1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND

30 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 478,06 KB

Nội dung

Tháng 10-2010, thị trường ngoại hối bắt đầu đón một cơn sốt thực sự của tỷ giáUSD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm.. Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động US

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Đầu tư tài chính:

PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND

GVHD: HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO

Danh sách nhóm:

1 Nguyễn Đăng Khoa ĐT3

2 Chu Công Hoài Nam ĐT2

3 Nguyễn Huỳnh Bách ĐT2

4 Phạm Thành Đạt ĐT3

5 Trần Đức Thành ĐT2

TP.HCM – Tháng 3/ 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

MỞ ĐẦU……… 2

I- CÁC LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI……….5

1 Tỷ giá hối đoái ………5

2 Cơ chế tỷ giá ………6

II- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HINH TẾ VIỆT NAM 2011 … 7

III-TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TỶ GIÁ 2011 11

IV-KINH TẾ MỸ 2011 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 14

1.Tình hình kinh tế Mỹ 14

2.Tác động tới Việt Nam 16

V-TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN 2011 17

VI-DỰ BÁO 2012 19

1.Dự báo Kinh tế Việt Nam 2012 19

2.Dự báo Kinh tế Mỹ 2012 20

3.Dự báo tỷ giá 2012 21

VII-NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 23

Trang 4

MỞ ĐẦU

Năm 2011 khá đặc biệt, gắn với sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàngNhà nước Về hình thức biến động của tỷ giá, năm 2011 như được chia thành hai nửa đốilập: nửa căng thẳng với “cú” phá giá mạnh chưa từng có trong lịch sử và nửa bình yênvới cam kết “nếu điều chỉnh không quá 1%”

Trước hết, năm 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên thịtrường tự do, mà gốc rễ bắt nguồn từ sự chuyển giao cũng khá đặc biệt trong năm 2010…

Ngày 17-8-2010, Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng tỷ giá USD/VND thêm 2,1% Độtngột khi giới quan sát cho rằng áp lực lúc đó là chưa rõ ràng, chênh lệch giữa tỷ giá chínhthức và tự do vẫn ở mức thấp với khoảng 500 VND Một số lý giải nhìn nhận ở bước đichủ động của nhà điều hành nhằm giải phóng bớt áp lực tăng tỷ giá dồn về cuối năm

Quả thực, áp lực đó sớm hiện hữu Tháng 9-2010, lạm phát bắt đầu tăng nhanh; đi cùngvới đó là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tiếp tục bùng nổ; giá vàng thế giới tăng cao tácđộng bất lợi ở nhiều mặt; cầu ngoại tệ lớn cho nhập khẩu và mối quan ngại nhập siêu cao;lãi suất huy động USD nhảy vọt và hoạt động đầu cơ ngoại tệ trở nên nổi bật

Tháng 10-2010, thị trường ngoại hối bắt đầu đón một cơn sốt thực sự của tỷ giáUSD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm Lần đầu tiên trong lịch sửchênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do với giá USD niêm yết của các ngân hàngthương mại có thời điểm lên tới gần 10%!

Phía sau những căng thẳng đó là sự chảy máu của dự trữ ngoại hối với yêu cầu bình ổn

Và như một phản ứng thông thường, thị trường nảy sinh những tin đồn, hay đúng hơn là

sự chờ đợi một lần điều chỉnh tỷ giá nối tiếp của Ngân hàng Nhà nước Sự đồn đoán lúc

đó tính đến một khả năng rằng, nhà điều hành sẽ tăng mạnh tỷ giá vào cuối tháng 1-2011,thời điểm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tranh thủ một kỳ nghỉ dài để “pha loãng” hiệuứng tâm lý Nhưng không

Bên lề nhật ký theo dõi quãng biến động này của tỷ giá USD/VND, có một sự kiện đượcghi lại: thời điểm chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XI Có ý kiến cho rằng chính trịluôn là một yếu tố quan trọng và hiển nhiên của mọi hình thái kinh tế - xã hội Nó gắn vớinhững biến động của nền kinh tế Và trong những tình huống nhất định, sự lựa chọn đượcđặt ra Việc điều chỉnh tỷ giá đã không được thực hiện trong thời điểm đó

Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011như vậy Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2-2011: lần đầu

Trang 5

tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%.

Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồnnén quá lớn sau một thời gian tương đối dài Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước đểnhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳnghơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng

sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường Giá trị nàyđến nay đã đúng

Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy Phải đếnđầu tháng 4-2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn Cùng với sự điều chỉnh trên,dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng Nhà nước triển khai mà giới quan sátvẫn dùng từ “ép” hay “vắt cung ngoại tệ”

Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đốitượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do… Thêm vào đó, tíndụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thịtrường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khichênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…Với những yếu tố trên, thị trường ngoại hối năm 2011 đón sự kiện ngày 29-4 Sự kiệnnày bắt nguồn từ những giải pháp, yếu tố tạo cung nói trên, mà điển hình là sự hy hữu cótrong hoạt động của các ngân hàng thương mại: chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ!

Thực tế, cung thuận lợi đã tạo một sự đứt gãy rõ rệt trên đường hiển thị biến động tỷ giá,quãng từ 19/4 - 28/4/2011 Giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơixuống còn 20.590 VND Để rồi ngày 29-4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giaodịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD Điểm đánh dấu quantrọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011 nằm ở đây

Từ 29-4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào Trạng thái dự trữngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng Bên lề nhật ký của diễn biến này có mộtđiểm được ghi nhận: trước khi chuyển giao nhiệm vụ, nguyên Thống đốc Nguyễn VănGiàu đã “trả lại” một phần đáng kể cho năng lực dự trữ ngoại tệ

Vì sao sự kiện 29-4 lại được xem là mốc quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá2011? Bên cạnh các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ giá, sự cải thiện của dự trữ ngoại tệ từ

đó là một nguồn lực quan trọng cho công tác bình ổn và điều hành Điều này gắn với một

sự kiện nối tiếp có ở nhiệm kỳ mới của Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Trang 6

Ngày 7-9-2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngânhàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh

tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7-9) đến cuối năm không quá 1%

Tương tự như sự kiện ngày 11-2-2011, thông điệp trên đã xóa bỏ nhất định kỳ vọng tỷgiá tăng trên thị trường, cũng như trong tâm lý dân cư… Giá trị của nó gắn với sự kiệnngày 29-4-2011 Bởi sau sự kiện Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh giá muavào USD ngày 29-4 và liên tiếp mua vào sau đó, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh trở lại, thôngđiệp trên trở nên có trọng lượng Rõ ràng Ngân hàng Nhà nước sẽ khó thuyết phục niềmtin của thị trường với cam kết “không quá 1%” của mình nếu trong tay không có sự giatăng trở lại của dự trữ ngoại tệ trước đó

Thực tế, cho đến những ngày cuối năm 2011 này, Ngân hàng Nhà nước đã giữ vững đượccam kết Dù trong quãng êm đềm của “nửa sau” 2011 có chuỗi tăng dồn dập 14 lần liêntiếp của tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 10, hay “cú ném ao bèo” ngày 14-12vừa qua Và cũng là lần đầu tiên kể từ sau nhiều năm có khả năng mức tỷ giá kết thúcnăm nay thấp hơn điểm cuối của năm trước

Đi cùng với cam kết trong “nửa sau” đó, liên quan đến biến động của tỷ giá, nhật ký năm

2011 cũng ghi nhận lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp xử lý nhữngtác động từ thị trường vàng mà không phải dùng đến “liều thuốc” ra tin cấp hạn ngạchnhập khẩu, chi ngoại tệ cho nhập khẩu vàng Còn việc bình ổn được thị trường vàng haykhông đến nay lại là một vấn đề khác

Điểm lại, nửa sau năm 2011 Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong bình ổn tỷ giá vàthị trường ngoại hối Bên cạnh công tác quản lý điều hành, nhật ký biến động tỷ giá 2011

đã chứng kiến một sự hậu thuận lớn từ những yếu tố vĩ mô Nhập siêu đã giảm rất mạnhtrong năm nay và đặc biệt là sự trở lại ấn tượng của trạng thái thặng dư cán cân tổng thể(dự tính thặng dư tới 3,1 tỷ USD)

Và, có lẽ sẽ đầy đủ và công bằng hơn khi nhìn sự bình yên của tỷ giá USD/VND vừa qua

là gắn với cả một quá trình trước đó Bởi cây không thể đơm hoa, kết trái hôm nay nếu rễkhông tích lũy dinh dưỡng trong quá khứ…

