1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyên đề thực tập phân tích và đánh giá thực trạng marketing dịch vụ của công ty cổ phần ts24

68 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

- -BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETINGDỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TS24

GVHD : TH.S NGUYỄN THỊ VÂN ANHSVTH : HOÀNG TRIỆU VY

MSSV : 19033440LỚP : MATM23L

TPHCM, tháng 1 năm 2022

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” câu tục ngữ dân gian mà ông cha ta ngày xưa đãluôn dạy con cháu mình luôn phải biết kính trọng và biết ơn những người đãgiúp đỡ mình Cũng như câu tục ngữ này, để hoàn thành bài báo cáo này,không thể không nhắc đến những người thầy, cô, người anh, người chị đồngnghiệp đã hỗ trợ, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em cóthể làm việc và hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất Em xin gửinhững lời cảm ơn chân thành nhất tới:

Phía trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại, em xin gửi lời cảm ơn đến:Thầy Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại, các thầy cô bộ mônchuyên ngành Marketing Thương Mại và đã giảng dạy em từ năm nhất đếnhiện tại Em xin cảm ơn đến sự tận tâm và kiên nhẫn của các thầy cô.Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viênhướng dẫn thực tập, cô đã tận tình theo dõi, động viên, nhắc nhở, góp ý và sửachữa để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.

Phía Công ty, em xin gửi lời cảm ơn đến:

Anh Nguyễn Hoài Nguyên Hậu – Trưởng phòng Marketing , người đã tiếpnhận em vào thực tập và làm việc tại đây.

Anh Ngọc và Anh Phong người đã hướng dẫn công việc thực tập tại công ty Ngoài ra, còn có các anh chị công ty và các anh chị ở ty đã hỗ trợ, giúp đỡ tạođiều kiện thuận lợi cho em hoàn thành kỳ thực tập cũng như cung cấp cho emnhững tài liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo Em xin trân trọng cảm ơnmọi người đã giúp đỡ em trong thời gian qua!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN IDANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ IVDANH MỤC HÌNH VDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp của đề tài đối với kiến thức, kỹ năng của bản thân 2

5 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ 7P 3

1.1 Khái niệm về hoạt động Marketing dịch vụ 7P 3

1.2 Vai trò của hoạt động Marketing Dịch vụ 7P đối với doanh nghiệp 3

1.3 Đặc điểm của hoạt động Marketing Dịch vụ 7P 4

1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động Marketing Dịch vụ 7P tại doanh nghiệp 5

1.4.1 Môi trường vĩ mô 5

1.4.2 Môi trường vi mô 6

1.4.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 7

1.5 Quy trình triển khai hoạt động Marketing Dịch vụ 7P 8

1.6 Các yêu cầu đối với hoạt động Marketing Dịch vụ 7P 11

1.6.1 Có triết lý về khách hàng 11

1.6.2 Thông tin Marketing chính xác 12

1.6.3 Được sắp xếp, phối hợp 12

Trang 5

1.6.4 Theo định hướng chiến lược 12

1.6.5 Hiệu suất công tác Marketing 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TS24 13

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần TS24 13

2.1.1 Giới thiệu khái quát 13

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 14

2.1.4.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 18

2.1.5.Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TS24 từ năm 2018 -2020 21

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing dịch vụ (7P) .232.2.1.Mô tả chi tiết về sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm 23

2.2.2Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing dịch vụ (7P) 27

2.3 Những mặt hạn chế trong các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp .48

2.3.1 Những mặt hạn chế trong các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp 482.3.2 Những mặt tích cực trong các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TS24 51

3.1 Phân tích bối cảnh, tình hình hiện tại trên thị trường……… 51

3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp 51

Trang 6

3.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 56

KẾT LUẬN 57

PHỤ LỤC 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần TS24 năm

2018- 2020 22

Bảng 2.3 Bảng giá dịch vụ của công ty TS24 33

Bảng 2.12: Nguồn phòng nhân sự công ty TS24 43

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần TS24 15

Sơ đồ 1.8: Quy trình chiến lược sản phẩm 27

Sơ đồ 2.4 sơ đồ phân phối của TS24 34

Sơ đồ 2.5: Quy trình xúc tiến 35

Sơ đồ 2.16: quy trình cung ứng dịch vụ của công ty Cổ phần TS24 46

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần TS24 43

Trang 8

Hình 2.0 : Dịch vụ chính phủ điện tử cho doanh nghiệp 30

Hình 2.1: Dịch vụ quản lý theo nghiệp vụ 30

Hình 2.2 dịch vụ hỗ trợ quản lý giáo dục 31

Hình 2.6: Buổi livestream hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn theo thông tư 78 37Hình 2.7: Giao diện trang chủ mạng xã hội Facebook của công ty TS24 38

Hình 2.8: Các bài viết của TS24 trên Blogger 39

Hình 2.9: Thông báo khuyến mãi của Công ty TS24 về hóa đơn điện tử 40

Hình 2.10: Hướng dẫn chuyển đổi và sử dụng Hóa đơn điện tử 41

Hình 2.11: Chương trình phổ biến kiến thức thuế 42

Hình 2.14 Các ứng dụng đào tạo nội bộ 45

Hình 2.15 : Lớp học đào tạo nội bộ nhân sự 45

Hình 2.17: Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa trung tâm phát triển khởi nghiệp 48

