Lịch sử vấn đề: “Đặc điểm mỹ thuật thời Lý” là vấn đề đã được nhiều sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu tìm hiểu, tuy nhiên các nghiên cứu thường có vấn đề rộng, trong đó bao hàm “Đặc
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA: NGỮ VĂN - -
BÀI TIỂU LUẬN
Trang 2MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU: 3
1.Lý do chọn đề tài: 3
2.Mục đích nghiên cứu: 3
3.Phạm vi nghiên cứu: 3
4.Đối tượng nghiên cứu: 3
5.Phương pháp nghiên cứu: 4
6.Lịch sử vấn đề: 4
7.Bố cục bài làm: 4
NỘI DUNG: 6
1.Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225): 6
2.Đặc điểm mỹ thuật thời Lý: 7
2.1.Nghệ thuật kiến trúc: 7
2.2.Nghệ thuật điêu khắc: 13
2.3.Nghệ thuật hội họa và đồ gốm: 19
KẾT LUẬN: 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 24
Trang 3kì đó
Qua một quãng thời gian dài của chế độ phong kiến Việt Nam, bởi nhiều đại cai trị,
do vậy mà mỹ thuật mỗi thời kì lại mang yếu tố triều đại khác nhau Song trong các triều đại đó, triều đại tồn tại lâu nhất và để lại một lịch sử mỹ thuật dày dặc nhất, phải
kể đến triều Lý với hơn 200 năm cai trị, và những điểm đặc biệt trong mỹ thuật Đã
để lại những đặc sắc rất riêng, song lại có giá trị vô cùng quý giá trong mỹ thuật Việt
Nam Đó là lý do chọn đề tài: “ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT THỜI LÝ”
2 Mục đích nghiên cứu:
Để cho người nghiên cứu, người học, người đọc hiểu biết cặn kẽ hơn về mỹ thuật thời Lý, với những đặc điểm riêng về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và những thành tựu đặc sắc của mỹ thuật thời kì này
Giúp ích cho quá trình tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam, đồng thời hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm mỹ thuật thời Lý Từ đó rút ra những kết luận về đặc điểm mỹ thuật thời Lý, khẳng định giá trị to lớn của mỹ thuật thời kì này đối với sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu:
Mỹ thuật dưới thời Lý – điêu khắc, kiến trúc, hội họa, đồ gốm… ở khoảng thời gian 1009 - 1225
4 Đối tượng nghiên cứu:
Các tác phẩm, các thành tựu kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ gồm
- Về kiến trúc nghiên cứu các đối tượng như chùa, tháp,…
Trang 4- Về điêu khắc nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc như tượng, hình khắc hoa lá, thú,… đặc biệt là hình tượng Rồng thời Lý.
- Hội họa và đồ gốm nghiên cứu dưới vào các đối tượng còn sót lại như tranh, hiện vật gốm
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Tách ra từng lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…để đơn giản hóa nó Sau đó tổng hợp, liên kết, thống nhất lại để đúc kết lại đặc điểm mỹ thuật thời Lý
- Phương pháp diễn dịch:
Đi từ đặc điểm của từng lĩnh vực trong mỹ thuật thời Lý, sau đó đi đến từng thành tựu riêng biệt để làm rõ những đặc điểm đã đưa ra
- Phương pháp hệ thống:
Vận dụng để sắp xếp nghiên cứu theo hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm tài liệu, nắm bắt nội dung những nhà nghiên cứu đã từng làm, từ đó tóm lược nội chung và chắt lọc nội dung cần sử dụng
6 Lịch sử vấn đề:
“Đặc điểm mỹ thuật thời Lý” là vấn đề đã được nhiều sinh viên, giảng viên, nhà
nghiên cứu tìm hiểu, tuy nhiên các nghiên cứu thường có vấn đề rộng, trong đó bao hàm “Đặc điểm mỹ thuật thời Lý”, hoặc là nghiên cứu một đặc điểm của Mỹ thuật thời Lý, tiêu biểu là các nghiên cứu sau:
- Chu Quang Trứ, Mỹ thuật Lý Trần – Mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ thuật, 2001.
