Kiến trúc Phật giáo thời Trần

Một phần của tài liệu đề tài đặc điểm mỹ thuật thời trần (Trang 25 - 32)

 Chùa Phổ Minh (Phổ Minh Tự)

Chùa Phổ Minh là một trong nhữmg công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Trần. Chùa được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần chùa được xây dựng mở mang hơn. Chùa Phổ Minh nằm trong vùng đất của Phủ Thiên Trường. Chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần.

Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương. Tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn, xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa Tiền đường, bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (tượng nằm), tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc, một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự” đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam.

 Tháp Phổ Minh (Nam Định)

Tháp Phổ Minh không những đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu vào chi tiết càng thể hiện tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tháp Phổ Minh có 14 tầng, tầng dưới cùng cao nhất, các tầng trên thu nhỏ dần lên phía ngọn. Nhiều viên gạch xây tháp có khắc chữ: “Hưng long thập tam niên”. Các tầng trên đều được xây bằng gạch. Mặt ngoài gạch chạm hình rồng. Cây tháp vươn cao. Màu gạch đỏ nổi bật trên nền cây xanh và in

bóng xuống mặt ao phía trước. Tất cả hòa hợp và tạo nên một tổng thể hài hòa, cân đối giữa kiến trúc do con người tạo nên và cảnh quan xung quanh.

Tháp Phổ Minh không chỉ đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu tìm hiểu chi tiết ta càng ngạc nhiên trước tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tầng dưới cùng được bắt đầu trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi cho ta cảm giác cây tháp được xây dựng trên một đoá sen. Quanh cửa tháp ở 4 hường, các chân cột góc của tầng dưới cùng được trang trí bằng mô típ hoa, lá, mây cách điệu rất sinh động. Ở đây còn kết hợp vẻ đẹp của kiến trúc đá (tầng dưới cùng) và kiến trúc gạch ở 13 tầng trên.

Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một sân nhỏ hình vuông có cạnh 8,7m, xung quanh có xây tường bao, mỗi hướng đều có cửa, thành bậc cửa đều chạm hình tượng rồng bằng đá hoặc đằp hình tượng sấu bằng vôi vữa. Tất cả các hình trang trí kết hợp với màu gạch đỏ nhân ánh sáng mặt trời, phản chiếu toả sáng, tạo cho tháp một vẻ đẹp riêng biệt. Đến nay chùa tháp Phổ Minh vẫn còn tồn tại, và trở thành di tích nghệ thuật tiêu biểu thời Trần.

 Tháp Bình Sơn

Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn 11 tầng. Tháp được xây dựng từ thời Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (Chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập thạch, tỉnh Vĩnh

Phúc. Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý, Trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến nay. Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí điêu luyện, là di tích lịch sử và nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần giống với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn mặt, đáy vuông. Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng. Trước đây trên nóc tháp còn có hình búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m.

Toàn bộ phần còn lại của tháp, căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dỡ phục dựng, cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m. Tháp có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn, vách tháp gồm hai lớp.

Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng, phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc

Bên ngoài, có sự khác nhau giữa phần bệ và 11 tầng tháp, phần bệ được xây dựng 6 hàng gạch trơn, các hàng trên có hình trang trí hoa dây, con giống, ô trám. Xung quanh ốp một lớp gạch nung có kích thước không đều nhau. Mỗi cạnh đều có lỗ mộng hình thang. Hai lỗ của viên gạch cạnh nhau tạo thành hình mộng cá. Khi xây dựng, người ta đổ chì vào mộng cá. Cách xây dựng với kỹ thuật mộng cá chì là một phương pháp độc đáo được sử dụng ở thời Trần. Đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ mặt ngoài tháp được trang trí bằng hệ thống hoa văn phong phú như: rồng, sư tử, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây… Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái.

Ở cửa ra vào tầng một có trang trí hình rồng rất gần với rồng thời Lý. Tuy vậy khúc uốn tự nhiên hơn. Đầu rồng không có đầy đủ các chi tiết như ở rồng thời Lý. Tháp có màu đỏ của gạch nung già. Trong đất làm gạch có nhiều thành phần, do đó tạo cho tháp có nhiều màu rất phong phú. Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp, gọi là tháp xanh. Một hôm ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay.

Ngày nay tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt cổ.

 Chùa Dâu

Chùa Dâu là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam. Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (mây Pháp), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (mưa Pháp), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (sấm Pháp), chùa Dàn thờ Pháp Diện (chớp Pháp), và chùa Tổ

thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các Nữ thần.

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất nước ta, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho

tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng bà Dâu, hay Nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán, gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc.

Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp

gỗ trong đặt Thạch Quang phật là một khối đá, tương truyền là em út của tứ Pháp.

Bên trái của thượng điện có pho tượng Thiền sư tỳ ni Đa Lưu Chi. Tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội hoa sen, có thể có niên đại thế kỷ XIV. Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17m, nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt

mỗi cạnh gần 7m, tầng dưới có 4 cửa vòm, trong tháp treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m cao 0,8m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

 Chùa Thái Lạc

Chùa thuộc thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Pháp Vân (Thần mây) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự, hay là chùa Pháp Vân được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400). Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612, 1630 - 1636, 1691 - 1703. Kiến trúc hiện nay là kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm Tiền đường năm gian, ba gian Thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian.

Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần, còn khá nguyên vẹn. Bộ vì kiến trúc kiểu giá chuông, dựa trên kết cấu 4 hàng chân cột. Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trẹn các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Nếu nguyên vẹn, có khoảng 20 bức chạm nổi các đề tài khác nhau, hiện nay có 16 bức. Trên ván có bưng chạm tiên nữ đầu người mình chim. Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên. Trên ván nong trang trí các đề tài tiên nữ. Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng, người thổi tiêu, người kéo nhị.

Nơi khác, tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn. Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ XVI -

XVII. Năm 1967, chùa được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.

Ngoài các công trình kiến trúc tiêu biểu trên, trong kiến trúc tôn giáo thời Trần còn có hệ thống chùa là trung tâm phái Trúc Lâm Tam Tổ ở vùng Yên Tử (Quảng Ninh). Ngày nay, nơi đây đã trở thành một di tích văn hóa rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan. Như vậy, bên cạnh tôn giáo đạo Phật truyền từ nước ngoài vào, ở thời Trần có một hệ thống Phật giáo mang tinh thần dân gian, dân tộc rất phát triển.

Một phần của tài liệu đề tài đặc điểm mỹ thuật thời trần (Trang 25 - 32)