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hộiCNTT công nghệ thông tinCSKH chăm sóc khách hàng

GVHD giáo viên hướng dẫnHR24 Quản lý hành chính, nhân sựHTKT Hỗ trợ kỹ thuậtiHaiQuan Hải quan điện tử

TPHCM Thành phố Hồ chí minhTT-BTC Thông tư – Bộ tài chính

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có sự phát triểnmạnh về 4.0, nhu cầu sử dụng các giải pháp công nghệ ngày càng cao ViệtNam đã thực sự trở thành một thành viên trong sân chơi chung của thế giớibằng việc gia nhập WTO Thị trường về công nghệ phần mềm của Việt Namđược mở rộng Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển củacông nghệ thông tin, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những ứng dụng côngnghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ học tập, vui chơi –giải trí đến trao đổi, mua bán và trong hoạt động quản lý của các doanhnghiệp cũng không thể thiếu Nhưng làm thế nào để hệ thống vận hành ổnđịnh và an toàn đó là công việc của các chuyên gia quản trị mạng và an ninhmạng Nhận thấy sự thay đổi đó nên ngày nay nhu cầu học ngành công nghệthông tin và viễn thông tăng cao Doanh nghiệp TS24 cung cấp các giải phápvà dịch vụ công nghệ thông tin cho tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vựcThuế, Hải quan, BHXH, thương mại nhằm hỗ trợ phần nào nó cho việc giảiquyết các thủ tục trở nên nhanh ngọn không tốn nhiều thời gian và công sứcnhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho khách hàng của mình Tuy vậy, theo sự pháttriển ngày càng nhanh của công nghệ cũng như các nhu cầu trong kinh doanh,TS24 không thể tránh được những thiếu sót, chưa được cải tiến để đáp ứnghết được các khách hàng Để hiểu hơn về những thiếu sót này và tìm ra giảipháp để khắc phục những thiếu sót đấy thì em chọn đề tài cho bài báo cáothực tập của em là “ Marketing dịch vụ của công ty TS24 ”

2 Mục tiêu đề tài

Đề tài sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động Marketing dịch vụ củacông ty từ đó chỉ ra những thiếu sót mà công ty mắc phải và đưa ra phương ángiải quyết tốt nhất khắc phục những thiếu sót đó

Giúp cho việc mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển, tăng doanh thuđồng thời tăng hiểu quả trong kinh doanh

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: 15/11/2021 – 15/1/2021Phạm vi không gian: công ty cổ phần TS24

Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về hoạt động Marketing dịch vụ (7p) củacông ty cổ phần TS24, chủ yếu tập trung vào các gói dịch vụ của công ty vìđây là nguồn chính mang lại lợi nhuận cho công ty.

4 Đóng góp của đề tài đối với kiến thức, kỹ năng của bản thân

Dựa trên lý thuyết chuyên ngành Marketing Thương Mại.

Áp dụng phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu tại bàn do nhân viêncung cấp.

Áp dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thu thập số liệu báo cáothống kê của công ty từ đó rút ra kết luận.

Áp dụng phương pháp nghiên cứu: quan sát thực tế, từ những kết luậncủa chương 2 đưa ra các giải pháp và các kiến nghị.

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu của bài báo cáo thực tập của em là: “Phân tích hoạt độngMarketing dịch vụ của công ty Cổ phần TS24 ”.

Ngoài lời mở đầu, mục lục cùng với phụ lục liên quan thì bài báo cáo thực tậpgồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing Dịch vụ

- Chương 2: Phân tích hoạt động Marketing dịch vụ của công ty Cổ phầnTS24

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Dịch vụcủa công ty Cổ phần TS24

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNGMARKETING DỊCH VỤ 7P

1.1 Khái niệm về hoạt động Marketing dịch vụ 7P

Theo Philip Kotler: “Marketing dịch vụ hay còn gọi Marketing Mix (7P) làtập hợp những công cụ Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được cácmục tiêu trong một thị trường đã chọn Các công cụ Marketing được pha trộnvà kết hợp với nhau thành một hệ thống nhất để ứng phó với những khác biệtvà thay đổi trên thị trường”.

Theo bài giảng Marketing dịch vụ của trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại cóđề cập:

“Sự phối hợp hài hoà giữa các yếu tố trong phối thức Marketing dịch vụ(Marketing Mix), cũng như từng yếu tố riêng lẻ, giúp cho doanh nghiệp đảmbảo triển khai thực hiện một cách thành công chiến lược marketing và định vịthương hiệu trên thị trường.

Marketing dịch vụ là toàn bộ những hoạt động từ lúc nghiên cứu thị trường,xác định nhu cầu khách hàng, sau đó tiến hành các hoạt động từ khâu pháttriển đến cung ứng dịch vụ trên cơ sở thỏa mãn tối đa nhu cầu của kháchhàng”.

Chuyên gia Marketing E Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P vàonhững năm 1960 Thuật ngữ này sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P& được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới 7P là mô hình marketing mix gồm7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion(Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơsở hạ tầng, vật chất hỗ trợ Marketing).