- Viện nghệ thuật, Bộ Văn hóa thông tin, Mỹ thuật thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ,
NXB Văn hóa, 1978
7 Bố cục bài làm:
Bài làm gồm 3 phần: Mở đầu – Nội dung – Kết luận
Phần NỘI DUNG chính bao gồm:
1 Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225):
2 Đặc điểm mỹ thuật thời Lý:
2.1 Nghệ thuật kiến trúc:
Trang 52.2 Nghệ thuật điêu khắc:
2.3 Nghệ thuật hội họa và đồ gốm:
Trang 6NỘI DUNG:
1 Vài nét về bối cảnh lịch sử - thời Lý (1009–1225):
Nhà Lý hoặc Lý triều (để phân biệt với nhà Tiền Lý của
Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử
Việt Nam Triều đại này bắt đầu khi Thái Tổ Thần Vũ
hoàng đế Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm
1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê
Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Nữ
hoàng đế Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép
thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm
1225 – tổng cộng là 216 năm
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm Vào năm 1054, hoàng đế Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, đã góp sức lớn
về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào,
có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Hoàng đế Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi
(Phần lãnh thổ nước ta dưới thời Lý)
Trang 7đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ nhà Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn Ba trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền, phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý
Tiểu kết:
Tất cả mọi điều kiện xã hội đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mỹ thuật thời Lý Sự phát triển và ổn định của kinh tế, chính trị đều điều kiện đầu tiên, quan trọng cho rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng Trang trí trong các công trình kiến trúc cung đình, phật giáo là các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ phù hợp được sáng tác
Đất nước đã đi vào con đường xây dừng và tự chủ Về mặt nghệ thuật tạo hình, thời
Lý cũng để lại nhiều tác phẩm kiến trúc, điêu khắc hội hoạ… có giá trị Đồng thời góp phần khẳng định phong cách mỹ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc vẫn được duy trì
a Kiến trúc thế tục:
Ở kiến trúc thế tục, đáng chú ý là những công trình thuộc về cung đình Trong đó nổi bật là thành Thăng Long
Trang 8Kinh thành Thăng Long được khởi dựng từ mùa thu năm 1010 đến mùa xuân năm
1011 xong cơ bản, về sau được bổ xung vào năm 1029 và 1203 Với dấu tích hiện còn
bờ đê và những đoạn thành cao, nối lại cho vòng thành khép kín dài trên 20km, được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước nơi giữa đồng bằng, các núi sông lớn đều chầu về, dễ dàng liên hệ với cả nước bằng đường bộ hoặc bằng đường thuỷ, có thể tấn công hay phòng ngự đều thuận lợi, từng được khai thác từ đầu thời đại đồ đồng và đến thế kỷ X đã trở thành trung tâm kinh tế – văn hoá “muôn vật cực kỳ giàu tịnh đông vui”
Vòng thành đất đắp trên là giới hạn hoàn bộ kinh thành cũng là phòng thành chống lụt và ngăn địch từ xa mới tới Bốn phía có bốn ngôi đền thờ các vị thần bảo hộ cho kinh thành: phía Nam có đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương là thần núi, phía Tây
có đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương là thần sông Các thần núi, thần sông là linh khí đất nước, và do đó Núi Sông chính là biểu hiện củaTổ Quốc Phía Đông có đền Bạch Mã thờ thần Ngựa Trắng là biểu trưng của mặt trời, được tiếp nhận từ văn hoá ấn Độ, phía Bắc có đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trần Vũ có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa có tài trừ ma quỷ
Bên trong phòng thành chia làm hai phần lồng nhau là Hoàng thành và khu dân cư ngăn cách bởi bức tường xây gạch, mở bốn cựa về bốn phía mang các tên nhằm cầu phúc cho dân tộc: cửa Tường Phù ở phía đông, cửa Quang Phúc ở phía tây, cửa Đại Hưng ở phía nam và cửa Diệu Đức ở phía bắc Trong hoành thành, ngay lần mới xây dựng đầu đã có trung tâm là điện Càn Nguyên làm nơi vua coi chầu, hai bên phải trái
có các điện Tập Hiền và Giảng Võ là nơi làm việc của vua Phía sau dựng điện Long
An và Long Thuỵ làm chố nhà vua nghỉ ngơi, hai bên phải trái có điện Nguyệt Minh
và điện Nhật Quang.Phía sau là các cung Thuỷ Hoa và Long Thuỵ để cung nữ ở Năm
1029 làm lại điện Càn Nguyệt và bị sét đánh, đổi tên là điện Thiên An, hai bên phải trái có điện Diên Phúc và Tuyên Đức, phía đông có điện Văn Minh và phía tây có điện QuảngVũ, hai bên có gác chuông để dân kêu việc thì đánh Trước thềm rồng có lầu Chính Dương ở trên điện Phụng Thiên để báo giờ giấc Đằng sau xây điện Trường Xuân, bên trên có lầu Long Đồ để ngắm cảnh Giữa điện Thiên An và điện Trường
Trang 9Xuân là dựng điện Thiên Khánh để vua nghe chính sự Đợt xây dựng năm 1203 xây một loạt cung điện ở phía tây tẩm điện, có cả ao nuôi cá dưỡng ngư nước thông với dòng sông Lần bổ sung này, các cung điện được " chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng thấy" ( Việt sử lược) Trong Hoàng thành còn có đài Chúng Tiên lợp ngói vàng và ngói bạc, có chùa Hưng Thiên với quả chuông bằng
310 lạng vàng, chùa Vạn Tuế, chùa Chân Giáo và nhiều hồ ao, vườn ngự để vừa tôn cảnh trí vừa điều hoà khí hậu, đảm bảo môi trường xanh, đẹp
Ngoài Hoàng thành là nơi sinh hoạt cảu đủ tầng lớp xã hội, về cơ bản cũng quy hoạch theo bốn phía Phía bắc có hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) là thắng cảnh nổi tiếng với đền Đồng Cổ tổ chức hội Thề hàng năm, đền Quáng Thánh, cung Từ Hoa để công chúa cùng các cung nữ trồng dâu nuôi tằm, có các làng hoa Nhật Chiêu, Nghi Tàm, Quảng Bá cung cấp hoa cho kinh thành Phía nam có phủ đệ của các thái tử, hoang tử
và quan lại, doanh trại của quân đội, Văn miếu và trường Quốc Tử Giám, chùa Thắng nghiêm với lầu Thiên Phật và quả chuông 800 lạng bạc, đàn Xã Tắc để cầu được mưa
và đàn Hoàn Khâu để tế giáo, có trường bắn để đua ngựa, bắn cung và tập võ Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp, có hồ Lục Thuỷ với tháp Báo Thiên là đài chiến thắng, sông Hồng thường mở hội đua thuyền Phía Tây là khu nông nghiệp, có 13 trại mới được khai thác, nhiều dinh thự trên những gò đồi, các vua Lý thường tổ chức lễ mừng sinh nhật ở đây
Khi thành Thăng Long khi xây dựng đã bám theo thuyết phong thuỷ, coi sông To Lịch là con rồng vươn mình từ sông Nhuệ, ngoi lên sông Hồng đón ánh dương và nhận nước, có rốn là núi Nùng tập trung khí thiêng, có chân đạp vào hồ Trúc Bạch và
hồ Gia Ngư
