Trong đó mĩ thuật thời Trần được đánhgiá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổilớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu k
Trang 1Luận văn
Đề tài: Đặc điểm Mỹ thuật thời Trần
Trang 2Mục lục
NỘI DUNG 6 Chương I Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần 6 1.1 Khái quát về thời Trần 6 1.2 Khái quát về mĩ thuật thời Trần 8 Chương II Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần 10 2.1 Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý 10 2.2 Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần 11 2.3 Những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của thời Trần 22 KẾT LUẬN 38
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn có truyền thống đấu tranh dựng nước
và giữ nước trong suốt mấy nghìn năm nay Trong suốt chiều dài lịch sử đó,dân tộc ta đã tạo nên một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và mang đậm bảnsắc dân tộc Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh emtrong đó mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng Kho tàngvăn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ củacác dân tộc cùng sống trên dải đất này Trong kho tàng văn hoá đó phải kểđến sự đóng góp của các tác phẩm mĩ thuật đã và đang có mặt ở khắp mọimiền đất nước Vì vậy lịch sử nền mĩ thuật của nước ta rất đa dạng, phongphú qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, đóng gópquan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá, xây dựng đất nước và bảo
vệ Tổ Quốc
Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua bao thời kỳ Mỗi thời kỳ là mộtmốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử mĩ thuật và được thể hiện qua nghệthuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… tiêu biểu của thời kì đó Do đó mỗi mộtthời kỳ phát triển của mĩ thuật Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng,những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trịvăn hóa của các thời kỳ trước để lại, đồng thời sáng tạo nó phù hợp vớichặng đường phát triển của mình Trong đó mĩ thuật thời Trần được đánhgiá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổilớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc,hội họa và nghệ thuật trang trí đồ gốm Mĩ thuật thời kỳ này đã chứa đựngtrong mình một bề dày văn hóa sâu sắc, có nhiều đóng góp quan trọng trongkho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam
Tìm hiểu “Đặc điểm mĩ thuật thời Trần” là một đề tài luôn thôi thúc
tôi tìm hiểu bởi việc tìm hiểu những đặc điểm cũng như thành tựu nổi bật
Trang 4của mĩ thuật thời kỳ này sẽ cho chúng ta thấy được giá trị cũng như phongcách nghệ thuật của ông cha ta bấy giờ Qua đó còn nhận thức được tầmquan trọng của việc tìm hiểu cũng như giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa
đó Đó là lý do tôi chọn đề tài này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu “đặc điểm mĩ thuật thờiTrần”
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tôi tập trung nghiêncứu về các đặc điểm mĩ thuật thời Trần như: tìm hiểu về sự kế thừa nhữngtinh hoa văn hóa thời Lý, những đổi thay và sáng tạo trong mĩ thuật thờiTrần qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… của các tác phẩm mĩthuật tiêu biểu
3 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hệthống cấu trúc là chủ yếu Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm các phương phápkhác như: phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp; phương pháp so sánhđối chiếu; phương pháp thống kê lựa chọn… để làm nổi bật những đặc điểmcủa mĩ thuật thời Trần
4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mĩ thuật thời Trần là đề tài luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm củacác nhà nghiên cứu ở tất cả các khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, hội họa,trang trí với nhiều công trình có quy mô lớn như:
Trong cuốn “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Chỉnh
có viết về các đặc điểm của mĩ thuật thời Trần Cuốn sách đã cho chúng tamột cái nhìn tổng quan, khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam nói chung vàlịch sử mĩ thuật thời Trần nói riêng
Cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ
biên cùng các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đã nghiên cứu
Trang 5một cách tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam Trongcuốn sách, thời Trần được các tác giả chú ý tìm hiểu nhưng mang tính tổngquát, không đi sâu vào tìm hiểu mĩ thuật của thời kỳ này.