1.2 Vai trò của hoạt động Marketing Dịch vụ 7P đối với doanh nghiệp

Vì những tính chất đặc trưng riêng của dịch vụ, nên việc áp dụng các chiếnlược Marketing dịch vụ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tạilâu dài vững chắc và phát triển trên thị trường, vì nó cung cấp khả năng thíchứng với những thay đổi thị trường và môi trường bên ngoài.

Trang 13

Marketing dịch vụ cung cấp thông tin về doanh nghiệp ra bên ngoài và giúpphản hồi thông tin về doanh nghiệp để qua đó nghiên cứu phát triển sản phẩmdịch vụ, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn nâng cao vị thế cạnh tranh.Marketing dịch vụ là chức năng quản trị quan trọng vì nó đóng vai trò kết nốihoạt động của các chức năng khác với thị trường, nó định hướng hoạt độngcho các chức năng khác trong tổ chức dịch vụ như: nhân sự, tài chính,… theochiến lược đã đề ra mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

1.3 Đặc điểm của hoạt động Marketing Dịch vụ 7P

Do đặc thù của dịch vụ, Marketing dịch vụ có những đặc điểm đặc thù củangành dịch vụ, cụ thể:

Người tiêu dùng dịch vụ đóng vai trò trung tâm và trực tiếp trong việc tạo radịch vụ Cho nên, mọi quyết định liên quan đến Marketing dịch vụ đều phảihướng tới người tiêu dùng dịch vụ.

- Về sản phẩm: do tính vô hình của dịch vụ nên nhiệm vụ của Marketing

dịch vụ là làm cho dịch vụ trở nên “hữu hình” đối với khách hàng, tạo niềmtin cho khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ Do tính không đồng nhất của dịchvụ nên cần tiêu chuẩn hóa quy trình phục vụ, chuyên nghiệp đội ngũ nhânviên phục vụ,…

- Về định giá dịch vụ: Do tính vô hình và tính không đồng nhất của dịch

vụ nên người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn khi đánh giá dịch vụ bởi họ cũngkhông biết trước chất lượng cũng như chi phí dịch vụ trước khi tiêu dùng Vềphía người cung cấp dịch vụ, ngoài dựa vào chi phí, việc định giá phụ thuộcnhiều vào cảm nhận của khách hàng Do đó, việc định giá dịch vụ cần linhhoạt để thích ứng với điều kiện cụ thể của khách hàng.

- Phân phối dịch vụ: Việc lựa chọn kênh phân phối cần căn cứ vào đặc

thù kinh tế - kỹ thuật của từng loại dịch vụ cụ thể Có những dịch vụ sử dụngkênh phân phối trực tiếp và gián tiếp song cũng có những dịch vụ chỉ có thểphân phối qua kênh trực tiếp.

- Marketing hỗn hợp (Marketing Mix): Marketing Mix dịch vụ kế thừaMarketing Mix hàng hóa và mở rộng thêm các biến số để phản ánh các đặc

Trang 14

thù của dịch vụ, bao gồm: sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến, con người,cơ sở vật chất và quy trình dịch vụ.

( Marketing dịch vụ - Tiến sĩ Lưu Văn Nghiêm, NXB Thống kê năm 2017)(Nguồn: Marketing dịch vụ, trang )

1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động Marketing Dịch vụ 7P tại doanhnghiệp

1.4.1 Môi trường vĩ mô

- Môi trường dân số: Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân

số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghềnghiệp,… Chúng ta có thể liệt kê một số thay đổi chính yếu mà ít nhiều đã tácđộng đến các hoạt động Marketing của một số các doanh nghiệp: Những sựthay đổi dịch chuyển về dân số, những thay đổi cơ cấu độ tuổi trong dânchúng, sự thay đổi về cơ cấu gia đình, một cơ cấu dân cư có trình độ văn hóacao hơn.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác độngđến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khácbiệt Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, cònphụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhucầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính tín dụng Do đó các nhà marketingphải nhận biết được các hướng chính về thu nhập trong dân chúng và nhữngthay đổi chi tiêu của các nhóm công chúng khác biệt.

- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các tài nguyên thiên

nhiên được xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanhnghiệp Một số xu hướng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đếnhoạt động Marketing của một doanh nghiệp: Sự khan hiếm nguồn nguyên liệuvật liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng, tình trạng ô nhiễm môi trường tănglên.

- Môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp

tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Người ta thấyrằng giữa chi phí nghiên cứu, phát triển và khả năng sinh lời có mối quan hệ

Trang 15

chặt chẽ với nhau Các doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triểncao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao.

- Môi trường pháp luật: Các quyết định Marketing của một doanh nghiệpthường bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố pháp luật Đó có thể là điều khoảnpháp luật, các chính sách nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương banhành Các yếu tố này điều chỉnh những hoạt động của doanh nghiệp theokhuôn khổ cho phép của pháp luật.

- Môi trường văn hóa: Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thểvà những niềm tin, nhận thức về các giá trị, chuẩn mực, truyền thống mà họđang sinh sống Một số đặc trưng về môi trường văn hóa có tác động đến hoạtđộng Marketing của một doanh nghiệp: Tính bền vững của các giá trị cốt lõi,các nhóm văn hóa nhỏ, sự biến đổi trong các giá trị văn hóa thứ cấp.

