1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát

34 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 218 KB

Nội dung

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản đượcđồng kiểm soát hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn lien doanh là tàisản

Trang 2

2.2.4: Nội dung trong hợp đồng

2.2.5:Theo chế độ kế toán hiện hành

Trang 3

3.3.2: Nội dung của hợp đồng

3.3: Theo chế độ kế toán hiện hành

Tài liệu tham khảo

1: Chế độ kế toán Việt Nam

2: 26 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính doanh nghiệp

Trang 4

Mở Đầu

Khi nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động liên doanh diễn ra ngàycàng đa dạng và phong phú Các tổ chức cá nhân có thể góp vốn bằng tiền,bằng tài sản… và có quyền khác nhau trong điều hành hoạt động của liêndoanh, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phần hành kế toán đầu tư tàichính nói chung và kế toán vốn góp liên doanh nói riêng ngày càng đượcquan tâm hoàn thiện Ngày 20/12/2003, Bộ Tài chính đã ra Quyết định234/2003/QĐ-BTC, trong đó, công bố Chuẩn mực số 08- Thông tin tài chính

về những khoản vốn góp liên doanh và Thông tư số 23/2003/TT-BTC hướngdẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số234/2003/QĐ-BTC

A: Lý Thuyết I: Khái niệm và phân loại các hình thức liên doanh

1: Khái niệm:

Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùngthực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi cácbên góp vốn liên doanh

2: Phân loại

Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồngkiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát):

 Là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanhmới

 Các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanhđồng kiểm soát do mỗi bên lien doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu; Đốivới các khoản chi phí chung( nếu có) thì căn cứ vào các thảo thuận trong hợpđồng để phân chia cho các bên góp vốn

Trang 5

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản đượcđồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát)

 Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn lien doanh là tàisản được góp hoặc do các bên tham gia liên doanh mua, được sử dụng chomục đích của kiên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanhtheo quy định của hợp đồng liên doanh

 Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theotính chất của tài sản

 Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanhđược đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)

 Thành lập một cở sở kinh doanh mới có hoạt động độc lậpgiống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soátcủa các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh

 Các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng tiền hoặc bằng tàisản vào liên doanh Phần vốn góp này phỉa được ghi sổ kế toán và được phảnánh trong bảng cân dối kế toán của bên liên doanh là một khoản mục đầu tưvào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Việc phân biệt rõ ràng ba hình thức LD này về mặt lý luận cũng nhưphương pháp hạch toán sẽ giúp những đối tượng quan tâm có được cách nhìntoàn diện hơn về một trong các hình thức đầu tư dài hạn đang phát triển mạnhtrong thực tế hiện nay (đầu tư vào công ty con, vốn góp liên doanh, đầu tưvào công ty liên kết và đầu tư dài hạn

II: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

2.1: Đặc điểm của hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát 2.1.1 Quản lý tài chính

Đối với từng thành viên tham gia bộ phận liên doanh này không táchthành một cơ cấu tài chính riêng mà thống nhất trong cơ cấu tài chính củathành viên Mỗi bên liên doanh sẽ sử dụng tài sản, vốn riêng để thực hiệnhoạt động kinh doanh được phân chia Điều đó có nghĩa là từng thành viên

Trang 6

trong liên doanh có quyền và nghĩa vụ trong phạm vi hoạt động sản xuất kinhdoanh được thực hiện do các bên tham gia trực tiếp điều hành, có thể tiếnhành song song với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của từng thànhviên.

2.1.2 Đặc trưng cơ bản

Khi liên doanh được thành lập các bên góp vốn không phải chuyển vốntài sản của mình vào liên doanh, toàn bộ vốn góp là bộ phận tài chính củabên tham gia , nhưng phải được quản lý riêng biệt và phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của liên doanh Vốn đầu tư không phải chuyển ra bê ngoài doanhnghiệp, lượng vốn này vẫn được doanh nghiệp điều hành và kiểm soát đểphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được phân chia trong hợp đồng liêndoanh Liên doanh theo hình thức hoạtđộng sản xuất kinh doanh đồng kiểmsoát không thỏa mãn điều kiện của một tài sản đầu tư tài chính, thực chất đây

là việc đầu tư vào hoạt động SXKD trong chức năng của doanh nghiệp

2.2 Theo chuẩn mực số 08

2.2.1 Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên đểcùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởicác bên góp vốn liên doanh Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩnmực này gồm:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt độngkinh doanh được đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản đượcđồng kiểm soát;

- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đượcđồng kiểm soát

Trang 7

- Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động đốivới một hoạt động kinh tế liên quan đến góp vốn liên doanh nhằm thu đượclợi ích từ hoạt động kinh tế đó.

- Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liêndoanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tếtrên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng

- Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyếtđịnh về chính sách tài chính và hoạt động của một hoạt động kinh tế nhưngkhông phải là quyền kiểm soát hay quyền đồng kiểm soát đối với nhữngchính sách này

- Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và cóquyền đồng kiểm soát đối với liê n doanh đó

- Nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanhnhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó

- Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản vốngóp trong liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điềuchỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trongtài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh từ kếtquả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát

- Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp liêndoanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnhtheo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sảnthuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của bên góp vốn liên doanh đượcphân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của liên doanh phát sinh sau khi góp vốnliên doanh

2.2.2 Quy định chung

Trang 8

- Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một sốliên doanh được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác củacác bên góp vốn liên doanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới.Mỗi bên góp vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trìnhhoạt động Hoạt động của liên doanh có thể được nhân viên của mỗi bên gópvốn liên doanh tiến hành song song với các hoạt động khác của bên góp vốnliên doanh đó Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phânchia doanh thu và khoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh chocác bên góp vốn liên doanh.

- Ví dụ hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là khi hai hoặc nhiềubên góp vốn liên doanh cùng kết hợp các hoạt động, nguồn lực và kỹ năngchuyên môn để sản xuất, khai thác thị trường và cùng phân phối một sảnphẩm nhất định Như khi sản xuất một chiếc máy bay, các công đoạn khácnhau của quá trình sản xuất do mỗi bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm Mỗibên phải tự mình trang trải các khoản chi phí phát sinh và được chia doanhthu từ việc bán máy bay, phần chia này được căn cứ theo thoả thuận ghi tronghợp đồng

Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh các hoạt động kinh doanhđược đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của mình, gồm:

Tài sản do bên góp vốn liên doanh kiểm soát và các khoản nợ phải trả

2.2.3: Nội dung của hợp đồng

Trang 9

Thoả thuận bằng hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:Nêu trong hợp đồng hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên góp vốn liêndoanh; nêu trong các điều khoản hay các quy chế khác của liên doanh.

Thỏa thuận bằng hợp đồng được trình bày bằng văn bản và bao gồm cácnội dung sau:

(a) Hình thức hoạt động, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo của các bêngóp vốn liên doanh

(b) Việc chỉ định Ban quản lý hoạt động kinh tế của liên doanh và quyền biểuquyết của các bên góp vốn liên doanh

(c) Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh

(d) Việc phân chia sản phẩm, thu nhập, chi phí hoặc kết quả của liên doanhcho các bên góp vốn liên doanh

Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát đối với liêndoanh để đảm bảo không một bên góp vốn liên doanh nào có quyền đơnphương kiểm soát các hoạt động của liên doanh Thỏa thuận trong hợp đồngcũng nêu rõ các quyết định mang tính trọng yếu để đạt được mục đích hoạtđộng của liên doanh, các quyết định này đòi hỏi sự thống nhất của tất cả cácbên góp vốn liên doanh hoặc đa số những người có ảnh hưởng lớn trong cácbên góp vốn liên doanh theo quy định của chuẩn mực này

2.3 Theo chế độ kế toán hiện hành

2.3.1 Quy định chung

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanhđồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinhdoanh mới Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theothoả thuận trong hợp đồng Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bêngóp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác củatừng bên

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định các khoản chi phí phát sinhriêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra

Trang 10

thì bên đó phải gánh chịu Đối với các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn

cứ vào các thoả thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn

 Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép vàphản ánh trong báo cáo tài chính của mình các nội dung sau:

+ Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của các bên gópvốn liên doanh;

+ Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu;

+ Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ củaliên doanh;