Viện mĩ thuật Việt Nam cũng cho ra đời cuốn sách “Văn hóa Việt
Nam nhìn từ mĩ thuật” Tuy nhiên cuốn sách phân tích văn hóa Việt Nam
nhìn từ góc độ mĩ thuật nên mang ý dàn trải, chung chung, không đi sâuphân tích thời kỳ nào, do đó còn nhiều hạn chế khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm
Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tôi đãphát triển để hoàn thiện đề tài của mình
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục vàthư mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung gồm hai chương chính:
Chương I: Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần
Chương II: Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần
Trang 6ra Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy Đó là họ Đoàn ở HảiDương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên; họNguyễn ở Hà Tây Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long vàcác vùng lân cận Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai Năm
1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là TháiThượng Hoàng Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi Vì vậy, mọi quyềnhành của triều đình đều nằm trong tay viên quan Trần Thủ Độ Dòng họ nhàTrần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình Sau khi ép
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu làTrần Thánh Tông thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225.Triều Trần chính thức được thành lập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đàichính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1226 đến năm 1400 NhàTrần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách vềthời gian Vì vậy có thể thấy rằng, nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu vănhoá của nhà Lý Mặc dù vậy, với 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng cónhiều sự thay đổi Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại
có khoảng cách về thời gian, đó là vừa có sự kế thừa những tinh hoa văn hóacủa thời Lý, vừa có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thờiTrần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông
Trang 7nên đã làm cho nghệ thuật thời Trần có sự thay đổi và sáng tạo nhất là trong
mĩ thuật
1.1.2 Khái quát về xã hội thời Trần
Năm 1225, triều Trần thay thế triều Lý Nhà Trần tiếp tục công cuộcxây dựng mở mang nước Đại Việt về mọi mặt Ý thức dân tộc ngày càngđược khẳng định dưới triều Trần Dưới thời Trần, bộ máy cai trị được củng
cố, kiện toàn, quân đội được quan tâm xây dựng Trong thời kì này, nôngnghiệp, công thương nghiệp đạt nhiều tiến bộ; các cơ sở giáo dục như: Quốchọc viện, Giảng võ đường được thành lập; văn hóa; khoa học; nghệ thuậtphát triển mạnh: nhiều tác phẩm văn thơ, nhiều công trình nghệ thuật nổitiếng ra đời Đặc biệt chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học
Những thành tựu đó đã nâng cao đời sống nhân dân, đưa văn minhĐại Việt lên tới đỉnh cao và tạo sức mạnh đánh bại 3 lần xâm lược của quânMông Nguyên (1258, 1285, 1288) giữ vững độc lập, góp phần cùng thế giớichặn đứng sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ Chiến thắng quân NguyênMông đã một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước và ý chí của dân tộc
ta Đồng thời ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần
Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh như Phật giáo, nhưng với cơ sở từthời Lý sang thời Trần, Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi
cử chọn nho sĩ có tài Nhiều nhân tài được đào tạo trong thời Trần như ChuVăn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh…Năm 1232, Nhà nước cho mở khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài ChữNôm ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn Bên cạnh Nho giáo, Phật giáovẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý Mặt khác ở thờiTrần còn có phái thiền do người Việt Nam sáng lập ra Đó là phái Trúc Lâmvới 3 vị tổ: Trần Nhân Tông - Pháp Loa và Huyền Quang Phật giáo ngàycàng hoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian Chùa tháp được xây dựng
Trang 8nhiều, trong các làng xã cũng có nhiều ngôi chùa chiền đẹp tuy quy môkhông lớn như chùa thời Lý.