1.4.2 Môi trường vi mô

- Môi trường nội tại của doanh nghiệp: Trong việc thiết kế một kế hoạchMarketing cho doanh nghiệp, bộ phận Marketing phải chịu sự lãnh đạo củaban giám đốc công ty đồng thời phải hợp tác với những bộ phận khác trongdoanh nghiệp như bộ phận nghiên cứu và phát triển, nhân sự, vật tư, tài chínhvà kế toán của doanh nghiệp đó…

- Nhà cung ứng: Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (cóthể là sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên liệu và nguồn nhân lực) cần thiết chocác hoạt động của doanh nghiệp Sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lựcnày trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Marketingcủa doanh nghiệp Các nhà quản trị Marketing cần phải nắm bắt được khảnăng của các nhà cung ứng cả về chất lẫn về lượng.

- Các trung gian Marketing: Các trung gian Marketing có trách nhiệm giúpdoanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùngcuối cùng Đó có thể là các trung gian phân phối công ty cung ứng dịch vụMarketing như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, các cơ sở vật chất phục vụphân phối hay các tổ chức tài chính.

Trang 16

- Khách hàng: Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhântố tạo nên thị trường Do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ những kháchhàng của mình Nhìn chung có những khách hàng sau: Người tiêu dùng, nhàsản xuất, trung gian phân phối, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợinhuận, khách hàng quốc tế

- Đối thủ cạnh tranh: Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thứcđối thủ cạnh tranh khác nhau Cơ bản có bốn loại như sau: Đối thủ cạnh tranhvề ước muốn, đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm, đối thủ cạnh tranh về hìnhthái sản phẩm, đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm.

- Công chúng: Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quantâm đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêuđề ra của doanh nghiệp Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗlực của công ty đang phục vụ thị trường Công chúng bao gồm: Giới tàichính, giới truyền thông, giới công quyền, giới địa phương, các tổ chức xãhội, công chúng rộng rãi, công chúng nội bộ.

1.4.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổchức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp)tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng,hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanhnghiệp Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biệnpháp quản trị phù hợp nhất Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thìtrình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốthơn Bên cạnh đó, trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sởthích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trịnhân sự Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổinày để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanhnghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rấtlớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Trang 17

- Nguồn tài chính: Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứmột hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp Doanhnghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổimới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giáthành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mìnhtrên thị trường.

1.5 Quy trình triển khai hoạt động Marketing Dịch vụ 7P

Chiến lược Marketing của mỗi đơn vị kinh doanh đều được xem như bản kếhoạch Marketing của đơn vị tác chiến Nó được cụ thể hóa từ bảng kế hoạchcấp chuyên ngành, cấp vùng với một hoặc nhiều sản phẩm và những đối thủcạnh tranh cụ thể Quy trình triển khai hoạt động marketing bao gồm các bướcsau:

Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing

Thông thường, mục tiêu Marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn cácmục tiêu cụ thể như:

- Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị,mối quan hệ giữa thương hiệu - khách hàng…)

- Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.

- Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ : Hoà vốn sau 2 năm hoạtđộng)

Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quantrọng

Mục đích của phân tích này là:

Trang 18

- Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu,xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu muasắm của khách hàng

- Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thịphần và chiến lược của họ.

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

- Phân tích, nghiên cứu khách hàng của mình.- Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình.

- Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứumarketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…

Mục đích của phân tích này là:

- Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu,xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu muasắm của khách hàng

- Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thịphần và chiến lược của họ.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

- Phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầuMột phân khúc thị trường lý tưởng là:

- Đo lường được

- Đủ lớn để kiếm lợi nhuận

- Ổn định, sẽ không biến mất sau một thời gian ngắn- Có thể tiếp cận bởi các chiến lược tiếp thị của bạn

- Đồng nhất và đáp ứng tương tự với các chiến lược tiếp thị của bạn

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trườngvà chọn thị trường mục tiêu.

Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đốivới các sản phẩm mới của công ty Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty

Trang 19

chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sảnphẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như:- Chiến lược giá

- Chiến lược truyền thông- Chiến lược con người

- Chiến lược sản xuất và cung cấp- Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật

- Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.- Chiến lược thương hiệu.

- Chiến lược giá trị khách hàng.- Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.- Chiến lược hậu cần kho vận- Chiến lược kênh Marketing- Chiến lược tài nguyên

Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện

- Kế hoạch dự trù bán hàng- Kế hoạch tính giá và lãi gộp- Kế hoạch đặt hàng và giao hàng- Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng- Kế hoạch truyền thông Marketing- Kế hoạch tổ chức kênh

- Kế hoạch Marketing- Kế hoạch đầu tư vốn- Chuẩn giá trị khách hàng- Kế hoạch bán hàng

- Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp- Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.- Kế hoạch nguồn tài nguyên.

Trang 20

Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bàihọc và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:

- Chỉ tiêu phấn đấu- Mục tiêu từng giai đoạn

- Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…).

1.6 Các yêu cầu đối với hoạt động Marketing Dịch vụ 7P

Hiệu quả Marketing không nhất thiết được thể hiện ra bằng kết quả mức tiêuthụ và lợi nhuận hiện tại của doanh nghiệp Kết quả tốt của một doanh nghiệpcũng có thể là do doanh nghiệp đó được đặt đúng chỗ và đúng lúc, chứ khônghẳn là có một ban lãnh đạo Marketing giỏi Việc cải tiến Marketing ở cácdoanh nghiệp này có thể cho phép nâng kết quả của hoạt động Marketing.Doanh nghiệp cũng có thể có kết quả kém, mặc dù có kế hoạch marketinghoàn hảo.