+ Chi phí phải gánh chịu

 Khi bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán

để ghi chép, tập hợp toàn bộ các chi phí chung đó Định kỳ căn cứ vào cácthoả thuận trong hợp đồng liên doanh về việc phân bổ các chi phí chung, kếtoán lập Bảng phân bổ chi phí chung, được các bên liên doanh xác nhận, giaocho mỗi bên giữ một bản (bản chính) Bảng phân bổ chi phí chung kèm theocác chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phíchung được phân bổ từ hợp đồng

 Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳtheo thoả thuận trong hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh phải lập Bảngphân chia sản phẩm cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng,quy cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản(bản chính) Mỗi khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếugiao nhận sản phẩm (hoặc phiếu xuất kho) làm 2 bản, giao cho mỗi bên giữmột bản Phiếu giao nhận sản phẩm là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kếtoán, theo dõi và là căn cứ thanh lý hợp đồng

 Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia doanh thu, theotừng lần bán hàng bên liên doanh được giao trách nhiệm bán hộ sản phẩm chocác bên khác phải phát hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm của hợp đồng.Định kỳ, theo thỏa thuận, bên bán hàng phải lập bảng phân chia doanh thu vàđược các bên xác nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản chính Khi nhận được

Trang 11

bảng phân chia doanh thu, các bên liên doanh không bán sản phẩm phải lậphóa đơn bán hàng cho bên bán sản phẩm đối với số doanh thu được hưởng từhợp đồng Các hóa đơn này là căn cứ để các bên liên doanh kế toán doanh thubán hàng từ hợp đồng.

2.3.2 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí, doanh thu của hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát

a Kế toán chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh

 Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phátsinh riêng mà bên liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinhdoanh đồng kiểm soát, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,

 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh riêng để tổng hợp chi phíSXKD của hợp đồng liên doanh, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu có)

Có các TK 621, 622, 627 (Chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

b Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh gánhchịu:

 Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung:

 Khi phát sinh chi phí chung do mỗi bên liên doanh phải gánhchịu, căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng liêndoanh)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 131,

Trang 12

 Nếu hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phíchung, cuối kỳ căn cứ vào quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảngphân bổ chi phí chung cho các bên góp vốn liên doanh và sau khi đượccác bên liên doanh chấp nhận, căn cứ vào chi phí được phân bổ cho cácbên góp vốn liên doanh khác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đối tác)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Nợ các TK 621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng liêndoanh)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 338 - Phải trả khác (Chi tiết cho bên tham gia liên doanh

có phát sinh chi phí chung)

2.3.3 Kế toán trong trường hợp hợp đồng chia sản phẩm:

a Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn

cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng

từ liên quan, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Nếu sản phẩm được chia chưa phải

là thành phẩm cuối cùng)

Nợ TK 155 - Thành phẩm (Nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)

Trang 13

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bánngay không qua kho)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Gồm chi phí phát sinh riêng vàchi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (Chi tiết chohợp đồng liên doanh)

b Khi nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngaycho sản xuất sản phẩm khác, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợpđồng và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Gồm chi phí phát sinh riêng vàchi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (Chi tiết chohợp đồng liên doanh)

c Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm màgiao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hoá đơn cho bên bán sảnphẩm, kết chuyển chi phí phát sinh riêng và chi phí chung mà mỗi bên thamgia liên doanh phải gánh chịu và giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Gồm chi phí phát sinh riêng vàchi phí chung mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu) (Chi tiết chohợp đồng liên doanh)

2.3.4 Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ hàng hoá và chia doanh thu cho các đối tác khác:

a Kế toán ở bên bán sản phẩm:

- Khi bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng, bên bán phải phát hànhhoá đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bánsản phẩm của hoạt động liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,

Trang 14

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho hợp đồng liêndoanh)

Có TK 3331 - Thuế GTGT (Nếu có)

- Căn cứ vào qui định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanhthu, phản ánh doanh thu tương ứng với lợi ích của bên tham gia liên doanhđược hưởng, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Lợi ích màbên bán được hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng)