Trong Hoàng thành các cung điện đều hướng tâm vào nơi vua coi chầu, phân bố cân đối hai bên Ngoài Hoàng thành, mỗi hạng dân ( sĩ – nông – công – thuông ) có một khu vực hoạt động riêng, khu nào cũng đan xen nhiều thắng cảnh và di tích, nhiều sinh hoạt văn hoá của triều đình
b Kiến trúc tôn giáo:
Đạo Phật được truyền vào nước ta từ khoảng đầu công nguyên Sang thời Lý đạo Phật nhanh chóng phát triển và trở thành tôn giáo chính, thu hút nhiểu tầng lớp trong
xã hội Vua và quý tộc tôn sùng đạo Phật nên bỏ tiền ra xây dựng nhiều chùa tháp thờ Phật
Chùa:
Trang 10Thời Lý dựng nhiều chùa nhưng không ngôi chùa nào còn đến nay, một số ít chỉ để lại nền móng ( như các chùa Phật Tích, Vĩnh Phúc, chùa Dạm ở Bắc Ninh, chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên, chùa Long Đọi ở Hà Nam ), số khác chỉ sót ít di vật (như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng và chùa Thầy ở Hà Tây, chùa Sùng Nghiêm Diêm Thánh ở Thanh Hoá), chùa Một Cột ( Hà Nội) đến thời Nguyễn đã làm lại thu nhỏ rất nhiều, chỉ có thể biết qua thư tịch và ý đồ kiểu thức kiến trúc Nhà Lý chia các chùa trong nước làm ba loại là Đại – Trung và Tiểu danh lam, dựa trên cơ sở số ruộng và số người giúp việc nhà chùa, song dưới góc độ nghệ thuật có thể chia làm bốn loại:
- Chùa dựng trên một cột:
Sử cũ cho hay Thăng Long có “Lầu chuông một cột, sáu cạnh, hình hoa sen” trong điện Linh Quang, chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) có toà sen trối lên mặt nước, trong có tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực rỡ" Đặc biệt chùa Một Cột tức Diên Hựu tự được bia và sử cũ miêu tả: chùa được dựng giữa hai lần hồ, có hành lang bao quanh và cầu cong đi vào, riêng cây cột đã cao tới mười trượng chạm đủ ngàn cách sen
• Chùa Một Cột – Diên Hựu Tự:
Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc ta Nó chứng tỏ sự sáng tạo trong nghệ thuật kiến trúc Chùa Một Cột ngày nay là ngôi chùa hình vuông, mỗi chiều 3m được dựng trên một cây cột có đường kinh 1,2m, cao 4m Chùa Một Cột xưa và nay đều xứng đáng là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu cho Thăng Long – Hà Nội
Đỉnh cột dựng ngôi chùa mang hình bông sen là “y theo mưu mới, lại đưa vào dấu tích xưa” Dấu tích xưa là là kiểu nhà mái tròn khắc trên trống đồng Đông Sơn, là cây hương dựng trên đầu trụ, là cái chòi trên cành cây Trên cơ sở đó đã sáng tạo theo mưu mới là giấc mơ cảu vua Lý Thái Tông được Quan Âm dắt lên đài sen Truyền rằng riêng cây cột đá đã cao hơn 20m, vậy ngôi chùa trên đó phải lớn và toàn cảnh rất rộng
Trang 11
- Chùa kiêm hành cung:
Loại chùa này gắn với hoàng gia, thường được nhà vua ghé thăm, để lên chùa, tổ chức cùng quân thần đối cảnh làm thơ Được xây ở nơi thắng cảnh, gần với núi sông ngoạn mục, chiếm cả vạt núi, đồng thời cũng hay có tháp phật để trải rộng lại vươn cao.Hình điêu khắc ở những chùa này phổ biến là rồng để vừa gợi nguồn nước vừa tượng trưng cho vua Tiêu biểu là các chùa Phật Tích, Tường long, Long Đọi, Chương Sơn
• Chùa Phật Tích (Van Phục tự - xã Phượng Hoàng, huyện Tiền Sơn, tỉnh Bắc Ninh):