Hiệu quả Marketing của một doanh nghiệp được phản ánh qua mức độ nó thểhiện năm nội dung chủ yếu của định hướng Marketing: có triết lý về kháchhàng, tổ chức các phối thức Marketing Mix, thông tin Marketing chính xác,định hướng chiến lược và hiệu suất công tác Các nội dung đánh giá hiệu quảMarketing được trình bày cụ thể như sau:

1.6.1 Có triết lý về khách hàng

Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của việc cần có một tổ chứcdoanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của cácthị trường mục tiêu Đặt khách hàng và nhu cầu của khách hàng làm trọngtâm, từ đó đưa ra các quan điểm của ban lãnh đạo trong việc đưa ra các chiếnlược marketing hiệu quả nhằm thu hút khách hàng Trong đó:

- Quan điểm của ban lãnh đạo về thực hiện marketing có nghiên cứu thịtrường, phân đoạn thị trưởng và định vị thị trường mục tiêu phát triển nhữngsản phẩm khác nhau và triển khai những kế hoạch marketing khác nhau chonhững phân đoạn thị trường khác nhau)

Trang 21

- Quan điểm toàn diện của ban lãnh đạo về hệ thống marketing (những ngườicung ứng, các kênh, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường) khi lậpkế hoạch kinh doanh của mình.

1.6.2 Thông tin Marketing chính xác

- Thông qua các cuộc nghiên cứu Marketing, doanh nghiệp phải có một mứcđộ hiểu biết về khách hàng, thói quen mua sắm của họ, các kênh phân phốiđưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và đối thủ cạnh tranh

- Mức độ am hiểu về tiềm năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của các phân đoạnthị trường, các khách hàng, địa bàn, sản phẩm, kênh phân phối và quy mô đơnhàng.

- Những hoạt động đã triển khai để nâng cao hiệu quả chi phí của các khoảnchi phí Marketing khác nhau

1.6.3 Được sắp xếp, phối hợp

- Mức độ kết hợp Marketing và kiểm tra những chức năng Marketing chủ yếu.- Mức độ hợp tác của những người quản trị Marketing với những người quảntrị nghiên cứu, sản xuất, cung ứng, phân phối và tài chính

- Tổ chức quá trình phát triển sản phẩm mới

1.6.4 Theo định hướng chiến lược

- Mức độ và phạm vi triển khai việc lập kế hoạch Marketing chính thức Tìnhtrạng hiện tại của chiến lược Marketing

- Mức độ chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đối phó với những tìnhhuống bất trắc trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing.

1.6.5 Hiệu suất công tác Marketing

- Tình hình quán triệt và thực hiện chiến lược Marketing - Mức độ sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên Marketing.

- Khả năng phản ứng nhạy bén và có hiệu quả của ban lãnh đạo đối với nhữngbiến động diễn ra trong các hoạt động marketing.

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TS242.1 Giới thiệu về công ty cổ phần TS24

2.1.1 Giới thiệu khái quát

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TS24 (TS24corp)Tên viết tắt: TS24 CORP

Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Phan Việt Thủy

Địa chỉ trụ sở chính: 285/94B Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10,TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3866 4188 Fax: (08) 3868 4076

Email: info@ts24corp.comWebsite: www.ts24.com.vnMã số thuế: 0309478306Logo

Hình 1.1 logo của Công ty cổ phần TS24Nguồn: phòng Marketing

Trang 23

Tháng 09-12/2010: Triển khai rộng khắp 24 quận huyện tại TP HCM kê khaithuế qua mạng với TaxOnline trên 4000 doanh nghiệp.

Tháng 04/2011: Cung cấp phần mềm miễn phí tự in hóa đơn.

Tháng 05/2011: Phát triển thử nghiệm giải pháp thông quan điện tử iHaiQuan.Tháng 05/2011: Phát triển cổng thanh toán Pay24 cho doanh nghiệp.Tháng 08/2011: Trên 17 000 doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế quamạng trên TaxOnline.

Tháng 10/2012: Phát triển hoàn chỉnh bộ phần mềm TS24 Professional baogồm: TaxOnline, iHaiQuan, iBHXH, iThongke, Pay24, iKetoan,XuatHoaDon, iData… các dữ liệu của các ứng dụng này có thể chia sẻ vớinhau.

Tháng 12/2012: Trên 3200 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của TS24.Đầu năm 2019 đến nay: Trên 200.000 doanh nghiệp trên khắp cả nước đã sửdụng phần mềm của TS24 corp.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Trang 24

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần TS24( Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần TS24)

 Như sơ đồ ta thấy, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần TS24 là một hệthống được sắp xếp liên kết và chặt chẽ Đứng đầu công ty là Hội ĐồngQuản Trị dưới là Tổng Giám Đốc; tiếp đến là Khối Văn Phòng, TrungTâm CNTT, Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng, Bộ Phận Sáng Tạo vàcác phòng ban có liên quan Nhìn chung, công ty được tổ chức theo môhình kinh doanh rộng.

 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Hội đồng quản trị:

Trang 25

+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.

+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu phục vụcuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.

+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.+ Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định của Luật doanh nghiệp và Điềulệ công ty.