- Khi nhận được hoá đơn do bên đối tác tham gia liên doanh không bánsản phẩm phát hành theo số doanh thu mà bên đối tác đó được hưởng từ hợpđồng, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho hợp đồng liên doanh)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu chia cả thuế GTGTđầu ra)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho từng đối tác thamgia liên doanh)

- Khi thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác tham gia liên doanhkhông bán sản phẩm được hưởng, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết cho từng đối tác tham gialiên doanh)

Có các TK 111, 112

b Kế toán ở bên không bán sản phẩm:

- Bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứvào bảng phân bổ doanh thu đã được các bên tham gia liên doanh xác nhận và

Trang 15

chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm cung cấp, lập hoá đơn cho bênbán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Bao gồm cả thuế GTGT nếu chia cả thuếGTGT đầu ra, chi tiết cho đối tác tham gia liên doanh bán sản phẩm)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết chohợp đồng liên doanh và theo số tiền được chia)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu được chia cả thuế GTGTđầu ra)

- Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn

cứ vào số tiền thực nhận, ghi:

Nợ các TK 111, 112, (Số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả)

Có TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho đối tác tham gia liên doanhbán sản phẩm)

III: Kế toán nghiệp vụ liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát

3.1: Đặc điểm của hình thức tài sản đồng kiểm soát

3.1.2: Đặc trưng cơ bản:

- Không thành lập một pháp nhân mới

- Chung quyền sở hữu và kiểm soát tài sản liên doanh

Trang 16

Hình thức liên doanh tài sản đồng kiểm soát cũng không thỏa mãn mộtđiều kiện hoạt động đầu tư tài chính going như hình thức hoạt động SXKDđồng kiểm soát, đây là hoạt động sản xuất kinh doanh trong chức năng củadoanh nghiệp

và được sử dụng cho mục đích của liên doanh Các tài sản này được sử dụng

để mang lại lợi ích cho các bên góp vốn liên doanh Mỗi bên góp vốn liêndoanh được nhận sản phẩm từ việc sử dụng tài sản và chịu phần chi phí phátsinh theo thoả thuận trong hợp đồng

- Hình thức liên doanh này không đòi hỏi phải thành lập một cơ sở kinhdoanh mới Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền kiểm soát phần lợi íchtrong tương lai thông qua phần vốn góp của mình vào tài sản được đồng kiểmsoát

- Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh tài sản được đồng kiểm soáttrong báo cáo tài chính của mình, gồm:

+ Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loạitheo tính chất của tài sản

+ Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liêndoanh

+ Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bêngóp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh

+ Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩmđược chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia

từ hoạt động của liên doanh

Trang 17

+ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liêndoanh.

- Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh trong báo cáo tài chính cácyếu tố liên quan đến tài sản được đồng kiểm soát:

+ Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loạidựa trên tính chất của tài sản chứ không phân loại như một dạng đầu tư

Ví dụ: Đường ống dẫn dầu do các bên góp vốn liên doanh đồng kiểmsoát được xếp vào khoản mục tài sản cố định hữu hình

+ Các khoản nợ phải trả phát sinh của mỗi bên góp vốn liên doanh,

ví dụ: Nợ phải trả phát sinh trong việc bỏ tiền mua phần tài sản để gópvào liên doanh

+ Phần nợ phải trả phát sinh chung phải chịu cùng với các bên gópvốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh

+ Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩmđược chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia

từ hoạt động của liên doanh

+ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liêndoanh, ví dụ: Các khoản chi phí liên quan đến tài sản đã góp vào liêndoanh và việc bán sản phẩm được chia

- Việc hạch toán tài sản được đồng kiểm soát phản ánh nội dung, thựctrạng kinh tế và thường là hình thức pháp lý của liên doanh Những ghi chép

kế toán riêng lẻ của liên doanh chỉ giới hạn trong những chi phí phát sinhchung có liên quan đến tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh

và cuối cùng do các bên góp vốn liên doanh chịu theo phần được chia đã thoảthuận Trong trường hợp này liên doanh không phải lập sổ kế toán và báo cáotài chính riêng Tuy nhiên, các bên góp vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán

để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc tham gialiên doanh

3.2.2: Nội dung của hợp đồng:

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w