Một số bức chạm khắc tiêu biểu

Một phần của tài liệu đề tài đặc điểm mỹ thuật thời trần (Trang 34 - 39)

Những bức chạm khắc nổi tiêu biểu của thời Trần tập trung ở chùa Thái Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên), chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Hoa Yên,… Đề tại tập trung diễn tả là rồng, phượng, mây, sóng nước, hoa lá, chim muông, tiên dâng hương hoa.

 Nhạc công cưỡi phượng chạm trên cốn ở tòa thượng điện chùa Thái Lạc

Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên nhiều nhạc cụ như sáo, nhị, … Toàn bộ bức

chạm sử dụng những đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa mảng người, chim và nền tọa hiệu quả ánh sáng rất sinh động.

Hình tượng chim

phượng được thể hiện rất to. khoẻ và đơn giản. Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghệ nhân đã tạo nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu

Vì nóc thượng điện chùa Thái Lạc

Tấu nhạc: đàn tranh và sáo (gỗ, Thái Lạc – Hưng Yên)

các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn. Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục hiện hình tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.

 Bia chùa Hàn (xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương)

Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật. Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh là diềm bia được trang trí hình rồng. Mỗi con rồng bố cục trong hình nửa lá đề được sắp xếp nối tiếp nhau. Chính giữa trán bia chạm một hình mặt trời tỏa sáng, xung quanh là những bông hoa xen kẽ môtíp cỏ linh chi. Dưới chân là một hàng sóng nước cách điệu cao và gần với phong cách hoa văn sóng nước của thời Lý. Dưới chữ Phật là một nét ngang đậm như làm bệ cho chữ, tôn sự vững chắc, bề thế cho chữ. Đặc biệt ở hai góc dưới các nghệ nhân đã khắc một bên là lá phướn đang bay trên đầu một chú cò. Bên kia là hình quỷ đội đỉnh đang cháy, bước đi trên con đường gồ ghề. Toàn bộ tác phẩm "chữ" này được bố cục một cách chặt chẽ, song vẫn thoáng và nêu được quan niệm của nhà Phật về thế giới, vũ trụ và cách sống của con người, quan hệ nhân quả ở hiền gặp lành (hoặc ngược lại)…

 Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây ) Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa

Thầy được chạm một đề tài rất đặc biệt đó là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm

chiếc rìu thổ, đầu rìu hình rồng. Chính giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành môtíp hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là hai nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai.

Toàn bộ các hình tượng trên được chạm trên nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy đã bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la.

Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc cũng như hội họa hay nghệ thuật trang trí đồ gốm.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm mĩ thuật thời Trần, chúng ta đã phần nào hiểu rõ được những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội họa của thời kì này. Trải qua gần 200 năm tồn tại, thời Trần đã đóng góp cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa Việt Nam Nam nhiều công trình, tác phẩm có giá trị còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau.

Mĩ thuật thời Trần ra đời và phát triển dựa trên cơ sở, trên nền tảng của những tinh hoa văn hóa mĩ thuật thời Lý. Tuy nhiên, trên bước đường phát triển của mình, mĩ thuật thời Trần đã có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Kết hợp những thành tựu cũ cùng với sự sáng tạo, đổi mới mĩ thuật thời Trần đã tạo được những dấu ấn, những đặc trưng riêng, không thể lẫn với các thời kỳ khác và giành được một vị trí, một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của mĩ thuật Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể cảm nhận được những giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử, nhất là ở thời kì nhà Trần. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước, đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu đề tài đặc điểm mỹ thuật thời trần (Trang 34 - 39)