+ Giám đốc có nhiệm vụ định hướng chiến lược và đưa ra phương hướnghoạt động ở mọi lĩnh vực như thiết lập kế hoạch đầu tư và phát triển; chịutrách nhiệm về quá trình tổ chức và điều hành các hoạt động của công ty theođúng pháp luật; trực tiếp tham gia bàn bạc ký kết hợp đồng, tham gia vàocông tác đối ngoại, phê duyệt báo cáo và chứng từ sổ sách có liên quan đếnhoạt động của công ty; Là đại diện của Công ty Cổ phần TS24, thường xuyênbáo cáo, cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Khối văn phòng: chia ra nhiều như Tài chính kế toán, hành chínhnhân sự, …

+ Tài chính kế toán:

Theo dõi tình hình tài chính trong và ngoài đơn vị, giám sát và phản ánhchính xác các số liệu về tình hình hoạt động của công ty thông qua doanh thu,chi phí, lợi nhuận; Quản lý ngân sách các phòng ban.

 Kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán, ghi chép đầy đủ chúng từ, thực hiệncác nghĩa vụ quyết toán với khách hàng, các hãng vận tải và đại lý ở nướcngoài.

Trang 26

 Đề xuất các phương hướng và biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà

Nước

 Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu tráchnhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảonhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới Chịu tráchnhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng củaCông ty và những thông tin có liên quan đến Công ty Tiếp nhận và theo dõicác công văn, chỉ thị, quyết định…

 Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lýlao động, đề xuất khen thưởng Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyềnlợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi… Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền

thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểmxã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty.

+ Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và triển khai các phần mềm dùngchung cho các phòng ban của cơ quan trong công ty.

+ Cung cấp các dịch vụ qua mạng và tiến hành marketing online nhưSEO, ADS, Google, Facebook.

+ Cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; thiết kếvà thi công mạng máy các hệ thống thông tin.

+ Quản lý, duy trì, nâng cấp, đảm bảo kĩ thuật, an toàn thông tin hạ tầngkĩ thuật công nghệ thông tin và truyền thông của hệ thống công ty.

+ Tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin đối với các nhân viên thử việc và thực tập sinh tạiCông ty Cổ phần TS24.

Trang 27

+ Truyền thông và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các sự kiện vềcông nghệ thông tin và truyền thông; Thiết kế, xuất bản các ấn phẩm thông tinvà truyền thông.

- Các nguồn lực chủ yếu của công ty: hiện tại công ty đang có hơn 200nhân viên, cơ sở hạ tầng lắp đặc với hơn 200 máy tính được trang bị côngnghệ cao và bao gồm các máy móc hiện đại khác đáp ứng hơn 200.000 kháchhàng với 12 loại hình dịch vụ trên khắp 63 tỉnh thành cả nước.

2.1.4 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

1.4.1 TS24gov: Dịch vụ chính phủ điện tử cho doanh nghiệp

Hình 1.3 Tổng hợp các dịch vụ của TS24govNguồn: Website của công ty cổ phần TS24

Trang 28

Hỗ trợ cho doanh nghiệp dịch vụ chính phủ điện tử trong lĩnh vực : • Thuế điện tử (TaxOnline)

• Quản lý dữ liệu thuế (TaxData)• Hải quan điện tử (iHaiQuan)• Bảo hiểm xã hội (iBHXH)• Thống kê (iThongKe)

• Chương trình khuyến mãi (SM24)

1.4.2 TS24biz: Dịch vụ quản lý theo nghiệp vụ:

Hình 1.4 Tổng hợp các dịch vụ của TS24bizNguồn: Website của công ty cổ phần TS24

Gồm 3 gói dịch vụ chính cho doanh nghiệp :

• Sales24: Quản lý thông tin mua – bán hàng hóa, dịch vụ

Quản trị bán hàng, mua hàng, hóa đơn điện tử, kế toán; Quản lý thông tinkhách hàng, quản lý quy trình tìm kiếm; Hỗ trợ cổng thông tin website tươngtác với khách hàng; Hỗ trợ nhiều mô hình bán hàng; Quản lý việc mua hàng;Quản lý kho hàng

• HR24: Quản lý hành chính, nhân sự:Quản lý nhân sự hiệu quả

Quản lý quy trình tuyển dụngQuản lý hồ sơ nhân sự

Trang 29

Quản lý chấm côngQuản lý ngày nghỉ phép

• Office24: Văn phòng điện tử theo tiêu chuẩn ISOQuản trị văn phòng điện tử theo tiêu chuẩn ISO

Quản lý hệ thống tài liệu, hồ sơ hoàn toàn điện tử theo tiêu chuẩn ISOTrình ký hồ sơ điện tử:

Tích hợp với TS24gov để quản lý lưu trữ toàn bộ hồ sơ1.4.3 EduSys Dịch vụ hỗ trợ quản lý giáo dụcThông tin sinh viên

Quản lý bộ môn/ khoaTuyển sinh

Quản lý lớp họcHệ thống báo cáoĐiểm danhQuản lý thư viện

Hình 1.5 Tổng hợp các dịch vụ của EduSysNguồn: Website của công ty cổ phần TS24

Trang 30

1.4.4 Phân phối

Sơ đồ phân phối

 Như sơ đồ ta thấy, Công ty cổ phần TS24 phân phối sản phẩm dịch vụtrực tiếp tới tay người người tiêu không qua trung gian phân phối nàokhác Từ công ty cổ phần TS24 cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngườitiêu dùng

2.1.5 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động Sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TS24 từ năm 2018 -2020

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần TS24 trong 3 nămgần đây (2018 – 2020) tăng nhẹ qua từng năm Điều đó thể hiện qua bảng kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TS24 trong 3 năm gần đây.