Trang 7

I. CÁC LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1. Tỷ giá hối đoái:

Ngoài ra Tỷ giá hối đoái còn được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theođồng tiền trong nước Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND Đây chính là giá cả của ngoại tệtrên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ Được coi là mấuchốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, TGHĐ có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệkinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiềntệ

Ví dụ: Tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 17/3/2011 là :

b. Tỷ giá danh nghĩa:

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trườngngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa

đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng Hay nó còn được hiểu đơngiản là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước và chưa tính đến tươngquan sức mua của đồng tiền

• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một

đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước

• Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER-Nominal Efective Exchange rate)

NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩacủa các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng

Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn

c. Tỷ giá thực:

Trang 8

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cảtrong nước và ngoài nước Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phảiđồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế Như vậy, tỷ giáhối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ làmột vấn đề cần được quan tâm

Tỷ giá này tăng lên đồng tiền trong nước được coi là bị giảm giá thực so với đồngtiền nước ngoài và khi tỷ giá này giảm thì đồng tiền trong nước được coi là bị tăng giáthực so với đồng tiền nước ngoài

Phân loại cơ chế tỷ giá:

• Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của

một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay vớimột thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thìgiá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hốiđoái cố định gọi là đồng tiền cố định

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài chính tiền

tệ sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường tránh nhữngbiến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm pháttriển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho chính sách phát triển hướng vềxuất khẩu

Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phát cao Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát tăng lên Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này

Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chínhsách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính phủ (phải có

đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này làmcho chính sách tiền tệ mất hiệu lực Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sửdụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷgiá thả nổi có quản lý

• Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong

đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ Theo

Trang 9

cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giaođộng tỷ giá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế

• Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả

nổi và cố định Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quábất ổn

Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố mộtmức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanhtoán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức.Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ chocác mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổnđịnh giá cả và lạm phát…

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan

hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnhhưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chínhsách kinh tế khác để can thiệp

Tăng trưởng kinh tế năm 2011 thấp do xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong dài hạn

và chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ nhằm kiểm chế lạm phát Mặc dù tăng trưởng giảmnhưng lạm phát vẫn ở mức cao do chính sách tiền tệ thắt chặt chưa phát huy hết tác dụng

và tâm lý kì vọng lạm phát chưa được ổn định

Tăng trưởng kinh tế

Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn Tăngtrưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơnnhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011 Tăng trưởng giảm sút chủyếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịuảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanhtài sản & dịch vụ tư vấn, cụ thể như sau:

Trang 10

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 4%, cao hơnnhiều mức 2,78% của năm 2010 và xấp xỉ mức tăng trưởng trước của thời kì trước khủnghoảng

Công nghiệp và xây dựng

Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%, thấp hơnmức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10% trung bình giaiđoạn 200-2007

Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2011 là 6,99%, thấp hơn mức 7,52% củanăm 2010 Dịch vụ giảm sút tăng trưởng là do giảm sút của hầu hết các ngành dịch vụ,

Trang 11

nhất là ngành kinh doanh bất động sản Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh bấtđộng sản trong năm 2011 chỉ ở mức 1,8%, so với mức thấp 2,6% của năm 2010, do tíndụng cho khu vực bất động sản bị thắt chặt Ngành khách sạn và nhà hàng cũng giảm tốc

độ tăng trưởng từ 8,7 (2010) xuống 7,1% (2011) do tình hình kinh tế thế giới đình trệ đãkhiến số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2011 chỉ tăng 19,1%, thấp hơn nhiềumức tăng 34,8% của năm 2010

Tổng cầu

Tăng trưởng giảm chủ yếu do cầu nội địa khi tiêu dùng và đầu tư trong nước giảm

Tiêu dùng

Tốc độ tăng (đã loại trừ yếu tố giá) của doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011

là 4,7%, thấp hơn đáng kể mức tăng 14% của năm 2010 và thậm chí thấp hơn mức 11%của năm 2009 Nguyên nhân chính làm giảm tiêu dùng là lạm phát cao làm giảm thunhập thực tế của người tiêu dùng giảm và cho vay tiêu dùng giảm