Về kinh tế, Nhà nước chú trọng khuyến khích nông nghiệp phát triển.Quân đội nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông" để gópthêm lực lượng sản xuất nông nghiệp Kinh tế thành thị cũng song song pháttriển kéo theo sự thịnh vượng của kinh tế hàng hoá, giao thông… Tất cảnhững điều đó đã góp phần làm cho Nhà nước phong kiến thời Trần ngàymột vững mạnh hơn Đồng thời uy tín và ảnh hưởng của nước ta ngày càngđược nâng cao hơn sau chiến thắng quân Nguyên Mông Mặt khác, trong xãhội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn Chế độ nông nô, nô tì tan
rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự do Nhà nướcchú ý hơn tới việc "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc"
Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới sự pháttriển mĩ thuật thời Trần, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệthuật dân gian phát triển, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần có bướcnhiều tiến bộ hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hìnhnhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành Cách trang trí hoa văndựa trên nghệ thuật dân dụng, tất cả những điều đó đã tạo nên đặc điểmriêng biệt cho mĩ thuật thời Trần
1.2 Khái quát về mĩ thuật thời Trần
Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung
dị, đôn hậu và chất phác hơn Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhậnđược một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làmgiàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thầndân tộc ngày một rõ nét và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của
mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau
Trang 9Đặc điểm phong cách nghệ thuật thời Trần: mĩ thuật thời Trần vớiđường nét phóng khoáng, khoẻ khoắn, giàu chất hiện thực hơn thời Lý Bốcục có phần thưa thoáng đơn giản, cách tạo hình khỏe khoắn gần gũi với đờisống nhân dân lao động Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là trên đồgốm xuất hiện nhiều hình ảnh các con thú Rồng còn nhiều nét của thời Lýnhưng đầu đã có sừng, chân 4 móng, khúc cuộn ở thân doãng hơn Có thểnói rằng, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa thời Trần có bước tiến
bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý Nếu phong cách mĩ thuật thời Lý bộc lộ rõtính tư tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì
mĩ thuật thời Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, đơn giản, có vẻ đẹpkhỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôndân tộc
Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ thời Lý.Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan niệm thẩm
mỹ khác nhau Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường néttrau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cáchtạo hình đơn giản, khái quát và khoẻ khoắn hơn
Thời kì này nhiều công trình kiến trúc được xây dựng, về kiến trúccung đình thì có tu bổ hoàng thành Thăng Long, xây dựng cung điện ThiênTrường và nhiều khu lăng mộ nổi tiếng Về kiến trúc Phật giáo thì giai đoạnnày nhiều chùa tháp cũng được xây dựng Còn về lĩnh vực điêu khắc nổi bậtnhất là các tượng tròn được tạc bằng đá, gỗ… tượng bệ rồng thì có hìnhdáng khỏe khoắn hơn rồng thời Lý
Chạm khắc gỗ cũng phát triển với những cảnh nhạc công, người chim,rồng và bệ hoa sen, còn đồ gốm thì xương gốm dày thô và nặng hơn so vớithời lý, gốm gia dụng phát triển mạnh, chế tác được gốm hoa nâu và gốmhoa lam, họa tiết trang trí sắc xảo hơn chú trọng với những họa tiết như hoacúc, hoa sen… và được cách điệu
Trang 10Như vậy có thể nói đây là giai đoạn mà mĩ thuật Việt Nam có sự pháttriển mạnh mẽ, vừa có sự kế thừa phát huy các giá trị mĩ thuật thời Lý, vừa
có sự sáng tạo khác biệt để phù hợp với hoàn cảnh, xã hội đương thời qua đóthể hiện được sự dung dị, đôn hậu, chất phát, nói lên được sức mạnh, lòng tựhào của dân tộc Việt
Chương II Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần
2.1 Sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý
Nhà Trần là thời kì kế tiếp sau thời Lý Vì vậy sau khi bắt đầu đượcthành lập, nhà Trần thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là vềmặt kiến trúc Các công trình kiến trúc từ thời Lý như tháp Báo Thiên, chùaDạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại Những công trình kiến trúc, nhữngtác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý đã giữ một vai trò quan trọng, nóđược xem là cơ sở, là nền móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển Mĩ thuậtthời Trần đã có sự thay đổi về phong cách, cách thức thể hiện để phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh văn hóa, xã hội mới Sự thay đổi đó diễn ra trongmột thời gian khá dài vừa có sự tiếp thu và tiếp biến qua thời gian của lịch
sử Sự chuyển biến về phong cách diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinhhoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý Sự kế thừa này thể hiện rất rõ qua nhiềutác phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạmkhắc trang trí, hội họa Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi
Trong chạm khắc chúng ta gặp lại những nội dung đề tài quen thuộc:sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặttrời… Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất Hoa văn sóng nướcvẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý
Hình rồng trên viên gạch ở chùa Hoa Yên (Yên Tử - Quảng Ninh) vẫnmang những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịpnhàng và sự mềm mại của đường nét Đề tài rồng được sử dụng trong các
Trang 11môtíp trong mĩ thuật thời Lý như rồng chầu vông sáng Một số hoa văn hoa
lá vẫn mang tính cách điệu cao như những hình lá dương xỉ trang trí trên bệ
đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định)
Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phongcách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năngsáng tạo của ông cha ta Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lývẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần Phải chăng đó không phải làđặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộcđậm đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi Trên cở sở tinh hoavăn hoá thời Lý, mĩ thuật thời Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội cónhiều biến thiên khác với thời Lý Do đó bên cạnh việc kế thừa về văn hoá,nghệ thuật các nghệ nhân thời Trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm
mĩ thuật đặc sắc và mang một phong cách riêng của thời kỳ này Đó lànhững đặc điểm khác biệt mà qua quá trình vừa tiếp thu vừa sáng tạo của mĩthuật thời Trần đã đạt được Mặc dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thểhiện rõ trong mĩ thuật thời kỳ này Có thể nói rằng, mĩ thuật thời Trần đãmang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc
2.2 Những thay đổi và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần
2.2.1 Nghệ thuật kiến trúc
Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý
do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý Tuy vậy từ năm 1262 trở đi,với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùngvới các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộphong cách mĩ thuật của thời kỳ này Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dángcác công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiệnthực phóng khoáng và thoáng đạt hơn
Trang 12Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý thì thấy các chùathời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ởchân núi, trên núi… Vì vậy mặt bằng của các ngôi chùa thời Lý thường đượctrải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần Sang thời Trần, các chùa tháp đượcphân bố rộng rãi hơn, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có nhiều kiểu.Như chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trênnúi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc.Lối kiến trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạmthời Lý Tuy vậy còn có thể có lối bố cục theo kiểu “nội công ngoại quốc”
có nghĩa là ba tòa Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện được sắp sếptheo kiểu chữ công hành lang bao quanh giống như chữ quốc Kiểu bố cụcmặt bằng này sẽ gặp nhiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ sau Qua đó chothấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mĩ thuật thời Trần.Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến trúc thời Trần đã làm phong phú thêm, hoànchỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúcdân tộc nhiều công trình có giá trị cao
Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiềutầng, nhỏ dần về phía ngọn Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến2,2m Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng Tháp có hailoại thờ Phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ) Đứng ởdưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao Cây tháp như nétnối giữa trời và đất Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sựtốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật Có thể vì lẽ đó, mà thápthường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều.Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp BìnhSơn… thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp(có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4)
Trang 13Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cungđình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển.
Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long So vớithời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này được mở mang thêm nhiềuđường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác Ngoài ra, ở vùng quêhương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớntrong thời gian từ năm 1262 đến năm 1264 Ngày nay các nhà khảo cổ còntìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó Ở đây có khu Trùng Quang tolớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán Ngoài racòn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các TháiThượng Hoàng Nơi đây có trường học, chùa tháp Phổ Minh… Tất cả cáccông trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnhvượng của nhà Trần
Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thànhThăng Long, Phủ Tây Đô và Phủ Thiên Trường (Nam Định) Ngoài hai thểloại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu cónhững kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ Độ cũngđược xây lăng ở Hưng Nhân (Thái Bình) Mặc dù vậy về kiểu dáng cũngchưa có gì đáng kể Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không cònđược nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó Có một số tài liệu nhắcđến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua Trần Anh Tông,Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông ở An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh…
Trang 14trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu Với lăng mộ
có tượng quan hầu, tượng thú, vừa mang tính trang trí cho lăng mộ vừa đóngvai trò là người canh gác giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ,tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất Nếu các bức tượng, phù điêucòn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm… thì ở thờiTrần các tác phẩm tìm được tập trung ở các khu lăng mộ là chính
Tượng phật Thời Trần Chuông phổ minh Thời
Trần
Tượng Phật bà nghìnmắt, nghìn tay
Tượng đất nung đầu chim
Trang 15Rồng Thời Trần Bệ đá thời Trần Vũ điệu dâng hoa
Các tác phẩm điêu khắc Thời Trần có giá trị mĩ thuật cao
Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu sử dụng chất liệu là đá.Tượng Phật thì hầu như không tìm thấy tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa senthì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê(1382)… Những bệ đá hoa sen này có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ
và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa Bệ đá hoa senthường được thể hiện là một khối hình chữ nhật, phần trên cùng chạm hailớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần.Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa lá,… dưới cùng là đế bệ
Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gầngũi với đời sống người dân như con trâu, con chó,… bên cạnh các đề tàichính thống khác như tứ linh… Mặc dù vậy, ngay cả trong những pho tượngthể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét hình dân gian, chất hiệnthực sống động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ Trên các pho tượng thờiTrần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý
Các tác phẩm điêu khắc thời Trần chủ yếu vẫn sử dụng những đề tàiquen thuộc như: rồng, phượng, hoa lá, sóng nước,… Tuy vậy cũng có một sốthay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê,… Hình tượng các
cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người nửachim rất phong phú và sinh động Hình tượng này gặp nhiều trong các trangtrí ở chùa Thái Lạc Mật độ hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt đều
Trang 16đặn và phóng khoáng hơn Ở một số nơi còn trang trí các đề tài đậm chất dângian như tác phẩm “Dê, hoa lá” ở bệ tượng Phật chùa Bối Khê – Hà Tây.
Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồngthời Lý song trong cách biểu hiện lại có nhiều sự thay đổi Các khúc uốnkhông còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động
và hiện thực cho con rồng thời Trần Những nét mềm mại trong rồng thời Lýbớt đi nhiều, thay vào đó là nét khỏe khoắn, mập mạp và cứng cáp hơn Mộtvài chi tiết như chân, móng, đầu rõ ràng, khúc chiết hơn Hình rồng đượcchạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượngrồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cungđiện Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hìnhtrong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩmkhác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại
Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiếntrúc Tuy nhiên ở thời Trần đã có nhiều bức chạm mang tính tổng hợp và cóchủ đề, bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh: cảnh Dâng hoa -Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long,Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh),
Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trìnhchạm khắc trên gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa TháiLạc (Hưng Yên), hổ đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình) Ngoài ra, còn cótượng trâu, ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, Đặc biệt lăng Trần Thủ Độ đượccho là tiêu biểu cho điêu khắc thời Trần
Bộ cửa gian giữa nhà Tiền đường chùa Phổ Minh gồm 4 cánh chạmrồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học Hai cánh ở giữa chạm đôi rồnglớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêukhắc khá hoàn mỹ Cùng với đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng
Trang 17trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được nhữngdấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần
Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều
di vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc,
nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá
So với thời Lý, thời Trần lại có khá nhiều biến cố: ba lần phải đươngđầu đấu tranh sinh tử cùng với đế chế Mông Nguyên, bị tấn công từ phíaChiêm Thành, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra… Về mặt tư tưởng, tôngiáo có sự chuyển dời trọng tâm từ Phật sang Nho giáo, các chùa chuyển dần
về làng, dần dần được dân gian hoá Do đó đã nảy sinh những nét mới trong
mĩ thuật ở thời kỳ này Bên cạnh xu hướng cổ điển có phần chững lại, xuhướng dân gian bình dị từ thời Lý có điều kiện thuận lợi để phát triển Vẫntiếp nhận dáng vẻ thon thả, mềm mại, uyển chuyển, mảng khối óng ả thời
Lý, điêu khắc thời Trần đi sâu thể hiện nội lực qua những khối trục, mảng tomập, sức căng, đôi khi góc cạnh khúc chiết của đường nét tạo nên xu hướngthiên về vẻ đẹp hiện thực, khỏe khoắn, phóng khoáng Nhìn chung điêu khắcthời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý,trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phongcách Chiêm Thành Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen Cách trang tríhoa dựa trên nghệ thuật dân dụng
Có thể so sánh nhiều tác phẩm ở các thể loại nghệ thuật khác nhau đểthấy được sự thay đổi trong cách sáng tạo, biến đổi của thời Trần dựa trênnền tảng, cơ sở là những tinh hoa văn hóa nghệ thuật từ thời Lý Đặc điểmnày bộc lộ rất rõ trong mọi lĩnh vực của mĩ thuật thời Trần
2.2.3 Nghệ thuật hội họa
Bên cạnh những tác phẩm chân dung mang tính chất lý tưởng như bứctranh chân dung 72 người học trò của Khổng Tử, thời Trần còn có bộ tranhchân dung của những người có công trong cuộc kháng chiến chống quan
Trang 18Nguyên Mông Những bức tranh đó được tập trung trong bộ “Trung hưng
thực lục” Trong đó ghi rõ tiểu sử, chép truyện và vẽ hình Đây là bộ sách có
giá trị lịch sử và nghệ thuật cao Tiếc là đến nay vẫn chưa tìm thấy tranh, màchỉ lưu truyền những câu thơ vua ban khi tặng tranh Những bài thơ đãchứng tỏ kiến trúc, điêu khắc cùng với hội họa thời Trần đã có sự phát triểnmạnh mẽ
Cuối thế kỷ XIV, tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh tưtưởng mưu đồ phản loạn, vì thế vua Trần đã cho chép tranh “tứ phụ” nêugương bốn người có công giúp vua dựng nghiệp lớn là: Tô Hiến Thành, ChuCông, Hoắc Quang và Gia Cát Lượng Năm 1394, vua ban tặng cho Hồ Quý
Ly và mong ông sẽ noi gương của những trung thần này Bộ tranh chân dungnày có lẽ cũng được vẽ theo lối tượng trưng, mang tính lý tưởng hóa cao
Năm 1396, Nhà nước cho ban hành tiền giấy Trên các đồng tiền có vẽhình công, sóng nước, phượng, rồng, tùy giá trị tiền từ 10 đồng đến 1 quantiền Điều này phần nào cho biết về hình vẽ thời Trần
Ngoài ra qua thơ còn cho biết số tranh vẽ của thời kỳ này như bài: "Đề
Đường Minh Hoàng dục mã đồ" trong Hoàng Việt thi văn tuyển (Hà Nội
-1957 trang 75) Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được nội dung đề tài của bứctranh và sự thông cảm của tác giả trước nổi khổ của nhân dân Bài thơ vịnhtranh vẽ con Hạc vừa bay vừa quay đầu lại…
2.2.4 Nghệ thuật trang trí đồ gốm thời Trần
Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một sốlượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cungqua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy Gốm thời Trần tìm được khá nhiềutrong các hố khai quật và thường tìm thấy cùng với những đồ gốm trang tríkiến trúc cùng thời Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm:men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam
Trang 19Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thờiTrần cơ bản có phong cách giống gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men vàhoa văn trang trí Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân biệt gốm thời Lý
và gốm thời Trần là điều không dễ Tuy nhiên, dựa vào kỹ thuật tạo chân đế,chúng ta bước đầu có thể phân biệt sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần
Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường khônglàm kỹ như gốm thời Lý Về hoa văn trang trí, dù có cách bố cục hoa vănnhư thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ nhưgốm thời Lý Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang tríhoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôntrong Đây là hoa văn rất phát triển ở thời Trần và đa dạng hơn về hình mẫu
Trang 20hoa sen và những chiếc vò, chậu trang trí hoa văn dây lá Đặc biệt, tại hố D5còn tìm thấy một chiếc chậu trang trí hình bốn con chim đi kiếm mồi trongbốn tư thế khác nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ Đây được xem
là một trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở Việt Nam
Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiệndòng gốm hoa lam Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hố khaiquật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt và xanh cobaltgiống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, TrungĐông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV Tại các hố ở khu D cũngtìm thấy chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốmmen độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim phượng và hoa lá Tư liệunày góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu về lò gốm thời
Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần