãng; định hướng giá tối thiểu đối với một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng như: thóc,

mía đường, bông

Trang 39

vận động của nó thông qua các chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung cầu, chính sách tài chính tiền tệ

Bấn là thực hiện chính sách xã hội đối với một số loại hàng hóa - thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và với các dân tộc miền núi

Thực hiện cơ chế kiểm soát như trên nhưng do bản thân nền kinh tế,

nhiều loại vật tư hàng hóa chiến lược còn phải nhập khẩu, giá cả phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trường quốc tế đã tác động vào toàn bộ hệ thống giá ở thị trường trong nước; mặt khác các nguồn lực của nền kinh tế giúp cho việc chủ động điều hòa cung cầu bình ổn giá cả còn hạn chế nên nhiều thời điểm giá cả còn biến động khi tăng qúa cao, khi giảm qúa thấp không hợp lý gây ra sự bất ổn định đối với

việc phát triển kinh tế; Việc hình thành qũy bình ổn giá, chính là tạo

ra một ngưồn lực để sử dụng nhằm mục tiêu giữ giá cả các mặt hàng chủ yếu cho sản xuất và đời sống được ổn định, góp phần kiềm chế lạm phát, tạo môi trường kinh tế an toàn cho các chủ thể sản xuất kinh -doanh trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đồng thời góp phần ổn định tình hình kinh tế

xã hội

Qũy bình ổn giá thực hiện việc thu để bình ổn thị trường giá cả: việc thực hiện chính sách thu phụ thu chênh lệch giá không chỉ nhằm

mục tiêu tạo nguồn lực mà mục tiêu hết sức quan trọng của nó là nhằm vào việc điều tiết sự cạnh tranh trên thương trường của các doanh nghiệp theo hướng lành mạnh (những doanh nghiệp nhập được giá”

thấp, những doanh nghiệp nhập được theo hình thức trả chậm lãi suất thấp bán phá giá trên thị trường; những doanh nghiệp xuất khẩu được giá cao mua phá giá ở thị trường nội địa); góp phần vào sự bảo trợ sản xuất trong nước (đối với những mặt hàng có sản xuất trong nước),

điều tiết lối kinh doanh giành giật lợi nhuận nhất thời để hướng tới việc

kinh doanh lấy hiệu qua lâu đài, hiệu qủa tổng thể làm mục tiêu chủ

yếu Và khi không còn chênh lệch giá hoặc giá cả đã bình ổn ở mức

Trang 40

không lành mạnh thông qua việc bán phá giá, giành giật thị trường giữ

mức giá theo định hướng phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế, góp phần ổn định nguồn thu của Ngân sách Nhà nước Về phụ thu phân bón nhập khẩu khi giá thế giới xuống qúa thấp đã làm cho giá phân

lân sản xuất trong nước; giá phân đạm urê, NPK, DAP nhập khẩu giữ được tương quan với giá thóc, nông dân chấp nhận, góp phần bảo trợ

sản xuất phân bón trong nước

Qũy bình ổn giá thực hiện việc chỉ hỗ trợ nhầm tạo ra tiềm lực vật chất thúc đấy việc điều hòa cung cầu nhanh chóng để các doanh nghiệp

có điều kiện dự trữ lưu thông hoặc tăng cung, hoặc kích cầu khi cần

thiết tác động đến thị trường giá cả, góp phần làm cho giá cả hàng hóa vận động từ chỗ qúa thấp hoặc qúa cao trở về mức giá của mặt bằng chung mà xã hội chấp nhận

- Qũy trợ giá :,

+ Chính sách trợ giá tác động vào việc ổn định giá các mặt hàng cần

phải bình ổn giá nhằm làm cho người sản xuất được hưởng một mức giá hàng hóa đưa vào sản xuất phù hợp với sức mua của xã hội do biến động không hợp lý nhất thời của thị trường; giúp người tiêu

dùng được thụ hưởng mức giá phù hợp với thu nhập trong từng thời kỳ,

ổn định đời sống Đồng thời góp phần hạn chế sự tăng giá dây chuyền của mặt bằng giá trên thị trường đầy lạm phát đến mức khơng kiểm

sốt được Chính sách trợ giá góp phần vào việc thực hiện chính sách xã

hội, góp phần nâng cao mức sống về văn hóa tỉnh thần cho nhân dân; góp phần hạn chế sự cách biệt về sản xuất và đời sống giữa miền xuôi

+ Chính sách trợ giá cho xuất khẩu trong những trường hợp cần thiết, đối với mặt hàng cần thiết góp phần bảo trợ sản xuất trong nước; giữ được thị trường truyền thống, len chân và mở rộng được thị trường

bên ngoài

+ Trợ giá đối với một số loại hàng hoá trong những trường hợp đặc

biệt góp phần bảo trợ lợi ích người sản xuất, đảm bảo cho sản xuất ổn định và có điều kiện để phát triển, tránh tình trạng bỏ sản phẩm này sản

phẩm khác một cách tự phát gây ra sự bất ổn định của thị trường

Ngày đăng: 26/01/2016, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w