Đầu tư

So với năm 2010, tỷ lệ trên GDP của tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 20111 giảm từ41,9% xuống 34,6%; trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 18,5% xuống 13,5%(trong đó đầu tư từ NSNN giảm từ 8,6% xuống 7,0%), của khu vực tư nhân giảm từ15,1% xuống 12,2% Nếu sự sụt giảm đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là do chủtrương tài khóa chặt chẽ, sự sụt giảm đầu tư của khu vực đầu tư tư nhân có thể do lãi suấtcao và sự sụt giảm của đầu tư nhà nước

Xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu năm 2011 đạt 96,3 tỷ đô la Mỹ, tăng 33,3% so với năm 2010, cao hơn nhiều

mức tăng 25,5% của 2010 Giá thế giới tăng là nguyên nhân chính giúp tăng xuất khẩutrong năm 2011

Nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 24,7% so với cùng năm trước, cao hơn

mức tăng 20,1% của năm 2010 Nhập khẩu tăng cũng chủ yếu do tăng giá hàng hóa thếgiới

Lạm phát tăng cao trên 18%

Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trungtriển khai quyết liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng

Trang 12

kể song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ởmức cao 18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia Trong

đó, thủ phạm chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tănglần lượt là 29,34%, 23,18% và 22,82%

Thị trường tiền tệ

Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của lạm phát Tuy nhiên, trongquý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng không nhiều, do can thiệpcủa NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất 14% vàthành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường

Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó giảm

nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011 Lãi suấtliên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất được giữnghiêm ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động vốn nên phảivay trên thị trường liên ngân hàng Nhưng sau đó với động thái bơm ròng 22.000 tỷ đồngqua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm trong tháng 9/2011 Tuynhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng lên lãi suất liên ngân hàng đãtăng cao trở lại

Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi suất bịđảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng Hiện tượng trên cóthể phản ánh kì vọng của các ngân hàng lãi suất sẽ giảm trong tương lai (khi lạm phátgiảm) hoặc việc các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn mà nguyên nhân

có thể do với lãi suất trần 14% các ngân hàng buộc phải huy động tiền gửi ngắn hạn đểgiữ khách

Cán cân thanh toán

Do nhập siêu trong năm 2011 được cải thiện cùng với lượng kiều hối dự kiến đạt mức 9

tỷ USD nên có thể thâm hụt cán cân vãng lai sẽ giảm so với năm 2010 Nhờ đó năm 2011

Trang 13

có thể thặng dư 3,1 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 8,9 tỷ USD và 1,8 tỷUSD của năm 2010 và 2011.

Thị trường ngoại hối

So với năm 2010, tỷ giá nhìn chung được duy trì ổn định hơn trong năm 2011 nhờ nhữngbiện pháp quản lý thị trường, kinh doanh thu đổi ngoại tệ cũng như những thuận lợi vềcán cân thanh toán Sau lần điều chỉnh tăng 9,3% vào tháng 2/2011, đến cuối năm 2011

tỷ giá liên ngân hàng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn so với tăng 5,5% của năm 2010 Thị trườngngoại hối tiếp tục giữ ổn định trong tháng 1/2012

Tuy nhiên, do lạm phát cao trong năm 2011 nên mặc dù tỷ giá danh nghĩa đã được điềuchỉnh tăng đồng Việt Nam vẫn tăng giá thực 3,2% trong năm 2011, tiếp tục xu hướng

tăng giá thực kể từ năm 2004 Xu hướng tăng giá thực làm tăng kì vọng về giảm giá danh

nghĩa của đồng Việt Nam, khiến tình trạng găm giữ ngoại tệ càng phổ biến và dự trữngoại hối giảm sút

Thị trường tài sản

Thị trường chứng khoán trong năm 2011, nhìn chung vẫn trong xu hướng giảm điểm từ

năm 2010 Tính tới thời điểm cuối năm 2011, chỉ số VnIndex đã giảm đến 28% trong

năm 2011 Đồng thời, thị trường bất động sản cũng khá trầm lắng trong năm 2011, dẫn

đến tỷ lệ nợ xấu và những vụ vỡ nợ gia tăng khi tín dụng được thế chấp bởi bất động sản.Tình hình trên là do chủ trương siết chặt tín dụng với khu vực phi sản xuất, trong đó cóbất động sản và kinh doanh chứng khoán

Cú sốc điều chỉnh tỷ giá 9,3%

Năm 2011, chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của NHNN, có thể coi là 1 cú

“shock” trên thị trường ngoại hối Ngày 11/2, NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1USD lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1% Chỉsau 1 đêm giá trị Việt Nam đồng đã hạ 9,3% so với dollar Mỹ

Sau điều chỉnh tỷ giá của NHNN, tỷ giá ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh,một số thời điểm tỷ giá tự do lên mức 22.000 đồng/USD

Trang 14

Sau "cú sốc" điều chỉnh vào tháng 2, tỷ giá chỉ tăng 0,97% trong 9 tháng còn lại của năm 2011.

Tỷ giá USD tăng cao đột biến vào tháng 2, tháng 3 và kéo theo sự giảm xuống liên tụctrong 4 tháng sau đó, tăng thấp trong tháng 8; tháng 9 tăng cao cũng có một phần do cácnhà đầu tư “đón lõng” việc điều chỉnh tỷ giá vào cuối tháng 8, nhưng đã không xảy ra.Tuy nhiên, nếu điều hành theo phương thức “trườn bò”, nhưng “trườn bò” nhanh, thìcũng làm cho tỷ giá tăng cao trong tháng 11, để rồi lại tăng không đáng kể trong tháng12/2011 và tháng 1/2012 tiếp theo

Có thời điểm tỷ giá liên ngân hàng liên tục tăng mạnh, bất chấp cam kết trên của chínhThống đốc Ngân hàng Nhà nước Bắt đầu từ ngày 5/10, tỷ giá này có chuỗi ngày tăng tới

14 ngày với mức tăng lên tới 175 đồng/USD, tương đương 0,85% Tuy nhiên, ngay sau

đó, Ngân hàng Nhà nước đã không điều chỉnh tỷ giá trong vòng 40 ngày liên tiếp

Tính trung bình cả năm tỷ giá chỉ tăng nhẹ

Theo ghi nhận của một số tổ chức đầu tư, những ngày cuối năm 2011 tỷ giá USD/VNDtiếp tục có sự điều chỉnh thể hiện cả trên thị trường tự do lẫn thị trường liên ngân hàng.Trong 12 tháng của năm 2011, giá USD có 5 tháng giảm, 7 tháng tăng và tính chung cảnăm chỉ tăng 2,24%, thấp hơn nhiều so với giá tiêu dùng (18,13%) và giá vàng (24,09%).Năm 2011 giá USD cũng tăng thấp nhất so với 3 năm trước đó (2008 tăng 6,31%, 2009tăng 10,7%, 2010 tăng 9,68%)

Thị trường ngoại tệ tự do đã thu hẹp đáng kể; tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm khámạnh trong thời gian dài hiếm thấy Giá USD trên thị trường tự do từ chỗ cao hơn thịtrường chính thức có lúc tới gần 2.000 VND/USD (gần 10%), đã giảm xuống mức thấpchỉ còn 200- 300 VND/USD hay 1-2%; thậm chí có lúc còn thấp hơn Tỷ giá trên thịtrường chính thức mức tối đa có lúc còn thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước công bố hàng ngày Khoảng cách tỷ giá giữa hai thị trường này cũng đã đượcthu hẹp, cùng quanh mức 21.165 VND Tác động cụ thể là một số ngân hàng tăng cườngbán ra USD để tăng thanh khoản VND

Trang 15

Biến động tỷ giá năm 2011 qua các tháng.

Có thời điểm, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ý lo ngại cam kết tỷ giá “không tăng quá 1% của thống đốc rất khó thực thi do áp lực lên tỷ giá quá lớn vào những tháng cuối năm khihiện tượng nhập siêu tăng mạnh, cán cân thanh toán tổng thể âm, lãi suất VND giảm sẽkhiến người dân chuyển từ VND sang USD

Tuy nhiên, những con số thống kê công bố cho thấy thực tế không diễn biến như nhiềuchuyên gia kinh tế lo ngại Tỷ lệ nhập siêu chỉ bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuấtkhẩu, thấp hơn nhiều so với con số 18% mà Quốc hội đưa ra, cán cân thanh toán tổng thểnăm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm

2010, lãi suất VND vẫn giữ ở mức cao 14%/năm Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 3,5 tuầnnhập khẩu trong quý 1/2011 lên khoảng 7,5 tuần nhập khẩu vào quý III/2011

Tỷ giá năm 2011 tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của giá tiêu dùng(18,13%), của giá vàng (24,09%)

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w