Trang 31

Doanh thu 2018-2019 tăng 1.201 tỉ đồng, tương ứng 25.59% Công ty cóđược lợi nhuận phần lớn nhờ bộ phận bán hàng làm việc có hiệu quả mang lạinăng suất cao, tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng

Doanh thu 2019-2020 tăng mạnh với mức tăng là 1.978 tỉ đồng tươngđương 33.89% Công ty đã thực hiện chiến lược tăng cường đội ngũ nhân viênbán hàng từ 5 lên đến 9 người, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng từ 8lên 11 người, tập trung tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, từ đó khốilượng bán các sản phẩm ngày càng tăng Năm 2020, công ty đã thu hút đượcmột lượng lớn khách hàng mới nhất định Bên cạnh đó đối với khách hàng cũquen thuộc, công ty vẫn tiếp tục không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượngdịch vụ, không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mang đến sự tintưởng cho khách hàng.

Chi phí 2018-2019 tăng nhẹ 0 195 tỉ đồng tương ứng 5.81%, và 2020 tăng 0.803 tương ứng 22.6%.

Dựa vào kết quả về doanh thu phía trên, ta thấy được, năm 2020 công tyđã thực hiện chiến lược tăng cường đội ngũ nhân viên nên việc phát sinh chiphí để chi trả cho lương nhân viên, các phúc lợi cho nhân viên càng ngày tăngcao.

Doanh thu năm 2019-2020 được cho là mức doanh thu tăng cao nhất từtrước đến nay Khi doanh thu tăng tưởng vượt bậc, dẫn đến việc các lô hàngngày càng nhiều hơn nên việc chi phí làm hàng tăng là việc không tránh khỏi Lợi nhuận 2018-2019 tăng 0.728 tỉ đồng tương ứng 53.78% Vì doanh thulớn hơn chi phí nên công ty phát triển đều.

Lợi nhuận 2019-2020 tăng 0.404 tỉ đồng tương ứng 19.37% Vì doanhthu lớn hơn chi phí nên công ty phát triển ngày càng mạnh vì có thêm nhiềukhách hàng tiềm năng qua từng năm

Năm 2018 lợi nhuận của công ty là 1.354 tỉ đồng, mức lãi là rất nhỏ so vớidoanh thu Năm 2019, lợi nhuận của công ty là 2.085 tỉ đồng, tăng 0.728 tỉđồng Trong 2 năm 2018-2019, do công ty có được nhiều hợp đồng dẫn tớidoanh thu tăng nên doanh nghiệp thu lãi cao (2018-2019).

Trang 32

Năm 2020, lợi nhuận của công ty là 2.489 tỉ đồng tăng 0,404 tỉ đồng so vớinăm 2019 Năm 2020, công ty làm ăn tốt và vẫn duy trì được phong độ và đạtđược lợi nhuận cao hơn so với năm 2019.

Trong 3 năm gần đây dịch vụ hóa đơn điện tử đang được đẩy mạnh pháttriển, nó là một trong những dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, được các doanhnghiệp lớn như tập đoàn Thế giới di động, siêu thị Nguyễn Kim, nhựa DuyTân, tập đoàn Lotte, tập đoàn H&M lựa chọn

EduSys – Dịch vụ hỗ trợ quản lý giáo dục vì đây là sản phẩm dịch vụ mớira mắt nên chưa tiếp cận được nhiều khách hàng nên doanh thu của sản phẩmnày ít hơn so với nhiều sản phẩm dịch vụ khác của TS24

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing dịch vụ (7P)2.2.1 Mô tả chi tiết về sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm

i Mô tả chi tiết về sản phẩm

Công ty Cổ phần TS24 là doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải phápvà dịch vụ công nghệ thông tin cho tổ chức/ doanh nghiệp trong lĩnh vựcThuế, Hải quan, BHXH, thương mại điện tử…

Chúng tôi là Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng giao dịch điện tử(VAN) với các Cơ quan Nhà nước như: Cơ quan Thuế, Cơ quan Hải quan,Bảo hiểm xã hội, Quản lý lao động, Nộp thuế qua Ngân hàng… theo 3 nhómdịch vụ chính của doanh nghiệp

 TS24gov – Dịch vụ chính phủ điện tử cho doanh nghiệp

 TaxOnline là dịch vụ T-Van hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ về Thuếcho doanh nghiệp, tổ chức & cá nhân.

Cung cấp đầy đủ các thủ tục khai thuế, tự động cập nhật chính sách mới nhất,nộp thuế trực tuyến.