Chùa được xây dựng năm 1057 Ngày nay chủa cổ không còn Trên nền chùa xưa, năm 1991, một ngôi chùa mới khang trang, đẹp đẽ đã được dựng lên Song các lớp nền chùa và 39 cây tháp còn tồn tại đến ngày nay đã cho biết nhiều điều về ngôi chùa được xây dựng vào thế kỉ XI, đời Lý Chùa Phật Tích được xây dựng dưới chân núi Phật Tích gắn với sự tích về cây tháp tháp cao và pho tượng Phật trong lòng tháp.Trên nền tầng ba có 5 đôi tượng thú sắp thành hai hàng ngang đối xứng nhau trước cửa chùa Các tượng thú gồm: sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa
Đầu thế kỉ XII chùa đã được dựng lại theo kiểu nội công ngoại quốc, song lại bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947 trước thời kì kháng chiến chống Pháp Pho tượng tuyệt đẹp của thời Lý bị lộ ra ngoài trời cùng mưa nắng Mãi sau này, chùa mới được dựng lại và tồn tại đến ngày nay
- Chùa gắn với cả quý tộc và dân làng:
Các bà Hoàng thương tham gia đóng góp, có thể dựng ở các sườn núi ( như chùa Vĩnh phúc, chùa Tĩnh Lự ở Bắc Ninh) nhưng phổ biến là ở cánh bãi đầu làng ( như chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương Lãng ở Hưng Yên), mặt bằng khá rộng, điều khắc không có hình rồng, thường có tượng con sấu trên thành bậc cửa và sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là “ông Sấm” gắn liền với việc cầu đảo cần cho nông nghiệp lứa nước
Trang 12- Chùa làng:
Dựng ở cùng quê hẻo xóm núi ít người qua lại ( như chùa Chèo ở Bắc Giang, chùa Kim Hoàng ở Hà Tây), quy mô nhỏ, dấu vết còn lại hiếm hoi, không được thư tịch đề cập Có thể lúc đầu đây chỉ là thảo am hay mái đá Đôi khi có sự tham gia cảu quy tộc nhưng ở miền núi khuất nẻo
Kết hợp dấu tích còn lại với thư tịch, ta thấy tháp thời Lý có quy mô lớn, được xây dựng ở nơi cảnh trí đẹp, kết hợp thắng cảnh ở danh lam tạo ra một tổng thể kiến trúc sơn thuỷ hữu tình bố cục cấn đối, hoà nhập với môi trường để hài hoà với tự nhiên và nâng quy mô lên nhiều lần Những công trình này gắn với quý tộc cũng gắn với toàn dân, cầu chúc hoàng đồ củng cố và nhân dân an lạc
Tháp:
Tháp thời Lý là đền thờ phật giáo, trong lòng có pho tượng Phật như tháp phật Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long Riêng tháp chùa Báo Thiên với tên Đại Thắng Tư Thiêm lại mang tư cách đài chiến thắng báo công với trời
( Tháp trong chùa Phật Tích ) ( Tháp trong chùa Báo Thiên )
Tháp vốn từ kiến trúc trải rộng diễn biến thành kiến trúc cao tầng bình diện vuông, tầng dưới các cửa có tượng Kim Cương đứng trấn giữ Các tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần, theo những hình tháp in trên gạch và tháp thời Trần thì chiều cao tháp thường bằng chu vi chân tháp Một số tháp đã khai quật có cạnh chân dài từ 8m đến hơn 19m, như thế tháp có thể cao từ hơn 30 m đến hơn 70m, phù hợp với tháp cảu BảoThiên được sử cũ ghi là cao vài mươi trượng và văn học xây dựng thành hình tượng cột trụ chống trời Nền móng tháp phải vững chắc, xây tường dầy và dất cấp, trong nền trộn đất sét với sỏi đá Các tháp thờ Phật thường có số tầng lẻ biểu thị sự phát triển, dấu tích hiện vật và thư tịch cho biết thương là 5 – 7 – 9 thậm chí 13 tầng, riêng tháp đài Chiến thắng có số tầng chắn (12 hay 30 tầng) lại biểu thị sự ổn định Vật liệu xây tháp rất phong phú, tuỳ tháp mà thuần gạch, thuần đá hoặc xem kẽ gạch với đá, cả đồng nữa, có cả tháp gốm men Mặt ngoài tháp được khắc rạnh, những hình rồng, vòng sánh đức phật Những bộ phận nhô ra được gắn tượng người chim, và kết