Tích hợp phần mềm bán hàng, hóa đơn điện tử, kế toán để tự động lập tờ khaithuế, hỗ trợ tính thuế nhanh cho người nộp thuế.

 iBHXH là dịch vụ iBHXH đầu tiên của ngành Bảo hiểm xả hội, đáp ứng đầyđủ các nghiệp vụ hồ sơ giao dịch điện tử/ hồ sơ bưu điện tử(hồ sơ thu, sổ, thẻ,chi các chế độ )

Trang 33

 iHaiQuan đã vận hành trơn tru theo tiêu chuẩn VNACCS của ngành Hỗ trợ 3loại hình: kinh doanh, sản xuất, gia công trong 1 ứng dụng Không giới hạn sốlượng máy tính cài đặt, hỗ trợ làm việc nhóm, làm việc từ xa giao dịch bằngchữ ký số (hỗ trợ chức năng trình ký, ký tự động).

Tích hợp Hỗ trợ chức năng e-Manifest để giúp doanh nghiệp và đơn vị vậnchuyển thực hiện thủ tục khai báo thông tin hàng hóa với cơ quan Hải Quan. Dịch vụ chữ ký số thực hiện các giao dịch điện tử.

Chính phủ điện tử: kê khai thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, thống kê giao dịch thương mại: mua bán, giao dịch ngân hàng, ký kết hợp đồng, vănbản điện tử.

 TS24biz – Dịch vụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

 iXHD là công cụ hỗ trợ cho DN có thể tạo hóa đơn điện tử Hỗ trợ kết nối dữliệu đồng thời với các ứng dụng: quản lý bán hàng, kế toán & kê khai thuế,đáp ứng mọi tình huống phát hành hóa đơn

Quy trình thực hiện nhanh chóng - Quản lý, lưu trữ dữ liệu bảo mật và an toàntuyệt đối.

 iKeToan là công cụ hỗ trợ nghiệp vụ kế toán cho DN, đơn vị dịch vụ kế toán,đáp ứng mọi ngành nghề, lĩnh vực, dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏDễ dàng ghi chép sổ sách, lập chứng từ, quản lý dữ liệu về kế toán, kiểm trađối chiếu chứng từ sổ sách, lập báo cáo tài chính

Phân cấp, quản lý nhiều người dùng trên cùng 01 hệ thống, có thể quản lý kếtoán quản trị - tài chính nhiều đơn vị cùng lúc.

 HR24™ Quản lý nhân sự Quản lý hồ sơ nhân viên, tuyển dụng, hợp đồng laođộng.Tùy biến quy tắc, cấu trúc lương

Quản lý chấm công, ngày phép, tính lương

Trao đổi thông tin với nhân viên qua ứng dụng di động một cách dễ dàng. Office24Quản trị văn phòng điện tử theo tiêu chuẩn ISO

Quản lý hệ thống tài liệu, hồ sơ hoàn toàn điện tử theo tiêu chuẩn ISOTrình ký hồ sơ điện tử:Tích hợp với TS24gov để quản lý lưu trữ toàn bộ hồ sơ EduSys – Dịch vụ hỗ trợ quản lý giáo dục

Trang 34

 Thông tin sinh viên: Hệ thống quản lý học sinh hoàn chỉnh cho phép lưu trữtất cả thông tin liên quan đến học sinh như địa chỉ, nhóm máu, thành tích vànhiều thông tin khác.

 Quản lý bộ môn/ khoa: Hệ thống quản lý bộ môn/ khoa với hệ thống quản lýnhân sự tích hợp cho phép toàn quyền kiểm soát thông tin liên quan đến giảngviên như bằng cấp, kỹ năng và bảng lương.

 Quản lý lớp học: Hệ thống quản lý lớp học quản lý khóa học, lớp và phânchia theo nhiều cách khác nhau để đơn giản hóa cấu trúc giáo dục của từng cơsở giáo dục.

 Điểm danh: Các hoạt động hàng ngày như quản lý điểm danh có thể trở thànhmột công việc tẻ nhạt đối với bất kỳ ai và EduSys đã cố gắng loại bỏ nó bằngcách thu thập dữ liệu tối thiểu bằng cách tự động hóa tập hợp dữ liệu nhanhchóng.

 Quản lý thư viện: Hệ thống Quản lý Thư viện tích hợp giúp duy trì Quản lýSách bằng cách kiểm soát các chức năng như phát hành sách, nhận sách chohọc sinh, kích hoạt báo giá mua sách không có trong thư viện và giám sát cáchoạt động sử dụng thẻ thư viện dựa trên mã vạch.

Đây là 3 nhóm dịch vụ chính mà công ty cổ phần TS24 đang kinh doanhđặc biệt trong giai đoạn nắm bắt được chủ trương thay đổi của cơ quan nhànước 2021 hóa đơn điện tử iXHD được áp dụng tất cả các doanh nghiệp làsản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn cũng là sản phẩm dịch vụ chính củadoanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, ngoàira hóa đơn điện tử iXHD giúp nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu về hóa đơn điện tử Đây là dịch vụ hóa đơn điện tử được nghiên cứu cho nhiều mô hình doanhnghiệp, nhiều loại hóa đơn(có mã hoặc không mã của cơ quan thuế) Sử dụngđa nền tảng (di động, Website, Windows) Tích hợp API với phần mềm bánhàng sẵn có để tự động bán hàng là xuất hóa đơn giúp doanh nghiệp kiểmsoát được hoạt động mua bán và lưu trữ Đặc biệt là trong tình hình diễn biếnphức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam thì hóa đơn điện tử là một phần thiết

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w